Đề tài Ảnh hưởng của hiệp định thương mại Việt nam - Hoa Kỳ đối với xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ

Hội nhập với nền kinh tế thế giới là một xu thế tất yếu khách quan của tất cả các quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.Đó cũng là quá trình thực hiện các hoạt động thương mại song ,đa phương giữa các nước thể hiện sự phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các nước.Để có cơ sở cho việc thực hiện các hoạt động đó và sự quản lý điều tiết hợp lý mối quan hệ giữa các nước đã nảy sinh ra quá trình đàm phán ,ký kết các hiệp định song phương, đa phươmg giữa các quốc gia

doc32 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của hiệp định thương mại Việt nam - Hoa Kỳ đối với xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Hội nhập với nền kinh tế thế giới là một xu thế tất yếu khách quan của tất cả các quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.Đó cũng là quá trình thực hiện các hoạt động thương mại song ,đa phương giữa các nước thể hiện sự phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các nước.Để có cơ sở cho việc thực hiện các hoạt động đó và sự quản lý điều tiết hợp lý mối quan hệ giữa các nước đã nảy sinh ra quá trình đàm phán ,ký kết các hiệp định song phương, đa phươmg giữa các quốc gia. Nước ta đã thực hiện ký kết các hiệp định thương mại song phương với hơn 70 nước và khu vực trên thế giới trong đó có các nước có nền kinh tế phát triển như Nhật bản, khối EU,... Với các hiệp định thương mại song phương trên chỉ đàm phán về lĩnh vực thương mại hàng hoá còn hiệp định thương mại song phương mà nước ta ký với Hoa kỳ lại có nội dung bao hàm nhiều lĩnh vực khác nhau không riêng gì thương mại hàng hoá . Hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳ là một bản hiệp định có rất nhiều đổi mới ,có sự tiến bộ hơn các bản hiệp định khác mà Việt nam đã ký trước đó. Hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳ được ký dựa trên các nguyên tắc ứng xử cơ bản của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các cam kết quốc tế khác liên quan đến thương mại. Hiệp định này điều chỉnh rất nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến hoạt độmg thương mại giữa hai nước từ thương mại hàng hoá, dịch vụ đến bảo hộ sở hữu trí tuệ và hoạt động đầu tư. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hoá của Việt nam nói chung và xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Hoa kỳ nói riêng. Đây là mẫu chốt cơ bản để em nghiên cứu đề tài này:"ảnh hưởng của hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳ đối với xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ“. Đề tài bao gồm 4 chương : Chương 1: Động thái quan hệ thương mại giữa Việt nam và Hoa kỳ. Chương 2: Nội dung cơ bản của hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳ. Chương 3: ảnh hưởng của hiệp định thương mại này đến xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ. Chương 4: Các kiến nghị và giải pháp để khai thác có hiệu quả hiệp định. Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Nguyễn Minh Ngọc đã giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Do thời gian nghiên cứu còn ít cùng với sự hạn chế trong khả năng nghiên cứu nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong muốn có được sự góp ý của các thầy cô cùng các bạn để có thể hoàn thiện hơn đề tài này. Chương I Động thái quan hệ thương mại giữa Việt nam và Hoa kỳ 1- Trước khi bỏ lệnh cấm vận kinh tế (3 / 2 / 1994 ) Sau quá trình chiến tranh lạnh kết thúc là quá trình cấm vận kinh tế của Mỹ đối với Việt nam bắt đầu đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của Việt nam . Thế nhưng cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung thì sự phụ thuộc kinh tế giữa các nước ngày một lớn . Hoạt động thương mại diễn ra giữa các nước ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế các nước phát triển , trong đó hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước ngày càng phát triển mạnh mẽ. Mặc dù bị lệnh cấm vận kinh tế của chính phủ Mỹ đối với Việt Nam, song thông qua các con đường khác nhau,trực tiếp hay gián tiếp nhiều công ty, tổ chức kinh tế của Hoa kỳ vẫn có quan hệ kinh tế , viện trợ phát triển cho Việt Nam để giúp đỡ cho nền kinh tế Việt nam. Trong giai đoạn 1986 – 1989 thông qua các trung gian ,các công ty của Mỹ vẫn xuất sang Việt nam khoảng gần 50 triệu USD hàng hoá,thuốc men mà chủ yếu là viện trợ,trong đó năm 1987 Mỹ xuất sang Việt nam khoảng 23 triệu USD ,năm 1988 là 15 triệu USD ,năm 1989 là 11 triệu USD . Còn Việt nam bị cấm vận nên xuất khẩu sang Mỹ thời kỳ này là không có.bắt đầu từ năm 1990 - là năm đầu tiên Việt nam có xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ với một lượng giá trị đạt 5000 USD và ngày càng tăng dần, năm 1991 Việt nam xuất sang mỹ đạt 9000 USD, năm 1992 là 11000 USD và đạt 58000 USD vào năm 1993, tăng gấp 4 lần so với năm 1992. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt nam thì mối quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt nam và Hoa kỳ ngày càng lớn dần buộc hai nước phải xem xét đến vấn đề tạo ra sự phát triển cho mối quan hệ này. Để đáp ứng cho vấn đề ngày càng tăng trong hoạt động xuất nhập khẩu và mở rộng mối quan hệ thừơng mại giữa hai nước, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt nam vào ngày 3 / 2/ 1994.Đây là sự kiện đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước nói chung và trong quan hệ thương mại nói riêng. Tiếp đó bộ thương mại Mỹ đã chuyển Việt nam từ nhóm Z (gồm Bắc triều tiên, Cu ba, Việt nam - là nhóm không có quan hệ thương mại) lên nhóm Y (gồm Mông cổ, Lào, Cămpuchia, các nước Đông âu và Liên xô cũ-là những nước ít hạn chế thương mại hơn ) và bộ vận tải Mỹ cũng đã bãi bỏ lệnh cấm vận tàu biển và máy bay Mỹ vận chuyển hàng hoá sang Việt nam đồng thời cho phép tàu mang cờ Việt nam cập các cảng biển của Mỹ. 2- Sau khi bỏ lệnh cấm vận kinh tế : Ngay sau khi bỏ lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ ,các hãng lớn của Mỹ đã lập tức xuất hiện trên thị trường Việt nam và tung sản phẩm của mình ra thị trường .Điển hình là các sản phẩm của các hãng giải khát như Coca-cola, Pépsi-cola và các sản phẩm điện tử , vi tính của các hãng IBM, Mobil, Microsoft, Kodak... Đây là các sản phẩm nhanh nhất tràn ngập thị trường miền Bắc và thị trường miền Nam. Hoạt động thương mại giữa hai nước bắt đầu náo động hẳn lên,với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước năm 1994 đạt 223 triệu USD, năm 1995 đạt 451,8 triệu USD, năm 1996 là 1039,5 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu của việt nam sang thị trường mỹ tương ứng qua từng năm là50,9 triệu USD (1994), 198,9 triệu USD (1995) và 319,2 triệu USD (1996).Chỉ sau hai năm bỏ lệnh cấm vận tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã tăng rất nhanh và đạt trên 1 tỷ USD vào năm 1996.Đây là sự khẳng định tiềm năng thương mại giữa hai nước là rất lớn và sẽ còn tăng lên. Cùng với sự phát triển trong hoạt động xuất nhập khẩu trên , quá trình bắt đầu cho việc thực hiện các vòng đàm phán đi đến ký kết hiệp định thương mại song phương và bình thường hoá hoàn toàn quan hệ kinh tế giữa hai nước. Quá trình đàm phán thương mại giữa hai nước bắt đầu từ năm 1996, trải qua 4 năm liên tục với 9 vòng đàm phán để đi đến ký kết ngày 13/7/2000. Vòng đàm phán thứ nhất diễn ra tại Hà nội từ ngày 21 đến 26/9/ 1996. Vòng thứ hai diễn ra tại Hà nội từ ngày 9 đến 11/12/1996. Vòng thứ ba diễn ra tại Hà nội từ ngày 12 đến 17/4/1997 ,tại vòng đàm phán này phía Mỹ chính thức trao cho phía Việt nam một bản dự thảo sơ bộ của hiệp định . Vòng thứ tư diễn ra tại Washington từ ngày 6 đến 11/10/1997 đã sơ bộ trao đổi về những quy định chung và chương thương mại hàng hoá . Bốn vòng đàm phán tiếp theo hai bên tiếp tục trao đổi các chương tiếp theo về sở hữu trí tuệ ,thương mại dịch vụ và hoạt động đầu tư. Từ ngày 23 đến 25/7/1999 tại Hà nội cuộc gặp cấp Bộ trưởng đã tuyên bố hiệp định được thoả thuận về nguyên tắc. Vòng đàm phán thứ chín diễn ra từ ngày 28 / 8 đến 2 / 9 / 1999 tại Washington để xử lý các vấn đề về mặt kỹ thuật và ngày 3/7/ 2000 kết thúc thảo luận hiệp định. Ngày 13/7/2000 thì hiệp định chính thức được ký kết bởi hai bên tại Washington và kết thúc được quá trình đàm phán kéo dài ,mở ra một bước tiến mới cho quan hệ thương mại giữa hai nước . Trong quá trình đàm phán đó , hoạt động xuất nhập khẩu , đầu tư giữa hai nước vẫn tiếp tục diễn ra đã phần nào khẳng định được mối quan hê thương mại hai nước là có khả năng phát triển mạnh. Về hoạt động đầu tư tính đến tháng 5/1997 đầu tư của Mỹ vào Việt nam là 69 dự án với tổng số vốn đầu tư lên đến 1,2 tỷ USD và Mỹ trở thành nước có mức đầu tư lớn thứ 6 tại Việt nam ở thời điểm đó . Tính đến tháng 3 / 2000 thì số dự án được phép đầu tư là 118 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1479,7 triệu USD , thế nhưng có 21 dự án với số vốn đăng ký là 329,18 triệu USD bị giải thể trước thời hạn. Về cơ cấu ngành đầu tư , các dự án của Mỹ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 55 dự án chiếm 57 % về số dự án hiện có và chiếm tới 69 % số vốn đầu tư , lĩnh vực dịch vụ ( xây dựng văn phòng, căn hộ cho thuê, y tế , giáo dục, ngân hàng... ) chiếm 28 % số dự án và chiếm 18 % số vốn đầu tư , lĩnh vực nông sản đứng thứ ba chiếm 15 % số dự án và 13 % số vốn đầu tư. Còn hoạt động xuất nhập khẩu thì lại bị chững lại bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước châu á. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước năm 1997 chỉ đạt 705,8 triệu , năm 1998 là 748,39 triệu , năm 1999 là 838,39 triệu, trong đó kim ngạch xuất khẩu của việt nam sang mỹ là : Kim ngạch hàng xuất khẩu của Việt nam sang Hoa kỳ giai đoạn 1998-2000: Đơn vị tính: triệu usd Năm 1998 1999 4 tháng đầu năm 2000 Tổng kim ngạch 519,5 601,9 238,2 Cà phê 142,6 100,1 55,3 Giày dép 114,9 145,7 47,7 Hải sản 79,5 108,1 46,4 Dầu thô 66,1 83,8 32,7 Quần áo 27,9 36,4 16,2 Rau quả 23,4 23,7 10 Thực phẩm chế biến từ cá 13,8 1,5 2,4 Nguồn: thời báo kinh tế sài gòn ngày 10.8.2000. Mặc dù chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc hay quan hệ bình thường-NTR nhưng hàng hoá Việt nam xuất sang thị trường Mỹ vẫn tiếp tục tăng. Do vậy khi được hưởng quy chế tối huệ quốc kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ sẽ có khả năng tăng lên nhanh chóng và thị trường Mỹ sẽ là thị trường hấp dẫn đối với hoạt động ngoại thương Việt nam trong thế kỷ 21. Chương II Nội dung chủ yếu của hiệp định thương mại Việt nam -Hoa kỳ: Hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳ được ký kết là kết quả nỗ lực không ngừng từ hai phía dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ ,không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và cùng có lợi.Hiệp định được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc chung của tổ chức thương mại thế giới (WTO),tuân thủ các quy tắc , tiêu chuẩn của các cam kết quốc tế, đồng thời có tính đến Việt nam là một nước đang phát triển ở trình độ thấp , đang còn trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế ,hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến nội dung , các cam kết ,các quy định của hiệp định này.Là hiệp định thương mại nhưng đã liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ đến hoạt động đầu tư và bảo hộ sở hữu trí tuệ. Nội dung của hiệp định gồm có 7 chương và các phụ lục kèm theo , các chương đều cam kết dựa trên nguyên tắc tối huệ quốc và đối xử quốc gia, các công ước quốc tế cùng với nguyên tắc có đi có lại giữa hai nước . Chương 1 nói về thương mại hàng hoá : Chương này gồm có 9 điều đề cập đến hoạt động thương mại hàng hoá mà chủ yếu là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước . Đây là nội dung quan trọng và cơ bản để đi đến đàm phán và ký kết hiệp định , bởi hoạt động này chiếm tỷ trọng rất lớn trong hoạt động thương mại giữa hai nước . Hiện nay hoạt động thương mại của Việt nam với Mỹ vẫn là xuất khẩu hàng hoá nên đàm phán hiệp định này nhằm điều chỉnh các hoạt động xuất nhập khẩu.Chương này đưa ra các quy định liên quan đến thương mại hàng hoá gồm các nội dung sau: Quy chế tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá : Mỗi bên dành ngay lập tức và vô điều kiện cho hàng hoá có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ lãnh thổ bên kia sự đối xử không kém phần thuận lợi hơn sự đối xử dành cho hàng hoá tương tự có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ lãnh thổ của nước thứ ba cũng như sự đối xử bình đẳng ,tạo điều kiện thuận lợi cho cạnh tranh với hàng hoá trong nước. Các cam kết cắt giảm thuế quan : Đây là nội dung được các doanh nghiệp rất chú ý và có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước.Về phía Mỹ cam kết thực hiện ngay lập tức việc cắt giảm thuế theo quy định của quy chế tối huệ quốc MFN khi hiệp định có hiệu lực. Còn phía Việt nam cam kết cắt giảm thuế quan bình quân khoảng từ 1/3 đến 1/2 tuỳ từng mặt hàng xuất khẩu của Mỹ trong giai đoạn từ 3 đến 5 năm được quy định ở phụ lục E. Những biện pháp phi thuế quan đối với hàng hoá : Phía Mỹ cam kết không thực hiện các hàng rào phi thuế đối với hàng xuất khẩu từ phía việt nam trừ mặt hàng dệt may bị hạn chế bởi hạn ngạch (khoản 4 điều 1) . Việt nam cam kết bỏ tất cả các hạn chế, hạn ngạch, yêu cầu giấy phép ,kiểm soát xuất nhập khẩu đối với mọi loại hàng hoá và dịch vụ trừ các mặt hàng quy định trong phụ lục B và C. Việt nam cam kết loại bỏ tất cả các hạn chế về biện pháp phi thuế quan đối với các mặt hàng ở phụ lục B trong giai đoạn từ 3 đến 7 năm phụ thuộc vào từng loại mặt hàng . Theo điều 6 của chương này có quy định mỗi bên được quyền có hành động khẩn cấp đối với nhập khẩu khi bên kia gây ra hoặc đe doạ gây ra hoặc góp phần đáng kể làm rối loạn thị trường trong nước. Về việc định giá giá trị đánh thuế hải quan và các lệ phí hải quan phải tuân thủ các luật lệ của WTO. Sau 2 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực ,các bên áp dụng hệ thống định giá hải quan dựa trên giá trị giao dịch của hàng hoá nhập khẩu hoặc của hàng hoá tương tự để tính thuế . Đó là giá trị thực tế đã thanh toán hoặc phải thanh toán cho hàng hoá khi được bán để xuất khẩu sang nước nhập khẩu phù hợp với các tiêu chuẩn được thiết lập trong hiệp định về thực hiện thi hành điều VII của GATT-1994 (theo khoản 4 điều 3 chương này ) . Về quyền kinh doanh thương mại : Sau khi hiệp định có hiệu lực , mỗi bên dành cho công dân ,cong ty bên kia thực hiện quyền kinh doanh xuất nhập khẩu . Vấn đề này có tính đến trình độ của việt nam tức là cho phép Việt nam có lộ trình quy định thời gian đối với các công dân ,công ty Mỹ trong việc thực hiện quyền kinh doanh thể hiện ở phụ lục D của hiệp định. Trong phụ lục D quy định thời gian được thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu cho các công dân và công ty Mỹ đối với một số mặt hàng nhất định . Chương 2 về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ : Gồm có 18 điều quy định những điều khoản chủ yếu và giải trình những nội dung liên quan đến các vấn đề sở hữu trí tuệ mà các bên cần phải bảo hộ và có biện pháp bảo hộ . Chương này cũng đề cập đến nguyên tắc đối xử quốc gia tức là mỗi bên dành cho công dân của bên kia sự bảo hộ và thực thi đầy đủ ,có hiệu quả đối với quyền sở hữu trí tuệ trong lãnh thổ của nước mình và phải nhanh chóng tham gia các công ước quốc tế có liên quan đến sở hữu trí tuệ. Chương này chủ yếu đưa ra các vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, đó là quyền tác giả, tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá, nhãn hiệu hàng hoá , sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp , bí mật thông tin và kiểu dáng công nghiệp. Chương này đã đưa ra các quy định về xử lý vi phạm, các thủ tục và các chế tài tố tụng dân sự và hành chính. Theo khoản 1 điều 11 quy định mỗi bên quy định trong luật quốc gia của mình những thủ tục cho phép hành động một cách có hiệu quả chống lại việc xâm phậm các quyền sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi của chương này và có các biện pháp kịp thời và chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa xâm phạm . Chương 3 về thương mại dịch vụ : Gồm có 11 điều áp dụng cho hoạt động dịch vụ mang tính chất thương mại dựa trên hai nguyên tắc cơ bản là tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Các cam kết trong chương này thực hiện dựa trên các quy định ở hiệp định chung về thương mại và dịch vụ ( GATS ) của WTO. Nội dung của chương này đưa ra các biện pháp đIều chỉnh chung các hoạt động dịch vụ như tiếp cận thị trường , được quyền hưởng và từ chối lợi ích khi thực hiện dịch vụ và đưa ra các cam kết cụ thể của từng lĩnh vực , từng ngành cụ thể ở phụ lục F và G của hiệp định này. Phụ lục F quy định các cam kết về dịch vụ tài chính,về di chuyển thể nhân và về viễn thông cùng với tài liệu tham chiếu . Phụ lục G quy định lộ trình cam kết về thương mại dịch vụ của mỗi bên . Phía Hoa kỳ lộ trình cam kết cụ thể là lộ trình cam kết của Hoa kỳ ở trong hiệp định chung về thương mại dịch vụ ( GATS ) của WTO và được điều chỉnh trong từng thời kỳ . Đối với Việt nam đó là cam kết trong phụ lục G của Việt nam về cam kết chungvà các cam kết cụ thể đối với từng lĩnh vực , từng ngành về giới hạn trong tiếp cận thị trường và về đối xử quốc gia. Trong mỗi lĩnh vực ,mỗi ngành cũng có các quy định về phần vốn góp và thời gian được góp phần vốn đó của các công ty Hoa kỳ. Chẳng hạn trong lĩnh vực bưu chính viễn thông , Việt nam quy định sau 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực cho phép các công ty của Mỹ liên doanh cung cấp dịch vụ Internet, sau 4 năm cho phép liên doanh cung cấp dịch vụ điện thoại di động và sau 6 năm cho phép cung cấp dịch vụ đIửn thoại cố định với phần vốn góp trong các liên doanh viễn thông không vượt quá 49 %. Chương 4 về phát triển quan hệ đầu tư : Gồm có 15 điều quy định các điều khoản có liên quan đến việc hai cam kết đối xử với các dự án đầu tư của nước bên kia dựa trên nguyên tắc tối huệ quốc và đối xử quốc gia . Chương này đưa ra các tiêu chuẩn đối xử và các biện pháp giải quyết tranh chấp , các quyền tham gia đầu tư . Các cam kết của chương này cũng kèm theo phụ lục H – quy định về phần vốn góp và thời gian góp vốn đầu tư vào một số lĩnh vực và các cam kết bãi bỏ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại ( TRIMs ) ở phụ lục I. Phía Hoa kỳ cũng như phía Việt nam đều có cam kết về việc áp dụng các trường hợp ngoại lệ trong ddối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc đối với một số ngành ở phụ lục H . Một vấn đề trong đầu tư mà các bên luôn quan tâm đó là phần vốn góp và bộ máy nhân sự trong liên doanh . Sau 3 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực Việt nam phải huỷ bỏ quy định về số thành viên nhất định là người Việt nam trong Ban giám đốc và cho phép tuyển chọn nhân sự quản lý không phụ thuộc vào quốc tịch. Nhưng trong khoản 4 của phụ lục H có quy định trong 3 năm đầu phía Việt nam được phép có người trong ban giám đốc . Chương 5 về nội dung tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh: Gồm có 3 điều quy định mỗi bên cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và công ty của bên kia tiến hành các hoạt động kinh doanh như thành lập các văn phòng đại diện , tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu , tiến hành quảng cáo và nghiên cứu thị trường ,... trên thị trường nước đó . Chương 6 nói đến các quy định liên quan đến tính minh bạch hoá, công khai và quyền khiếu nại: Gồm có 8 điều quy định việc các bên công khai , minh bạch hoá và cung cấp định kỳ kịp thời tất cả các luật và các thủ tục hành chính ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Việc công khai thông tin và luật pháp phải được tiến hành sao cho các cơ quan , tổ chức cá nhân tham gia hoạt động thương mại có thể làm quen với chúng trước khi chúng có hiệu lực và áp dụng theo quy định. Chương 7 là chương cuối cùng nói về các quy định chung đối với các vấn đề giao dịch , chuyển tiền, mối quan hệ giữa các chương với các phụ lục , thư từ trao đổi và các bản cam kết cùng với các điều khoản về thời hạn , hiệu lực , đình chỉ và kết thúc hiệp định. Hiệp định còn có một phần nữa đó là các thư từ trao đổi, ngay sau khi hiệp định được ký, Bộ trưởng Vũ Khoan đã trao cho bà Barshefsky một lá thư khẳng định hai bên đã thoả thuận về những vấn đề liên quan đến chế độ cấp phép đầu tư , trong đó Việt nam vẫn duy trì việc thẩm định và cấp phép đầu tư đối với một số lĩnh vực và thực hiện chế độ đăng ký cấp phép đầu tư trong một số ngành. Ví dụ như trong vòng 2 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực áp dụng chế độ đăng ký cấp phép đầu tư vào khu chế xuất và khu công nghiệp; các dự án đầu tư có tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu 50 % ; các dự án có vốn đầu tư đến 5 triệu USD . Sau đó bà Barshefsky đã trả lời phúc đáp bằng thư xác nhận những thoả thuận này và hai lá thư này được xem như một phần của bản hiệp định đã ký . Chương III ảnh hưởng của hiệp định thương mạI việt nam - hoa kỳ đến xuất khẩu việt nam. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đang mong đợi sự phê chuẩn hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳcủa quốc hội hai nước . Hiệp định này được nhận định đưa lại rất nhiều cơ hội trong hoạt động thương mại giữa hai nước nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng . Sau khi hiệp định được ký kết ngày 13/7/2000 của đại diện thương mại hai nước thì còn phải chờ quốc hội hai nước phê c
Tài liệu liên quan