Ở nước ta hiện nay quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ tại hầu hết các các địa phương. Đời sống người dân cũng từ đó được cải thiện và nâng cao một cách đáng kể. Hải Dương cũng là một trong số những tỉnh như vậy. Tỉnh Hải Dương thuộc thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh. Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông phân bố hợp lý. Trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường 5, đường 18, đường 183 và hệ thống đường tỉnh , huyện đã được nâng cấp cải tạo rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài.
Ngày nay, Hải Dương đang phát triển một cách mạnh mẽ về kinh tế với những khu công nghiệp thu hút những nguồn vốn lớn từ nước ngoài. Các chủ đầu tư khu công nghiệp đã đầu tư 165 tỷ đồng, chiếm 28% tổng dự toán kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp. Trong đó khu công nghiệp Nam Sách tại xã Ái Quốc và Nam Đồng (Nam Sách), sau hơn một năm xây dựng hạ tầng đã đầu tư 70 tỷ đồng, đạt gần 87% tổng vốn đầu tư bao gồm chi phí đền bù, san lấp mặt bằng, xây dựng các hệ thống đường giao thông, điện chiếu sáng, thoát nước, xử lý nước thải Công ty TNHH đầu tư và phát triển Nam Quang( Hải Dương) là chủ đầu tư đã tích cực vận động, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước vào thuê đất. Đến nay, KCN Nam Sách đã cho thuê đựợc gần 35,5ha chiếm hơn 80% diện tích đất đầu tư xây dựng nhà máy trong KCN. Nhiều doanh nghiệp đã và đang xây dựng nhà máy, lắp đặt thiết bị để sản xuất, kinh doanh sản phẩm may mặc, dệt, da giầy; các sản phẩm chế biến nông, lâm sản và các ngành nghề khác.
Sự xuất hiện các khu công nghiệp tại địa phương sẽ gây ra những tác động không nhỏ tới đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương nói chung và với người dân nói riêng. Đặc biệt sự kiện chuyển giao đất để xây dưng các khu công nghiệp sẽ tạo nên những ảnh hưởng quan trọng tới cơ cấu ngành nghề của vùng. Xuất phát từ những điều đó, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu : “Ảnh hưởng của việc chuyển giao đất tới cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương” để có thể hiểu sâu hơn nữa về những thay đổi trong cơ cấu ngành nghề của vùng sau khi có sự kiện chuyển giao đất. Từ kết quả nghiên cứu, tôi mong muốn giúp chính quyền địa phương sẽ có những chính sách hỗ trợ cũng như điều chỉnh phù hợp với cơ cấu nghề nghiệp tại địa phương góp phần giải quyết vấn đề việc làm của người dân sau khi tiến hành chuyển giao đất.
51 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của việc chuyển giao đất tới cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ảnh hưởng của việc chuyển giao đất tới cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta hiện nay quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ tại hầu hết các các địa phương. Đời sống người dân cũng từ đó được cải thiện và nâng cao một cách đáng kể. Hải Dương cũng là một trong số những tỉnh như vậy. Tỉnh Hải Dương thuộc thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh. Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông phân bố hợp lý. Trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường 5, đường 18, đường 183 và hệ thống đường tỉnh , huyện đã được nâng cấp cải tạo rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài.
Ngày nay, Hải Dương đang phát triển một cách mạnh mẽ về kinh tế với những khu công nghiệp thu hút những nguồn vốn lớn từ nước ngoài. Các chủ đầu tư khu công nghiệp đã đầu tư 165 tỷ đồng, chiếm 28% tổng dự toán kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp. Trong đó khu công nghiệp Nam Sách tại xã Ái Quốc và Nam Đồng (Nam Sách), sau hơn một năm xây dựng hạ tầng đã đầu tư 70 tỷ đồng, đạt gần 87% tổng vốn đầu tư bao gồm chi phí đền bù, san lấp mặt bằng, xây dựng các hệ thống đường giao thông, điện chiếu sáng, thoát nước, xử lý nước thải… Công ty TNHH đầu tư và phát triển Nam Quang( Hải Dương) là chủ đầu tư đã tích cực vận động, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước vào thuê đất. Đến nay, KCN Nam Sách đã cho thuê đựợc gần 35,5ha chiếm hơn 80% diện tích đất đầu tư xây dựng nhà máy trong KCN. Nhiều doanh nghiệp đã và đang xây dựng nhà máy, lắp đặt thiết bị để sản xuất, kinh doanh sản phẩm may mặc, dệt, da giầy; các sản phẩm chế biến nông, lâm sản và các ngành nghề khác.
Sự xuất hiện các khu công nghiệp tại địa phương sẽ gây ra những tác động không nhỏ tới đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương nói chung và với người dân nói riêng. Đặc biệt sự kiện chuyển giao đất để xây dưng các khu công nghiệp sẽ tạo nên những ảnh hưởng quan trọng tới cơ cấu ngành nghề của vùng. Xuất phát từ những điều đó, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu : “Ảnh hưởng của việc chuyển giao đất tới cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương” để có thể hiểu sâu hơn nữa về những thay đổi trong cơ cấu ngành nghề của vùng sau khi có sự kiện chuyển giao đất. Từ kết quả nghiên cứu, tôi mong muốn giúp chính quyền địa phương sẽ có những chính sách hỗ trợ cũng như điều chỉnh phù hợp với cơ cấu nghề nghiệp tại địa phương góp phần giải quyết vấn đề việc làm của người dân sau khi tiến hành chuyển giao đất.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1 Ý nghĩa khoa học :
Nghiên cứu góp phần làm sang tỏ một số lý thuyết của xã hội học đại cương như lý thuyết biến đổi xã hội, lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết cơ cấu chức năng, lý thuyết di động xã hội và một số lý thuyết khác trong các chuyên ngành xã hội học kinh tế, xã hội học lao động…Nghiên cứu đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học và lý thuyết xã hội học vào việc nghiên cứu, lý giải một cách khoa học những hiện tượng, những biến đổi trong cơ cấu việc làm của địa phương sau khi có sự kiện chuyển giao đất.Kết quả nghiên cứu giúp tìm hiểu quy luật biến đổi trong cơ cấu ngành nghề của vùng; trên cơ sở đó đề ra những chính sách, những tác động phù hợp với sự phát triển của quy luật đó.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu góp phần giúp các nhà quản lý có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về thực trạng ngành nghề của địa phương sau khi chuyển giao đất. Từ đó có những thay đổi về mặt nhận thức và định hướng cho người dân tại địa phương những công việc phù hợp với thực tế sau khi đã bàn giao đất.
Nghiên cứu còn góp phần giúp cho các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành có liên quan, các cơ quan Nhà nước có những chính sách nhằm nâng cao nhận thức cũng như trình độ kỹ năng cho người dân đáp ứng yêu cầu về chất lượng của nguồn nhân lực hiện nay.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và xu hướng việc làm của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương , chúng tôi đề xuất các giải pháp làm cơ sở tham khảo cho các nhà quản lý nhằm giải quyết tốt hơn vấn đề việc làm cho người dân sau chuyển giao đất.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu :
Tìm hiểu ảnh hưởng của việc chuyển giao đất tới việc làm của các hộ gia đình và sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề của xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những bất cập về nghề nghiệp cũng như đảm bảo đời sống cho người dân ngày một tốt hơn, đồng thời giúp tháo gỡ những hậu quả từ việc thu hồi đất . Nhằm tiến tới mục tiêu xây dựng một xã hội nông thôn đáp ứng được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Tìm hiểu những ảnh hưởng của việc chuyển giao đất tới đời sống của người dân về thu nhập, mức sống, số nhân khẩu, …..
- Phân tích những ảnh hưởng của bàn giao đất tới việc biến đổi cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
- Tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế những tiêu cực sau khi chuyển giao đất.
- Đề xuất những biện pháp nhằm tạo việc làm mới cho người dân điạ phương.
- Khắc phục những hệ quả tiêu cực mới phát sinh sau khi tiến hành bàn giao đất như các tệ nạn xã hội : ma tuý, mại dâm, trộm cắp, cờ bạc ……
4.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Ảnh hưởng của việc bàn giao đất tới cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
4.2 Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu của đề tài: Những hộ gia đình ở xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
4.3 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian:
Tại 6 thôn : Tiền Trung, Độc Lập, Tiến Đạt, Vũ Thượng, Vũ Xá và Ngọc Trì thuộc xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
- Phạm vi thời gian:
Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 20/4/2007 – 12/5/2007.
5.Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp quan sát:
Chúng tôi tiến hành những quan sát sau :
Quan sát những ngành nghề hiện có của địa phương.
Quan sát số lượng lao động trong các ngành nghề đó.
Quan sát những ngành nghề thu hút nhiều lao động tham gia.
Quan sát thái độ của người dân đối với các chính sách hỗ trợ, tạo việc
làm của chính quyền địa phương.
5.2 Phương pháp phỏng vẫn sâu:
Ngoài những câu hỏi trong bảng hỏi, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 5 đối tượng có trình độ học vấn, giới tính, lứa tuổi khác nhau để thu thập thông tin về các ngành nghề tại địa phương sau khi chuyển giao đất cho các khu công nghiệp. Cụ thể là hiện trạng nghề nghiệp của người dân địa phương, các ngành nghề hiện có, tìm hiểu thái độ người dân đối với các chính sách hỗ trợ tạo việc làm của Nhà nước . 5 đối tượng trong phỏng vấn sâu đều là những người thuộc diện phải thu hồi đất , họ có trình độ học vấn là trung học cơ sở và trung học phổ thông; việc làm chủ yếu của những người này sau khi bị thu hồi đất là buôn bán nhỏ hoặc tiếp tục làm nông nghiệp, đây cũng được coi là những nghề chủ yếu của người dân địa phương.
5.3 Phương pháp phân tích tài liệu:
Trong quá trình nghiên cứu này chúng tôi đã đọc và phân tích những tài liệu và báo cáo của UBND xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương và đặc biệt là báo cáo của các thôn được tiến hành nghiên cứu. Bên cạnh đó là những báo cáo, số liệu đã được công bố trên các tạp chí, sách báo, các trang web điện tử để bổ sung những thông tin mà các phương pháp khác còn thiếu.
5.4 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi :
Điều tra 820 phiếu trong đó :
- Cơ cấu giới :
+ Nam : 44,5%
+ Nữ : 55,5%
Cơ cấu mức sống :
+ Tăng lên : 43,7%
+ Giảm đi : 12,0%
+ Không thay đổi : 44,2%
+ Không trả lời : 0,1%
Số thế hệ chung sống :
+ Một thế hệ : 3,7%
+ Hai thế hệ : 70,1%
+ Ba thế hệ trở lên : 26,1%
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Sau khi tiến hành bàn giao đất đa số người dân đều chuyển sang làm những công việc giản đơn hoặc có tính chất thời vụ, không đòi hỏi trình độ học vấn và chuyên môn.
- Nông nghiệp với những ngành nghề như trồng trọt, chăn nuôi….. vẫn là những nghề chủ đạo tuy vậy phi nông nghiệp có xu hướng ngày càng phát triển tại địa phương.
- Mô hình của các ngành phi nông nghiệp như các loại hình kinh doanh dịch vụ, làm thuê tự do hay tại các cơ quan, xí nghiệp sẽ phát triển mạnh ở xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
7. Khung lý thuyết
NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử luôn xem xét sự vật, hiện tượng trong một quá trình phát triển và những mối liên hệ phổ biến.
Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử là việc phân tích các qua trình lịch sử từ góc độ hoạt động vật chất của con người, từ góc độ kinh tế của xã hội, từ quan điểm của tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Tồn tại xã hội chính là những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội bao gồm: phát triển sản xuất, hoàn cảnh địa lý và mật độ dân số; còn ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội bao gồm; hệ tư tưởng, chính trị, pháp luật, đạo đức, văn hóa, tôn giáo và những thiết chế tương ứng, nó bị quyết định bởi tồn tại xã hội, được hình thành trên cơ sở nền tảng của tồn tại xã hội.
Do đó khi nghiên cứu “ Ảnh hưởng của việc chuyển giao đất tới cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương” sẽ tìm hiểu mối liên hệ hữu cơ giữa điều kiện kinh tế - xã hội, cơ cấu nghề nghiệp với nhận thức cũng như suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của người dân về cơ cấu ngành nghề của địa phương sau khi tiến hành trưng thu đất.
Cùng với phương pháp luận triết học Mác – Lênin giúp phân tích và khái quát những thay đổi về cơ cấu ngành nghề của địa phương và tìm ra xu hướng lựa chọn việc làm của người dân sau khi bàn giao đất.
Một số lý thuyết xã hội học được sử dụng trong nghiên cứu:
- Lý thuyết biến đổi xã hội :
Xã hội cũng giống như tự nhiên, không ngừng biến đổi, sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định tương đối. Có nhiều quan niệm về biến đổi xã hội. Theo Fichter thì “ biến đổi xã hội là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước”. Nói một cách khác, biến đổi xã hội là một quá trình mà qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian.
Ngày nay, trước sự phát triển nhanh của khoa học, công nghệ với sự giao lưu và tác động lẫn nhau của các nền văn hóa thế giới, sự biến đổi diễn ra nhanh chóng, đa dạng và phức tạp. Ở Việt Nam, quá trình thay đổi diễn ra tương đối mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực với những biến đổi quan trọng. Ở nghiên cứu này, chúng ta thấy sự biến đổi xã hội trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… đã có những tác động không nhỏ tới cơ cấu ngành nghề của các địa phương sau khi có sự kiện chuyển giao đất. Vấn đề này đã và đang diễn ra trên toàn quốc, trong đó có Hải Dương.
- Lý thuyết về di động xã hội :
Theo nghĩa chung nhất thì di động xã hội hàm nghĩa sự di chuyển của cá nhân, nhóm xã hội từ một vị trí xã hội này sang một vị trí xã hội khác trong một cơ cấu xã hội.
Tuy nhiên, do xã hội là một hệ thống đa cơ cấu và phức tạp nên cũng hàm chứa trong nó nhiều loại di động xã hội. Mỗi cá nhân tùy theo điều kiện, hoàn cảnh riêng có thể di chuyển lên, di chuyển xuống hoặc giữ nguyên tầng bậc cũ. Chẳng hạn, khi một cá nhân hay một nhóm xã hội di động từ vị trí xã hội này sang một vị trí xã hội khác trong cơ cấu xã hội nghề nghiệp thì được gọi là di động nghề nghiệp; trong cơ cấu lãnh thổ thì được gọi là di động trong không gian. Di động xã hội còn diễn ra sự di động giữa các thế hệ, di động cơ cấu, có khi di chuyển từ cơ cấu nông thôn thành cơ cấu đô thị, quá trình di động xã hội này cũng gắn với với quá trình di dân…
Một số nhà xã hội họcđã nghiên cứu về vấn đề di động xã hội như: giữa thế kỷ XIX có Karl Marx, M. Weber, J. Mill ; đầu thế kỷ XX có Pareto và một số tác giả khác. Chẳng hạn, Pareto đã đưa ra lý thuyết về sự di chuyển của tầng lớp tinh hoa trong xã hội. Một số tác giả khác thì nghiên cứu di động xã hội trong bối cảnh công nghiệp hóa trong các nước đang phát triển.
Di động xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phụ thuộc vào các cơ chế cũng như các điều kiện khác nhau: theo quan điểm của nhà xã hội học P. Sorokin trong cuốn “ Di động xã hội” ( 1927) thì: những nhân tố ảnh hưởng đến di động xã hội là các “kênh dẫn” và các “cơ chế sàng lọc” liên quan tới hoàn cảnh kinh tế - xã hội chung và đặc thù ở mỗi vùng miền và các đặc điểm cá nhân như hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn, lứa tuổi, giới tính.
Trong nghiên cứu này, người dân sau khi bàn giao đất cho các khu công nghiệp có sự di động nghề nghiệp. Do đặc điểm cá nhân như hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn, lứa tuổi, giới tính khác nhau nên sự di động của mỗi cá nhân khác nhau. Có người di chuyển lên, có người di chuyển xuống, có người giữ nguyên tầng bậc cũ hoặc chỉ làm tạm thời trong lúc học nghề mới hay lúc nông nhàn…. Cũng có người di động tìm việc làm ở các tỉnh khác nhưng cũng có người có lựa chọn tìm kiếm việc làm tại địa phương.
- Lý thuyết cơ cấu chức năng:
Thuyết cơ cấu chức năng xem xét hệ thống xã hội như một cơ chế tự cân bằng và các tiểu hệ thống luôn có một chức năng xác định trong xã hội. Các địa vị xã hội luôn được phân chia phù hợp với năng lực của từng cá nhân. Theo quan điểm của lý thuyết này thì các đặc điểm về gia đình, giới tính, trình độ học vấn và những cơ may xã hội luôn có tác động tới công việc của từng cá nhân. Do đó, xã hội luôn cần thiết có sự di động liên tục nhằm cơ cấu lại các vị trí công việc trong xã hội.
Phân tầng trong xã hội có liên quan chặt chẽ đến sự di động của các cá nhân, các nhóm xã hội. Nhà xã hội học người Mỹ T. Pareto cùng các học trò của mình đã đưa ra tháp phân tầng trong đó ông phân biệt các tầng lớp xã hội khác nhau dựa trên các tiêu chí về thu nhập, uy tín, quyền lực.
đã đưa ra tháp phân tầng nổi tiếng của mình, trong đó ông phân biệt các tầng lớp xã hội khác nhau dựa trên các tiêu chí về thu nhập, uy tín, quyền lực.
Theo quan điểm của các tác giả trường phái này thì các công việc nặng nhọc và thu thập thường được đảm nhận bởi những người xuất thân trong những điều kiện kém cỏi và không có trình độ, họ thường đảm nhận những công việc nặng nhọc không đòi hỏi phải được đào tạo và do đó địa vị của họ rất thấp trong xã hội.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người nông dân sau khi bàn giao đất, vì có trình độ học vấn và chuyên môn thấp nên họ thường làm các công việc mang tính đơn giản như thợ xây, làm thuê, bán hàng rong, đồng nát tại địa phương hoặc đi làm ăn ở các tỉnh xa. Để có địa vị, công việc tốt hơn họ phải học nghề để nâng cao trình độ.
- Lý thuyết hành động xã hội :
Hành động xã hội là hành động của mối quan hệ giữa con người và xã hội, đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Xét trên phương diện triết học, hành động xã hội chính là một hình thức hoặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn, vấn đề xã hội. Hành động xã hội được tạo bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, các đảng phái chính trị…. Trong xã hội học, hành động xã hội được hiểu cụ thể hơn và thường gắn với các chủ thể hành động là các cá nhân.
Theo M. Weber : Hành động xã hội là một hànhvi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định.
Theo T. Parson : Hành động xã hội là một hành động bị điều chỉnh bởi hệ thống biểu tượng mà các cá nhân dùng trong tương tác hàng ngày.
Theo V. Pareto : Trong mỗi một chủ thể hành động đều có cả hành động logic và hành động không logic, mà trong đó hành động logic là cốt lõi, là cơ sở của mọi quá trình hành động. Hành động logic là hành động hướng tới các mục đích. Nói cách khác, đó là hành động xã hội phù hợpvới thực tế khách quan với những suy nghĩ chủ quan ( con người đề ra trong suy nghĩ của mình những mục đích nhất định và cuối cùng con người đã hành động điều đó trong thực tế). Còn hành động không logic la fhành động bản năng, ham muốn, lợi ích thúc đẩy vốn là cố hữu của con người và tạo ra một hằng số tâm lý bền vững của bất kỳ một hành động không logic nào. Nói cách khác, hành động không logic là hành động trong đó phương tiên và mục đích trái ngược nhau, không ăn khớp với nhau. Như vậy, hành động không logic là hành động mà chủ thể hành động theo ý thức hoặc không theo ý thức.
Trong nghiên cứu này, người nông dân với mục đích kiếm được việc làm đem lại thu nhập cao vì thế trong thực tế, họ đã hành động bằng nhiều phương tiện, bằng nhiều hình thức khác nhau để cuối cùng đạt được điều đó. Có người tìm đến những công việc đơn giản, ít cần trình độ học vấn, có người học và làm một nghề thủ công truyền trống; có người kiếm một việc nào đó để tìm một công việc khác phù hợp hơn với mình; có người đi học nghề để có trình độ cao hơn….. tất cả đều có cùng mục đích là tìm được việc thích hợp đem lại thu nhập cao cho bản thân.
1.2 Những khái niệm công cụ:
1.2.1 Khái niệm đất đai :
Nghĩa chung nhất: “đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa hoặc còn gọi là thổ nhưỡng”. Đất được hình thành do kết quả quá trình tổng hợp của 5 yếu tố: đá, động vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Tất cả các loại đất trên Trái đất được hình thành sau một quá trình biến đổi lâu đời trong tự nhiên. Chất lượng đất phụ thuộc vào đá mẹ, khí hậu, cỏ cây, sinh vật sống trên Trái đất và lòng đất. Đất khác nhau về độ dày, màu sắc, thành phần cấu tạo, các đặc điểm của chúng như: vật chất thô sơ, hoặc mịn, dẻo, hoặc vụn bở, khô hay ướt….Nước ta có hai vùng đất feralit và phù sa cổ ở miền núi, đồng bằng cũng có đất phù sa nhưng đất đai nước ta có nhiều loại khác nhau và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như trong sinh hoạt (nhà ở, cửa hàng, công ty) và trong canh tác như trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp…
1.2.2 Khái niệm bàn giao :
“ Bàn giao là giao lại công việc, tài sản, tài liệu…. cho người khác hoặc cơ quan khác khi thay đổi công tác hoặc hết nhiệm vụ”
Theo chúng tôi, bàn giao là giao lại đất ( đất thổ cư, đất nông nghiệp….) cho Nhà nước để xây dựng các khu công nghiệp. Khi bàn giao người dân có thể chuyển đến sống ở một địa điểm khác hoặc nhận một khoản tiền do Nhà nước đền bù.
1.2.3 Khái niệm việc làm :
“ Việc làm là hoạt động cụ thể “. Việc làm thể hiện mối quan hệ của con người và những chỗ làm cụ thể là những giới hạn xã hội cần thiết trong đó lao đông diễn ra đồng thời nó làm điều kiện thỏa mãn nhu cầu xã hội về lao động việc làm, việc làm là nội dung chính của hoạt động con người. Như vậy việc làm được hiểu như một loại lao động đem lại thu nhập cho người thực hiện lao động.
Từ quan niệm trên cho thấy việc làm bao gồm các nội dung :
+ Là hoạt động lao động của con người.
+ Là họat động lao động nhằm mục đích tạo ra thu nhập.
+ Hoạt động lao động đó không bị pháp luật ngăn cấm.
Khái niệm này đã được thể chế hóa thành các chỉ tiêu quản lý Nhà nước về việc làm và thống nhất trong cả nước. Để tạo điều kiện thuận lợi trong các hoạt động thực tế, khái niệm này đã được cụ thể hóa như sau :
Việc làm là các hoạt động được thể hiện ở một trong ba dạng:
+ Làm các công việc nhận tiền công, tiền lương bằng tỉền mặt hoặc hiện vật cho việc đó.
+ Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản than, bao gồm sản xuất nông nghiệp, trên đất do chính thành viên đó sở hữu hoặc hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chính thành viên đó làm chủ toàn bộ hoặc một phần.