Nền kinh tế nước ta sau nhiều năm chìm trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã kim hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. Nền kinh tếđó tất yếu đã gây lãng phí nghiêm trọng dẫn đến hậu quả khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Và hiện nay cũng vậy, phần lớn các doanh nghiệp phải trực diện với môi trường kinh doanh ngày càng biến động, phức tạp có nhiều rủi ro. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng luôn phải vận động và tìm ra đường đi nước bước cho mình nhằm giữ vững duy trìđược chính mình. Bên cạnh đó quy mô (lớn và nhỏ) của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng lớn đối với việc nâng cao loại hình sản xuất và thay đổi phương pháp tổ chức sản xuất. Đểđi sâu hơn về vấn đề này em đã viết bài của mình với đề tài: "ảnh hưởng của quy mô (lớn và nhỏ) của doanh nghiệp đối với việc nâng cao loại hình sản xuất và thay đổi phương pháp tổ chức sản xuất".
11 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của quy mô (lớn và nhỏ) của doanh nghiệp đối với việc nâng cao loại hình sản xuất và thay đổi phương pháp tổ chức sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜIMỞĐẦU
Nền kinh tế nước ta sau nhiều năm chìm trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã kim hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. Nền kinh tếđó tất yếu đã gây lãng phí nghiêm trọng dẫn đến hậu quả khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Và hiện nay cũng vậy, phần lớn các doanh nghiệp phải trực diện với môi trường kinh doanh ngày càng biến động, phức tạp có nhiều rủi ro. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng luôn phải vận động và tìm ra đường đi nước bước cho mình nhằm giữ vững duy trìđược chính mình. Bên cạnh đó quy mô (lớn và nhỏ) của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng lớn đối với việc nâng cao loại hình sản xuất và thay đổi phương pháp tổ chức sản xuất. Đểđi sâu hơn về vấn đề này em đã viết bài của mình với đề tài: "ảnh hưởng của quy mô (lớn và nhỏ) của doanh nghiệp đối với việc nâng cao loại hình sản xuất và thay đổi phương pháp tổ chức sản xuất".
B. NỘIDUNG
I. KHÁIQUÁTCHUNGVỀQUYMÔLỚNVÀNHỎCỦADOANHNGHIỆP
1. Doanh nghiệp có quy mô lớn
Doanh nghiệp có quy mô lớn là doanh nghiệp mà có lực lượng sản xuất có trình độ kỹ thuật cao, quy mô lớn, tham gia cạnh tranh kỹ thuật cao, mới trên thế giới các tổ chức nghiên cứu khoa học hùng hậu, có tổ chức cao đội ngũ cán bộ kỹ thuật hậu chuẩn, kinh doanh theo chiều sâu. Đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh, sản xuất nhiều loại sản phẩm, kinh doanh rộng rãi nhiều ngành nghề, hình thành thay đổi trên thị trường và nước ngoài. Thực hiện công ty hoá, các công ty có pháp nhân độc lập. Bên cạnh đó cần nêu bật yêu cầu về văn hoá doanh nghiệp và quản lý con người: Văn hoá trở thành biểu tượng của một doanh nghiệp, nó tượng trưng doanh nghiệp đã thoát khỏi trình độ thấp, tổ chức kém, tiền lên trình độ cao.
Ví dụ doanh nghiệp có quy mô lớn như Unilever. Đây là một tập đoàn doanh nghiệp có quy mô lớn ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Hầu hết ở các quốc gia Châu Áđều có trụ sở kinh doanh của hãng này với nhiều mặt hàng đa dạng như xà bông, dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng. Gần đây Unilever còn nghiên cứu ra nhiều sản phẩm mới như mỹ phẩm làm đẹp, nước xả quần áo và trà giải khát. Mà mỗi sản phẩm đều có thương hiệu riêng như; lifebour, comfore, lipton, PS, lux…
Bên cạnh đó doanh nghiệp có các tập đoàn nghiên cứu rộng lớn ở mỗi trụ sở nhằm nghiên cứu về sở thích và sự thích ứng của người tiêu dùng để mở rộng hơn quy mô sản xuất cũng như tìm ra phương pháp tổ chức sản xuất thích hợp nhất.
2. Doanh nghiệp có quy mô nhỏ
Là doanh nghiệp có phạm vi quy mô nhỏ hẹp, lực lượng sản xuất ít, công cụ sản xuất chưa hiện đại, còn mang tính truyền thống, phạm vi hoạt động chưa phát tán rộng, chỉ sản xuất một loại sản phẩm đặc trưng, chưa có các tổ chức nghiên cứu thị trường sâu rộng.
Ví dụ doanh nghiệp có quy mô nhỏ như công ty sản xuất nước mắm An Hải.
Đây là một công hình thành khá lâu nhưng quy mô nhỏ, chỉ sản xuất nước mắm và phân phối chủ yếu ở Hà Nội. Quy trình sản xuất vẫn theo phương thức truyền thống, thiếu máy móc hiện đại, không có lực lượng cán bộ nghiên cứu thị trường và tiêu chí của khách hàng. Chính vì vậy mà lãi suất thấp và lượng khách hàng tăng không đáng kể.
II. NHỮNGẢNHHƯỞNGCỦAQUYMÔLỚNVÀNHỎCỦADOANHNGHIỆPĐỐIVỚIVIỆCNÂNGCAOLOẠIHÌNHSẢNXUẤTVÀTHAYĐỔIPHƯƠNGTHỨCSẢNXUẤT.
1. Ảnh hưởng của quy mô lớn và nhỏ của doanh nghiệp đối với loại hình sản xuất
Mỗi loại hình sản xuất đều cóđặc tính khác nhau và quy mô lớn hay nhỏ của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng ít nhiều đến loại hình sản xuất. Đánh giá các phương án đầu tư nhằm lựa chọn loại hình sản xuất thích hợp mang lại lợi nhuận tối đa cho một doanh nghiệp là vấn đề then chốt. Bởi vì không phải lúc nào vàởđâu loại hình sản xuất đều phù hợp màở mỗi địa điểm, thời gian khác nhau thì loại hình sản xuất là khác nhau. Đối với quy mô lớn thì loại hình sản xuất đòi hỏi cao về năng lực tổ chức và sự linh hoạt. Công tác tổ chức sản xuất phải nhịp nhành, phùhợp với tiến độ sản xuất. Trình độ công nhân phải thành thạo vì loại hình sản xuất nào cũng có mục đích là sản xuất hiệu quả, tức là sản xuất kinh doanh phải có lãi, lãi để sản xuất tồn tại và phát triển.
Quy mô của doanh nghiệp càng lớn thìđòi hỏi loại hình sản xuất càng đa dạng vì nếu chỉ tập trung vào một loại hình sản xuất sẽ không thu lại được vốn cũng như lợi nhuận. Nên chọn loại hình sản xuất phù hợp với hoàn cảnh và thời điểm đểđảm bảo được sản xuất liên tục nhịp nhàng.
Trong các doanh nghiệp quy mô sản xuất lớn, công tác của phòng chức năng được chuyên môn hoá sâu hơn. Loại hình sản xuất là một trong các căn cứ quan trọng để xây dựng bộ máy quản trị doanh nghiệp.
Ví dụ như trong thời kỳ bao cấp thì loại hình sản xuất chủ yếu là hợp tác xã và sản xuất tập trung vào một loại sản phẩm nhất định. Nhưng ngày nay trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì xuất hiện nhiều loại hình sản xuất như: Công ty liên doanh hợp doanh, công ty cổ phần, công ty TNHH và mỗi một công ty sản xuất có thể nhiều sản phẩm.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ thì loại hình sản xuất chủ yếu là tư nhân và sản xuất tập trung 1 loại sản phẩm. Vì vậy cần thiết phải tổ chức nhiều phòng chức năng hơn trong các doanh nghiệp nhỏ.
Qui mô doanh nghiệp nhỏ còn tác động đến loại hình sản xuất như khó tìm được chỗđứng trên thị trường vì rất khó chiếm được tiêu chí của người tiêu dùng. Vì tâm lý người tiêu dùng thường thích dùng những sản phẩm được sản xuất ở các doanh nghiệp có quy mô lớn và lâu năm.
2. ảnh hưởng của quy môđối với việc thay đổi phương pháp tổ chức sản xuất
Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình những phương pháp tổ chức sản xuất khác nhau. Nhưng đều phải chúýđến các đặc trưng như: tầm nhìn, mục tiêu, nguồn lực, nền văn hoá cũng nhưđặc tính chủng loại sản phẩm, mặt hàng kinh doanh. Vì vậy thay đổi phương pháp tổ chức thích hợp làđiều mà doanh nghiệp dù có quy mô lớn hay nhỏđều phải làm, đểđạt được mục tiêu đề ra các doanh nghiệp cần có phương pháp tổ chức sản xuất sâu hơn, cần làm quen với các nguyên tắc đánh giá kinh tế và phương pháp đưa ra quyết định tạo cơ sở cho việc đánh giáđịnh lượng các tổ chức sản xuất và cơ hội đầu tư nói chung.
Quy mô dù lớn hay nhỏ cũng đều phải lựa chọn phương thức tổ chức sản xuất tốt nhất. Trong rất nhiều tình huống kinh doanh, các quyết định thay đổi phương pháp tổ chức sản xuất đều được quyết định, theo cảm tính vìkhông có các phương pháp quyết định một cách hệ thống và mang tính định lượng.
Trước khi thay đổi phương pháp tổ chức sản xuất ta nên đặt ra một câu hỏi: "Liệu phương pháp tổ chức sản xuất này có tốt hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn nếu ta áp dụng vào cho doanh nghiệp".
Đối với quy mô doanh nghiệp lớn thường cần đến việc sử dụng lợi thế của máy móc tốt hơn. Các máy móc tinh vi nhưng đắt tiền phần nào cũng có tính không chia nhỏđược. Chi phí bình quân sẽ rất lớn khi sản lượng ít, với các mức sản lượng cao chi phí máy móc có thể rải đều cho một số lượng sản phẩm lớn và kỹ thuật sản xuất đó có thể sản xuất với sản lượng lớn đến mức làm cho chi phí bình quân thấp.
Đối với quy mô doanh nghiệp nhỏ thì chủ yếu là gia công truyền thống, thời gian làm ra sản phẩm là dài, nhiều công đoạn dẫn đến sản phẩm làm ra không nhiều, sức lao động bỏ ra nhiều ® giá thành sản phẩm lớn ® lợi nhuận thấp.
III. NHỮNGGIẢIPHÁPĐỂNÂNGCAOLOẠIHÌNHSẢNXUẤTVÀTHAYĐỔIPHƯƠNGPHÁPTỔCHỨCSẢNXUẤTĐỐIVỚIDOANHNGHIỆP
1. Xây dựng mô hình quản lý chất lượng
- Xây dựng mô hình quản lý chất lượng phải nhằm đạt được mục tiêu tăng năng suất lao động, cải tiến chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và vị thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Một mô hình quản lý chất lượng phù hợp phải dựa trên sự khai thác tối đa các tiềm năng và thế mạnh của doanh nghiệp. Đồng thời phải biết lựa chọn những yếu tố thích hợp bên ngoài để tạo ra bước chuyển nhanh chóng trong việc giải quyết những vấn đề chất lượng.
- Xây dựng mô hình quản lý chất lượng trong toàn bộ dây truyền sản xuất: từ nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng, thiết kế sản phẩm, tổ chức sản xuất kinh doanh, phân phối, giao hàng, dịch vụ sau bán.
2. Những yêu cầu của tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp đối với việc nâng cao loại hình sản xuất và thay đổi phương pháp tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp
Trong phạm vi từng doanh nghiệp, việc tổ chức bộ máy quản trị phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của doanh nghiệp, phải thực hiện đầy đủ, toàn diện các chức năng quản lý doanh nghiệp. Đây là cơ sở pháp lý, là căn cứ chủ yếu để từng doanh nghiệp tự tổ chức bộ máy quản lý của mình nhằm nâng cao loại hình sản xuất.
- Phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc chếđộ một thủ trưởng, chếđộ trách nhiệm cá nhân trên cơ sở bảo đảm phát huy quyền làm chủ của tập thể lao động trong doanh nghiệp.
- Phải phù hợp với quy mô sản xuất, thích ứng với đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, công tác các phòng chức năng cần chuyên môn hoá sâu hơn, do đó cần thiết và có thể tổ chức nhiều phòng chức năng hơn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Phải đảm bảo yêu cầu vừa tinh giảm, vừa vững mạnh trong bộ máy quản lý.
3. Đưa ra các cấp chiến lược trong một tổ chức
Tổ chức quản lý chiến lược có thể tiến hành ở các cấp doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau. Chẳng hạn như:
- Đối với cấp công ty xác định ngành kinh doanh hoặc các ngành kinh doanh, mà hãng đang hoặc sẽ tiến hành mỗi ngành cần được kinh doanh như thế nào và mối quan hệ của nó với xã hội như thế nào.
- Đối với cấp cơ sở kinh doanh (quy mô nhỏ) xác định từng cơ sở có thể hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình như thế nào trong lĩnh vực của mình.
- Chiến lược cấp bộ phận chức năng tập trung hỗ trợ cho chiến lược công ty và chiến lược cấp cơ sở kinh tế
4. Đảm bảo tính song song trong quá trình sản xuất và sản xuất phải nhịp nhàng
- Tính song song của quá trình sản xuất có nghĩa là thực hiện đồng thời các bước công việc cần thiết ở các nơi làm việc khác nhau. Tính song song của quá trình sản xuất xuất hiện khi một số các hạng mục khác nhau của quá trình sản xuất hay các chi tiết khác nhau của sản phẩm đồng thời được chế tạo sản xuất.
- Sự nhịp nhàng cảu sản xuất thể hiện việc phối hợp ăn khớp giữa những người những bộ phận tham gia trong quá trình sản xuất theo thời gian ở những nơi làm việc giữa những tổ, đội sản xuất. Phá vỡ sự nhịp nhàng của sản xuất sẽ làm sai chếđộ công nghệ, rối loại quá trình thường dẫn đến thời gian chờđợi làm giảm hiệu quả của quá trình sản xuất.
Bên cạnh đó quản lý và tổ chức sản xuất phải luôn được phát triển hoàn thiện trên cơ sở công nghiệp hoá.
5. Xác định mục tiêu doanh nghiệp từng thời kỳ, phương hướng, biện pháp
Mục tiêu của sựđầu tư doanh nghiệp thường là:
- Cực tiểu chi phí và cực đại lợi nhuận. Khi sử dụng mục tiêu cần đảm bảo tính chắc chắn của các chỉ tiêu lợi nhuận thu được qua dựán trong các năm theo dự kiến
- Cực đại sản lượng hàng hoá bán ra thị trường của doanh nghiệp. Mục tiêu này thường sử dụng khi mục tiêu lợi nhuận không đảm bảo chắc chắn.
- Cực đại giá trị tài sản của các cổđông tham gia trong dựán đầu tưđược tính theo giá thị trường. Mục tiêu này thường được sử dụng khi quyết định đầu tư không đảm bảo chắc chắn và khi muốn kết hợp 2 nhân tố lợi nhuận vàổn định.
- Đạt được mức thoả mãn nào đó về hiệu quả tài chính của dựán.
- Duy trì sự tồn tại doanh nghiệp
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
- Đầu tư chiều sâu với mặt hàng xuất khẩu
- Đầu tư liên doanh tranh thủ công nghệ mới và mở rộng thị trường
- Đầu tưđảm bảo điều kiện lao động, đảm bảo yêu cầu vệ sinh, môi trường.
6. Nhân tố về trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
- Tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá dịch vụ là quá trình thực hiện sự kết hợp chặt chẽ các yếu tốđầu vào như lao động, vật tư, kỹ thuật… để chế tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Quá trình này tiến hành tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo ra số lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ, chất lượng, chi phí sản xuất sản phẩm đó.
Vì vậy muốn tạo ra lợi nhuận cần có trình độ tổ chức sản xuất sao cho tiết kiệm chi phíở mức tốđa mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Quá trình tổ chức quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp bao gồm các khâu cơ bản nhưđịnh hướng chiến lược phát triển, xây dựng kế hoạch kinh doanh, xây dựng phương pháp tổ chức sản xuất kinh doanh, kiểm tra đánh giáđiều chỉnh các hoạt động kinh doanh. Các khâu tổ chức quản lý tốt sẽ tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí quản lý.
KẾTLUẬN
Nâng cao loại hình sản xuất và thay đổi phương pháp tổ chức sản xuất đối với các doanh nghiệp luôn là mục tiêu làđộng lực của các nhà doanh nghiệp. Nhờ có những loại hình sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất mới và thích hợp sẽ mở rộng được quy mô sản xuất của doanh nghiệp, thêm lao động, giải quyết được nhiều vấn đề xã hội như: thu nhập, công ăn việc làm. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì loại hình sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất ngày càng đòi hỏi cao hơn hoàn thiện hơn. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp (lớn và nhỏ) luôn phải vận động và phát huy làm sao để không những tồn tại được mà còn đáp ứng được tiêu chí của người dân.
Do phạm vi nghiên cứu đề tài rộng mà thời gian và hiểu biết còn hạn chế nên bài viết có nhiều thiếu sót, nên em mong được thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến. Em xin chân thành cảm ơn.
TÀILIỆUTHAMKHẢO
1. Giáo trình tổ chức quản lý - ĐHQLKD Hà Nội - Phạm Quang Lê
2. Tài liệu hướng dẫn học tập môn tổ chức quản lý doanh nghiệp tập 1+2 ĐHQLKD Hà Nội - TS. Đoàn Hữu Xuân.
3. Tổ chức vàđiều hành sản xuất - ĐH giao thông vận tải.
4. Chỉ dẫn cơ bản lập kế hoạch đầu tư vàđánh giá dựán - Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội.
5. Chiến lược và sách lược kinh doanh - NXB Thống kê - Garry D.SMith, Danny. R.Arnold, Body.R, Bizzell.
6. Giáo trình hiệu quả và quản lý dựán - khoa học quản lýĐH Kinh tế quốc dân.
MỤCLỤC