Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, cũng giống nhưcác hình thái ý thức xã hội khác, nó có ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội. Chúng ta xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến với nền nông nghiệp lạc hậu, đó làcơ sở kinh tế ư xã hội cho các tàn dư tư tưởng phong kiến còn tồn tại. Hơn nữa, xét về mặt ý thức hệ, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của tưtưởng phong kiến Trung Quốc mà nền tảng của nó là Nho giáo.
195 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2218 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, cũng giống nh− các hình thái ý
thức xã hội khác, nó có ảnh h−ởng không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội.
Chúng ta xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa từ một n−ớc thuộc địa, nửa phong
kiến với nền nông nghiệp lạc hậu, đó là cơ sở kinh tế - xã hội cho các tàn d− t−
t−ởng phong kiến còn tồn tại. Hơn nữa, xét về mặt ý thức hệ, Việt Nam chịu
ảnh h−ởng sâu đậm của t− t−ởng phong kiến Trung Quốc mà nền tảng của nó
là Nho giáo. Đạo đức Nho giáo, bên cạnh một số yếu tố tích cực, vẫn chứa
đựng không ít những yếu tố tiêu cực mà cho đến nay còn ảnh h−ởng khá nặng
nề trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội n−ớc ta. Trong bối cảnh toàn cầu
hoá, hội nhập và sự phát triển của nền kinh tế thị tr−ờng, n−ớc ta đang có b−ớc
chuyển mình quan trọng. Chúng ta đã đạt đ−ợc những thành tựu to lớn về kinh
tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng b−ớc đ−ợc nâng cao; song,
chúng ta cũng đang phải đối mặt với một thực trạng đáng lo ngại về mặt đạo
đức xã hội. Sự xuống cấp về đạo đức không những ở trong nhân dân mà còn ở
một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đảng ta đã nhận định rằng:
“Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu d−ỡng bản thân, phai nhạt
lý t−ởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đoạ về
đạo đức và lối sống” [22, tr.137]∗. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
thoái hoá biến chất ấy không chỉ làm suy giảm lòng tin của dân đối với Đảng
và Nhà n−ớc, mà còn là lực cản trên con đ−ờng xây dựng xã hội lành mạnh.
Chính vì vậy, việc xây dựng đạo đức cách mạng cho ng−ời cán bộ lãnh đạo,
quản lý ở n−ớc ta hiện nay vừa là một nhu cầu cấp bách, vừa là nhiệm vụ quan
trọng của công tác cán bộ. Bởi vì, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán
bộ là góp phần không nhỏ vào sự nâng cao sức chiến đấu của Đảng trên nhiều
∗ Từ đây trở đi, số đầu tiên trong móc chỉ thứ tự tài liệu tham khảo, số thứ hai chỉ số trang đ−ợc trích dẫn
trong tài liệu đó.
2
lĩnh vực: Chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức cách
mạng…Vì vậy, Đảng và Nhà n−ớc ta đã, đang và sẽ th−ờng xuyên thực hiện
nhiệm vụ này.
Để thực hiện đ−ợc việc đó, về ph−ơng diện lý luận cần phải tìm và luận
chứng những nguyên nhân gây ra các hiện t−ợng trên. Ngoài nguyên nhân
kinh tế thị tr−ờng mang tính tất yếu khách quan, cần phải làm rõ ảnh h−ởng
của các hệ t− t−ởng cũ trong đó có Nho giáo. Nho giáo hiện nay ở n−ớc ta
không còn tồn tại, song, nh− là yếu tố của hệ t− t−ởng vốn đ−ợc định hình
hàng nghìn năm những ảnh h−ởng của nó thông qua phong tục, tập quán, lối
sống, cách suy nghĩ, đạo đức, luân lý vẫn còn tác động cả mặt tích cực lẫn tiêu
cực đối với nhiều ng−ời, trong đó có những ng−ời là cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Chính vì vậy, kế thừa những yếu tố tích cực của Nho giáo trên lập tr−ờng đạo
đức cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lê nin, t− t−ởng Hồ Chí Minh, kết hợp với
thực tiễn của cách mạng n−ớc ta để xây dựng đạo đức của ng−ời cán bộ lãnh
đạo, quản lý Việt Nam là vấn đề mang ý nghĩa cấp thiết. Việc chọn đề tài:
“ảnh h−ởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức ng−ời cán bộ l∙nh đạo,
quản lý ở Việt Nam hiện nay” cho luận án tiến sĩ của mình là mục đích của
chúng tôi muốn góp một phần nhỏ về ph−ơng diện lý luận cho thực tiễn xây
dựng và hoàn thiện công tác cán bộ của đất n−ớc hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Xung quanh vấn đề ảnh h−ởng của Nho giáo nói chung và đạo đức Nho
giáo nói riêng ở n−ớc ta đã có nhiều tác giả trong n−ớc và n−ớc ngoài nghiên
cứu theo những ph−ơng diện khác nhau, nh−ng có thể phân định thành một số
nhóm vấn đề sau đây:
- Nhóm thứ nhất đi sâu luận giải nguồn gốc, nội dung của Nho giáo và
những yêu cầu đạo đức của Nho giáo, để từ đó thấy đ−ợc sự ảnh h−ởng của
Nho giáo ở n−ớc ta. Nội dung trên đ−ợc đăng tải ở các tạp chí chuyên ngành
nh−: tạp chí Cộng sản, tạp chí Nghiên cứu lý luận, tạp chí Triết học v.v...hay
3
trong các sách chuyên luận nh−: “Nho giáo” của Trần Trọng Kim; “Khổng
học đăng” của Phan Bội Châu. Các tác giả đã trình bày, phân tích những t−
t−ởng cơ bản của Nho giáo trong quá trình hình thành và phát triển của nó.
Khi đánh giá về Nho giáo, các tác giả đều đề cao những nhân tố tích cực của
Nho giáo, cho rằng đạo đức Nho giáo có vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo
đức con ng−ời và ổn định trật tự xã hội.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Viện, trong cuốn “Bàn về đạo Nho” đã
nêu mặt tích cực cũng nh− mặt tiêu cực của Nho giáo. Khi đánh giá về mặt
tích cực, ông đã cho rằng: “Đạo Nho đã đóng một vai trò quan trọng trong
việc hình thành lòng yêu n−ớc. Nguyễn Đình Chiểu, Mai Xuân Th−ởng, Phan
Đình Phùng là những nhà nho, không thể xuyên tạc sự thật bảo những chí sĩ
ấy không liên quan gì đến Nho giáo cả” [131, tr.45]. Nói về những điều tâm
đắc của mình khi nghiên cứu, tìm hiểu Nho giáo, ông đánh giá cao tính “vừa
phải” (không thái quá) trong đạo làm ng−ời của Nho giáo và vấn đề “xử thế”
(xử thế trong mọi tình huống, đối với ng−ời này, ng−ời khác, với bề trên, kẻ
d−ới...) của Nho giáo.
- Nhóm thứ hai đã có quan điểm trái ng−ợc với nhóm trên khi đối lập với
xu h−ớng ca ngợi mặt tích cực của Nho giáo. Một số công trình nh− “Nho
giáo x−a và nay” của Quang Đạm, “Nho giáo tại Việt Nam” của Lê Sỹ
Thắng,...đều đề cập đến nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo nh− Tam
c−ơng, Ngũ th−ờng, Ngũ luân... Mặc dù, có những lập luận và kiến giải khác
nhau nh−ng nhìn chung, các tác giả phê phán đạo đức Nho giáo là khắt khe,
trói buộc con ng−ời đặc biệt đối với phụ nữ. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã
đặt vấn đề kế thừa một số mặt tích cực của đạo đức Nho giáo.
Tác giả Đào Duy Anh đã viết “Khổng giáo phê bình tiểu luận” cho rằng
để đánh giá đúng Nho giáo cần có thái độ khách quan, khoa học. Ông phê
phán một số trí thức Trung Quốc và Việt Nam đã phủ nhận hoàn toàn vai trò
của Nho giáo, cho rằng nó là vô dụng. Ông đã nghiên cứu, phân tích nội dung
4
cơ bản của Nho giáo và đã đ−a ra nhận định đúng mức về vai trò của Nho giáo
“dẫu nó không thích hợp nữa ở đời nay, mà công dụng nó, sự nghiệp nó, vẫn
trọn vẹn trong lịch sử, không ai có thể chối cãi hay xoá bỏ đi đ−ợc” [1, tr.150].
- Nhóm thứ ba: Xuất phát từ kinh nghiệm của một số n−ớc chịu ảnh
h−ởng của Nho giáo nh−ng vẫn đạt đ−ợc một số kết quả khả quan về ổn định
xã hội và phát triển kinh tế do biết phát huy những yếu tố tích cực của Nho
giáo, từ công cuộc đổi mới đất n−ớc hiện nay đòi hỏi chúng ta phải giữ gìn và
phát huy những truyền thống văn hoá của dân tộc, nhiều nhà nghiên cứu đã đi
sâu nghiên cứu về Nho giáo ở Việt Nam, nêu rõ ảnh h−ởng của nó trong các
lĩnh vực đạo đức, chính trị - xã hội, hệ t− t−ởng, văn hoá, giáo dục - khoa cử...
Liên quan đến vấn đề này có: Tác giả Nguyễn Đăng Duy với “Nho giáo với
văn hoá Việt Nam”, Quang Đạm với “Nho giáo x−a và nay”, Vũ Khiêu với
“Nho giáo và đạo đức”; “Nho giáo và sự phát triển ở Việt Nam”, Nguyễn Tài
Th− với “Nho học và Nho học ở Việt Nam”, Nguyễn Hùng Hậu với “Triết lý
trong văn hoá ph−ơng Đông”,... Các tác phẩm trên, bên cạnh việc phê phán
những ảnh h−ởng tiêu cực của Nho giáo nói chung và đạo đức Nho giáo nói
riêng, nhiều tác giả còn đặt ra vấn đề kế thừa và phát triển những giá trị tích
cực của nó nhằm khắc phục những mặt tiêu cực, góp phần xây dựng đạo đức
mới ở n−ớc ta hiện nay.
Nghiên cứu về đạo đức cán bộ, về ảnh h−ởng của đạo đức phong kiến đối
với cán bộ lãnh đạo, quản lý của Việt Nam hiện nay đ−ợc thể hiện trong một
số công trình của các tác giả nh− Trần Phúc Thăng, Nguyễn Thế Kiệt, Trần Sỹ
D−ơng...trong “ảnh h−ởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo,
quản lý của Việt Nam hiện nay”.
Hội thảo “Nho giáo ở Việt Nam” do Viện nghiên cứu Hán Nôm và Viện
Harvard - Yenching (Mỹ) phối hợp tổ chức trong hai ngày 17 và 18 tháng 12
năm 2004, thành phần tham gia gồm các nhà khoa học Việt Nam cùng nhiều
đồng nghiệp ở Mỹ, Canađa, Trung Quốc, Đài Loan, Xingapo..., đã thảo luận
5
nhiều vấn đề xoay quanh các nội dung nh−: ảnh h−ởng của Nho giáo trong
đời sống hiện nay, quá trình du nhập Nho giáo vào Việt Nam, ảnh h−ởng của
Nho giáo trong đời sống xã hội Việt Nam thời phong kiến, t− t−ởng Nho giáo
trong văn học và sử học thời phong kiến... Các tham luận của các nhà khoa
học trong và ngoài n−ớc đều khẳng định rằng, Nho giáo giữ một vị trí khá
quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam và ảnh h−ởng khá
sâu đậm đối với con ng−ời và xã hội Việt Nam.
Đề tài cấp bộ năm 2002 - 2003 của Viện Triết học, Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh : “Đạo đức ng−ời cán bộ lãnh đạo chính trị trong điều
kiện kinh tế thị tr−ờng ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và xu h−ớng biến
động” do PGS. TS Nguyễn Thế Kiệt làm chủ nhiệm đã tập trung bàn về vai trò
của đạo đức trong nền kinh tế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay. Đề tài đã tập trung làm rõ thực trạng và xu h−ớng biến động
của đạo đức ng−ời cán bộ lãnh đạo chính trị n−ớc ta hiện nay, từ đó đ−a ra
ph−ơng h−ớng và những giải pháp nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức cho đội
ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị ở Việt Nam theo nội dung và yêu cầu về đạo đức
của đội ngũ này.
- Nhóm thứ t− là các luận án tiến sỹ cũng đề cập đến một số khía cạnh
của Nho giáo về con ng−ời và đạo đức, sự ảnh h−ởng của nó ở Việt Nam
nh− luận án Vấn đề con ng−ời trong Nho học sơ kỳ của Nguyễn Tài Th−;
luận án ảnh h−ởng của Nho giáo đối với chủ nghĩa yêu n−ớc Việt Nam
truyền thống của Trần Thị Hồng Thuý; luận án Một số nội dung cơ bản của
t− t−ởng Nho giáo Việt Nam thời Trần của Vũ Văn Vinh; luận án Quan
niệm của Nho giáo nguyên thuỷ về con ng−ời qua các quan hệ : thân - nhà
- n−ớc - thiên hạ của Trần Đình Thảo... Luận án tiến sĩ Quan niệm của Nho
giáo về giáo dục con ng−ời và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục con
ng−ời Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Nguyễn
Thị Nga chủ yếu vận dụng quan niệm của Nho giáo về giáo dục con ng−ời
6
trong việc giáo dục con ng−ời Việt Nam hiện nay, trong đó, tác giả đã
nghiên cứu tìm hiểu những nội dung nh− đối t−ợng giáo dục, tính ng−ời,
ph−ơng pháp giáo dục... của Nho giáo.
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thanh Bình với đề tài Học thuyết chính trị xã
hội của Nho giáo và sự thể hiện của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa đầu
thế kỷ XIX) đã phân tích Nho giáo với tính cách là học thuyết chính trị - xã
hội. Tác giả đã bàn đến những vấn đề của Nho giáo nh− con ng−ời, vai trò
của con ng−ời, xã hội lý t−ởng, đồng thời cũng đề cập đến nhân, lễ, chính
danh, đến những chuẩn mực đạo đức nh−ng khai thác d−ới góc độ chính trị
- xã hội. Từ đó đề cập đến sự thể hiện của các t− t−ởng ấy d−ới chế độ
phong kiến ở Việt Nam.
Đáng chú ý là luận án tiến sỹ của Hoàng Trung (2001) Đạo đức
cách mạng trong t− t−ởng Hồ Chí Minh qua các phạm trù mà Ng−ời đã sử
dụng đã đề cập đến việc Hồ Chí Minh kế thừa có chọn lọc các phạm trù
đạo đức của Nho giáo nh− nhân, nghĩa, trí, tín, trung, hiếu, dũng, cần,
kiệm, liêm chính, chí công vô t− trong việc xây dựng các chuẩn mực đạo
đức cách mạng cho con ng−ời Việt Nam. Tác giả đã làm rõ việc Hồ Chí
Minh trong nhiều tr−ờng hợp đã viện dẫn những t− t−ởng tích cực trong
các kinh điển của Nho giáo để nêu g−ơng phẩm chất đạo đức của ng−ời
cán bộ cách mạng.
Một số luận văn thạc sỹ cũng đề cập đến các quan niệm đạo đức Nho
giáo và ảnh h−ởng của nó đối với con ng−ời Việt Nam hiện nay nh− Quan
niệm của Nho giáo về trung - hiếu - lễ. ảnh h−ởng của nó đối với đời sống
đạo đức con ng−ời Việt Nam hiện nay của Phan Mạnh Toàn. Trong đó tác giả
trình bày ba phạm trù: Trung - hiếu - lễ của Nho giáo, ảnh h−ởng của nó trong
đạo đức con ng−ời Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản
nhằm khai thác có hiệu quả những yếu tố phù hợp, loại bỏ mặt không phù hợp
của quan niệm Nho giáo về trung - hiếu - lễ.
7
Nhìn chung, các công trình thuộc bốn nhóm cơ bản nêu trên hoặc là nêu
những nét khái quát nội dung của Nho giáo, hoặc là tập trung giải quyết
những ph−ơng diện lý luận mà các tác giả đặt ra cho mình. Trên thực tế,
nghiên cứu về đạo đức Nho giáo, ảnh h−ởng của đạo đức Nho giáo đối với con
ng−ời Việt Nam thì có nhiều, nh−ng nghiên cứu ảnh h−ởng của nó đối với đạo
đức ng−ời cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay thì còn quá th−a thớt.
Do đó, đề tài tiếp tục hệ thống hoá, khái quát những kết quả nghiên cứu của
những ng−ời đi tr−ớc để vận dụng vào việc nghiên cứu đạo đức ng−ời cán bộ
lãnh đạo, quản lý hiện nay ở n−ớc ta.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Mục đích
Phân tích và luận giải ảnh h−ởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức
ng−ời cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đ−a ra một
số ph−ơng h−ớng và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đạo đức mới cho ng−ời
cán bộ lãnh đạo, quản lý ở n−ớc ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án sẽ giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Trình bày nội dung chủ yếu của đạo đức Nho giáo và nét riêng của đạo
đức Nho giáo Việt Nam.
- Phân tích thực trạng ảnh h−ởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức
cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay ở n−ớc ta và nêu một số vấn đề đặt ra từ sự
ảnh h−ởng này.
- Đ−a ra một số giải pháp cơ bản để phát huy những mặt tích cực và hạn
chế mặt tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng đạo đức cho cán
bộ lãnh đạo, quản lý ở n−ớc ta hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu: Tác động đến đạo đức của đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý ở n−ớc ta hiện nay bao gồm nhiều nhân tố nh−: Kinh tế thị
tr−ờng; sự du nhập văn hoá lối sống từ bên ngoài trong quá trình hội nhập;
8
những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc; sự ảnh h−ởng của các quan
niệm đạo đức của các tôn giáo nh− Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Thiên chúa,...
nh−ng ở đây, luận án chỉ nghiên cứu một số nội dung cơ bản của đạo đức Nho
giáo, sự ảnh h−ởng của nó đối với đạo đức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý ở Việt Nam hiện nay và trên cơ sở đó nêu lên một số ph−ơng h−ớng, giải
pháp để kế thừa mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó nhằm xây dựng
đạo đức mới cho đội ngũ cán bộ này.
4. Cơ sở lý luận và ph−ơng pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng - chủ
nghĩa duy vật lịch sử, t− t−ởng Hồ Chí Minh và đ−ờng lối của Đảng ta về vấn
đề đạo đức, xây dựng đạo đức cho con ng−ời Việt Nam nói chung và cho đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng.
Luận án sử dụng các ph−ơng pháp nh−: Lịch sử - lô gíc, phân tích - tổng
hợp, qui nạp - diễn dịch, đối chiếu, so sánh...
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án làm rõ hơn một số nội dung của đạo đức Nho giáo và nét riêng
của đạo đức Nho giáo Việt Nam.
- Chỉ ra một số ảnh h−ởng tích cực và tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối
với đạo đức cán bộ lãnh đạo, quản lý ở n−ớc ta hiện nay.
- Nêu ra một số ph−ơng h−ớng và giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực
và hạn chế mặt tiêu cực của ảnh h−ởng đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng
đạo đức ng−ời cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài luận án
Luận án góp phần vào việc tìm hiểu ảnh h−ởng của đạo đức Nho giáo đối
với ng−ời Việt Nam nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng, từ đó
góp một phần nhỏ cho công tác cán bộ mà Đảng và nhà n−ớc ta hiện nay rất
quan tâm.
9
Luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu,
giảng dạy và học tập môn lịch sử triết học ph−ơng Đông ở các tr−ờng Đại học
hiện nay hoặc cho những ai quan tâm đến Nho giáo và ảnh h−ởng của nó đối
với đạo đức của con ng−ời Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 3 ch−ơng, 7 tiết.
10
Ch−ơng 1
Một vμi nét khái quát về đạo đức Nho giáo
Vμ đạo đức Nho giáo ở Việt Nam
1.1. Nguồn gốc vμ một số nội dung cơ bản của đạo đức Nho
giáo ở Trung Quốc
1.1.1. Điều kiện kinh tế xã hội thời Xuân Thu - Chiến Quốc - cơ sở
cho sự ra đời đạo đức Nho giáo
Nho giáo ra đời ở Trung Quốc vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc (770 -
221 TCN). Đây là thời kỳ suy tàn của chế độ chiếm hữu nô lệ để b−ớc vào chế
độ phong kiến sơ kỳ với một số đặc điểm sau đây:
- Nền kinh tế đang có sự chuyển biến mạnh mẽ từ thời đại đồ đồng
sang đồ sắt với sự ra đời của nhiều công cụ lao động mới. ở thời Xuân Thu
công cụ lao động bằng sắt đã bắt đầu xuất hiện và đặc biệt đến thời Chiến
Quốc công cụ lao động bằng sắt đã đ−ợc sử dụng rộng rãi. Sự thay đổi về
công cụ lao động đã dẫn đến những chuyển biến mạnh mẽ về mặt chính trị -
xã hội.
- Chế độ chiếm hữu t− nhân về ruộng đất là cơ sở cho sự ra đời của các
giai cấp và các tầng lớp mới trong xã hội, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày
càng gay gắt. Đó là:
Mâu thuẫn giữa tầng lớp quý tộc nhà Chu và giai cấp địa chủ mới với
dân (những ng−ời nông dân, nông nô - những ng−ời này có nhu cầu muốn
đ−ợc giải phóng khỏi sự áp bức bóc lột của giới quý tộc).
Mâu thuẫn giữa quý tộc cũ, bảo thủ muốn duy trì chế độ thống trị cũ với
một bộ phận quý tộc mới muốn thực hiện cải cách để duy trì quyền lợi và sự
thống trị của mình.
Mâu thuẫn giữa quý tộc mới với quý tộc mới nhằm tiêu diệt nhau để thiết
lập quyền thống trị.
11
Về mặt xã hội, mâu thuẫn gay gắt nhất là mâu thuẫn giữa thiên tử và các
n−ớc ch− hầu. Nếu nh− ở đầu thời Chu (Tây Chu), thiên tử có quyền uy tối
cao, mọi việc đều do “thiên tử xuất” (thiên tử đề xuất), thì đến thời Xuân Thu
- Chiến Quốc, thiên tử nhà Chu không còn giữ vai trò tối cao nh− tr−ớc, mà
giờ đây nền chính trị do các n−ớc làm bá chủ chi phối. Mâu thuẫn gay gắt
trong giới quý tộc đã làm cho xã hội rối ren, trật tự xã hội bị đảo lộn. Ng−ời ta
c−ớp bóc tranh giành nhau về địa vị, quyền lực và đất đai. Khổng Tử, ng−ời
sáng lập tr−ờng phái Nho gia đã gọi đây là thời kỳ con ng−ời sống vô đạo,
quân bất quân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử bất tử (nhà vua không theo đúng
đạo làm vua, bề tôi không theo đúng đạo làm bề tôi, cha không theo đúng đạo
làm cha, con không theo đúng đạo làm con).
- Chiến tranh khốc liệt và kéo dài đã làm cho nhân dân sống trong đau
khổ. Trong xã hội, cảnh nồi da xáo thịt, bề tôi giết vua, con giết cha, anh em
giết nhau đã trở thành hiện t−ợng phổ biến. Mạnh Tử đã phải thốt lên rằng:
đánh nhau giành đất, thây chất đầy đất; đánh nhau giành thành, thây chất đầy
thành. Đó là thời đại “liệt quốc kiêm tính” (nhiều n−ớc đánh nhau). Theo các
sử gia nhận xét thì thời Xuân Thu - Chiến Quốc là thời kỳ lịch sử đặc biệt có
một không hai trong lịch sử Trung Quốc. Đây là thời kỳ cái mới và cái cũ đan
xen, xáo trộn. Chính hoàn cảnh lịch sử đặc biệt này đã thúc đẩy sự ra đời của
nhiều t− t−ởng, học thuyết.
Trong điều kiện kinh tế, chính trị xã hội nh− đã nêu ở trên, để tiếp tục
nắm giữ quyền lực của mình, các n−ớc đã đua nhau trọng dụng kẻ sỹ - những
ng−ời xuất thân bình dân nh−ng có tri thức, m−u l−ợc, đ−a ra những kế sách trị
quốc hữu hiệu. Nhiều n−ớc đã nuôi kẻ sỹ nh− trong thái ấp của Mạnh Th−ờng
Quân nuôi tới 3000 kẻ sỹ, Tín Lăng Quân ở n−ớc Nguỵ, Bình Nguyên Quân ở
n−ớc Triệu... cũng vậy. Nhờ hình thức “chiêu hiền, đãi sỹ” này mà các t−
t−ởng, các học thuyết chính trị xã hội đ−ợc nảy nở và phát triển. Chính điều
này đã tạo ra một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử t− t−ởng của Trung Quốc.
12
Ng−ời ta gọi đây là thời kỳ “Bách gia tranh minh” (Trăm nhà đua tiếng) hay
“Bách gia ch− tử” (Trăm nhà trăm thầy). Bách gia bao gồm những học phái
tiêu biểu: Âm d−ơng gia, Nho gia, Mặc gia, Danh gia, Pháp gia, Đạo gia,
Tung hoành gia, Nông gia, Tạp gia, Binh gia, Tiểu thuyết gia, Số thuật gia,...
Các học thuyết này đã đạt đến trình độ t− duy khá cao, có rất nhiều t− t−ởng
đặc sắc. Các học thuyết trên đây đều tập trung giải quyết câu hỏi lớn của thời
đại Xuân Thu - Chiến Quốc là làm thế nào để n−ớc đang loạn trở thành thái
bình thịnh trị, làm thế nào để n−ớc mình c