Đề tài Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của đậu tương giống DT84, DT12 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè trên đất Chương Mỹ - Hà Tây

Cây đậu tương [Glicinemax (L) Merill] là cây công nghiệp quen thuộc ở nước ta và các nước trên thế giới. Vì mọi bộ phận cây đậu tương đều có giá trị nhất định đối với con người như mang lại lợi ích kinh tế, dinh dưỡng và cải tạo đất. Các loại thức ăn được chế biến từ đậu tương rất giàu đạm (40 - 45%), có thể thay thế cho thịt do protein của đậu tương chứa đủ các axit, amin quí không thay thế rõ nhiều vitamin thích hợp với ăn kiêng, ăn chay không kém gì các thực phẩm cao cấp khác, không bị ảnh hưởng bởi các chất hoá học, các loại phụ gia nhân tạo cũng như quá trình biến đổi gen (hay còn gọi là thực phẩm chuyển gen (GM) gây ra (Norman AG, 1967) [49]. Hạt đậu tương còn chứa một lượng dầu rất lớn 12 -24 % đứng đầu trong các loại chất béo có hoạt tính sinh học cao, gluxit 31,1% và nhiều chất khoáng, vitamin.vv (Rahaminna ands Nikkuni, 2002) [51]. Các acid béo omega -3 (anpha linoneic) trong đậu tương có tác dụng bảo vệ tim mạch, giúp máu lưu thông tốt, tim đập đều hơn. Đây cũng là tiền thân của chất DHA (Deco sahexaenic acid) chiếm 1/4 lượng chất béo chứa trong não; Vì vậy, những thực phẩm chế biến từ hạt đậu tương rất tốt cho việc phát triển trí não của trẻ em. Ngoài ra acid omega - 3 và DHA còn được ghi nhận giảm triệu chứng của bệnh viêm ruột, giảm chứng tiền sản giật ở phụ nữ. Các acid béo không no trong hạt đậu tương cùng với protein có khả năng kết hợp với cholesterol tạo thành lipo protein có tỉ trọng cao HDL - C (High Desnity) vận chuyển cholesterol từ các tổ chức mô về gan để chuyển hoá làm giảm lượng cholesterol chung, làm tăng lượng cholesterol có lợi và làm giảm lượng cholesterol có hại. Ngoài 2 thành phần chính là lipit và protein, hạt đậu tương còn chứa các chất khoáng, vi lượng, các loại hoomon tự nhiên (phytoestroen), phitattanin và sơ hoà tan có tác dụng phòng chống ung thư, ức chế hay làm giảm quá trình nhả đường của máu, làm tăng quá trình cung cấp năng lượng cho cơ thể, () [43]. Cây đậu tương không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho con người và còn có tác dụng về mặt y học. Hạt đậu tương cũng như các phụ phẩm của nó, đặc biệt là khô dầu, đậu tương ngày nay được đánh giá rất cao trong công nghiệp làm thức ăn gia súc chiếm 60% toàn bộ giá trị đạm (Phạm Văn Thiều, 1998) [31]. Ngoài ra cây đậu tương còn góp phần luân canh cải tạo đất rất tốt. Vì vậy, đậu tương còn là một trong các cây họ đậu có khả năng cố định niơ khí quyển thông qua nốt sần ở rễ. Rễ đậu tương ăn sâu, phân nhánh nhiều làm cho đất tơi xốp. Thân, lá đậu tương có thể làm phân xanh, một ha trồng đậu tương để lại trong đất 40 - 70% kg đạm / năm tương đương 300 - 400 kg đạm sun phát. Do vậy, cây đậu tương còn là cây trồng tốt cho nhiều cây trồng vụ sau (Nguyễn Thế Côn, 1992) [3]. Cây đậu tương không kén đất, có thời gian sinh trưởng ngắn đến trung bình, nên dễ dàng đưa vào hệ thống luân canh tăng vụ như trồng xen, trồng gối vụ và có thể trồng được nhiều chân đất khác nhau, tận dụng được đất đai, sức lao động, làm tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm đậu tương ở trong nước tiến tới xuất khẩu. Để tăng sản lượng cây trồng trong nông nghiệp nói chung và cây đậu tương nói riêng, mỗi quốc gia đều có thể áp dụng các biện pháp như: Tăng diện tích thông qua khai hoang, tăng vụ, thâm canh (K.Hinson and E. Harwig, 1990) [52]. Ở nước ta, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do nhu cầu công nghiệp hoá, cho nên việc tăng diện tích đất canh tác về lâu dài sẽ bị hạn chế; Vì vậy, việc tăng vụ chỉ đến mức giới hạn nhất định. Do đó, để tăng năng suất và sản lượng đậu tương cũng như chất lượng sản phẩm, chúng ta cần dùng biện pháp kĩ thuật thâm canh được áp dụng một cách triệt để. Ở tỉnh Hà Tây, có điều kiện sinh thái, đất đai, tinh thần lao động và sự cần cù, chăm chỉ của người dân, đã không ngừng làm tăng diện tích và sản lượng đậu tương, đặc biệt là cây đậu tương đông trong công thức luân canh 3 vụ (2 lúa - 1 đậu tương) nhờ gieo vãi trên diện tích lớn, đã làm cho nhiều cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đông / ha. Tuy nhiên thực tiễn sản xuất nông nghiệp, sản lượng đậu tương còn thấp ở nhiều nơi. Nguyên nhân, là do chưa sử dụng bộ giống thích hợp với điều kiện ở địa phương và việc bón phân hoá học nhiều năm cho mọi loại cây trồng đã dẫn đến việc thiếu hụt các nguyên tố vi lượng trong đất, làm cho cây đậu tương có năng suất thấp và dễ dàng bị nhiễm bệnh hại. Để khắc phục hiện tượng trên, trong thâm canh, người ta khuyến cáo nên bón phân hữu cơ hoặc phân đa yếu tố có vi lượng (giá thành cao) hoặc phân vi lượng thông qua lá. Đối với phân bón lá hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón lá cần được nghiên cứu về hiệu lực của chúng trên cây đậu tương nên chúng tôi thực hiện đề tài: "Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của đậu tương giống DT84, DT12 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè trên đất Chương Mỹ - Hà Tây "

doc118 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của đậu tương giống DT84, DT12 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè trên đất Chương Mỹ - Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan