Đề tài Beeline – và kế hoạch tổ chức road show Thưởng thức coffe wifi cùng Bee line

Thị trường mạng viễn thông ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của các công ty, tâp đoàn viễn thông lớn. Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt với các chính sách PR, quảng cáo, Marketing khác nhau nhằm củng cố, xây dựng thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường. Bee line là mạng viễn thông mới ra nhập thị trường Việt Nam, là mạng viễn thông mới nên các chiến dịch PR, quảng cáo, marketing của Beeline khá rầm rộ và được triển khai đều đặn nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu. Trong chính sách phát triển thương hiệu, chiếm lĩnh thị phần, Bee line đã tiến hành tổ chức, triển khai nhiều các hoạt động PR, quảng cáo và đã đạt được những thành công bước đầu.

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Beeline – và kế hoạch tổ chức road show Thưởng thức coffe wifi cùng Bee line, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Thị trường mạng viễn thông ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của các công ty, tâp đoàn viễn thông lớn. Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt với các chính sách PR, quảng cáo, Marketing…khác nhau nhằm củng cố, xây dựng thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường. Bee line là mạng viễn thông mới ra nhập thị trường Việt Nam, là mạng viễn thông mới nên các chiến dịch PR, quảng cáo, marketing của Beeline khá rầm rộ và được triển khai đều đặn nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu. Trong chính sách phát triển thương hiệu, chiếm lĩnh thị phần, Bee line đã tiến hành tổ chức, triển khai nhiều các hoạt động PR, quảng cáo và đã đạt được những thành công bước đầu. Nhằm để doanh nghiệp Beeline có một bước phát triển hơn nữa trong chiến dịch tung ra sản phẩm mới, chiếm lĩnh thị phần và khẳng định tên tuổi với các đối thủ, Beeline cần có một chiến lược PR, quảng cáo, Marketing tổng thể, mạnh mẽ hơn nữa để có thể thành công, đứng vững ở thị trường mới đầy tiềm năng này. Với mục đích như vậy, dựa trên sự nghiên cứu và tìm hiểu của bản thân, em mạnh dạn đề xuất một chiến lược tổ chức sự kiện road show cho Beeline, để Beeline tiếp cận và in dấu trong tâm trí của đông đảo người sử dụng. Nội dung cơ bản bao gồm: Chương I – Cơ sở lý luận cho hoạt động tổ chức sự kiện ( TCSK) Chương II – Beeline – và kế hoạch tổ chức road show “Thưởng thức coffe wifi cùng Bee line”” Chương III – Quản lý rủi ro, và đánh giá mức độ thành công của sự kiện – Đề xuất một số giải pháp nâng cao kỹ năng cho công tác lập kế hoạch TCSK NỘI DUNG CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN Khái niệm Khái niệm sự kiện ( Event) Event là những sự kiện, hoạt động được diễn ra tại một thời điểm hoặc trong một khoảng thời gian nhất định, một không gian ( địa điểm cụ thể) tập trung ý tưởng, nguồn lực nhằm mục đích truyền đạt những thông điệp, tạo ấn tượng và thu hút sự quan tâm, chú ý với các đối tượng công chúng Abviet.com – Tổ chức sự kiện – Phương pháp PR luôn hiệu quả . Các loại sự kiện thường gặp: + Họp báo + Hội nghị, hội thảo + Giới thiệu sản phẩm + Lễ khai mạc, khai trương, khánh thành + Road show + Hội chợ, triển lãm, lễ hội ( Festival)… + Music Show + Các chương trình xã hội Khái niệm road show Road show ( diễn hoạt đường phố) là một hoạt động event bao gồm tập hợp một số người mặc trang phục, phụ kiện….có những điểm tương đồng ( hoặc giống nhau) diễu hành xung quanh một hay nhiều địa điểm vì những mục đích như: quảng cáo cho một sản phẩm của một công ty, hay ủng hộ các vấn đề chính trị, xã hội, môi trường… 1.2. Lợi ích của hoạt động event đối với tổ chức, doanh nghiệp - Event giúp doanh nghiệp, tổ chức xác lập một thị trường mục tiêu hay một lối sống cụ thể. Thông qua chương trình sự kiện, các nhà Marketing có thể xác lập mối quan hệ giữa thương hiệu tới nhóm khách hàng mục tiêu đã lựa chọn sản phẩm. Người tiêu dùng có thể được phân nhóm theo địa lý, nhân khẩu, sinh học, hoặc hành vi theo từng sự kiện. Đặc biệt các sự kiện có thể được lựa chọn dựa trên thái độ của những người tham gia vào việc sử dụng các sản phẩm hoặc nhãn hiệu nhất định. - Event làm tăng nhân thức của công chúng về công ty và tên sản phẩm Việc tài trợ cho các event lớn được truyền hình trực tiếp trên toàn thế giới thường đem lại cho thương hiệu sự xuất hiện mang tính ổn định – đây là điều kiện cần thiết để xây dựng nhận thức về thương hiệu đó. Bằng việc lựa chọn khéo léo các sự kiện và hoạt động, nhận thức về thương hiệu có thể được củng cố trong tâm trí người tiêu dùng. - Tạo dựng và củng cố mối liên hệ thương hiệu chính yếu Bản thân các sự kiện có các liên tưởng mà có thể giúp tạo và củng cố các liên tưởng về thương hiệu sản phẩm. Trong một số trường hợp bản thân các sản phẩm có thể được sử dụng tại các sự kiện. Thông qua việc sử dụng tại các sự kiện, khả năng xuất hiện tại các ống kính truyền hình càng cao và thể hiện sự lớn mạnh của thương hiệu vì được sử dụng rộng rãi trong chương trình. - Tăng cường hình ảnh của công ty. Việc tài trợ được xem như cách bán hàng trực tiếp và là một phương tiện tăng cường hình ảnh của công ty như một công ty tốt, công ty có uy tín…bằng cách đó họ mong rằng khách hàng sẽ tin tưởng công ty và sau này sẽ lựa chọn sản phẩm của công ty trong sô rất nhiều các sản phẩm khác. Cocacola là một ví dụ điển hình về nỗ lực tạo ảnh hưởng tích cực đối với sản phẩm thông qua các hoạt động tài trợ dài hơn dành cho các sự kiện mà họ cho là có nhiều ảnh hưởng đến quan điểm người tiêu dùng. - Thể hiện sự cam kết của thương hiệu với cộng đồng hoặc về các vấn đề xã hội. Những hoạt động này thường được gọi là hoạt động marketing từ thiện, những sự tài trợ này thường liên quan đến các tổ chức phi lợi nhuận và từ thiện. - Tăng cường long trung thành của khách hàng và những nhân viên tài năng. Nhiều sự kiện có các khu nghỉ riêng và những dịch vụ hoặc hoạt động đặc biệt giành cho các nhà tài trợ và khách hàng của họ. Gắn kết khách hàng với các sự kiện như vậy hoặc bằng nhiều cách khác nhau có thể tạo sự tin tưởng và thiết lập các hợp đồng kinh doanh có giá trị. Từ các quan điểm của nhân viên, các sự kiện có thể tạo sự tham gia, giáo dục đạo đức hay một biện pháp đãi ngộ, khuyến khích. - Tạo cơ hội xúc tiến bán hàng và bán hàng Nhiều nhà marketing đã đưa ra các biện pháp như tổ chức các cuộc thi, xổ số, bán hàng trực tuyến, các hoạt động marketing khác cùng với sự kiện mời khách tham gia nhằm thu hồi phản hồi từ phía người tiêu dùng. Các hoạt động event là một cơ hội tốt nhất cho doanh nghiệp tiến hành xúc tiến các hoạt động bán hàng và tiêu thụ sản phẩm. CHƯƠNG II – BEE LINE – VÀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC SỰ KIỆN “THƯỞNG THỨC COFFE WIFI CÙNG BEE LINE” 2.1. Sơ lược mạng viễn thông Bee line tại Việt Nam Ngày 20/7, Công ty cổ phần viễn thông di động toàn cầu (Gtel Mobile) chính thức ra mắt thương hiệu Beeline tại Việt Nam. Đây là công ty liên doanh giữa Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (Gtel Corp) của Việt Nam và Tập đoàn VimpelCom, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng đầu thế giới tại Đông Âu và Trung Á. Trong giai đoạn đầu, dịch vụ Beeline sẽ ra mắt tại các tỉnh, thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Đến cuối năm 2009, công ty dự kiến mở rộng phủ sóng đến hơn 40 tỉnh, thành khác của cả nước với diện bao phủ khoảng 41 triệu người. Sản phẩm đầu tiên dưới thương hiệu Beeline là gói cước Bigzero. Nhằm tạo ấn tượng với khách hàng, Bigzero có giá chỉ 1.199 đồng/phút gọi ngoại mạng và miễn phí nội mạng hoàn toàn ngay sau phút đầu tiên. Mạng lưới phân phối của Beeline đã có tới hơn 7.000 điểm bán lẻ sim và thẻ cào, bao gồm các kênh phân phối truyền thông và các kênh phân phối mới cho thị trường Việt Nam. Với mật độ sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay khoảng 55% dân số, mục tiêu Beeline đưa ra đến cuối năm 2009 là thu hút từ 2 - 4% khách hàng tham gia sử dụng mạng di động mới này. Doanh thu trung bình trên một thuê bao mà GTEL mobile dự tính vào khoảng 7 USD. Ông Alexey Blyumin, Tổng Giám đốc Công ty GTEL Mobile cho biết mặc dù là mạng di động thứ 7 tại Việt Nam, ra đời sau nhưng sự khác biệt của Beeline với các mạng khác là chất lượng phục vụ. Đối tượng của Beeline tập trung vào giới trẻ trong độ tuổi từ 15 - 25. Theo ông Alexey Blyumin, kết quả điều tra từ công ty nghiên cứu thị trường CBI, cho thấy 55% số người được phỏng vấn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã biết được thương hiệu quốc tế của Beeline. 2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh 2.2.1. Nhận định chung về thị trường viễn thông Việt Nam, các đối thủ cạnh tranh và cơ hội cho Bee Line. Theo đánh giá của Businees Monitor International (BMI), thị trường viễn thông Việt Nam đang trên đà khởi sắc. Tính đến cuối năm 2006, đã có 14,7 triệu người sử dụng Internet (quy đổi) tăng 37%, 517.000 thuê bao băng rộng tăng 146% so với năm trước. Đến tháng 5/2007, đã có thêm 1,5 triệu người sử dụng Internet và khoảng 236.000 thuê bao băng rộng, dự kiến đến cuối năm 2007 thị trường dịch vụ băng rộng sẽ đạt khoảng 1 triệu thuê bao. Trên thị trường viễn thông, nhu cầu về dịch vụ điện thoại cố định có chiều hướng giảm dần và giữ mức tăng khoảng 9% trong giai đoạn 2007-2011 do người tiêu dùng chuyển hướng sang sử dụng các dịch vụ di động và băng rộng. Hiện tại, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vẫn là nhà khai thác chủ đạo trong cung cấp các dịch vụ mạng cố định. Để  kích cầu, VNPT đã tiến hành nhiều đợt giảm cước phí, và khuyễn mãi, qua đó nhằm tăng số lượng thuê bao cố định, và tăng thị phần doanh thu từ các dịch vụ cố định trong tổng doanh thu chung của toàn VNPT. Cạnh tranh sôi động nhất đang diễn ra trên thị trường di động giữa 6 nhà cung cấp dịch vụ như Vinaphone, Mobifone, Viettel, EVN Telecom, SPT, HTC, qua đó thúc đẩy thị trường di động đạt mức tăng trưởng nhanh. Tạp chí Telecom Asia xếp thị trường di động Việt Nam là một trong 10 nước đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Trên bảng xếp hạng phát triển viễn thông châu Á, BMI xếp thị trường viễn thông Việt nam đứng thứ 13 (sau Thái Lan) về cả quy mô và tốc độ phát triển của cả linh vực cố định, di động và Internet. Tốc độ tăng trưởng vượt bậc trên là hệ quả của việc gia nhập WTO. Năm 1994, tập đoàn Comvik (Thụy Điển) bắt đầu hợp tác theo hình thức BCC với MobiFone với thời hạn 10 năm. Thời điểm đó được coi là “thời điểm vàng”, bởi thị trường Việt Nam vẫn còn “nguyên thủy” và độc quyền nên sự thành công của tập đoàn này cũng là điều dễ hiểu. 10 năm hợp tác với Comvik đã để lại cho MobiFone “bộ gen” chuyên nghiệp trong khai thác thị trường. Cho đến thời điểm này, MobiFone là mạng di động đáp ứng chuẩn quốc tế tốt nhất Việt Nam. Tiếp bước thành công vang dội của Comvik thì dường như các “anh hùng hào kiệt” SK Telecom và Hutchison vẫn chưa được thỏa nguyện ở thị trường Việt Nam. Năm 2003, dự án đầu tư của SK Telecom đến từ Hàn Quốc với Saigon Postel (SPT) để đưa ra mạng di động CDMA đầu tiên tại Việt Nam. Thời điểm SK Telecom đầu tư được nhận định là “lý tưởng” bởi thị trường này còn sơ khai và quá nhiều tiềm năng. Thế nhưng những bất đồng quan điểm đã dẫn đến chuyện “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” trong dự án S-Fone. Những cơ hội kinh doanh vàng đã vội vã tuột qua trước mắt SPT và SK Telecom khiến “đứa con” S-Fone vật vã, èo uột kéo dài. Những toan tính mới đã đưa được ra cho dự án S-Fone, song cho đến thời điểm này vẫn chưa thể hiện thành những kết quả cụ thể. “Đúc rút được kinh nghiệm đau thương” từ S-Fone, “đại gia” Hutchison đầy tự tin khi đầu tư mạng CDMA thứ 2 tại Việt Nam hợp tác cùng Hanoi Telecom với thương hiệu HT Mobile vào năm 2007. Thế nhưng, Hutchison lại sa lầy vào dự án này khi mà vào thời điểm đó CDMA đang thoái trào. Cú tai nạn công nghệ tốn kém hàng trăm triệu USD đã khiến Hutchison và Hanoi Telecom phải cắn răng phế mạng HT Mobile để “làm lại cuộc đời”. Những gấp gáp trong cuộc rượt đuổi thị trường di động đã khiến Hutchison lại một lần nữa dốc hầu bao cho cuộc “thai nghén” mới với công nghệ GSM. Một năm sau ngày “khai tử” HT Mobile, tháng 4/2009 Hutchison và Hanoi Telecom cho ra “đứa con” thứ hai mang tên Vietnamobile trong khi thị trường ở thế “thập diện mai phục”. So với mức độ phát triển và khả năng phủ sóng thì hai đối thủ có khả năng cạnh tranh mạnh nhất với Bee Line là Viettel và VNPT. Tuy nhiên so với Beeline thì cả hai đối thủ trên đều chưa có chỗ đứng cạnh tranh nhất đinh với Beeline trên thị trường quốc tế. Bee line là một thương hiệu nước ngoài, Viettel và VNPT là hai thương hiệu trong nước nên tính cạnh tranh sẽ không găy gắt như sự cạnh tranh giữa các đối thủ nước ngoài khác. 2.2.2. Một số phân tích thị trường viễn thông Việt Nam của Beeline: PHÂN TÍCH SWOT VỀ THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM * Điểm mạnh: - Thị trường di động cạnh tranh hơn với sự tham gia của  EVNTelecom và  Hanoi Telecom và các mạng di động: VNPT, Viettel, Mobifone, EVN Telecom, SPT, HTC…. - Dịch vụ di động và dịch vụ cố định đạt mức tăng trưởng cao tương ứng với 104% và 43% - Việc gia nhập WTO cuối năm 2006 giúp Việt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là tập trung cho thi trường băng rộng. * Điểm Yếu - Lĩnh vực dịch vụ cố định vẫn do một công ty nắm giữ (VNPT) - Thiếu các nhà đầu tư chiến lược trên thị trường - Tuy dịch vụ viễn thông đã khá phổ biến tại khu vực thành thị, nhưng nhiều vùng nông thôn vẫn chưa tiếp cận được với các dịch vụ viễn thông.  * Cơ hội -   Cạnh tranh gia tăng trên thị trường di động sẽ thức đẩy tăng trưởng toàn thị trường viễn thông -   Tốc độ tăng trưởng thị trường băng rộng là rất nhanh, dự kiến vượt 1 triệu thuê bao trong năm 2008 - Chính phủ đang thực hiện tự do hoá ngành viễn thông, tạo điều kiện tham gia cho các tập đoàn viễn thông lớn. -   VNPT mới triển khai dịch vụ vô tuyến cố định để phủ sóng vùng nông thôn cùng với Viettel và EVN Telecom.  * Nguy cơ -   Quá trình phân cấp quản lý nhà nước diễn ra chậm chạp -   1/3 làng xã Việt Nam nằm tại các vùng núi non rất khó để triển khai dịch vụ viễn thông. Làm cản trở việc phát triển mạng cố đinh, di động và Internet. -   Tỷ lệ thuê bao di động ngừng hoạt động chưa được xác định rõ ràng, tạo ra sự không minh bạch trên thị trường di động -   Sự gia tăng cạnh tranh có thể dẫn đến chiến tranh về giá cước, quá đó có thể làm giảm nghiêm trọng chất lượng dịch vụ. Sơ đồ hệ thống dịch vụ viễn thông tại Việt Nam Hệ thống viễn thông Dịch vụ Di động Viễn thông nông thôn Internet Và băng thông rộng Dịch vụ viễn thông cố định 2.3. Lý do tổ chức road show cho mạng di động mới Bee line Sau khi phân tích Bee Line, phân tích thị trường viễn thông Việt Nam và đối thủ cạnh tranh…nhận thấy Bee Line cần phải lên kế hoạch và thực hiện một chiến dịch PR, Marketing, Quảng cáo phối hợp, đặc biệt là việc tổ chức các sự kiện để gây sự chú ý và chiếm lĩnh thị phần. Bee line nên tổ chức Road show vì những lý do sau: - Road show là một event với một “Sân khấu di động” So với các event diễn ra trên thị trường thì ngườ tổ chức event chọn địa điểm tổ chức là một nơi cố định, khu vực trung tâm, tập trung nhiều khan giả mục tiêu của chương trình. Sau đó tung ra các chiến lược PR, quảng cáo nhằm thu hút sự khan giả và hướng dẫn họ đến tham gia chương trình nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm, đánh bóng tên tuổi của sản phẩm bằng việc lồng ghép sản phẩm vào các tiết mục của chương trình. Road show lập các tổ chức tập thể nhỏ đến các địa điểm trung tâm để giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Có thể nói road show đóng vai trò linh động hơn trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu, và vấn đề tiếp cận được đánh giá cao hơn do sự tương tác với khách hàng cao hơn do chỉ phục vụ một lượng khách hàng vừa phải trong một thời gian nhất định. Rất thích hợp cho các sản phẩm có tính đa dạng trong sử dụng và có lượng khách hàng rải rác trên địa bàn rộng như các mạng viễn thông. - Chi phí thấp mà hiệu quả cao Nếu tổ chức một sự kiện hoặc chiến dịch cho sự ra đời của mạng viễn thông mới với mục tiêu tạo sự ấn tượng mạnh mẽ về nhận thức thương hiệu hiểu thông tin về Beeline trong thời gian đầu tiên ( 3 tháng ) khi ra mắt, thì Bee line sẽ phải tốn một khoản chi phí không hề nhỏ để đạt được mục tiêu trên như: chi phí địa điểm, chi phí cho truyền thông để thu hút công chúng chi phí các tiết mục trong chương trình ( nhân lực, đạo cụ, set up chươg trình, ca sĩ,những người nối tiếng….) nhưng hiệu quả mang lại sẽ không cao vì Bee line là một sản phẩm mới và chưa có tên tuổi tại Việt Nam. Road show là cách tiếp cận tốt nhất cho Bee line trong trường hợp này. Các khách hàng mục tiêu có thói quen sử dụng Internet và thích tham gia các hoạt động offline nên road show sẽ tiếp cận được họ tại những quán café, những khu giải trí game sử dụng wifi để quảng bá, thu hút và hướng dẫn họ đăng ký sử dụng Bee line. Ngoài ra trong road show chi phí lớn nhất là chi phí cho nhân lực tham gia road show, phương tiện diễu hành, quản lý và các phương tiện truyền thông hỗ trợ. - Tiếp cận tốt hơn các khách hàng mục tiêu của Bee line Theo đánh giá của các chuyên gia event thì việc tổ chức road show là một hình thức rất hữu dụng trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình. Việc tổ chức road show sẽ thu hút từ 90% lượng khách hàng mục tiêu đến tham gia vì trước khi tổ chức road show, việc nghiên cứu địa điểm và lượng khách hàng thương xuyên, ổn định tại địa điểm đó. - Tạo được cho khách hàng những trải nghiệm về sản phẩm Trong hoạt động road show Bee line sẽ có cơ hội hướng dẫn và tư vấn khách hàng về việc dùng mạng Bee line và kích hoạt tài khoản của Bee line. Thông qua việc hướng dẫn khách hàng dùng mạng, tư vấn, giải đáp thắ mắc cho khách hàng…Bee line sẽ có nhiều cơ hội hơ trong việc tăng lượng khách hàng sử dụng sản phẩm, và cho khách hàng những cơ hội dùng thử, trải nghiệm để có được cái nhìn khách quan và in dấu được trong tâm trí của khách hàng. - Một số các road show sẽ phù hợp với hành vi của khách hàng mục tiêu, road show ấn tượng sẽ gây được nhiều sự chú ý của khách hàng. 2.4. Kế hoạch tổ chức chương trình road show “thưởng thức coffe wifi cùng Bee line” 2.4.1 Sơ lược kế hoạch 2.4.1.1. Mục đích Nhằm tăng mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng về thương hiệu Beeline. Khuyến khích tìm hiểu thông tin và sử dụng sản phẩm, tăng số lượng người đăng ký sử dụng mạng Bee line. Tăng số người truy cập vào website Beeline.vn để tìm hiểu và đăng ký sử dụng. 2.4.1.2. Mục tiêu chung của road show Tặng 1300 thẻ nạp cho các khách hàng kích hoạt sử dụng Beeline đầu tiên có giá 50.000 đồng và đạt được ít nhất 2000 khách hàng thông qua chương trình. Phát 40.000 tờ rơi giới thiệu về mạng Beeline tại các địa điểm road show. Số người nhận biết đến Beeline thông qua hoạt động road show mong muốn là 100.000 người. Số lượng người truy cập vào website để tìm hiểu thông tin về sản phẩm thông qua chương trình là 10.000 lượt. Số lượng người đăng ký sử dụng BeeLine ngày đầu ra mắt là 100.000 người. 2.4.1.3. Khách hàng mục tiêu của road show. Với chiến lược ban đầu phát triển mạng phủ song tại các thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng với mật độ dân đông và khả năng giao dịch cao Beeline lựa chọn khách hàng chính là công chúng tại các thành phố này vì đây là lượng khách hàng đông đảo và có nhu cầu sử dụng mạng nhiều nhất. Công chúng mục tiêu của Beeline trong hoạt động road show bao gồm: + Công chúng trẻ tuổi là học sinh, sinh viên và công chúng có độ tuổi dưới 30: thu nhập trung bình, thích trải nghiệm và có xu hướng thích sử dụng các sản phẩm mới. 2.4.2. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Địa điểm: Các quán cafe wifi tại trung tâm thành phố, các khu thương mại, rạp chiếu phim, các trường đại học…nơi tập trung đông người. Thời gian: ngày 4,5,6 tháng 6/2010 Ngày 27, 28,29 tháng 7/2010. Nhân lực phương tiện tham gia road show chia thành hai đội. Đi tới các điểm đã vạch ra trong kế hoạch để giới thiệu. KẾ HOẠCH ROAD SHOW “Thưởng thức coffe wifi cùng Bee line” Địa điểm: Các quán cafewifi tập trung đông người trong thành phố Các trung tâm thương mại lớn Rạp chiếu phim Các trường đại học Thời gian: Ngày 4,5,6 tháng 6/2010 Ngày 27, 28,29 tháng 7/2010. Stt Công cụ Số lượng Diễn giải 1 Quản lý 2 Lập lộ trình cụ thể Giám sát hoạt động road show Lập báo cáo road show Chụp ảnh tư liệu, cung cấp báo chí Giải quyết sự cố 2 PG 10 Mặc đồng phục được thiết kế màu sắc của Beeline, có Logo. Đi xe LX - Vespa trong suốt hành trình road show Tặng và hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm mới 3 Driver 2 Điều khiển xe dẫn đường road show Chở các hoạt náo viên và các công cụ cho road show Bảo quản xe trong suốt hành trình 4 Hoạt náo viên 4 Mắc quần áo thiết kế màu sắc và logo Beeline Ngồi trên xe vẫy tay chào khách Phát tờ rơi, giương cao băng rôn, khẩu hiệu Hoạt náo tại các địa điểm road show 5 Helper 2 Chuẩn bị công tác hậu cần, hỗ trợ các công việc trong road show. Quản lý các phương tiện tham gia road show 6 Xe mui trần 2 Trang trí xe màu sắc của Beeline, logo Beeline ( được cấp giấy phép) Trở các hoạt náo viên dẫn đầu road show 7 Xe LX 10 Trang trí xe theo màu sắc của Beeline ( có giấy phép) 8 Laptop Acer 10 Trang