Nói đến văn hóa ẩm thực Việt Nam, người ta không chỉ nói về sự đa dạng trong các cách thưởng thức món ăn hàng ngày của người Việt, và các cách chế biến đến nguyên liệu của món ăn ra sao mà cách uống cũng có nhiều sự quan tâm đến lạ kì! Uống là một nhu cầu cần thiết của con người nhằm duy trì sự cân bằng trọng lượng cơ thể, đảm bảo nước cho sự phát triển của con người, người ta có thể nhịn ăn ba ngày nhưng không thể không uống nước được. Trong cách uống của người Việt Nam, phải kể đến cái thú uống chè (trà) là một cái thú có từ lâu trên đất nước ta, cho đến nay nó vẫn là một trong những điểm nổi bật trong văn hóa ẩm thực của dân tộc.
Cái thú uống nước chè để bắt đầu câu chuyện, bắt đầu của một ngày mới, trong những buổi làm đồng áng vất vả có chén trà xanh, rồi lãng mạn cao hứng thì vừa uống trà vừa ngâm thơ, âu đó là một cái nét đẹp trong cách uống trà vậy. Mỗi khi cái tên Thái Nguyên được nhắc đến, gợi cho nhiều người về một vùng đất có một bề dày truyền thống cách mạng, vốn là một ATK của Đảng và Bác Hồ trước và sau cách mạng Tháng Tám. Với Hồ Núi Cốc, Đền Đuổm, Hang Phượng Hoàng, Núi Voi song cái đặc sắc nhất đóng góp vào văn hóa của vùng là cây chè và các sản phẩm từ chè.
Để đi tìm hiểu rõ hơn về văn hóa của người Thái Nguyên và những văn hóa ấy liên quan như nào tới cây chè và những sản phẩm từ chè, cùng với đó là nghệ thuật pha và thưởng thức trà, nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu bản sắc Văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực “Trà Thái””, để làm đề tài nghiên cứu của tôi trong học phần này. Qua đó, đề tài muốn góp phần nhỏ bé để tìm hiểu một vài nét văn hóa Thái Nguyên với những cái hay - cái đẹp trong nghệ thuật thưởng trà và pha trà của người Thái Nguyên nói riêng và của người Việt Nam nói chung.
41 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1854 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bản sắc văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực Trà Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Nói đến văn hóa ẩm thực Việt Nam, người ta không chỉ nói về sự đa dạng trong các cách thưởng thức món ăn hàng ngày của người Việt, và các cách chế biến đến nguyên liệu của món ăn ra sao mà cách uống cũng có nhiều sự quan tâm đến lạ kì! Uống là một nhu cầu cần thiết của con người nhằm duy trì sự cân bằng trọng lượng cơ thể, đảm bảo nước cho sự phát triển của con người, người ta có thể nhịn ăn ba ngày nhưng không thể không uống nước được. Trong cách uống của người Việt Nam, phải kể đến cái thú uống chè (trà) là một cái thú có từ lâu trên đất nước ta, cho đến nay nó vẫn là một trong những điểm nổi bật trong văn hóa ẩm thực của dân tộc.
Cái thú uống nước chè để bắt đầu câu chuyện, bắt đầu của một ngày mới, trong những buổi làm đồng áng vất vả có chén trà xanh, rồi lãng mạn cao hứng thì vừa uống trà vừa ngâm thơ, âu đó là một cái nét đẹp trong cách uống trà vậy. Mỗi khi cái tên Thái Nguyên được nhắc đến, gợi cho nhiều người về một vùng đất có một bề dày truyền thống cách mạng, vốn là một ATK của Đảng và Bác Hồ trước và sau cách mạng Tháng Tám. Với Hồ Núi Cốc, Đền Đuổm, Hang Phượng Hoàng, Núi Voi…song cái đặc sắc nhất đóng góp vào văn hóa của vùng là cây chè và các sản phẩm từ chè.
Để đi tìm hiểu rõ hơn về văn hóa của người Thái Nguyên và những văn hóa ấy liên quan như nào tới cây chè và những sản phẩm từ chè, cùng với đó là nghệ thuật pha và thưởng thức trà, nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu bản sắc Văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực “Trà Thái””, để làm đề tài nghiên cứu của tôi trong học phần này. Qua đó, đề tài muốn góp phần nhỏ bé để tìm hiểu một vài nét văn hóa Thái Nguyên với những cái hay - cái đẹp trong nghệ thuật thưởng trà và pha trà của người Thái Nguyên nói riêng và của người Việt Nam nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu.
Lịch sử nghiên cứu văn hóa người Thái Nguyên nói chung và chè Thái nói riêng đã được tìm hiểu và nghiên cứu trong một số tác phẩm. Nhưng trong các tài liệu lưu trữ không cho phép ta tìm hiểu một cách kĩ lưỡng về cách uống trà, uống chè và thưởng thức những cái tuyệt vời từ một thú vui tao nhã, chỉ thông qua một vài ghi chép của một số người mà thôi.
Riêng chuyện uống trà thời nhà Lê đã có những trang sách khá hay viết về thói quen này. Đó là những trang viết của Phạm Đình Hổ (1758 – 1839) trong tác phẩm “Vũ trung tùy bút” (Tùy bút viết trong mưa):” Ta sinh trưởng đương lúc thịnh thời Cảnh hưng, trong nước vô sự, các nhà quý tộc, các bậc công thần, các con em nhà quý thích đều đua chuộng xa xỉ, có khi mua một bộ ấm chén phí tổn đến vài mươi lạng bạc…thường có nhiều người đến chơi các hiệu chè, thăm dò các phố buôn, vác tiền hết quan này đến chục khác để mua lấy chè ngon. Lúc ngồi rỗi, pha chè uống với nhau, lại đánh cuộc với nhau xem chè đầu xuân năm nay sớm hay muộn, giá chè năm nay cao hay hạ. Kẻ thì ưa thanh hương, người thì thích hậu vị, kén hiệu trỏ tên, mua cho được chè ngon, bày khay chén ra uống thử…Song cái thú uống chè Tàu có phải ở chỗ đó đâu? Chè tàu thú vị ở chỗ tính nó sạch sẽ, hương nó thơm tho. Buổi sớm gió mát, buổi chiều trăng trong, với bạn rượu làng thơ cùng làm chủ khách mà ung dung pha ấm chè Tàu ra thưởng thức thì có thể tỉnh được mộng trần, rửa được lòng tục. Ấy, người xưa chuộng uống chè tàu là vì vậy. Từ các đời gần đây trở xuống, thưởng thức chè Tàu ngày càng tinh, vị chè nào khác, cách chế nào thì ngon, đều phân biệt kĩ lắm. Lò, siêu, ấm, chén, lại chế ra nhiều kiểu thích dụng. Song chế ra nhiều thứ chè, kẻ thức giả cũng cho làm phiền lắm, còn như nếm chè trong đám ruồi nhặng, bầy ấm chè ở cửa chợ bụi lầm, lúc ồn ào đinh óc, vơ vẩn rộn lòng, thì dẫu ấm cổ đẹp đẽ, chè ngon ngát lừng, ta chẳng biết uống chè như thế có tác dụng gì không”.
Tuy vậy những tư liệu nghiên cứu đã có về văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực Chè Thái là những tư liệu hiếm hoi và quý báu để tôi có thể tham khảo và đi đến hoàn thành đề tài này.
Ẩm thực văn hóa Chè Thái là một đề tài mang tính quy mô không lớn và không phổ biến nhưng không phải vì thế mà tầm quan trọng của nó bị giảm đi mà trái lại đề tài này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về văn hóa người Thái và những văn hóa đặc trưng xung quanh những cây chè.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là văn hóa của người Thái Nguyên, trong đó đi sâu tìm hiểu về ẩm thực Chè Thái với những thú vui thanh tao của nghệ thuật pha và thưởng trà. Đồng thời bên cạnh đó tôi cũng sẽ tìm hiểu những yếu tố văn hóa phụ xung quanh những nét văn hóa đặc trưng của người Thái nguyên mà nó đã hình thành và tồn tại hàng ngàn năm cùng với sự tồn tại và phát triển của lịch sử văn hóa người Thái. Trên cơ sở đó có những so sánh về đặc điểm của Chè Thái xưa và nay, những biến đổi nội tại, vai trò và vị trí của nó trong sinh hoạt, ăn uống, lễ nghi…
Về phạm vi và không gian nghiên cứu: Do giới hạn về phạm vi một đề tài, giới hạn về thời gian, giới hạn về khả năng nên trong đề tài này tôi chỉ đi tìm hiểu về những nét văn hóa đặc trưng của người Thái Nguyên mà chủ yếu là xoay quanh đề tài về Chè Thái và những văn hóa trong nghệ thuật thưởng thức trà.
Phương pháp nghiên cứu
“Tìm hiểu bản sắc văn hóa Thái Nguyên qua ẩm thực Chè Thái” là một đề tài mang tính khái quát và tổng hợp, do vậy quá trình nghiên cứu đòi hỏi nhiều phương pháp, để có được kết quả đầy đủ, toàn diện, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề xung quanh “Trà Thái”.
Yêu cầu đầu tiên đối với tôi đó là phải có được những nhận thức ban đầu về địa bàn nghiên cứu . Bởi vậy phương pháp thu thập thông tin qua các tư liệu viết, các công trình nghiên cứu trước là rất cần thiết . Sau đó là quá trình điền dã, khảo sát thực tế, thu thập thông tin tại địa bàn nghiên cứu, quá trình đó đòi hỏi phải sử dụng nhiều phương tiện như máy ghi âm, máy chụp hình…
Ngoài phương pháp điền dã khảo sát, tôi còn tìm hiểu tư liệu thông qua liên hệ với chính quyền địa phương, từ đó sử dụng phương pháp lịch sử, liên kết, so sánh , phân tích tổng hợp các tư liệu có được , đồng thời không thể thiếu hai phương pháp là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Cuối cùng sau khi có được đầy đủ các tư liệu và các thông tin phục vụ cho đề tài. Tôi sẽ tiến hành phân tích tổng hợp và đánh giá…Trên cơ sở đó đối chiếu và so sánh nhằm làm sáng tỏ nền văn hóa Thái Nguyên thông qua ẩm thực “Chè Thái”.
Bố cục
Chương I: Những khái quát chung về văn hóa, văn hóa ẩm thực
Chương II: Vài nét về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên- kinh tế-văn hóa- xã hội của mảnh đất Thái Nguyên
Chương III: Trà(Chè) Thái- Nét đẹp của văn hóa ẩm thực Thái Nguyên
NỘI DUNG
Chương I: Những khái quát chung về văn hóa, văn hóa ẩm thực
1.1. Tổng quan sơ lược về văn hóa
1.1.1. Khái niệm về văn hóa
Theo tài liệu năm 1995 của UNESCO thì “văn hóa” có thể được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, văn hóa của một nước là những sinh hoạt trong “lĩnh vực văn hóa, hay là khu vực công nghiệp văn hóa” của nước ấy. Thứ hai nhìn theo quan điểm nhân chủng học và xã hội học , văn hóa là tập hợp những phong thái , tín ngưỡng là nền tảng , là chất keo không thể nào thiếu cho sự vận hành nhuần nhuyễn của xã hội. Nó là hiện thân những giá trị được cộng đồng chấp nhận, dù có biến đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác
Văn hóa được chia thành hai lĩnh vực đó là văn hóa hữu thể và văn hóa vô thể có thể hiểu văn hóa như là một thiên nhiên thứ hai, một môi trường thứ hai nuôi dưỡng con người. Nền văn hóa được hình thành trong một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ, mang tính lịch sử với một bề dày, một chiều sâu. Có thể xem văn hóa là cái còn động lại, tinh túy nhất, không dễ thay đổi của một dân tộc, đó là nếp sống của một dân tộc. Bản sắc là cái chảy ngầm bên trong tạo nên tính cánh của dân tộc , trong khi phong cách là cái thể hiện ra bên ngoài . Ăn uống là một khía cạnh của văn hóa, Cùng với quá trình lịch sử dân tộc , ăn uống có những thay đổi và biến hóa , nhưng vẫn giữ được những bản sắc của nó.
Bản sắc văn hóa
Bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, đặc trưng riêng có của một cộng đồng văn hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Bản sắc văn hóa thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống - ý thức của một cộng đồng, bao gồm: cội nguồn, cách tư duy, cách sống, dựng nước, giữ nước, sáng tạo văn hóa, khoa học - nghệ thuật... Khái niệm Bản sắc văn hóa có hai quan hệ cơ bản: quan hệ bên ngoài là dấu hiệu để phân biệt các cộng đồng với nhau quan hệ bên trong chỉ tính đồng nhất mà mỗi cá thể trong một cộng đồng phải có.
1.2. Khái niệm về ẩm thực
Theo Nguyễn Văn Dương nghiên cứu về ẩm thực trong ngôn ngữ, thì từ “ăn” trong tiếng việt có số lượng ngữ nghĩa và số lượng từ ghép rất phong phú, có đến 15/20 ngữ nghĩa được nêu trong từ điển tiếng việt có liên quan đến “ăn” .Sở dĩ từ ăn chiếm vị trí lớn ngôn ngữ và tư duy người việt vì từ xưa đến đến đầu thế kỷ xx , nước ta đất hẹp, kỹ thuật chưa phát triển , mức sống còn thấp do đó cái ăn luôn là yếu tố quan trọng nhất: “có thực mới vực mới vực được đạo”, “dĩ thực vi tiên”..Bên cạnh ăn thì uống không chiếm vị trí quan trọng trong ngôn ngữ Việt Nam. Ngoài nghĩa thông thường là uống cho hết khát, từ “uống” trong từ ghép “ăn uống”có nghĩa là uống rượu. Hiện nay trong ngôn ngữ đời thường dùng từ “nhậu” để chỉ việc uống rượu. Tuy nhiên trong các từ điển của Huỳnh Tịnh Của (1895-1896) của Génibrel (1898), thì “ nhậu” chỉ có nghĩa là uống, không hỉ uống rượu . Trong Việt Nam tân từ điển của Thanh nghị (1952) thì từ “nhậu”đã mang nghĩa rõ hơn là “uống, thường là uống rượu”.
1.2.1. Văn hóa ẩm thực
Từ muôn đời xưa ông cha ta đã không hề xem nhẹ việc ăn uống, việc dạy ăn như thế nào, học ăn như thế nào phải bắt nguồn từ chính gia đình. Đây là cái nôi đầu tiên giúp con người hoàn thiện bản thân, hình thành nhân cách, trau dồi kiến thức ứng xử, thể hiện được truyền thống văn hóa bao đời nay của dân tộc ta. Có thể hiểu văn hóa ẩm thực là cách ăn, kểu ăn, món ăn đặc trưng của từng dân tộc, từng địa phương mà qua đó ta biết được trình độ văn hóa, lối sống, tính cách của con người và dân tộc đó.
Khi nói về văn hóa ẩm thực , trước hết ta phải nói đến nét văn hóa trong ăn uống ở gia đình, từ đó rộng hơn, xa hơn là ở những bữa tiệc tùng…những dịp gặp mặt giao lưu. Ta có thể xem văn hóa ẩm thực là một bộ “gien”đặc sản có khả năng lưu truyền nhiều giá trị văn hóa của nhân loại mà gia đình chính là tế bào lưu giữ và lưu truyền đời này sang đời khác. Ăn uống trong gia đình là ăn uống phổ biến nhất của toàn nhân loại. Ở một mức độ nào đó thì lối ăn uống này ở Việt Nam phổ biến hơn nhiều ở các nước khác, vì Việt Nam xuất phát từ một nước nông nghiệp, phần lớn người dân sống bằng nghề nông và trồng lúa nước , nên thời gian tụ họp ở nhà là chủ yếu trong suốt cả năm . Bữa ăn gia đình và đặc biệt là bữa ăn của gia đình nhiều thế hệ là một môi trường văn hóa và không gian văn hóa thể hiện quá trình tiếp nối và bảo lưu văn hóa của người Việt. Ở đây mọi yếu tố văn hóa không chỉ được chuyền tải trong chuyện ăn gì mà mà còn luôn luôn được gìn giữ trong khuôn khổ cổ truyền một lối ăn theo truyền thống được thể hiện rất rõ qua những dụng cụ được dung trong bữa ăn, cách ứng xử với mọi người trong khi ăn…Vậy tựu trung lại ta có thể hiểu rằng , văn hóa ẩm thực là những phong tục, những thể thức ăn uống từ nghìn xưa để lại, mang đậm sắc thái của một nước, tạo nên những nét riêng biệt độc đáo của nước đó.
Các nhà văn hóa học đã có chung nhận định: ăn uống của mỗi dân tộc là một hiện tượng văn hóa khi nó mang các giá trị chân, thiện , mỹ. Với người Việt Nam ăn uống là cả một nghệ thuật, nó không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của con người mà còn có mối quan hệ mật thiết tới lối sống, truyền thống của dân tộc . Ăn uống của người Việt được Đinh Gia Khánh nhận định như sau:
“món ăn, cách thức ăn uống của từng nước, từng quê hương, của từng làng xóm, là biểu hiện của lối sống dân tộc, lối sống địa phương và bắt dễ sâu xa vào truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc, của địa phương, món ăn là nội dung góp phần tạo nên phong vị dân tộc, phong vị quê hương và có tác động không nhỏ vào tâm tư tình cảm, vào cách ứng xử của mỗi tập đoàn người và của riêng mỗi con người.
Như vậy có thể nói, ẩm thực, tức là ăn uống thể hiện lịch sử của một quốc gia đó. Các món ăn qua từng giai đoạn sẽ nói lên được cuộc sống, con người của giai đoạn đó và của vùng đất nơi đã sản sinh ra các món ăn mà không đâu có thể làm giống hệt được. Văn hóa dân gian Việt nam là là một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó văn hóa ẩm thực là một nét đặc trưng, con người đã dần phát triển việc ăn uống lên thành một lĩnh vực rộng rãi được nhiều người quan tâm. Nghiên cứu về nghệ thuật ăn uống của người Việt nói chung và việc ăn uống của từng miền nói riêng, mang lại nhiều điều lí thú và hấp dẫn mọi người.
1.2.2. Những đặc trưng trong ẩm thực Thái Nguyên
Văn hóa ẩm thực Thái Nguyên rất đa dạng và phong phú, do có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý nên Thái Nguyên đã tiếp thu được nhiều nền văn hóa từ các tỉnh và thành phố lân cận, từ đó làm phong phú và đa dạng nền văn hóa của tỉnh. Nếu như các tỉnh miền trung chủ yếu ăn những món ăn cay và mặn thì trong bữa ăn thường ngày của người Thái Nguyên lại là những món ăn nhạt và ít cay. Bên cạnh đó trong cơ cấu bữa ăn của người Thái Nguyên thường có món luộc và xào, đây là hai món ăn mà hầu như không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn của người Thái, dù nhà ít người hay nhiều người thì mâm cơm cũng phải thịnh soạn, đầy đủ các món ăn như khi có khách, đây cũng là một nét văn hóa rất đặc trưng của người Thái Nguyên. Và trong bữa ăn mọi người thường rất ý tứ, trước khi ăn phải mời nhau ăn, mời từ già tới trẻ, người nhiều tuổi đến người ít tuổi, trong bữa ăn mọi người có thể nói chuyện và trao đổi thoải mái. Thể hiện sự sum họp, đầm ấm của một đại gia đình. Bên cạnh ăn thì uống cũng là một nét văn hóa không thể thiếu trong văn hóa người việt nói chung và người Thái Nguyên nói riêng, và tất cả những nét văn hóa đó đã tạo nên những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Thái Nguyên.
Chương II: Vài nét về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên- kinh tế- văn hóa- xã hội của mảnh đất Thái Nguyên
2.1. Sơ lược về mảnh đất Thái nguyên
2.1.1. Lịch sử hình thành
Từ một thị xã nhỏ bé gồm 4 khu phố, 2 thị trấn và 6 xã với 140.000 dân, Thái Nguyên trở thành thành phố trực thuộc tỉnh ngày 19 tháng 10 năm 1962. Trước kia đây là địa phận xã Đồng Mỏ, huyện Đồng Hỷ. Thị xã Thái Nguyên từng là thủ phủ Khu tự trị Việt Bắc trong suốt thời gian tồn tại Khu tự trị này (1956-1975). Đây cũng là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên. Khi thành lập tỉnh Bắc Thái (1965 - 1996), Thái Nguyên là thành phố tỉnh lị tỉnh Bắc Thái. Từ ngày 6 tháng 11 năm 1996, Thái Nguyên lại là tỉnh lị tỉnh Thái Nguyên như cũ. Theo cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm (1999-2009), dân số của thành phố Thái Nguyên tăng thêm 55.000 người, bình quân mỗi năm tăng 2,23%.
2.1.2. Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc bộ, có dịện tích tự nhiên 3.562,82 km2, dân số trung bình hiện nay là: 1.046.000 người Thái Nguyên là một tỉnh không lớn, chỉ chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nước.
Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với Tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với Tỉnh Vĩnh Phúc và Tỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp với các Tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.
Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn.
2.1.3. Địa hình
Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều động và thung lũng nhỏ. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc, Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc, Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc.Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.
2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.1. Nguồn tài nguyên thiên nhiên
Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú. - Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%.
Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua. - Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn. - Nguồn nước: hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có lượng nước ngầm phong phú.
2.2.2. Đất đai, thổ nhưỡng
Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau:
Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lơng thực cho nhân dân vùng cao
Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ độ cao 150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác .Trong tổng qũi đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22 % diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78 % diện tích tự nhiên).
Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp. Bảng 1 cho thấy tiềm năng và tình hình sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên.
2.2.3. Khí hậu, sông ngòit
Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:
Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.
Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lơng và phía Nam Võ Nhai.
Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công.
Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất với tháng lạnh nhất là 13,7o. Tổng số giờ