Đề tài Biện pháp giảm chi phí kinh doanh ở công ty Đầu Tư Xây lắp Thương Mại

Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới chuyển sang thiên niên kỷ mới cùng với những phát minh của khoa học kỹ thuật đang diễn ra đến chóng mặt, nền kinh tế cũng đang có sự thay đổi lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, rồi nền kinh tế chuyển mình từ sản xuất lạc hậu cơ giới hoá, điẹn tử hoá. Để phù hợp với phát triển chung của các nước tiên tiến trên thế giới cũng như các nước trong khu vực,

doc73 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp giảm chi phí kinh doanh ở công ty Đầu Tư Xây lắp Thương Mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới chuyển sang thiên niên kỷ mới cùng với những phát minh của khoa học kỹ thuật đang diễn ra đến chóng mặt, nền kinh tế cũng đang có sự thay đổi lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, rồi nền kinh tế chuyển mình từ sản xuất lạc hậu cơ giới hoá, điẹn tử hoá. Để phù hợp với phát triển chung của các nước tiên tiến trên thế giới cũng như các nước trong khu vực, Việt Nam đã có những thay đổi lớn trong đinh hướng, chính sách phát triển của mình cả trong lĩnh vực kinh tế, chính trị , văn hoá, xã hội . Quan điểm “Dân giàu nước mạnh“, Phát ttriển kinh tế ổn định xã hội” của Đảng và Nhà nước ta đã cho thấy lĩnh vực kinh tế cố một vị trí vai trò rất quan trọng trong sự phát triển chung của cả nước , giúp Việt Nam có thể hoà mình vào sự phát triển chung của nhân loại. Trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với sự khan hiếm của các nguồn lực, việc giảm chi phí kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm là nhu cầu bức thiết của bất cứ đơn vị, tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh nào. Các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, hộ gia đình kinh doanh, hợp tác xã, các doanh nghiệp nước ngoài hay liên doanh đều coi đó là nhiệm vụ chiến lược để tồn tại và phát triển cho dù mục đích của mỗi loại hình doanh nghiệp có khác nhau ngoài mục đích chung trên là lợi nhuận . Đối với doanh nghiệp nhà nước, trước đây trong thời kỳ bao cấp , hoàn toàn sản xuất theo mệnh lệnh, kế hoạch nhà nước rót xuống. Sau đại hội VI của đảng (1986) và tiếp tục hoàn thiện, phát triển đường lối đổi mới trong các đại hội VII và VIII, doanh nghiệp nhà nước ngày càng được tự chủ hơn. Do đó với các doanh nghiệp này việc giảm chi phí kinh doanh không ngoài mục đích tăng lợi nhuận ( với doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh), mang lại sản phẩm rẻ có chất lượng tốt cho mọi người (với doanh nghiệp nhà nước công ích) và tiết kiệm chống lãng phí và sử dụng hiệu quả nguồn lực cuả quốc gia. Còn với loại hình doanh nghiệp khác, quản lý được tốt các chi phí cũng đều là tiền đề của hạ giá thành sản phẩm. Nó tạo điều kiện cho doanh nghiệp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh về giá. Doanh nghiệp nào có mức giá hợp lý sẽ bán được nhiều hơn và từ đó thu hồi vốn nhanh và tăng lợi nhuận. Mặt khác nó giúp doanh nghiệp kiểm soát được các nguồn lực của mình để sử dụng có hiệu quả . Như vậy có thể nói, với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn phải nghĩ đến phương trình kinh tế cơ bản nhất, đơn giản nhất nhưng cũng không dễ giải. Đó là : Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí. Để tăng lợi nhuận thì hoặc là tăng doanh thu hoặc giảm chi phí hoặc mức tăng doanh thu phải lớn hơn mức tăng chi phí. Trong đó việc giảm chi phí vẫn được coi là linh hồn, nhân tố chất lượng của phươnng trình này. Nhận thức được điều đó, sau một thời gian thực tập tại công ty Đầu Tư xây Lắp Thương Mại em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Biện pháp giảm chi phí kinh doanh ở công ty Đầu Tư Xây lắp Thương Mại”. Chương I Lý luận chung về chi phí kinh doanh của doanh nghiệp I/ Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp 1: KháI niệm Khái niệm về chi phí và chi phí kinh doanh Chi phí cố thể hiểu là mọi sự tiêu phi kinh doanh bằng tiền cho một xí nghiệp, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn đều khẳng định phạm trù bao trùm, khái quát nhất là phạm trù chi phí. Dần dần chi phí được phát triểnthành phạm trù cụ thể là chi tiêu, chi phí tài chính và chi phí kinh doanh. + Chi tiêu: Kosiol, Schult, Schwetlr và Weber cho rằng chi tiêu là lượng tiền doanh nghiệp đã trả cho một người, một nhóm người hoặc tổ chức nào đó với nghĩa đó. Chi tiêu là “ sự giảm tiền thanh toán, giảm tiền séc ở ngân hàng, bưu điện, tăng nợ ở các hình thức nợ, vay ngắn hạn, thay đổi nợ, giảm nợ tiền khách hàng" chi tiêu gắn với quá trình thanh toán thuần tuý tài chính nên được sử dụng trong kế toán tài chính. + Chi phí tài chính : Có thể hiểu “chi phí tài chính là sự giảm tài sản, là hao phí của thời kỳ tính toán, được tập hợp ở kế toán tài chính” chi phí tài chính là một phạm trù gắn liền với chi phí và chỉ xuất hiện ở bộ phận kế toán tài chính. + Chi phí kinh doanh: là sự hao phí vạt phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến việc tạo ra kết quả và đánh giá được. Theo Wochi thì “ chi phí kinh doanh là sự hao phí xét trên phương diện giá trị các vật phẩm, dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng như để duy trì năng lực sản xuất cần thiết cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó”. Dù quan niệm như thế nào thì bao gìơ chi phí kinh doanh cũng mang ba đặc trưng bắt buộc: Một phải là sự hao phí vật phẩm và dịch vụ Hai là sự hao phí vật phẩm gắn liền với kết quả Ba là những vật phẩm dịch vụ phải được đánh giá. Như vậy chi phí kinh doanh là một phạm trù gắn liền với chi phí và chỉ xuất hiện ở tính chi phí kinh doanh khác chi phí tài chính về cả nội dung lẫn độ lớn. b- Nội dung và phương pháp tính chi phí kinh doanh Nội dung của tính chi phí kinh doanh gồm 3 bước: + Bước 1: Tính chi phí kinh doanh theo loại + Bước 2: Tính chi phí kinh doanh theo đIểm + Bước 3: Tính chi phí kinh doanh theo đối tựơng Mối quan hệ: Tính chi phí kinh doanh theo loại Chi phí trực tiếp Chi phí gián tiếp Tính chi phí kinh doanh theo điểm Tính chi phí kinh doanh theo đối tượng Bước1: Tập hợp chi phí kinh doanh theo loại Tính chi phí kinh doanh theo loại là điều kiện tiền đề không thể thiéu của quản trị vì: Là cơ sở để tập hợp chi phí kinh doanh Là cơ sở để tinh toán chi phí kinh doanh với hiệu quả cao Tạo điều kiện tiếp tục phát triển quản trị chi phí kinh doanh Loại chi phí kinh doanh là đại lượng tập hợp mọi chi phí kinh doanh có chung một đặc điểm nhất định … có các cách tập hợp từng loại chi phí kinh doanh sau: b.1-Tập hợp chi phí kinh doanh sử dụng lao động Do quá trình thuê mướn lao động gần như trực tiếp với quá trình sửdụng lao động, đồng thời do pháp luật bảo vệ chẳng hạn như tiền lương, tiền bảo hiểm … nên giá trị của các khoản sử dụng lao động tương đối ổn định. Vì vậy với các chứng từ ghi chép ban đầu kế toán đã có đủ tài liệu để tập hợp chi phí kinh doanh sử dụng lao động. + Thứ nhất: tập hợp tiền lương và các khoản bảo hiểm theo luật định. Tiền lương, tiền thưởng được tập hợp từ bảng lương và bảng phân phối tiền thưởng. Việc tập hợp bộ phận tiền lương được tập hợp tuỳ theo hình thức trả lương cụ thể nếu trả lương theo thời gian sẽ tập hợp theo thời gian căn cứ vào bảng chấm công (01LĐTL). Nếu trả lương theo sản phẩm sẽ cứ xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn hoàn thành (06 LĐTL) hoặc hợp đồng giao khoán (08LĐTL) để tính toán lượng sản phẩm phù hợp với mức độ hoàn thành công việc của từng bộ phận cá nhân để tập hợp. Tiền lương có tính chất lương luôn được theo dõi trong bảng lương và được tập hợp bình thường, thanh toán tiền thưởng còn dựa vào bảng thanh toán lương (05TDTL). Ngoài ra nếu tổ chức làm thêm giờ, việc tập hợp tiền lương thêm giờ phải căn cứ vào phiếu làm thêm giờ (07 LĐTL). Vì bảng lương được tập hợp theo tháng nên việc tập hợp theo tháng khá thuận lợi. Bộ phận tiền lương trả theo thời gian nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ ốm có đặc trưng cơ bản là không gắn với kết quả tạo ra và không diễn ra đều đặn trong năm. Vì vậy đơn giản có thể sử dụng phương pháp ước tính bình quân theo số kế hoạch cho mười hai tháng đầu và bộ phận thực tế cho tháng 12: Nếu có: QTLKH/năm: quỹ tiền lương nghỉ phép kế hoạch năm QTLTT/năm: quỹ tiền lương nghỉ phép thực tế năm QTLTT/tháng: quỹ tiền lương thực tế tháng sẽ xác định được tiền lương ngỉ lễ nghỉ phép hàng tháng. Tính bình quân mỗi tháng trong 11 tháng đầu năm: QTLTT/ tháng= QTLTT/năm 12 Tiền lương ngỉ lễ ,nghỉ phép ốm đau tháng 12 là: QTLT/tháng12 = QTLTT/năm - ồQTLTT/tháng Bảo hiểm xã hội là khoản phảI nộp hàng tháng theo luật đinh. Hiện nay bảo hiểm xã hội bao gồm hai loạI bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Mức bảo hiẻm xã hội bằng 20% tổng quỹ lương. Chi phí đóng bảo hiểm xã hội = 20% tổng quỹ lương. + Thứ hai: Tập hợp các khoản khác liên quan trực tiếp , gián tiếp đến viẹc sử dụnglao động thực hiện theo chứng từ ban đầu: Chi phí kinh doanh hoạt động, nhà ăn , nhà trẻ, câu lạc bộ Chi phí kinh doanh cho bồi dưỡng nâng cao tay nghề của người lao động Chi phí kinh doanh trực tiếp cho quà tặng sinh nhật. Tập hợp chi phí kinh doanh sử dụng lao động cần phải phân biệt chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. b.2. Tập hợp chi phí sử dụng nguyên vật liệu Tuân thủ nguyên tắc bảo toàn tàI sản về mặt hiện vật phải thực hiện tập hợp chi phí kinh doanh sử dụng lao động theo hai bước: Bước 1: Tập hợp số lượng nguyên vật liệu hao phí mỗi loại. Phương pháp thứ nhất: + Ghi chép liên tục: Dựa vào chứng từ nhập xuất hàng ngày để xác định lượng nguyên vật liệu hao phí mỗi loại . Muốn vậy phải chú ý thiết kế hệ thống chứng từ xuất , nhập kho khoa học chưa đựng đầy đủ thông tin. Thông tin bao gồm: Ngày, tháng, loại nguyên vật liệu, số lượng nguyên vật liệu, đối tượng sử dụng. + Dựa vào chứng từ xuất kho, cuối mõi kỳ tính toán sẽ tập hợp được một số lượng nguyên vật liệu mỗi loại, phân biệt gĩưa phần trực tiếp và phần gián tiếp. Phương pháp này bảo đảm tính chính xác cao xong tốn rất nhiều thời gian và công sức, nên chỉ áp dụng với doanh nghiệp cần tính toán rất chính xác cho từng đối tượng để làm rõ nguyên nhân hao phí nguyên vật liệu. Phương pháp thứ hai: Kiểm kê: Theo phương pháp này việc tập hợp số lượng nguyên vật liệu hao phí dựa trên số liệu đầu kỳ, nhập trong kỳ và kiểm kê cuối kỳ theo công thức: NVLtđI = NVLđki + NVLni – NVLcki Trong đó: - NVLtđI : Tiêu dùng nguyên vật liệu I - NVLni: Nguyên vật liệu có ở đầu kỳ theo tài liệu tham khảo. Phương pháp này đơn giản hao phí ít thời gian và công sức, xongnhược đIểm là phảI dựa trên số liệu kiểm kê cuối kỳ, bỏ qua theo rõi sự mất mát hao hụt và không có cơ sở xác định nguyên vât liệu trực tiếp và gián tiếp vì vậy nên áp dụng với quy mô nhỏ sản xuất đơn giản. Phương pháp 3: Tính ngược quá trình sản xuất. Phương pháp này đòi hỏi phải tập hợp số lượng hao phí nguyên vật liệu mỗi loạitừ bước công việc cuối cùng đến bước công việc đầu tiên. Nó không cho phép số lượng hao phí thực tế mà tính ước tính theo định mức tiêu dùng nguyên vật liêụ tại bước công việc NVLtđI =ồ Spj x NVLđmj Trong đó: Spj: Số lượng sản phẩm j được sản xuất từ nguyên vật liệu I NVLđmj:Định mức hao tốn nguyên vật liệu j để sản xuất sản phẩm j. Sau đó tâp hợp từng loại nguyên vật liệu từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng. + Ưu điểm của phương pháp này; Tính toán đơn giản hao phí lao động thấp + Nhược điểm: Kết quả tính toán phụ thuộc vào kết quả của các công tác định mức tiêu hao nguyên vật liệu, khó xác định nguyên nhân gây giảm nguyên vật liệu trong kho. Vì vậy áp dụng pgương pháp này tốt nhất khi tính toán kế hoạch, chỉ áp dụng tính hao phí nguyên vật liệu thực tế ở doanh nghiệp có cơ cấu sản xuất giản đơn. Bước hai: Đánh gía giá trị nguyên vật liệu hao phí. Đánh giá giá trị nguyên vật liệu hao phí phải theo nguyên tắc bảo toàn vềg mặt hiện vật. Có giá mua lại theo ngày xuất nguyên vật liệu đã hao phí trong quá trình sản xuất để đưa vào sản xuất, theo ngày nhận tiền bán hàng. Giá tính toán là giá dựa vào số liệu quá khứ và nhân tố thị trường thay đổi trong tương lai. Đơn giản là sử dụng giá tính toán, nếu giá tính toán đã được cân nhắc cẩn thận trên cơ sở chú ý tới các nhân tố xảy ra trong tương lai sẽ khá sát hợp giá cụ thể, làm giảm khối lượng công việc tính toán và loại bỏ yếu tố ngẫu nhiên xảy ra khỏi yếu tố giá cả. Tuy nhiên sử dụng giá này có hiệu quả thì cần phải có chuyên gia kinh nghiệm dự báo và đánh giá cả và nâng cao chất lượng kâe hoạc háo. Đánh giá được tiến hành riêng cho nguyên vật liệu được sử dụng gián tiếp và trực tiếp theo công thức sau: CPKDnvli = NVLtđi x Pđgi Trong đó: CPKDnvli= Chi phí kinh doanh loạI nguyên vật liệu i NVLtđi= Lượng tiêu dùng nguyên vật liệu i Pđgi= đơn giá nguyên vật liệu i b. 3: Tập hợp chi phí không trùng chi phí tàI chính b.3.1: Tập hợp chi phí kinh daonh khấu hao tài sản cố định Tính chi phí kinh doanh chỉ đề cập đén khấu hao tài sản cố định cần thiết cho hoạt động kinh doanh nên sử dụng số liệu ở báo cáo tài chính phải loại trừ các tàI sản cố định không cần thiết khác, tuân thủ nguyên tắc bảo toàn hiện vật trên phương diện hiện vật nên giá trị tài sản sử dụng để tính khấu hao phải tính giá mua lại. Do đó chỉ sử dụngtài liệu ghi chép ban đầu về mặt hiện vật không quan tâm đến nguyên giá tàI sản cố định. Có nhiều phương pháp khấu hao khác nhau cần dựa trên đặc điểm của từng lọai tài sản, thực tế sử dụng, trình độ phát triển chi phí kinh doanh mà áp dụng. Phương pháp 1: Khấu hao bậc nhất -Đây là phương pháp đơn giản đã quen thuộc trong hạch toán giá thành Nguyên tắc là mức khấu hao đều nhau trong các thời kỳ, trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định dựa trên cơ sở: Giá trị cơ sở tính khấu hao theo giá mua lại tài sản cố định. Giá mau lại có thể là giá tính toán hoặc giá chào hàng trong tương lai. giá trị tính toán trên cơ sở kết hợp tài liệu và dự báo. Thời gian sử dụng tài sản cố định ước tính chi phí kinh doanh thanh lý tài sản cố định. Từ đó ta có: GTTSCĐ + CPKDtl – GTth CPKDkhnăm = n Trong đó: CPKDkhnăm: Chi phí kinh doanh khấu hao năm GTTSCĐ: Giá trị tài sản cố định theo giá mua lại CPKDtl: Chi phí kinh doanh thanh lý GTth: Giá trị thu hồi sau thanh lý n: Số năm sử dụng theo kế hoạch CPKHkh tháng = CPKDKH năm /12 Phương pháp hai: Khấu hao giảm dần Nguyên lý của phương pháp này là tính mức khấu hao ở thời kỳ đầu sử dụng cao nhất sau đó giảm dần theo thời gian sử dụng: Cách 1:Giữ tỷ lệ khấu hao không đổi theo cách này phải xác định được ba căn cứ là giá trị thiết bịkhấu hao theo giá mua lại, tỷ lệ khấu hao cố định và số năm sử dụng thiết bị. Trên cơ sở đó ta có thể xác định đựơc; Xác định tỷ lệ khấu hao: n P = 100( 1 - GTH/ GTTSCĐ) P : Tỷ lệ khấu hao(%) n: Số năm sử dụng thiết bị Từ đó ta có thể xác định chi phí kinh doanh khấu hao: CPKDKHnăm = P x Gkhnăm Cách 2: Giữ giá trị khấu hao năm không đổi, theo cách này phải dựa trên cơ sở tính khấu hao hàng năm không đổi, giá trị tài sản khấu hao là giá mua lại: Giá trị tài sản cố định làm cơ sở tính khấu hao GKHnăm = Gtscđ/N N = 1+2+3+4+…+n Gtscđ: giá trị tài sản thiết bị cần tính khấu hao theo giá mua lại Gkhnăm: giá trị thiết bị khấu hao năm N: Số năm sử dụng thiết bị theo kế hoạch Xác định chi phí kinh doanh khấu hao: CPKDkhnăm = Gkhnăm x Tcl Tcl: Số năm sử dụng còn lại tính từ thời điểm bắt đầu sử dụng TSCĐ Phương pháp 3; Khấu hao theo kết quả thực tế Còn 1 số loại tài sản cố định mà khi sử dụng có thẻ điều chỉnh khả năng hoạt động của chúng ở cả hai khía cạnh: tạo ra tốc độ hoạt động khác nhau và sức đảm nhận nhiệm vụ cũng khác nhau. Các tài sản loại này có tốc độ hao mòn phụ thuộc chủ yếu vào kết quả mà nó đạt được. Vì vậy tốt hơn cả nên chon phương pháp tính chi phí kinh doanh khấu hao chúng theo kết quả thực té mà chúng tạo ra trong kỳ tính toán. Để tính toán cần có các tài liệu giá trị tài sản thiết bị cần khấu hao theo giá mua lại, ức tính tổng giá trị tài sản có thẻ đạt được trong suốt quá trình hoạt động của chúng, kết quả đạt được của tính toán. Có thể xác định chi phí kinh doanh theo: Gtscđ x kkh CPKDkhnăm = Ktscđ Trong đó: Ktscđ: Toàn bộ giá trị TSCĐ ước tính Kkh: kết quả ước tính b.3.2: Tập hợp tiền trả lãi vốn sản xuất kinh doanh Vốn sản xuất kinh doanh càn thiết khác với giá trị vốn được ghi trong báo cáo tài chính. Nó bao gồm hai bộ phận có đặc trưng đặc biệt khác nhau là vốn cố định và vốn lưu động. Có thể tính lãi vốn cố định theo các phương pháp sau: Phương pháp 1: tính tiền trả lãi vốn cố định theo phương pháp trung bình đặc trưng cơ bản của ph]ơng pháp này là bình quân hoá số vốn đang sử dụng ở mọi thời kỳ theo phương pháp này đều bằng nhau Ttl = Lsx x Gtb = Ls(Gđk + Gck)/2 Trong đó: Ttl; Số tiền lãi hàng năm Ls: Lãi suất xác định từ ngân hàng của kỳ tính toán Gtb: Giá trị trung bình của vốn Gđk: giá trị vốn ở đầu kỳ Gck: giá trị vốn ở cuối kỳ Phương pháp 2: Tính tiền lãi của vốn cố định theo giá trị còn lại của nó Nguyên tắc tính tiền trả lãi hàng năm cho vốn cố định có ở năm đó. Nếu trong kỳ tính toán không bổ xung vốn cố định thì tiền trả lãi vốn cố định sẽ giảm dần theo thời gian vì số vốn cố định để tính lãi giảm dần theo thời gian. Theo đó ta có: Tlt = Ls x Gcl Trong đó: Tlt: Tiền lãi phải trả cho việc sử dụng vôvs cố định của năm Ls: Lãi suất được xác định từ lãi suất ngân hàng ở kỳ tính toán Gcl: Giá trị còn lại của vốn cố định ở đầu kỳ Vì vốn lưu động cần thiết được sử dụng có tính chất ngắn hạn nên tốt nhất là áp dụng phương pháp trung bình để xác định tiền được trả lãi. Ttl = Lsx x Gtb = Ls(Gđk + Gck)/2 Ttl: số tiền lãi hàng năm Ls:Lãi suất xác định từ ngân hàng của kỳ tính toán Gtb: Giá trị trung bình của vốn Gđk: Giá trị vốn đầu kỳ Gck: GIá trị vốn cuối kỳ b.4.Tập hợp chi phí kinh doanh thiệt hại rủi ro Phải căn cứ vào chứng từ , biên bản kiểm tra để đánh giá kiểm tra các thiệt hại rủi ro gắn trực tiếp với từng thời điểm ggây ra để tập hợp thiệt hại rủi ro đó Quá trình tạp hợp phải tiến hành theo từng nhám gắn với chế độ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể, từng hoạt động.v.v. có thể tập hợp chi phí kinh doanh thiệt hại rủi ro theo các nhóm sau: + Chi phí kinh doanh thiệt hại rủi ro trong khâu dự trữ với điểm quản trịvật tư là những thiệt hại rủi ro do mất mát giảm chất lượng vật liệu và hàng hoá lưu kho . + Chi phí kinh doanh thiệt hại rủi ro trong sản xuất thuộc trách nhiệm của bộ phận sán xuất + Chi phí kinh doanh thiệt hại rủi ro TSCĐ thuộc trách nhiệm của bộ phận sử dụng chúng. + chi phí kinh doanh thiệt hại rủi ro trong quá trình nghiên cứu và phát triển thuộc trách nhiệm của bộ phận nghiên cứu phát triển + Chi phí kinh doanh thiệt hại rủi ro trong bán hàng thuộc trách nhiệm của bộ phận bán hàng Vì phải tiến hành một cách thường xuyên nên để xác định và tập hợp được chi phí kinh doanh thiệt hại rủi ro mỗi năm sẽ dựa vào tài liệu thống kê kinh nghiệm và kết quả dự toán ở kỳ tính toán trong tương lai. Từ tính toán chi phi kinh doanh thiẹt hại rủi ro trong năm ta có thể tính theo thời gian ngắn hơn, đơn giản hơn với trường hợp này là áp dụng phương pháp bình quân. b.5. Tập hợp chi phí kinh doanh dịchvụ thuê ngoài và các khoản phải nộp Chi phí kinh doanh dịch vụ thuê ngoài phát sinh từ hợp đồng ký kết với đối tác bên ngoài, dịch vụ sửa chữa nhà xưởng , vật kiến thiết, thiết bị máy móc Tập hợp chi phí này dựa trên cơ sở các hợp đồng các hoá đơn chứng từ tính toán, khi tập hợp cần chú ý đến tính không đồng bộ giữa thời gian hoàn thành dịch vụ theo hợp đồng và thời hạn phải tập hợp trong thời gian tính toán kết quả ngắn nhất sẽ tìm các phân bổ theo tiêu thức thích hợp để tập hợp chi phí kinh doanh này một cách cứng nhắc Chi phí kinh doanh và các khoản phải nộp đề cập đến các khoản thuế mang tính chất chi phí kinh doanh như thuế môn bài, thuế GTGT, thuế tài sản… các loại phí nộp cấp trên làm phí đào tạo. Doanh nghiệp phải tập hợp mọi khoản phải nộp theo hoá đơn chứng từ đó. Trong trường hợp hết kỳ tính toán mà nhà nước hoặc cấp trên vẫn chưa thu thì sẽ phải tập hợp ngay trong kỳ ttính toán theo số liệu dự tính đối với các khoản phải nộp tương đối rõ ràng Bước 2: Chi phí kinh doanh theo điểm điểm chi phí kinh doanh là một bộ phận của doanh ghiệp được giới hạn theo chức năng hoặc theo tiêu thức khác nhằm tập hợp và phân bổ chi phí kinh doanh chung Bước này không thể thiếu trong tính toán chi phí kinh doanh trùng không tính trực tiếp qua các đối tượng mà tính gián tiếp qua các điểm chi phí Hình thành các điểm chi phí dựa vào các tiêu thức: Căn cứ vào chức năng: điểm chi phí quản trị Điểm chi phí tiêu thụ Điểm chi phí sản xuất Điểm chi phí phục vụ Căn cứ vào không gian Căn cứ vào tổ chức doanh nghiệp Điểm chi phí theo thời gian Điểm chi phí theo chức năng Điểm chi phí theo kỹ thuật ………… 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 xác định đại lượng phân bổ và sau đó thiét kế bảng tính Bảng tính chi phí kinh doanh có nhiệm vụ + Phân bổ chi phí kinh doanh ban đầu cho
Tài liệu liên quan