Đời sống của xã hội loài người có nhiều mặt hoạt động khác nhau và có quan hệ với nhau như : chính trị , văn hoá, khoa học xã hội Nhưng trong bất kỳ giai doan phát triển nào , trước khi tiến hành các hoạt động đó thì loài người cần phải sống . Muốn sống và tồn tại thì con người cần phải có thức ăn, đồ mặc, nhà ở Đó là những nhu cầu tất yếu của con người . Con người cần phải lao động để tạo ra chúng . Trong nền kinh tế hàng hoá hiện nay, khi mà con người lao động trong công xưởng, nhà máy thì lao động được trả công và đươc tính bằng tiền lương. Chính vì vậy mà tiền lương mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống của người công nhân. Nhưng không phải trong thời đại nào, người công nhân cũng được trả thù lao tương xứng với khả năng lao động mà anh ta bỏ ra. Trong chủ nghĩa tư bản người công nhân bị bóc lột sức lao động nhưng vẻ bề ngoài của nó lại biểu hiện như là một xã hội bình đẳng, công bằng.Vậy bản chất của nó là như thế nào?Và làm sao để thu nhập của người lao động có thể trang trải đủ cho cuộc sống của họ.
Để tìm hiểu rõ vấn đề này em xin chọn đề tài : Bản chất tiền lương trong chủ nghĩa tư bản và biện pháp tăng tiền lương thực tế
8 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bản chất tiền lương trong chủ nghĩa tư bản và biện pháp tăng tiền lương thực tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Đời sống của xã hội loài người có nhiều mặt hoạt động khác nhau và có quan hệ với nhau như : chính trị , văn hoá, khoa học xã hội…Nhưng trong bất kỳ giai doan phát triển nào , trước khi tiến hành các hoạt động đó thì loài người cần phải sống . Muốn sống và tồn tại thì con người cần phải có thức ăn, đồ mặc, nhà ở… Đó là những nhu cầu tất yếu của con người . Con người cần phải lao động để tạo ra chúng . Trong nền kinh tế hàng hoá hiện nay, khi mà con người lao động trong công xưởng, nhà máy… thì lao động được trả công và đươc tính bằng tiền lương. Chính vì vậy mà tiền lương mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống của người công nhân. Nhưng không phải trong thời đại nào, người công nhân cũng được trả thù lao tương xứng với khả năng lao động mà anh ta bỏ ra. Trong chủ nghĩa tư bản người công nhân bị bóc lột sức lao động nhưng vẻ bề ngoài của nó lại biểu hiện như là một xã hội bình đẳng, công bằng.Vậy bản chất của nó là như thế nào?Và làm sao để thu nhập của người lao động có thể trang trải đủ cho cuộc sống của họ.
Để tìm hiểu rõ vấn đề này em xin chọn đề tài :’’ Bản chất tiền lương trong chủ nghĩa tư bản và biện pháp tăng tiền lương thực tế’’
Phần nội dung
Bản chất tiền lương
Khái niệm tiền lương
Gía trị hàng hoá sức lao động biểu hiện ra bằng tiền gọi là giá cả sức lao động. Tiền lương là giá cả của hàng hoá sức lao động, là sự trả công cho thời gian lao động cần thiết của người công nhân. Nhưng trong CNTB tiền lương là sự biểu bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả của hàng hoá sức lao động.
Bản chất tiền lương trong chủ nghĩa tư bản
Theo C. Mac thì sức lao động là khả năng lao động của mỗi người gồm cả thể lực và trí lực lao dộng là sự vân động của sức lao động đó. Nhưng trong quá trình lao động, sức lao động đã tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần dôi ra này bị nhà tư bản chiếm không. Nhưng xã hội lại cho rằng nhà tư bản không bóc lột công nhân vì nhà tư bản trả tiền cho công nhân sau khi công nhân đã hao phí sức lao động để sản xuất ra hàng hoá. Mặt khác, tiền công được trả theo thơì gian lao động (ngày, giờ, tuần, tháng) hoặc theo số lượng hàng hoá đã sản xuất được. Như vậy tiền lương đã che dấu mất thực chất bóc lột của CNTB. Nhưng bề ngoài thì dường như tòan bộ lao động mà công nhân đã hao phí đều được nhà tư bản trả đầy đủ.Thực ra, tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân không phải là trả công lao động.Nếu lao động bán được thì lao động phải là hàng hoá và phải có giá trị, nhưng lao động không phải hàng hóa, chỉ có sức lao động mới là hàng hoá, vì lao động chỉ xuất hiện trong quá trình sản xuất sau khi đã mua bán giữa công nhân của người bán với nhà tư bản là người mua. Khi công nhân lao động thì lao động của công nhân được thực hiện trong xí nghiệp của nhà tư bản. Do đó kết quả lao động thuộc về nhà tư bản chứ không thuộc về công nhân bởi vì công nhân không thể bán cái mà anh ta không có. Công nhân chỉ có sức lao động nên chỉ bán sức lao động.Như vậy, chỉ có sức lao động mới là hàng hóa.Trong CNTB tiền lương là giá cả hàng hoá sức lao động chứ không phải là giá trị sức lao động.
Biện pháp tăng tiền lương thực tế:
Khái niệm lương thực tế:
Là tiền lương được biểu hiện bằng số lượng hàng hoá, tư liệu tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền lương danh nghĩa.Nó phản ánh chính xác mức sống của người công nhân.
Biên pháp làm tăng lương thực tế:
Để đảm bảo cho người công nhân có một cuộc sống đầy đủ, sung túc. Ngoài những nhu cầu về vật chất như: ăn, mặc, ở họ còn cần phải có nhu cầu về tinh thần (giải trí , sách báo…).Nếu như người công nhân dùng tiền lương mà mình nhận được để tiêu dùng, nhưng giá cả vật phẩm tiêu dùng tăng lên thì mức sống sẽ hạ xuống. Để khắc phục điều này thì cần phải tăng lương thực tế cho công nhân.Nhưng việc tăng lương thực tế lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Thứ nhất: Tăng lương danh nghĩa
Lương danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền lương được sử dụng để sản xuất và tái sản xuất sức lao dộng. Lương danh nghĩa không phản ánh đúng mức sống của người công nhân.
Tiền lương danh nghĩa là giá cả của hàng hoá sức lao động,nó có thể tăng lên hay giảm xuống tuỳ theo sự biến động trong quan hệ cung- cầu về hàng hoá sức lao động trên thị trường.Trong một thời gian nào đó, nếu tiền lương danh nghĩa vẫn giữ nguyên nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hay giảm xuống thì tiền lương thực tế giảm xuống hay tăng lên. C.Mac đã nói về quy luật của sự vận động tiền lương trong CNTB như sau:’’trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiền công danh nghĩa có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng của nó nhiều khi không theo kịp với mức tăng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ, khi đó tiền lương thực tế của giai cấp công nhân có xu hướng hạ thấp’’.Để làm rõ điều này có thể lấy ví dụ như ở bang Caliphonia(Mỹ) tiền lương tối thiểu 3,35 USD một giờ được quy định từ tháng 1-1981, sau hơn 7 măn vẫn không thay đổi, trong khi đó chỉ số giá cả sinh hoạt đã tăng lên 30%. Như vậy muốn tăng lương thực tế thì điều trước tiên là tăng lương danh nghĩa.
Thứ hai:Là thị trường giá cả phải ổn định
Khái niệm giá cả thị trường:là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường và giá cả sản xuất. Trên thị trường giá cả do người mua và người bán thảo thuận với nhau hình thành giá cả thị truờng. Nó luôn luôn biến động xoay quanh giá trị của hàng hoá do nhiều nhân tố ảnh hưởng, trong đó cạnh tranh cung cầu là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp.
Cung: là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở mỗi mức giá chấp nhận được.
Cầu:là lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ở mức giá chấp nhận được.
Khi cung lớn hơn cầu thì người bán hàng phải giảm giá và ngược lại.
Khi cung nhỏ hơn cầu, người bán hàng có thể tăng giá , giá có thể cao hơn giá trị .
Khi cung bằng cầu người bán sẽ bán hàng hoá theo đúng giá trị, giá cả bằng giá trị .
Nếu như cung bằng cầu thì giá cả mới ở mức hợp lí người tiêu dùng có thể chấp nhận dễ dàng và người sản xuất sẽ tái sản xuất nhanh .Đây là thời điểm làm thị trường ổn định nhất. Như vậy muốn giá cả trên thị trường không bị biến động thì cần phải điều hoà cung cầu.
Thứ ba:Là vấn đề lạm phát :
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Nó tác động trực tiếp nền kinh tế, làm thay đổi mức độ và hình thức sản lượng đồng thời tạo ra sự phân phối lại thu nhập và của cải của xã hội. Có nhiều quan niệm khác nhau về lạm phát nhưng đều nhất trí rằng: Biểu hiện của lạm phát là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định. Khi giá cả tăng từ vài tháng trở lên được xem như có lạm phát. Như vậy, khi lạm phát xuất hiện thì giá tư liệu tiêu dùng sẽ tăng lên . Do lương thực tế được tính bằng khối lượng và chất lượng của sản phẩm, tư liệu tiêu dùng mà người công nhân mua được bằng lương danh nghĩa. Nếu như mức lương không tăng thì họ không thể mua được tư liệu tiêu dùng , không đảm bảo được đời sống của chính mình.Bởi vậy cần phải chống lạm phát để giữ cho mức giá cả ổn định để lương danh nghĩa vẫn có thể mua được chất lượng hàng hoá tiêu dùng.
Thứ tư:Là mức đánh thuế với thu nhập người lao động
Cần phải có mức thuế khoá hợp lí , không nên đánh thuế quá cao tạo điều kiện cho người lao động phát triển cuộc sống. Nếu như trước đây, thu nhập của người dân còn thấp , Nhà nước yêu cầu thu nhập trên 2 triệu thì phải nộp thuế. Nhưng trong thực tế laị có nhiều người trốn thuế . Khi thu nhập tăng lên , nền kinh tế phát triển thì mức thuế phải có sự thay đổi để phù hợp. Người có thu nhập trong một năm trên 60 triệu đồng thì phải nộp thuế thu nhập.
Hiện nay nhà nước ta đã có từng mức thuế rõ ràng với thu nhâp người dân.Theo hệ thống văn bản pháp quy thuế mới năm 2004 thì thu nhập chịu thuế gồm thu nhập thường xuyên và không thường xuyên. Có thể căn cứ vào biểu thuế để đánh giá mức thuế phải nộp .
Đối với thu nhập thường xuyên :
Đơn vị :nghìn đồng
Bậc
Biểu thuế thu nhập bình quân
(tháng/người)
Thuế suất
Số thuế thu nhập
phải nộp
1
Đến 3000
0%
0
2
Trên 3000 đến 6000
10%
TNCT*10%-300
3
Trên 6000 đến 9000
20%
TNCT *20%-900
4
Trên 9000 đến 12000
30%
TNCT * 30%-1800
5
Trên 12000 dến15000
40%
TNTC * 40%-3000
6
Trên 15000
50%
TNCT *50% - 4500
Đối với thu nhập thường xuyên:
Bậc
Biểu thuế thu nhập bình quân (tháng/người)
Thuế suất
Số thuế thu nhập
phải nộp
1
Đến 2000
0%
0
2
Trên2000 đến 4000
5%
TNCT * 5%-100
3
Trên 4000 đến 10000
10%
TNTC * 10%-300
4
Trên 10000 đến 20000
15%
TNTC *15%-800
5
Trên 20000 đến 30333
20%
TNTC *20-1800
6
30000
30%
TNTC *30%-4800
TNTC: thu nhập chịu thuế
*: dấu nhân, - : dấu trừ
Ngoài những đối tượng yêu cầu nộp thuế đầy đủ trên. Nhà nước cũng đưa ra những đối tượng miễm giả thuế. Đó là đối tượng nộp thuế bị thiên tai, địch hoạ, tai nạn làm thiệt hại đến tài sản và đời sống thì có mức xét miễn giảm, giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thế phải nộp.
Kết luận
Thông qua việc phân tích bản chất tiền lương trong CNTB có thể thấy rõ rằng dười XHTB, người công nhân không được trả thù lao tương xứng với khả năng lao động của anh ta . Bởi vì cái mà nhà tư bản mua của công nhân là sức lao động chứ không phải là lao động. Do đó đời sống của người lao đông con nhiều khóê khăn , mức lương không đủ trang trai cho những chi phí sinh hoạt .
Lịch sử đã chứng minh điều này thông qua các phong trào công nhân đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Song cũng không thể thay đổi được nền thống trị của tư bản độc quyền và vị thế của người công nhân.
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, địa vị công nhân đã được thay đổi thì chế độ tiền lương của người lao động và việc đảm bảo lợi ích cá nhân của người lao động là một vấn đề vô cùng quan trọng. Bởi nó là một động lực cơ bản khuyến khích sự phấn đấu nỗ lực trong sản xuất, kích thích sự tăng trưởng kinh té. Đối với nước ta đang trong nền kinh tế nhiều thành phần thì vấn đề tiền lương lại càng quan trọng, vì vậy mà cần phải có một chế độ tiền lương thích hợp để đảm bảo cho cuộc sống người dân , phát triển kinh tế đát nước.
Các tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế chính trị
Hệ thống văn bản pháp quy thuế mới 2002
Lý thuế lạm phát,giảm lạm phát và thưc tiễn ở Việt Nam
Mục lục
Lời mở đầu………………………………………………….1
Nội dung chính……………………………………………. 2
Bản chất tiền lương…………………………………… 2
Khái niệm lương thực tế……………………………………...2
Bản chất tiền lương trong CNTB……………………………. 2
Biện pháp tăng lương thực tế ........................................3
Khái niệm lương thực tế ……………………………….......3
Biện pháp làm tăng lương thực tế ………………………….3
Thứ nhất: Tăng tiền lương danh nghĩa ……………………3
Thứ hai: Thị trường giá cả phải ổn định…………………. 4
Thứ ba: Vấn đề lạm phát………………………………… 5
Thứ tư: Mức đánh thuế đối với thu nhập người lao động ...5
Kết luận……………………………………………………. 8
Tài liệu tham khảo ………………………………………...9