Ngày nay môi trường kinh doanh luôn biến đổi không ngừng, cộng với việc sự cạnh tranh toàn cầu và sức ép của người tiêu dùng đã buộc các doanh nghiệp phải hết sức coi trọng về vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình. Chất lượng sản phẩm trở thành một nhân tố cơ bản quyết định sự thành bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại và lớn mạnh của doanh nghiệp.
62 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng hệ thống QLCL ISO 9001: 2001 tại Xí nghiệp Sông Đà 802, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Ngày nay môi trường kinh doanh luôn biến đổi không ngừng, cộng với việc sự cạnh tranh toàn cầu và sức ép của người tiêu dùng đã buộc các doanh nghiệp phải hết sức coi trọng về vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình. Chất lượng sản phẩm trở thành một nhân tố cơ bản quyết định sự thành bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại và lớn mạnh của doanh nghiệp.
Đổi mới quản lý chất lượng và việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 trong doanh nghiệp là việc làm hết sức cần thiết. Hệ thống quản lý chất lượng này sẽ làm thay đổi nếp nghĩ và cách làm cũ, tạo ra một phong cách, một bộ mặt mới cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo nền móng cho sản phẩm có chất lượng, góp phần tăng năng suất và giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm, tăng uy tín của Xí nghiệp về đảm bảo chất lượng. Đây là việc làm có tính chiến lược của Xí nghiệp nó phù hợp với xu thế của đất nước và thế giới. Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp Sông Đà 802 - Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Sông Đà 8, tôi quyết định chọn đề tài: "áp dụng hệ thống QLCL ISO 9001: 2001 tại Xí nghiệp Sông Đà 802" làm đề tài thực tập tốt nghiệp. Đề tài này ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm có 3 phần:
Phần I: Giới thiệu chung về Xí nghiệp Sông Đà 802.
Phần II: Thực trạng về kế hoạch xây dựng và áp dụng hệ thống QLCL ISO 9001: 2000 tại Xí nghiệp .
Phần III: Một số giải pháp về kế hoạch xây dựng và áp dụng thành công hệ thống QLCL ISO 9001: 2000 tại Xí nghiệp Sông Đà 802.
Trong phạm vi đề tài thực tập này, tôi tập trung nghiên cứu mảng áp dụng QLCL ISO 9001: 2000 của Xí nghiệp , đồng thời cũng nêu lên những lợi ích cụ thể của việc áp dụng hệ thống, bên cạnh đó cũng nêu lên những thuận lợi và khó khăn mà Xí nghiệp cần phải khắc phục, đặc biệt là đề tài cũng đưa ra các giải pháp cụ thể sát với tình hình thực tế, giúp cho Xí nghiệp thực hiện tiến hành áp dụng hệ thống thành công và duy trì hệ thống có hiệu quả. Với mong muốn góp thêm một vài ý kiến nhỏ bé của mình về quá trình áp dụng ISO 9001:2000 tại Xí nghiệp , tuy nhiên do trình độ lý luận và thời gian thực tập tại Xí nghiệp có hạn, nên vấn đề nghiên cứu của tôi không thể tránh được các thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý của các thầy cô giáo để cho tôi có thể hoàn thiện hơn những suy nghĩ và hiểu biết thêm về những vấn đề này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo đã giảng dạy cho tôi. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo: Ngô Thị Việt Nga đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này
Hà Nội, tháng 6 năm 2007
Sinh viên thực tập: Trương Danh Thái
Phần I
Giới thiệu chung về Xí nghiệp sông Đà 802
1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1. Thông tin chung
Tên Xí nghiệp : Xí nghiệp Sông Đà 802
Địa chỉ: G10-P209 quận Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 034.821965
Fax: 04.8546444
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp
Xí nghiệp Sông Đà 802 trực thuộc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Sông Đà 8 được thành lập theo Quyết định số: 27/BXD-TCLĐ/TCT ngày 04 tháng 2 năm 1994 của Bộ Xây dựng.
Trước đây, khi mới thành lập Xí nghiệp có tên là Xí nghiệp Xây dựng Bút Sơn và qua một thời gian phát triển, từ tháng 3/2006 Xí nghiệp đổi thành Xí nghiệp Sông Đà 802, hiện nay Xí nghiệp đang tập trung đổi mới, sửa chữa máy móc thiết bị, cải tiến kỹ thuật, công nghệ để thi công các công trình trên địa bàn toàn quốc và cả nước ngoài. Kết hợp sự đổi mới để kinh doanh còn nhờ vào đội ngũ cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp là rất năng động và hoạt bát, chịu học hỏi: Trong Xí nghiệp có 250 cán bộ chuyên môn kỹ thuật; trong đó có 160 cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học, cung với hoạt động nhưng Xí nghiệp đã tham gia nhiều công trình quan trọng và đã hoàn thành tốt công việc và chất lượng thực tế được khách hàng đánh giá rất cao như các công trình ở Hà Nội, Hà Tây, Nghệ An, Huế, Hòa Bình, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Hưng Yên.
Qua những năm xây dựng và phát triển Xí nghiệp đã dần đi vào ổn định và đã từng bước phát triển. Có được điều đó là nhờ vào năng lực của Xí nghiệp và của Công ty đặc biệt là nhờ vào đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, công nhân giỏi nghề và các trang thiết bị tiên tiến hiện đại của nhiều nước trên thế giới.
Từ đó mà Xí nghiệp luôn luôn hoàn thành được nhiệm vụ của Công ty giao cho và luôn sẵn sàng đáp ứng và chờ đợi nhận làm các công trình lớn phục vụ cho nhu cầu của xã hội như cầu đường, thuỷ điện, công trình công nghiệp.
2. Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp
Giám đốc Xí nghiệp
Phó Giám đốc kinh tế
Phó Giám đốc kỹ thuật
Phòng Quản lý, kỹ thuật
Phòng Tài chính, kế toán
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng vật tư
cơ giới
Đội
công trình I
Đội
công trình II
Đội
công trình III
Đội
công trình IV
Mô hình tổ chức bộ máy tổ chức quản trị của Xí nghiệp do Công ty xây dựng Sông Đà 8 định hướng và tham mưu, cơ cấu này phụ thuộc vào ngành nghề xây dựng và quy mô kinh doanh nên có thể thấy hiện tại Xí nghiệp Sông Đà 802 có bộ máy quản trị đơn giản gọn nhẹ và đầy hiệu quả. Đứng đầu Xí nghiệp là giám đốc, giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động chung của Xí nghiệp , giúp việc cho giám đốc là Phó giám đốc, một phụ trách về mặt kinh tế và một phụ trách về mặt kỹ thuật, cùng các phòng ban chức năng.
- Giám đốc Xí nghiệp là người đứng đầu quản lý chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp .
- Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh, an toàn lao động, đồng thời tổ chức quản lý và điều hành vật tư cơ giới trong toàn Xí nghiệp .
- Về các phòng ban chức năng: việc tổ chức các phòng ban là tùy thuộc vào yêu cầu sản xuất kinh doanh đứng đầu là các trưởng phòng và các trưởng phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc và có vai trò trợ giúp giám đốc chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện tại Xí nghiệp có 4 phòng ban và 4 đội công trình sản xuất trực tiếp.
1. Phòng quản lý kỹ thuật: là bộ phận chức năng của Xí nghiệp , tham mưu giúp việc cho Xí nghiệp trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật, chất lượng công trình và các hoạt động khoa học kỹ thuật.
2. Phòng tài chính kế toán: là phòng nghiệp vụ giúp việc cho giám đốc Xí nghiệp . Phòng kế toán còn có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thông tin kế toán, tổ chức hạch toán, kinh tế trong nội bộ Xí nghiệp theo đúng chế độ, chính sách theo đúng chế độ hiện hành của luật pháp.
3. Phòng hành chính: là phòng chức năng giúp giám đốc trong công việc thực hiện các phương án và sắp xếp và cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, tổ chức tuyển dụng phân phối điều độ nhân lực làm sao đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất kinh doanh chung trong toàn Xí nghiệp theo các thời điểm khác nhau. Đồng thời tổ chức thực hiện đúng chính sách chế độ đối với người lao động.
4. Phòng vật tư - cơ giới: Giúp cho giám đốc về việc điều hành quản lý xe máy, vật tư thiết bị cơ giới và quản lý cơ giới, vật tư cho các đơn vị thuộc Xí nghiệp .
Về công tác tổ chức sản xuất, Xí nghiệp Sông Đà 802 tổ chức sản xuất theo từng đội công trình như sau:
- Đội cơ giới 1 có nhiệm vụ thi công bằng cơ giới
- Đội xây dựng: tham gia xây dựng các công trình Xí nghiệp giao cho
- Đội xây lắp 2, 3, 4
3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
Một vài năm gần đây, tình hình xây dựng kinh doanh của Xí nghiệp rất phát triển. Cụ thể được đánh giá qua các chỉ tiêu như: doanh thu, lợi nhuận, vốn, nộp ngân sách, lương bình quân. Được thể hiện chi tiết qua các bảng, biểu đồ sau:
Bảng 1: Mức tăng doanh thu qua các năm:
TT
Năm
Doanh thu (trđ)
Tỷ lệ tăng (%)
1
2002
22169
2
2003
22835
103%
3
2004
23977
105
4
2005
27987
116
5
2006
30500
109
(Nguồn: Phòng tài chính)
Biểu đồ 1: Mức tăng doanh thu và tỷ lệ tăng của năm sau
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy doanh thu từ năm 2002 đến 2005 đều tăng, doanh thu của năm 2005 so với năm 2004 tăng 3.900 (trđ) là 1 tốc độ tăng thu rất lớn cụ thể là trong thời gian này Xí nghiệp đã nâng được uy tín của mình và đã trúng thầu 1 số công trình lớn.
Doanh thu của năm 2005 đạt 30.500 (trđ) như vậy ban lãnh đạo Xí nghiệp quyết tâm giữ vững mức tăng doanh thu đồng thời cố gắng nâng lên mức cao hơn. Như vậy với tốc độ phát triển này Xí nghiệp quyết định nghiên cứu và áp dụng hệ thống ISO 9000, 9001 : 2000 là tối ưu nhất. Việc nghiên cứu và áp dụng thành công sẽ tạo ra nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của Xí nghiệp và lợi nhuận sẽ tiếp tục tăng lên theo tỷ lệ cao.
Bảng 2: Tình hình nộp ngân sách Nhà nước
TT
Năm
Tỷ lệ %
So với năm
1
2002
2
2003
102,12
2002
3
2004
104,25
2003
4
2005
108,87
2004
5
2006
108,86
2005
Số liệu từ bảng báo cáo tổng kết năm 2006
Phản ánh qua biểu đồ tình hình nộp ngân sách và tỷ lệ tăng % so với năm trước.
Biểu đồ 2: Tình hình nộp ngân sách Nhà nước
Xí nghiệp Sông Đà 802 là Xí nghiệp có mức nộp ngân sách khá lớn và tăng đều qua từng năm. Mức nộp ngân sách năm 2006 so với năm 2005 tăng là 108,87%.
Qua tình hình nộp ngân sách Nhà nước của Xí nghiệp ta có thể thấy được Xí nghiệp Sông Đà 802 là một doanh nghiệp có sự đóng góp đáng kể với Nhà nước.
* Tình hình tài chính của Xí nghiệp trong 3 năm qua
Tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trên cơ sở báo cáo tình hình tài chính đã được cơ quan kiểm tra trong 3 năm vừa qua.
Bảng 3: Tình hình tài chính trong 3 năm qua
Đơn vị: 1000đ
TT
Tài sản
2004
2005
2006
1
Tổng TS có
110.888.885
210.899.451
28.019.035
2
TS có lưu động
51.572.775
70.163.303
100.028.620
3
Tổng TS nợ
80.151.826
150.199.216
210.278.600
4
Tổng TS nợ LĐ
70.851.260
140.199.126
200.989.024
5
Giá trị tăng
1.789.216
1.824.716
110.545.806
6
Vốn lưu động
10.399.957
20.198.173
30.064.842
Theo nguồn: Báo cáo Tổng kết Kinh doanh năm 2006 của Xí nghiệp 802
Bảng trên phản ánh tình hình tài sản của Xí nghiệp qua 3 năm 2004, 2005, 2006. Qua đó ta thấy được biến động tăng lên của tất cả các loại TS. Chỉ tiêu tổng TS có tăng lên rất rõ rệt qua các năm. Tổng TS có năm 2004 là gần 119 tỷ đồng và tăng lên gần gấp đôi qua năm 2005 là xấp xỉ 211 tỷ đồng và tỷ lệ tăng tương tự đối với năm sau. Việc tăng mạnh về tổng tài sản trong 2 năm vừa qua là do Xí nghiệp đã đầu tư thêm một số máy móc hiện đại để phục vụ cho công việc.
Thông qua chỉ tiêu tài sản nợ có thể thấy kết quả của việc hoạt động sản xuất kinh doanh mặt khác cũng cho thấy mức độ rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Vì mức độ tài sản nợ càng lớn thì chứng tỏ Xí nghiệp đã thực hiện được nhiều hợp đồng nhưng đi đôi với nó là độ rủi ro cao hơn và ngược lại nó lại đem lại lợi nhuận lớn hơn.
* Vốn kinh doanh
Vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi Doanh nghiệp. Không một hoạt động nào có thể tồn tại nếu thiếu hoặc không có vốn. Tình hình vốn của Xí nghiệp cũng phản ánh về tình hình sản xuất và hiệu quả hoạt động của Xí nghiệp .
+ Bảng tình hình về vốn của Xí nghiệp
Bảng 4: Vốn và tỷ lệ % của vốn
Đơn vị (triệu đồng)
Chỉ tiêu
2004
Tỷ lệ (%)
2005
Tỷ lệ (%)
1. Tổng số vốn KD
- Vốn tự bổ sung
- Vốn cố định
- Vốn lưu động
- Vay NH
54828
18531
47535
7296
36297
100
33,8
86,7
13,3
66,2
65793
22830
57174
8619
42963
100
34,7
86,9
13.1
65,3
2. Tổng số vốn cố định
59289
100
65217
100
Giá trị hoàn lại
39615
66,82
43662
66,95
Số liệu từ sổ theo dõi tình hình tài chính
Biểu đồ 3: Vốn và tỷ lệ % của các loại vốn
Qua bảng chỉ tiêu tình hình vốn và biểu đồ phản ánh tỷ lệ % của các loại vốn của Xí nghiệp qua 2 năm 2004, 2005 ta thấy vốn cố định và vốn lưu động tăng, vốn cố định tăng lên từ 47.535 triệu đồng lên 57.174 triệu đồng, trong năm này Xí nghiệp còn đầu tư mua thêm một số trang thiết bị, máy móc để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Qua chỉ tiêu nguồn vốn hình thành cho ta thấy vốn vay ngân hàng và vốn tự bổ sung tăng lên. Mặc dù nguồn vốn tự bổ sung không lớn mức tăng chỉ đạt từ 18.531 (triệu đồng) lên 2.380 (triệu đ) tăng 123,19%.
Phần II
thực trạng về kế hoạch kinh doanh
và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo Iso 9001 : 2000 tại Xí nghiệp sông đà 8
1. Các đặc điểm về kinh tế kỹ thuật
1.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
Hiện tại, Xí nghiệp có 4 phòng ban khác nhau, (phòng tổ chức hành chính, phòng quản lý kỹ thuật, phòng tài chính kế toán, phòng vật tư cơ giới). Hiện trường thi công trải rộng trên cả nước nên việc quản lý còn có những khó khăn bất cập không thể tránh khỏi. Bộ máy quản lý chưa thật sự đơn giản, gọn nhẹ, lực lượng gián tiếp và phục vụ còn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số CBCNV. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức quản lý của Xí nghiệp cũng thay đổi linh hoạt để phù hợp với tình hình sản xuất chung ở từng thời điểm cụ thể. Cơ chế quản lý kinh tế tài chính cũng được mở rộng hơn. Xí nghiệp đã phân cấp quản lý cho các đơn vị trực thuộc, tạo điều kiện để các đơn vị chủ động trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời Xí nghiệp từ một đơn vị với ngành nghề truyền thống là thi công cơ giới các công trình thủy điện, tập trung tại công trình thủy điện Hòa Bình và Yaly, đã từng bước mở rộng địa bàn hoạt động trên khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam với cơ chế quản lý năng động hơn; ngành nghề sản xuất kinh doanh đã được mở rộng hơn.
1.2. Đặc điểm về lao động
Lao động là lực lượng không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh, vì vậy xây dựng và phát triển nguồn lực lao động là mục tiêu quan trọng hàng đầu cần phải được thường xuyên quan tâm chỉ đạo đúng mức.
Do yêu cầu của mỗi sản phẩm xây dựng (công trình xây dựng) tùy theo quy mô của mỗi công trình mà đòi hỏi số lượng lao động tham gia vào công việc cũng khác nhau. Các công trình mà Xí nghiệp thi công nằm ở mọi miền đất nước do đó việc di chuyển lực lượng lao động cũng là một vấn đề rất khó khăn, để đáp ứng được nhu cầu của công việc thì lực lượng lao động không chỉ phải được đảm bảo về sức khỏe, tinh thần mà còn phải có trình độ nghiệp vụ, tay nghề cao, tác phong công việc tốt để đảm bảo công việc được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng đặt ra.
Do đó, để phát triển nguồn lực về con người cần phải xây dựng đội ngũ về số lượng, mạnh về chất lượng đảm bảo cho việc mở rộng quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề đáp ứng nhu cầu thị trường. Trên cơ sở đó phải tiến hành đào tạo mới, đào tạo lại lực lượng lao động với phương châm giỏi 1 nghề biết nhiều nghề khác, kết hợp tuyển dụng để đảm bảo lực lượng lao động, nhằm đáp ứng trình độ kỹ thuật của công nghệ sản xuất mới. Để hoàn thành được một công trình có quy mô lớn với tổng mức đầu tư lên tới vài chục triệu đô la thì lực lượng lao động trực tiếp cũng như lao động gián tiếp thi công xây dựng công trình phải rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, Xí nghiệp Sông Đà 802 thực hiện việc tổ chức quản lý theo một cấp. Bộ máy quản lý của Xí nghiệp xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác giữa các phòng ban và các chi nhánh, đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ, thống nhất tạo ra sự thông suốt trong công việc.
Bảng 4: Cơ cấu lao động, công nhân viên của Xí nghiệp
STT
Chỉ tiêu
Số lượng (người)
1
Tổng số cán bộ CNV
- Lao động chính thức
- Lao động tạm tuyến
1470
1447
23
2
Trình độ cán bộ CNV
- Tiến sỹ kỹ sư cao cấp
- Thạc sỹ
- Kỹ sư
- Cử nhân đại học, cao đẳng
- Công nhân kỹ thuật
20
16
63
151
1220
Biểu đồ 4: Cơ cấu trình độ cán bộ công nhân viên
Một số chuyên gia của Xí nghiệp là thành viên của các Hội đồng tư vấn kiến trúc của Bộ xây dựng cuả Hội kiến trúc sư Việt Nam
Như vậy qua cơ cấu lao động trên ta thấy rằng Xí nghiệp chưa tập trung được động lực lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhưng Xí nghiệp vẫn có lực lượng có khả năng đảm nhiệm nhiều công trình có yêu cầu về khảo sát thiết kế tập trung ở mức độ cao và quy mô lớn. Với đặc điểm lao động của Xí nghiệp chủ yếu là lao động kỹ thuật do đó tỷ lệ của nam chiếm tỷ trọng lớn. Do đó việc phân công lao động trong bộ máy nhân sự cũng có phần ảnh hưởng. Vì vậy trong bộ phận quản trị nhân lực cần phải để ý đến phần này.
Bảng 5: Mức tăng, giảm lao động và lương trung bình
qua 5 năm gần đây:
TT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1
Tiến sỹ, kỹ sư cao cấp
14
16
17
18
20
2
Thạc sỹ
8
12
13
15
16
3
Kỹ sư
51
56
61
62
63
4
Cử nhân ĐH, CĐ
139
142
148
155
151
5
CN kỹ thuật
1087
1123
1136
1213
1220
Tổng
1319
1349
1375
1463
1470
Lương trung bình
780
810
980
1130
1445
Nguồn: Sổ theo dõi tình hình tài chính (phòng tài chính)
Biểu đồ 5: Cơ cấu lao động và mức lương bình quân qua 5 năm
Biểu đồ trên cho ta thấy tình hình lao động qua từng năm đều tăng, điều đó cho ta thấy rằng các hoạt động của Xí nghiệp ngày càng được mở rộng. Mặt khác tỷ lệ giữa trình độ lao động với nhau tăng qua các năm là biến động không đáng kể, điều đó chứng tỏ rằng việc tuyển dụng lao động của Xí nghiệp qua các năm được thực hiện thường xuyên và đảm bảo cơ cấu hợp lý, điều đó nó không làm ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động.
Mặc dù mức lương trung bình năm 2002 đến 2004 chưa được cao nhưng ta thấy rằng mức lương đều tăng qua từng năm. Còn năm 2005, 2006 mức lương đã được cải thiện hơn so với các năm trước điều đó chứng tỏ rằng Xí nghiệp làm ăn ngày càng tiến triển hơn, điều đó cho thấy Xí nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường và đời sống công nhân viên trong Xí nghiệp được cải thiện hơn.
1.3. Đặc điểm về nguyên vật liệu và máy móc thiết bị
1.3.1. Nguyên vật liệu
Với tính chất và đặc điểm sản phẩm của Xí nghiệp , nguyên liệu tiêu hao chủ yếu của công tác khảo sát công trình và thi công công trình. Các nguyên liệu tiêu hao trong khảo sát công trình như: các mũi khoan nén, đo đạc, vẽ, phân tích thử nghiệm. Còn các nguyên liệu để thi công công trình như các loại đá, bê tông, nhựa atphan, xi măng, sắp thép…
Nguyên vật liệu là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả, nên vấn đề đặt ra là đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu cũng như chất lượng của nguyên vật liệu trong mọi tình huống kể cả khi có sự biến động.
Mặt khác, do đặc tính của sản phẩm và của nguyên vật liệu, mỗi sản phẩm hay công trình đòi hỏi sử dụng từng loại nguyên vật liệu phù hợp với công trình do đó việc lựa chọn loại nguyên vật liệu phù hợp là yếu tố quyết định tới chất lượng của công trình. Hơn nữa với đặc thù của ngành thì việc sử dụng nguyên vật liệu là rất tiêu hao. Vì vậy việc cất giữ nguyên vật liệu cũng là một yếu tố cần thiết, đó là việc đảm bảo kho bãi, công tác bảo quản.
1.3.2.Công nghệ, cơ sở vật chất và trang thiết bị
- Xí nghiệp là đơn vị hoạt động xây dựng cơ bản, chuyên nhận thầu xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện và sản xuất các vật liệu bê tông cát sỏi .
Quy trình công nghệ hoạt động của đơn vị chủ yếu là quy trình xây dựng và các công trình công nghiệp và nó chia ra làm 3 giai đoạn chính.
* Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
+ Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: là giai đoạn nghiên cứu, xác định các yếu tố kinh tế, kỹ thuật đảm bảo cho công trình khi được đầu tư đạt hiệu quả cao nhất. Báo cáo tiền khả thi sau khi được lập sẽ được trình duyệt tại cơ quan có thẩm quyền.
+ Lập báo cáo nghiên cứu khả thi: là giai đoạn sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt và bước tiếp theo là thiết kế sơ bộ, lập khái toán và cụ thể công tác đầu tư. Báo cáo nghiên cứu khả thi sau khi được lập sẽ là cơ sở để đầu tư công trình.
+ Thiết kế kỹ thuật - bản vẽ thi công: đây là giai đoạn lập thiết kế công trình và tổng dự toán chính xác nhất, thực tế nhất phục vụ cho công tác tổ chức thi công ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Giai đoạn thi công công trình: Giai đoạn này được thực hiện trong một thời gian dài, là giai đoạn Xí nghiệp bằng các thiết bị máy móc, con người và kinh nghiệm để thi công công trình đạt chất lượng, tiến độ.
* Giai đoạn nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng: giai đoạn này được thực hiện khi mà các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật đã được đáp ứng.
Với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là: Đầu tư xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, thủy điệ