Đề tài Bệnh cây chuyên khoa

Bệnh hại rễ và gốc thân nằm sâu trong đất. Tế bào bị bệnh lớn gấp 3- 4 lần tế bào bình thường, số lượng tế bào tăng lên dẫn đến làm thành các u sưng sần sùi. Các u sưng lúc đầu có màu tương tự màu rễ, bề mặt nhẵn, bên trong ruột trắng và cứng, về sau chuyển sang màu nâu, thối mục. Cây bị bệnh lá chuyển vàng, mất sắc bóng, cây chết héo dần.

doc66 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2724 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bệnh cây chuyên khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần hai: BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA Chương 1: BỆNH HẠI RAU NẤM HẠI RAU SƯNG RỄ BẮP CẢI (Plasmodiophora brassicae Woronin) Bệnh hại trên họ hoa thập tự đặc biệt là vùng có khí hậu mát mẻ. Ở nước ta bệnh ít phổ biến. Triệu chứng: Bệnh hại rễ và gốc thân nằm sâu trong đất. Tế bào bị bệnh lớn gấp 3- 4 lần tế bào bình thường, số lượng tế bào tăng lên dẫn đến làm thành các u sưng sần sùi. Các u sưng lúc đầu có màu tương tự màu rễ, bề mặt nhẵn, bên trong ruột trắng và cứng, về sau chuyển sang màu nâu, thối mục. Cây bị bệnh lá chuyển vàng, mất sắc bóng, cây chết héo dần. Nguyên nhân: Bệnh do nấm Plasmodiophora brassicae gây hại; họ Plasmodiophoraceae; bộ Plasmodiophorales; lớp Myxomycetes. Là loại nấm ký sinh chuyên tính, cơ quan sinh trưởng dạng hợp bào (Plasmodium). Quá trình phát triển của nấm hầu như chỉ tiến hành trong rễ cây. Bào tử hình cầu, đơn bào, không màu, vỏ dày, bề mặt nhẵn, kích thước 3,3- 3,9 mm. U sưng vỡ giải phóng bào tử vào đất. Đặc điểm phát sinh, phát triển: Nguồn bệnh lây lan trên đồng ruộng và cho năm sau vụ sau là các bào tử tĩnh nằm trong đất và các tàn dư rễ cây bị bệnh. Bào tử tĩnh lan truyền nhờ nước mưa, nước tưới và các quá trình làm đất, chăm sóc. Khi gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 16- 19OC, ẩm độ đất >70%) bào tử tĩnh nhanh chóng nảy mầm thành bào tử động xâm nhập vào rễ cây qua lông hút, chóp rễ, .. Thời kỳ tiềm dục của bệnh khoảng 9- 10 ngày. Thời kỳ cây non là giai đoạn nấm dễ xâm nhiễm và phá hoại. Sự xâm nhiễm, lây bệnh còn phụ thuộc vào số lượng bào tử tĩnh trong đất. Lượng xâm nhiễm tối thiểu là 20.000 bào tử/cm3đất, đất nhiều mùn thì cần 200.000 bào tử/cm3 đất. pH thích hợp là 5,4- 6,5, đất ẩm ướt. Vùng đất trũng, ẩp thấp, đất quá chua nếu điều kiện nhiệt độ mát mẻ bệnh phát sinh phá hoại nặng. Phòng trừ: Chủ yếu là biện pháp phòng, trừ diệt hạn chế. Sử dụng giống sạch bệnh, Dọn sạch tàn dư cây bệnh trên ruộng, bón vôi để cải tạo độ chua của đất, Thực hiện luân canh cây trồng hợp lý Khi có bệnh phải nhổ cả gốc và rễ đem đốt hoặc vùi sâu trong các hố có vôi bột. 2. ĐỐM VÒNG SU HÀO BẮP CẢI (Alternaria brasiceae Sacc) Triệu chứng: Trên cây con, vết bệnh trên lá sò và thân non có màu đen, hình tròn hoặc bất định, bệnh nặng làm cây chết. Trên cây lớn, vết bệnh có hình tròn đồng tâm, màu nâu nhạt hoặc nâu thẫm, xung quanh đôi lúc có quầng vàng, vết bệnh có thể có đường kính đến 1cm, nhiều vết bệnh có thể liên kết với nhau thành hình bất định. Khi gặp trời ẩm ướt trên mặt vết bệnh thường hình thành một lớp nấm màu đen. Bệnh có thể hại sau khi đã thu hoạch. Nguyên nhân: Nấm gây bệnh là Alternaria brasicae Sacc.; họ Dematiaceae, bộ Moniliales, lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes). Sợi nấm đa bào phân nhánh, màu vàng nâu. Cành bào tử phân sinh ngắn, đa bào, màu nâu nhạt, thẳng hoặc uốn khúc, không đâm nhánh, mọc thành cụm hoặc riêng lẻ. Bào tử phân sinh có hình trái lựu đạn; phân nhiều ngăn ngang, dọc, có vòi dài, kích thước khoảng 60- 140 x 14- 18 mm. Đặc điểm phát sinh, phát triển: Nguồn bệnh tồn tại ở dạng sợi nấm và bào tử phân sinh trên các tàn dư cây bệnh và trong hạt giống. Nấm gây bệnh thuộc loại bán ký sinh, xâm nhập vào cây qua vết thương xây xát và vết hại của côn trùng. Bào tử phân sinh lan truyền nhờ gió, nước mưa, nước tưới, côn trùng, dụng cụ, và con người trong quá trình chăm sóc. Nhiệt độ thuận lợi 25OC, điều kiện ẩm ướt mưa nhiều. Ruộng trũng, mật độ trồng dày dễ bị bệnh. Bệnh có thể hại ở quả để giống làm cho hạt lép. Phòng trừ + Phòng: Dọn sạch tàn dư thân lá bệnh đem hủy. Sử dụng giống sạch bệnh. Có thể xữ lý hạt giống bằng nhiệt độ hay hóa chất. Tỉa lá già, tạo sự thông thoáng trên đồng ruộng. Lên luống cao tránh ứ đọng nước trên đồng ruộng. Lưu ý chế độ tưới nước. + Trừ: Khi bệnh mới phát sinh có thể dùng thuốc hóa học để phun. SƯƠNG MAI CÀ CHUA, KHOAI TÂY [Phytophthora infestans (Mont) de Bary.] Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở rìa lá tạo thành vết xám xanh nhạt sau đó lan rộng vào phiến lá. Phần giữa vết bệnh chuyển màu nâu đen và xung quanh vết bệnh thường có lớp cành bào tử màu trắng xốp bao phủ như một lớp mốc trắng như sương muối làm cho lá chết lụi nhanh chóng. Bệnh khi hại ở cuống lá, cành và thân lúc đầu là vết nâu hoặc thâm đen, sau lan rộng bao quanh và kéo dài thành đoạn. Bệnh làm cho thân cành thối mềm và dễ gãy gục. Bệnh có thể hại trên quả làm thối hỏng. Nguyên nhân: Nấm gây bệnh Phytophthora infestans, họ Pythiaceae; Bộ Peronosporales, lớp nấm tảo. Sợi nấm đơn bào, hình thành vòi hút hình trụ hoặc hình cầu trong quá trình ký sinh trong cây. Sinh sản vô tính tạo cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh lộ trên mặt vết bệnh đặc biệt là mặt dưới lá bệnh. Cành bào tử phân sinh không màu, phân nhiều nhánh so le với nhau, trên mỗi nhánh có nhiều vết lồi lõm. Bào tử phân sinh hình trứng hoặc hình quả chanh yên có núm nhỏ ở đỉnh cành bảo tử. Bào tử phân sinh có hai kiểu nảy mầm: khi nhiệt độ khoảng 12- 18OC, ẩm độ cao, có giọt nước bào tử nảy gián tiếp; khi nhiệt độ 20- 24OC bào tử nảy mầm trực tiếp. Sinh sản hữu tính tạo bào tử trứng. Các nước nhiệt đới chưa tìm thấy giai đoạn hữu tính. Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh: Nguồn bệnh lây lan trên đồng ruộng là bào tử phân sinh và sợi nấm. Nhiệt độ thích hợp là 18- 22OC (28OC bệnh không xuất hiện); ẩm độ cần cho sự xâm nhập là bảo hòa, ẩm độ cho sự phát triển không nhỏ hơn 76%. Mức độ phát sinh phát triển của bệnh còn phụ thuộc vào mùa vụ, giống cũng như đất đai, phân bón. Nói chung vụ đông xuân bị nặng hơn vụ hè thu; đất trũng, đất xấu, tầng canh tác mỏng dễ nhiễm bệnh nặng; bón nhiều N, ít kali thì nhiễm bệnh càng nặng. Phòng trừ: + Sử dụng giống sạch bệnh và có khả năng kháng bệnh cao. + Thu dọn tàn dư cây bệnh ngay sau khi thu hoạch. + Thực hiện chế độ luân canh cây trồng hợp lý. + Chế độ tưới nước vừa phải tránh ứ đọng nước trên ruộng. + Gieo trồng với mật độ vừa phải; tỉa cành, lá nhằm tạo độ thông thoáng trên đồng ruộng. + Khi cần thiết phải phun thuốc hoá học. BỆNH SƯƠNG MAI HẠI TRÊN MỘT SỐ LOẠI RAU KHÁC: Là loại bệnh gặp khá phổ biến trong các loại rau trồng trong vụ đông xuân khi thời tiết lạnh và có nhiều sương mù. Bệnh có thể hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau như đậu tương, rau diếp, xà lách,.. làm giảm năng suất và chất lượng đáng kể. Bệnh Sương mai giả dưa chuột (Pseudoperonospora cubensis): Triệu chứng: Bệnh hại trên lá là chủ yếu. Lúc đầu là chấm màu xanh nhạt trên phiến lá sau đó chuyển vàng đến nâu nhạt, hình tròn, đa giác hoặc bất định hình. Mặt dưới lá chổ vết bệnh thường có một lớp nấm mốc màu trắng xám. Vết bệnh thường nằm rải rác trên lá, có khi hợp lại thành vết lớn làm cho cây phát triển yếu và có thể dẫn đến chết. Nguyên nhân: Do nấm Pseudoperonospora cubensis gây hại; họ Peronosporaceae; bộ Peronosporales; lớp nấm tảo. Sợi nấm hình ống, đơn bào, phân nhánh, tạo vòi hút xuyên vào trong tế bào để hút dinh dưỡng. Sinh sản vô tính cho cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh. Cành dạng cây, phân nhánh kép không đều đặn, đơn bào, không màu, đỉnh nhánh nhọn uốn lượn hình cánh cung. Bào tử phân sinh hình bầu dục hoặc hình trứng, đơn bào không màu, vỏ mỏng, có một núm nhỏ trên đỉnh. Bào tử phân sinh nảy mầm xâm nhập qua lỗ khí vào trong gian bào mô cây ký chủ khi có giọt nuớc. Bào tử trứng hình cầu, màu vàng, màng dày chứa nhiều chất dinh dưỡng dự trử, tồn tại trên lá và tàn dư cây bệnh. Điều kiện phát sinh, phát triển: Nguồn bệnh tồn tại cho năm sau, vụ sau và lây lan trên đồng ruộng là sợi nấm và bào tử phân sinh nằm trên các tàn dư cây bệnh. Nhiệt độ thấp, ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển. Phòng trừ: Chủ yếu là phòng, trừ khi cần thiết. Tiêu diệt tàn dư cây bệnh, vệ sinh đồng ruộng ngay khi thu hoạch. Sử dụng giống tốt. Tiến hành phun thuốc kịp thời ngay sau khi mới chớm bị bệnh. Bệnh sương mai rau diếp, xà lách (Bremia lactucae Regel): Triệu chứng: Trên lá tạo ra vết đốm màu xanh trong hoặc xanh hơi vàng, dạng bất định hình hoặc nhiều góc cạnh giới hạn bởi gân lá. Trên vết bệnh mặt dưới phiến lá thường hình thành một lớp nấm màu trắng xám. Trên thân và cuống hoa gây sự biến dạng và hủy hoại mô tế bào bị bệnh. Nguyên nhân: Do Bremia lactucae gây hại; họ Peronosporaceae; bộ Peronosporales, lớp nấm tảo. Sợi nấm không màu, phân nhánh, đơn bào; cành bào tử phân sinh không màu, phân nhánh chạc đôi, đỉnh cành phình rộng có nhiều mấu lồi kiểu răng khế. Bào tử phân sinh đơn bào không màu, hình trứng hay hình bầu dục. Bào tử trứng màu nâu hình bầu cầu. Đặc điểm phát sinh, phát triển: Nguồn bệnh bảo tồn chủ yếu là bào tử trứng và sợi nấm trên tàn dư cây bệnh, trên hạt giống nhiễm bệnh. Ẩm độ ³96%, nhiệt độ <19OC thuận lợi cho hình thành bào tử; Bào tử có thể nảy mầm trong koảng nhiệt độ 0- 30OC. Phòng trừ: + Sử dụng giống sạch bệnh và có khả năng kháng bệnh cao. + Thu dọn tàn dư cây bệnh ngay sau khi thu hoạch. + Thực hiện chế độ luân canh cây trồng hợp lý. + Chế độ tưới nước vừa phải, tránh ứ đọng nước trên ruộng. + Gieo trồng với mật độ vừa phải; tỉa cành, lá nhằm tạo độ thông thoáng trên đồng ruộng. + Khi cần thiết phải phun thuốc hoá học (Ridomil, Zinep, Aliet,...). LỞ CỔ RỄ ĐẬU ĐỖ, DƯA LEO, DƯA GANG, DƯA HẤU,.. (Rhizoctonnia solani Kuhn): Là một bệnh hại phổ biến trên nhều loại cây trồng khác nhau đặc biệt là trên các loại rau, đậu đổ, một số cây ăn quả. Bệnh hại ở giai đoạn cây con, không hại ở giai đoạn cây đã lớn có mô cứng. Triệu chứng: Bệnh hại ở cổ rễ và gốc sát mặt đất. Lúc đầu xuất hiện chấm nhỏ màu đen sau lan rộng ra bao quanh gốc thân làm cho bộ phận bị bệnh teo tóp lại. Cây bị bệnh lá héo rũ, cây chết rũ trên đồng ruộng.Trên vết bệnh thường xuất hiện lớp nấm màu trắng xám Nguyên nhân: Do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gâyhại; Nhóm nấm trơ. Sợi nấm đa bào, phân nhánh thẳng góc, chổ phân nhánh hơi eo thắt, giáp ngay chổ đó có màng ngăn ngang, màu nâu vàng. Đặc điểm phát sinh, phát triển: Nấm phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 18- 25OC, ẩm độ > 90%. Nguồn bệnh tồn tại ở dạng sợi và hạch nấm trong đất và trên các tàn dư cây bệnh. Chân đất khó thoát nước và mưa nặng thất thường dễ bị bệnh nặng. Phòng trừ: Làm đất kỹ trước khi gieo; lên luống cao và san phẳng mặt luống để tránh ứ đọng nước. Dùng giống sạch bệnh, đất trồng phải cao ráo, bón phân chuồng hoai mục, và chú ý bón vôi. Lưu ý mật độ, độ sâu gieo hạt. Theo dõi bệnh ở thời kỳ cây con. Sau khi mưa phải kịp thời xới xáo, phá váng, nhổ cây bị bệnh kịp thời, tỉa cây và vun cao gốc. Thu nhặt hết tàn dư cây bệnh và áp dụng luân canh với cây trồng khác. Cày sâu đất, để ải sớm. Một số nấm gây hại trên cổ rễ và gốc sát mặt đất khác đó là Fusarium solani f.s. phaseoli; Thielaviopsis,... + Nấm Fusarium gây hại thường xuất hiện lớp nấm màu trắng hồng khi gặp thời tiết ẩm ướt. Đó chính là bào tử phân sinh và cành bào tử phân sinh. + Nấm Thielaviopsis gây hại thì trên vết bệnh có lớp nấm màu nâu nhạt, rễ thâm đen, cổ rễ vỏ gốc bị thối. Sợi nấm có thể hình thành bào tử hậu trong mô mạch dẫn. Bào tử phân sinh hình thành chuỗi, đơn bào. Biện pháp phòng trừ giống lở cổ rễ. Các loại nấm bệnh này còn gây thối trái dưa chuột ngay trong thời kỳ sinh trưởng và sau khi thu hoạch. Sau khi nhiễm bệnh các loại vi sinh vật gây bệnh khác tiếp tục phát triển làm quả chóng thối hỏng mất giá trị sử dụng. THÁN THƯ ỚT (Colletotrichum gloeosporiodes, C. capsici, C. acutatum, C. cocodes) Phân bố khắp thế giới. Triệu chứng: Bệnh chủ yếu hại trên quả đặc biệt là vào giai đoạn quả chín. Ban đầu là đốm nhỏ, hơi lõm, ướt trên bề mặt vỏ quả. Sau đó phát triển lớn có thể đường kính 2- 3cm. Vết bệnh điển hình thường có hình thoi hoặc hình bầu dục, lõm có thể có hình tròn đồng tâm, ranh giới vết bệnh rõ ràng, giữa mô bệnh và mô khỏe là một đường màu đen chạy dọc theo vết bệnh. Trên bề mặt vết bệnh có những chấm màu đen đó là các đĩa cành. Trên chồi non gây hiện tượng thối chồi có màu đen; trên lá gây hiện tượng đốm lá. Nguyên nhân: Do nấm Colletotrichum gloeosporiodes, C. capsici, C. acutatum, C. cocodes gây ra; họ Melanconiaceae; bộ Melanconiales; lớp nấm bất toàn. Đĩa cành có nhiều lông gai nhọn màu nâu hoặc nâu đen, bên trong có các cành bào tử phân sinh và đính các bào tử phân sinh. Bào tử phân sinh đơn bào, không màu. Trong các loài thì bào tử phân sinh C. capsici hình dạng cong lưỡi liềm còn các loài khác thì bào tử phân sinh có dạng hình bầu dục hay hình trụ tròn hai đầu. Đặc điểm phát sinh, phát triển: Nguồn bệnh tồn tại cho năm sau, vụ sau cũng như lây lan trên đồng ruộng nằm trên hạt giống và các tàn dư cây bệnh ở dạng bào tử phân sinh. Nhiệt độ thích hợp cho bào tử nảy mầm là 28- 30OC; bệnh phát triển trong điều kiện ẩm độ cao; bào tử phát tán nhờ côn trùng, mưa gió. Những năm mưa nhiều bệnh gây thiệt hại nặng. Bệnh nhiễm trên cả ớt xanh và ớt chín nhất là giai đoạn già- thu hoạch. Phòng trừ: - Sử dụng hạt giống sạch bệnh. - Thu nhặt tàn dư cây bệnh, luân canh cây trồng. - Thu hoạch và chế biến kịp thời. - Sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết. GẺ SAO CỦ KHOAI TÂY [Spongospora subterranea (Wallr.) Lagerh.] Là loại bệnh nằm trong danh mục KDTV đối ngoại của nước ta. Triệu chứng: + Trên rễ: Là những vết sưng nhỏ màu xám đen. Bệnh thường làm cho rễ cây bị đứt đoạn. Bệnh nặng cây ngừng sinh trưởng do rễ bị hủy hoại. + Trên củ: Nấm tạo gây hại tạo các vết bệnh có hình sao, mép nổi gờ mềm, phần xung quanh vết bệnh có màu xám. Bệnh gẻ sao củ khoai tây là môi giới truyền bệnh virus xoăn đỉnh củ (PMVT). Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển: Do nấm Spongospora subterranea. gây hại; họ Plasmodiophoraceae; bộ Plasmodiophorales; thuộc lớp nấm cổ sinh. S. subterranea có cấu tạo dạng hợp bào. Bào tử tĩnh tồn tại trong đất và giữ được sức sống qua nhiều năm. Sự xâm nhiễm của nấm phụ thuộc vào đồng thời hai yếu tố là nhiệt độ thấp và ẩm độ cao. Nếu một trong hai yếu tố không thỏa mãn thì bệnh không xảy ra. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát sinh, phát triển là 12,5- 15OC (ngưỡng 12,5- 20OC) Phòng trừ: Nói chung phòng bệnh là chủ yếu trừ diệt khó thực hiện. Xử lý đất. Sử dụng giống chống bệnh. Xử lý giống. Ở Việt nam biện pháp để phòng chống bệnh đó là KDTV. HÉO VÀNG CÀ CHUA (Fusarium oxysporum f.sp. lycopersici) Bệnh phổ biến trên thế giới dặc biệt là các vùng nhiệt đới. Triệu chứng: Bệnh hại ở gốc thân và cổ rễ. Ở gốc thân vết bệnh có màu nâu xám, cắt ngang thân các bó mạch có màu nâu xám, trên vết bệnh thường bao phủ một lớp nấm màu nâu. Khi bị bệnh bộ lá bị héo vàng loang lổ. Lúc đầu cây có thể héo ban ngày và ban đêm hồi phục, về sau cây héo rũ chết gục trên đồng ruộng, bộ lá có màu vàng. Nguyên nhân: Do nấm Fusarium oxysporum f.sp. lycopersici gây hại; họ Tuberculariaceae; bộ Moniliales; lớp nấm bất toàn. Sợi nấm đa bào, màu tản nấm phớt hồng. Nấm sinh sản cho Macroconidia, Microconidia và bào tử hậu Chlamydospores. Đặc điểm phát sinh, phát triển: Nhiệt độ thích hợp 25- 30OC, ẩm độ cao. Nấm thích dạng đạm NO3- hơn dạng đạm NH4+. Nguồn bệnh tồn tại trong đất dạng sợi nấm, bào tử phân sinh lớn và bào tử hậu. Phòng trừ: Thực hiện một biện pháp phòng trừ tổng hợp có hiệu quả: - Luân canh với cây trồng nhất là cây trồng nước (lúa nước) 5- 7 năm, - Có hệ thống tưới tiêu chủ động, không tưới quá ẩm; duy trì mật độ thích hợp trên đồng ruộng. PHẤN TRẮNG BẦU BÍ (Erysiphe cichoracearum De Candolle; Sphaerotheca fuligena) Bệnh hại trên hầu hết họ bầu bí. Bệnh làm giảm diện tích quang hợp của cây nghiêm trọng. Triệu chứng: Lúc đầu trên lá xuất hiện chấm màu vàng, bao phủ một lớp nấm trắng. Bệnh càng tiến triển làm thành một lớp nấm dày đặc màu trắng như bột phấn, là khô cháy và dễ rụng. Cây bệnh sinh trưởng kém cho năng suất thấp. Nguyên nhân: Do hai loại nấm là Erysiphe cichoracearum và Sphaerotheca fuligena gây ra; họ Erysiphaceae; bộ Erysiphales; lớp Ascomycetes. Là loại nấm ngoại ký sinh, chuyên tính. Sợi nấm bám trên bề mặt lá và hình thành vòi hút chọc sâu vào trong tế bào để hút chất dinh dưỡng. Cành bào tử phân sinh mọc thẳng góc với sợi nấm, không phân nhánh, không màu. Bào tử phân sinh hình trứng hoặc hình bầu dục không màu, đơn bào. Quả thể nếu được hình thành có hình cầu, có lông bám đơn giản, nhỏ, màu đen, bên trong chứa các túi. Erysiphe cichoracearum có khoảng 10- 15 túi, mỗi túi chứa 2- 8 bào tử túi; Sphaerotheca fuligena chỉ có một túi, trong túi chứa 8 bào tử túi. Đặc điểm phát sinh, phát triển: Nguồn bệnh lây lan nằm trên các ký chủ trồng trên đồng ruộng. Nguồn bệnh lây lan nhờ gió. Nguồn bệnh tồn tại trên tàn dư ở dạng quả thể và sợi nấm là nguồn lây lan cho năm sau vụ sau. Nhiệt độ thích hợp 20- 24OC, ẩm độ không khí cao. Phòng trừ: Quan tâm đến biện pháp canh tác: Dọn sạch tàn dư cây bệnh rơi rụng trên đồng ruộng. Phun thuốc ngay sau khi mới phát hiện bệnh thì mới có hiệu quả. 10. GỈ SẮT ĐẬU ĐỖ [Uromyces appendiculatus (Pers) Unger = Uromyces phaseoli Winter] Triệu chứng: Bệnh chủ yếu hại trên lá già và lá bánh tẻ, bệnh có thể hại trên cả thân và cành. Trên lá, lúc đầu là một điểm nhỏ hơi vàng, nổi gờ. Sau đó đường kính to dần có thể đến 2mm, biểu bì nứt để lộ ổ bào tử hạ ra ngoài màu nâu gỉ sắt. Nguyên nhân: Nấm gây bệnh là Uromyces appendiculatus =U. phaseoli, họ Uredinaceae; bộ Uredinales; lớp Basidiomycetes. Là loại nấm có chu kỳ phát triển hoàn toàn. Bào tử xuân đơn bào hình bầu dục hoặc bất định, màng mỏng có nhiều gai nhỏ. Thường thấy ở vùng ôn đới. Bào tử hạ đơn bào, hình cầu hoặc hình bầu dục, màu vàng nhạt, có gai nhỏ và hai lỗ mầm đối diện nhau. Bào tử hạ là nguồn lan truyền bệnh trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây. Bào tử đông hình cầu hoặc hình bầu dục, đơn bào, màu nâu đậm, màng dày, nhẵn bóng, có cuống ngắn ở gốc và đỉnh lồi lên như núm vú. Bào tử đông nằm trong tàn dư cây bệnh là nguồn bảo tồn qua đông của nấm ở vùng có khí hậu lạnh. Đặc điểm phát sinh, phát triển: Vùng nhiệt đới nấm bảo tồn chủ yếu bằng bào tử hạ và sợi nấm. Bào tử hạ lan truyền nhờ gió, nước mưa, nước tưới, các dụng cụ, côn trùng, con nguời,... Nhiệt độ thích hợp cho bào tử hạ nảy mầm là 16- 22OC (phạm vi 10- 35OC) Nấm nảy mầm và xâm nhập trong điều kiện có giọt nước, giọt sương hoặc ẩm độ >95%. Trong điều kiện thích hợp, thời kỳ tiềm dục của bệnh là 15 ngày. phát triển thêm 8- 9 ngày nữa mới phá vỡ biểu bì để phát tán bào tử hạ ra ngoài. Phòng trừ: Áp dụng một hệ thống phòng trừ tổng hợp: - Dọn sạch tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng. - Luân canh cây trồng hợp lý (với cây họ hòa thảo 2- 3 năm). - Sử dụng các giống chống bệnh. - Có thể dùng thuốc hóa học khi bệnh mới phát sinh. THÁN THƯ ĐẬU ĐỖ (Collettricum lindemuthianum) Triệu chứng: Bệnh có thể hại trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây. Trên lá sò vết bệnh hình tròn, màu nâu đen, hơi lõm. Trên thân cây con vết bệnh kéo dài, màu nâu vàng, hơi lõm xuống và nứt nẻ. Bệnh nặng làm cho cây con chết rạp. Trên cây lớn, vềt bệnh nắm dọc theo gân lá, hình tròn, đa giác hoặc bất định. Vết bệnh lúc đầu có vàng nâu, sau chuyển nâu sẫm, có viến màu đỏ. Trên vết bệnh có nhiều chấm nổi màu nâu đen, đó là đĩa cành của nấm. Sau vết bệnh khô rách nát. Trên cuống lá, thân, cành vết bệnh kéo dài màu nâu sẫm, hơi lõm, cây còi cọc, lá vàng dễ rụng. Bệnh trên cánh hoa, đài hoa làm hoa rụng, không đậu quả. Trên vỏ quả vết bệnh có màu nâu vàng hoặc xám, lõm sâu, xung quanh nổi gờ màu đỏ. Trên hạt vết bệnh nhỏ màu nâu hoặc nâu đen, thường phá hoại trên vỏ hạt, đôi lúc vào phôi hạt. Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Colletotrichum lindemuthianum; bộ Melanconiales; lớp nấm bất toàn. Sợi nấm đa bào, phân nhánh, màu nâu nhạt. Đĩa cành màu đen, có lông gai đen, mọc riêng rẽ. Cành bào tử phân sinh hình gậy, đơn bào, không màu, đôi khi có màu sẫm ở gốc. Bào tử phân sinh đơn bào, không màu, hình bầu dục hoặc hình trụ tròn, thẳng hoặc hơi cong. Đặc điểm phát sinh, phát triển: Sợi nấm thể tồn tại trong phôi mầm và trong vỏ hạt hoặc trên các tàn dư cây bệnh. Bào tử phân sinh lan truyền nhờ gió, nhờ nước; nảy mầm xâm nhập vào cây ký chủ thông qua vết thương hoặc có thể xâm nhập trực tiếp. Nhiệt độ thích hợp 16- 22OC
Tài liệu liên quan