Đề tài Biến động nhân sự tại bộ phận Beverage khách sạn Renaissance Riverside Saigon

Hơn ba mươi lăm năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước ta đi vào giai đoạn củng cố, xây dựng, phát triển và hội nhập. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện đang là xu thế khách quan chi phối trực tiếp sự phát triển kinh tế xã hội cũng như quan hệ quốc tế của mỗi quốc gia. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, nhằm đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

doc59 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1980 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biến động nhân sự tại bộ phận Beverage khách sạn Renaissance Riverside Saigon, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Hơn ba mươi lăm năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước ta đi vào giai đoạn củng cố, xây dựng, phát triển và hội nhập. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện đang là xu thế khách quan chi phối trực tiếp sự phát triển kinh tế xã hội cũng như quan hệ quốc tế của mỗi quốc gia. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, nhằm đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân mỗi năm hàng chục ngàn tỷ đồng, mang lại hiệu quả kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho xã hội,… du lịch trở thành một trong số những ngành kinh tế mũi nhọn đang được quan tâm. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới, tính đến cuối tháng 4/2010, Việt Nam đứng thứ tư với mức tăng trưởng ấn tượng trên 30%, chỉ sau Sri Lanka, Ảrập Xêút và Israel. Du lịch không ngừng phát triển, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế cũng như nhiều yếu tố văn hóa xã hội khác. Đối với sự phát triển của ngành Du lịch, ngành Khách sạn – Nhà hàng có vai trò khá quan trọng bởi nó là yếu tố cần và đủ để tạo nên một sản phẩm du lịch hoàn hảo, nó thỏa mãn nhu cầu ăn - ở, hai nhu cầu đầu tiên thiết yếu của con người. Du lịch, Nhà hàng và Khách sạn có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ, tác động lẫn nhau. Đi cùng xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC, WTO,… mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Du lịch – Khách sạn nói riêng: thị trường đa dạng, nguồn khách phong phú, tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế, cơ hội quảng bá du lịch Việt Nam rộng khắp,… Thế nhưng bên cạnh cơ hội, ngành Du lịch – Khách sạn cũng đối mặt vô số những thách thức. Đó là việc làm sao để tạo được vị thế cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ, không ngừng đổi mới sáng tạo cho ra những sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Ngoài ra, do tính chất đặc thù riêng biệt, một trong những khó khăn thường gặp ở các doanh nghiệp khách sạn, đó là vấn đề quản trị nhân sự và biến động nhân sự trong tình hình hiện nay. Đề tài này được chọn bởi tính phổ biến và giá trị ứng dụng của nó. Bất kì doanh nghiệp có sử dụng lao động nào cũng đều mong muốn sử dụng nguồn nhân lực của mình một cách hiệu quả nhất. Riêng đối với doanh nghiệp khách sạn, ngoài việc làm cách nào để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, còn phải đối mặt với tình hình nhân sự luôn biến động, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh. Giải quyết được vấn đề này, doanh nghiệp có thể coi như mở được cánh cửa đầu tiên trong việc đảm bảo chất lượng và giữ vững vị thế của mình trên thị trường. Mục tiêu đề tài này là nghiên cứu thực trạng tình hình biến động nhân sự nhằm tìm ra nguyên nhân, những hậu quả do tình hình này gây ra, từ đó kiến nghị một số giải pháp khắc phục. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài đi sâu tìm hiểu thực trạng nhân sự tại bộ phận Beverage, trực thuộc khách sạn Renaissance Riverside Saigon, trên cơ sở những lý thuyết về quản lý khách sạn và quản trị nguồn nhân lực cùng với một số tài liệu và website có liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Ngoài việc dành phần lớn thời gian nghiên cứu trên bàn giấy, đề tài còn được đầu tư bằng nguồn kiến thức thực tế thông qua quá trình trực tiếp làm việc tại khách sạn, tiếp xúc và trao đổi với các cấp quản lý cũng như theo sát tìm hiểu qua các đồng nghiệp. Bên cạnh đó, Internet cũng là một trong những phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Đề tài có kết cấu 4 phần: Chương 1 – Cơ sở lý luận của đề tài. Phần này tổng hợp lý thuyết gồm những định nghĩa, khái niệm, vai trò, chức năng mang tính tổng quát về Khách sạn, Quản lý khách sạn, Nhân sự và Quản trị nhân sự trong khách sạn. Chương 2 – Giới thiệu tổng quan khách sạn Renaissance Riverside Saigon. Khách sạn được mô tả trong phần này bằng cái nhìn bao quát từ quá trình hình thành, phát triển, vị trí địa lý, kiến trúc xây dựng, cơ sở vật chất kỹ thuật, lĩnh vực kinh doanh, cho đến cơ cấu tổ chức và định hướng phát triển trong tương lai gần. Chương 3 – Thực trạng tại bộ phận Beverage. Phần này đi sâu phân tích hoạt động quản lý nhân sự, những chính sách nhân sự đang được áp dụng tại bộ phận Beverage, phân tích một số nguyên nhân gây ra sự biến động về nhân sự và những ảnh hưởng trực tiếp của nó. Chương 4 – Một số giải pháp kiến nghị. Đây là phần quan trọng, kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục những hậu quả do tình hình biến động nhân sự gây ra, đồng thời từng bước xây dựng đội ngũ nhân sự mới vững về chất, bền về lượng, củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh. Sau cùng là phần tổng kết nhằm đánh giá lại quá trình nghiên cứu đề tài, giải quyết được gì và những vấn đề nào còn tồn đọng. Ý tưởng đề tài xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị, hàng loạt nhân viên chính thức, thời vụ và bán thời gian đều nộp đơn xin nghỉ việc. Tình trạng thiếu hụt nhân sự trầm trọng khiến các cấp lãnh đạo, đặc biệt là cấp quản lý trực tiếp luôn phải đối mặt với hàng loạt khó khăn: làm thế nào để tiếp tục hoạt động đồng thời không làm giảm chất lượng dịch vụ, làm thế nào để củng cố lực lượng khi mà những “lính tài, tướng giỏi” đều lần lượt ra đi, làm thế nào khi cấp trên luôn đặt ra những yêu cầu “chuẩn” trong lúc nhân sự thiếu hụt, một người phải “gánh gồng” việc của hai, ba người,… Trước tất cả những gì đã và đang diễn ra tại bộ phận Beverage, Khách sạn Renaissance Riverside Saigon, là sinh viên ngành du lịch - khách sạn đang thực tập tại bộ phận này, tôi nhìn thấy những khổ tâm, trăn trở của các anh, chị cấp quản lý trực tiếp. Thông qua đề tài này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ giúp các anh, chị tìm ra nguyên nhân nhằm tháo gỡ những vướng mắc hiện tại, cùng xây dựng bộ phận Beverage ngày càng phát triển. Trong quá trình thực hiện, mặc dù luôn cố gắng hết sức mình để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất nhưng vì thời gian có hạn, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các anh chị cùng tất cả các bạn để đề tài được đầy đủ, phong phú và ý nghĩa hơn. Trân trọng kính chào. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÀNH KHÁCH SẠN VÀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG KHÁCH SẠN 1.1. LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN VÀ NGÀNH QUẢN LÝ KHÁCH SẠN 1.1.1. Khách sạn 1.1.1.1. Khái niệm khách sạn Có nguồn gốc từ tiếng Pháp, khách sạn là cơ sở cho thuê ở trọ hay nói cách khác là cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú. Không chỉ khách sạn mới có dịch vụ lưu trú, ngày nay có rất nhiều cơ sở kinh doanh loại hình dịch vụ này như nhà trọ, nhà nghỉ, cao cấp hơn có nhà khách, biệt thự nghỉ dưỡng,… nhưng khách sạn là hình thái phổ biến hơn cả. Theo luật du lịch Việt Nam năm 2005: “Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường, và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu.” Như vậy, khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú, đảm bảo chất lượng và tiện nghi cần thiết, đáp ứng một số yêu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác trong suốt thời gian khách lưu trú tại khách sạn, phù hợp với động cơ, mục đích chuyến đi của họ. Dù đẳng cấp cao thấp khác nhau, quy mô to nhỏ khác nhau nhưng khách sạn ở bất kì đâu trên thế giới được xây dựng cũng không nằm ngoài mục đích thu lợi từ việc đem đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ mà chủ yếu là dịch vụ lưu trú và một số dịch vụ bổ trợ khác. Theo Quy định về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn du lịch (Ban hành kèm theo Quyết định số 02 /2001/QĐ-TCDL ngày 27 tháng 4 năm 2001): “Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch”. Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng có thể tổng hợp lại một cách ngắn gọn về khách sạn như sau: Khách sạn trước hết là một cơ sở lưu trú điển hình được xây dựng tại một địa điểm nhất định và cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách nhằm thu lợi nhuận. Sản phẩm dịch vụ khách sạn ngày nay không chỉ bao gồm sản phẩm lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí mà còn bao gồm thương mại, thẩm mỹ,…. 1.1.1.2. Phân loại khách sạn 1.1.1.2.1. Theo vị trí: Khách sạn thành phố (City Center Hotel): thường gặp ở các thành phố, đô thị lớn, đông dân cư. Đối tượng chính là khách hội nghị, tham quan mua sắm, dự các triễn lãm (khách MICE), loại hình khách sạn này hoạt động quanh năm. Hình 1.1: Park Hyatt Saigon (Việt Nam) Khách sạn 5 sao nằm giữa trung tâm thành phố Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort Hotel): thường được xây dựng trong hoặc gần các khu du lịch, nghỉ dưỡng dựa vào điều kiện tự nhiên (núi, biển, sông hồ…). Đối tượng khách là những người có nhu cầu nghỉ ngơi, chữa bệnh. Khách sạn nghỉ dưỡng hoạt động theo thời vụ do bị chi phối bởi điều kiện thời tiết. Hình 1.2: Palm Garden Resort- Hội An (Việt Nam) Khách sạn ven đô (Suburban Hotel): thường nằm ở ngoại ô thành phố, vùng ven. Đối tượng khách đi nghỉ cuối tuần, khách công vụ có khả năng chi trả thấp, trung bình. Loại hình này chưa phổ biến ở Việt Nam do cơ sở hạ tầng giao thông chưa phát triển. Hình 1.3: Hilton Garden Inn – Las Vegas (Mỹ) Khách sạn ven đường (Highway Hotel): chủ yếu nằm trên các trục đường chính, phục vụ đối tượng khách cần đi một lộ trình dài, thường thấy nhất là các mini hotel ven quốc lộ. Hình 1.4: Highway Hotel Gin Gin – Queensland (Úc) Khách sạn sân bay (Airport Hotel): luôn luôn đặt cạnh các sân bay quốc tế, phục vụ đối tượng khách quá cảnh, chờ đợi chuyến bay bị trì hoãn của các hãng hàng không. Hình 1.5: Regal Airport Hotel – Hong Kong 1.1.1.2.2. Theo mức cung cấp dịch vụ: Khách sạn sang trọng (Luxury Hotel): cung cấp đầy đủ các dịch vụ trong nhà, ngoài trời, lưu trú, thẩm mỹ, giải trí, cung cấp thông tin… Khách sạn với dịch vụ đầy đủ (Full Service Hotel): cung cấp hầu hết các dịch vụ, không có sân goft, hồ bơi, khu vui chơi trẻ em… Khách sạn có dịch vụ hạn chế (Limited Srevice Hotel): tương đương khách sạn ba sao, không có dịch vụ giải trí ngoài trời. Khách sạn bình dân (Economy Hotel): tương đương khách sạn một - hai sao, cung cấp dịch vụ lưu trú, giặt ủi. 1.1.1.2.3. Theo giá: Người ta tìm mức giá công bố trung bình bằng cách lấy giá công bố (Publish rate) chia cho giá bán chính thức (Rack rate), đơn vị tính giá là ngoại tệ mạnh. Sau đó, trên một thước đo được chia thành 100 phần bằng nhau, người ta đưa mức giá công bố trung bình vừa tìm được lên thước đo này để xác định và phân loại. Hình 1.6: Thước đo mức giá Bình dân (Economy) 70 80 100 60 40 20 0 85 Cao nhất (Luxury) Cao (Up-Rate) Trung bình (Mid-price) Thấp nhất (Budget) Từ 85 đến 100: Giá cao nhất Từ 70 đến 85: Giá cao Từ 40 đến 70: Giá trung bình Từ 20 đến 40: Giá bình dân Từ 0 đến 20: Giá thấp nhất 1.1.1.2.4. Theo quy mô: Khách sạn được phân loại dựa trên tổng số phòng. Có sự khác biệt rõ rệt giữa tiêu chuẩn dành cho khách sạn Việt Nam và khách sạn quốc tế. Bảng 1.1: Phân loại khách sạn theo quy mô Loại khách sạn Tổng số phòng Chuẩn quốc tế Việt nam Nhỏ (Small) 1 – 150 5 – 40 Vừa (Medium) 151 – 400 40 – 150 Lớn (Large) 401 – 1,500 > 150 Siêu lớn (Mega) >1,500 1.1.1.2.5. Theo sở hữu và quản lý: Khách sạn tư nhân: chủ đầu tư là một cá nhân, chủ tự điều hành, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh. Khách sạn nhà nước: vốn đầu tư ban đầu của nhà nước, do một công ty nhà nước điều hành, quản lý. Ngày nay, hầu hết khách sạn quốc doanh được cổ phần hóa, nhà nước trở thành một cổ đông. Khách sạn liên doanh: có từ hai chủ đầu tư trở lên, tự xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho khách sạn. Về quản lý, phổ biến nhất là hình thức thuê quản lý, trong đó chủ đầu tư không đứng ra quản lý mà thuê và giao hẳn việc điều hành cho một tổ chức. Trong lĩnh vực này, có khá nhiều tập đoàn quản lý khách sạn danh tiếng trên thế giới: Marriott International với thương hiệu Courtyard by Marriott, Starwood với Sheraton Hotel and Resort,… Hình 1.7: Một số tập đoàn quản lý khách sạn nổi tiếng trên thế giới 1.1.1.3. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2009, căn cứ theo vị trí, kiến trúc, trang thiết bị tiện nghi, dịch vụ, người quản lý và nhân viên phục vụ, an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, khách sạn được xếp theo 5 hạng: 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao. Sau đây là một số yêu cầu chung. 1.1.1.3.1. Vị trí, kiến trúc: - Thuận lợi, dễ tiếp cận, môi trường cảnh quan đảm bảo vệ sinh, an toàn. - Thiết kế kiến trúc phù hợp với yêu cầu kinh doanh, các khu vực dịch vụ được bố trí hợp lý, thuận tiện. - Nội ngoại thất thiết kế, bài trí, trang trí hợp lý. - Công trình xây dựng chất lượng tốt, an toàn. 1.1.1.3.2 Trang thiết bị tiện nghi: - Trang thiết bị, tiện nghi các khu vực, dịch vụ đảm bảo đầy đủ, hoạt đông tốt, chất lượng phù hợp với từng hạng. - Hệ thống điện chiếu sáng đảm bảo yêu cầu từng khu vực, cung cấp điện 24/24 h, có hệ thống điện dự phòng. - Hệ thống nước cung cấp đủ nước sạch và nước cho chữa cháy, có hệ thống dự trữ nước, hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường. - Hệ thống thông gió hoạt động tốt. - Hệ thống phương tiện thông tin liên lạc đầy đủ và hoạt động tốt. - Trang thiết bị phòng chống cháy nổ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. 1.1.1.3.3. Dịch vụ và chất lượng phục vụ: Dịch vụ và chất lượng phục vụ theo quy định đối với từng hạng tương ứng. 1.1.1.3.4. Người quản lý và nhân viên phục vụ: - Được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính phù hợp với vị trí công việc và loại hạng khách sạn. - Có sức khoẻ phù hợp với yêu cầu công việc, được kiểm tra định kỳ một năm một lần (có giấy chứng nhận của y tế). - Mặc trang phục đúng quy định của khách sạn, có phù hiệu tên trên áo. 1.1.1.3.5. Bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm: - Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền. Ngoài những yêu cầu chung kể trên, khách sạn phải đáp ứng được những yêu cầu cụ thể dành riêng cho từng hạng (được thể hiện trong phần phụ lục 1). 1.1.2. Sản phẩm khách sạn 1.1.2.1. Khái niệm sản phẩm khách sạn Khách sạn là một tổ chức kinh tế đặc biệt, tổng hợp, đa dạng và phức tạp. Hàng loạt những ngành nghề trong xã hội đều có mặt tại khách sạn: từ nông nghiệp (cung cấp các sản phẩm nuôi trồng tươi sống), công nghiệp (cung cấp các sản phẩm đóng gói đã qua chế biến), thương nghiệp (buôn bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ), cho đến những ngành đang tạo thành cơn sốt hiện nay như kế toán – kiểm toán, tài chính, nhân sự,v.v…Do đặc tính khác biệt đó, khách sạn cũng tạo ra những sản phẩm khác biệt. Sản phẩm khách sạn là một tổng thể bao gồm các thành phần hữu hình và vô hình. Sản phẩm đó có thể là phòng ngủ, là thức ăn, là chất lượng phục vụ, là bầu không khí, là thái độ và cung cách của đội ngũ nhân viên… Ngày nay, khi du lịch trở nên phổ biến, chuyển sang “kích thích sự trải nghiệm” của du khách thay vì “áp đặt sự trải nghiệm” lên du khách như trước đây, kích thích họ tự mình khám phá những nét đặc trưng riêng của địa phương, do đó để tạo được ấn tượng ngay từ đầu đòi hỏi sản phẩm khách sạn phải có được chất lượng như mong muốn của du khách. Khách sạn không chỉ chú trọng sản phẩm hữu hình là phòng ngủ sạch đẹp tiện nghi, ẩm thực phong phú, mà còn phải quan tâm đúng mực đến phần cốt lõi tạo nên giá trị là chất lượng dịch vụ. Hữu hình và vô hình phải luôn song hành bởi không thể có một bửa ăn ngon mà không có những nhân viên phục vụ “biết cười bằng cả đôi môi, cử chỉ, giọng nói” và ngược lại. 1.1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm khách sạn Khách sạn là một tổ chức mang tính khác biệt do đó sản phẩm khách sạn cũng có những đặc điểm khác biệt. 1.1.2.2.1. Tính vô hình (Intangibility) Không giống với những sản phẩm vật chất, có thể nhìn, ngửi, nếm, sờ nắn trước khi mua, trên thực tế hầu hết sản phẩm khách sạn đều được giới thiệu thông qua lời mô tả của lực lượng nhân viên bán sản phẩm, hay nhiều nhất cũng chỉ thông qua những hình ảnh ghi lại bằng máy ảnh, máy thu hình. Thật vậy, không một nhân viên nào mang phòng ngủ của khách sạn đem bán cho khách qua một cuộc điện thoại đặt phòng. Họ chỉ bán quyền sử dụng phòng trong một khoảng thời gian đã chỉ định. Hoặc, khách chỉ được nhìn thấy, ngửi, nếm thức ăn sau khi đã gọi món. Hình 1.8: Sản phẩm khách sạn hữu hình nhưng mang tính vô hình Tính vô hình là một trong số những rào cản giữa sản phẩm khách sạn và du khách. Để hạn chế, một số khách sạn thường tạo ra sự tin tưởng của khách hàng qua việc cung cấp thông tin và những dấu hiệu mang tính hữu hình như hình, phim ảnh,… Tuy nhiên, vì lợi ích riêng tư, một số khách sạn đã cố ý thổi phồng về sản phẩm khiến du khách có cảm giác bị đánh lừa khi sử dụng sản phẩm có chất lượng kém hơn so với quảng cáo. Nhưng một số khách sạn lớn sẵn sàng mời khách tham quan trước khi quyết định có mua sản phẩm của họ hay không. Trường hợp này chủ yếu dành cho các đối tác là công ty lữ hành hay đại lí du lịch. Đây là chiêu thức giúp các khách sạn lấy lại uy tín và “lôi kéo” nguồn khách ổn định cho mình. 1.1.2.2.2. Tính bất khả phân (Inseparability) Hầu hết các dịch vụ về nhà hàng, khách sạn, cả người cung cấp dịch vụ và khách hàng đều không thể tách rời. Tính bất khả phân cho thấy sự tác động qua lại giữa người cung cấp và khách hàng tạo nên sự tiêu thụ sản phẩm. Hình 1.9: Khách hàng tiếp xúc với nhân viên là một phần quan trọng của sản phẩm Khách hàng cũng là một phần của chất lượng sản phẩm. Nếu trong một khách sạn, có một vài vị khách gây ồn ào, mất trật tự, ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm khó chịu cho những vị khách khác, điều này làm giảm chất lượng dịch vụ do bầu không khí không đem lại sự thoải mái, đòi hỏi phải đảm bảo việc quản lý chặt chẽ cả nhân viên lẫn khách hàng. 1.1.2.2.3. Tính khả biến (Variability) Khả biến là sự dễ thay đổi. Sản phẩm dịch vụ, chất lượng sản phẩm dịch vụ rất dễ thay đổi tùy thuộc vào sự cung cấp, chất lượng đầu vào, kỹ năng chuyên môn của người cung cấp, thậm chí phụ thuộc vào tâm trạng của người cung cấp và sự tiếp xúc của khách hàng với người cung cấp. Một khách hàng có thể nhận được dịch vụ hoàn hảo ngày hôm nay nhưng ngày mai lại được phục vụ rất tồi. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự thất vọng ở khách hàng. Kiểm soát chất lượng một cách chặt chẽ là giải pháp cho tính khả biến này. 1.1.2.2.4. Tính dễ phân hủy (Perishability) Dịch vụ, sản phẩm khách sạn không thể tồn kho, không thể “để dành” cho ngày mai. Không bán được hôm nay thì không thể bán vào ngày hôm sau. Thật vậy, nếu một khách sạn có 100 phòng, với công suất 70%, bán được 70 phòng, còn lại 30 phòng thì hôm sau không thể bán 130 phòng. Doanh số mất đi do việc 30 phòng không bán được sẽ mãi mãi mất đi. Do đặc điểm này mà hầu hết khách sạn cho phép nhận khách đặt phòng vượt quá số phòng hiện có. Việc này đôi khi gây ra những tình huống dở khóc dở cười, vô cùng phiền toái cho khách lẫn chủ khi khách đến mà khách sạn thì đã hết phòng. 1.1.2.2.5. Tính không đồng nhất (Herogeneity) Do sản phẩm hữu hình và vô hình tạo nên, rất khó có được tiêu chuẩn đầu ra của dịch vụ. Hai ly cocktail dù có cùng công thức, nhưng được pha chế bởi hai nhân viên khác nhau sẽ có hương vị khác nhau.Vậy, sự đồng nhất nếu có, chỉ mang tính tương đối. 1.1.2.2.6. Tính không có quyền sở hữu (Nonownership) Sản phẩm khách sạn không có quyền sở hữu, sau khi sử dụng xong không ai có thể mang theo làm của riêng. Chẳng hạn, khách hàng có thể ngủ trên giường chứ không thể mang giường của khách sạn về nhà. Khách hàng chỉ mua quyền sử dụng giường chứ không mua được quyền sở hữu giường. Ngày nay, với công nghệ khoa học tiên tiến, giá trị dịch vụ du lịch nói chung và khách sạn nói riêng ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, yếu tố con người vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên giá trị, chất lượng của sản phẩm trong việc cung cấp dịch vụ. 1.1.3. Ngành quản lý khách sạn 1.1.3.1. Khái niệm ngành quản lý khách sạn Có thể nói ngành khách sạn ra đời khoảng 1200 năm về trước, từ khi con người cần có một chỗ ở trong quá trình di chuy