Quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đang như một “guồng xoáy” cuốn các nền kinh tế của các quốc gia vào một trật tự kinh tế trong đó việc tìm ra các lợi thế và giải bài toán so sánh để xác lập vị thế trên trường quốc tế luôn là vấn đề đặt ra đối với từng quốc gia. Bắt đầu từ thời kỳ đổi mới, Việt Nam đang từng bước thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu.
96 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đang như một “guồng xoáy” cuốn các nền kinh tế của các quốc gia vào một trật tự kinh tế trong đó việc tìm ra các lợi thế và giải bài toán so sánh để xác lập vị thế trên trường quốc tế luôn là vấn đề đặt ra đối với từng quốc gia. Bắt đầu từ thời kỳ đổi mới, Việt Nam đang từng bước thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu.
Như nhiều quốc gia khác, vào những giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, ngành dệt may Việt Nam từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh việc cung cấp hàng hóa đáp ứng các nhu cầu cho thị trường trong nước, ngành dệt may còn tạo điều kiện mở rộng thương mại quốc tế. Đồng thời, vừa là nguồn thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm, vừa tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao, ngành dệt may sẽ là nguồn thu hút ngoại tệ góp phần tạo đà cho nền kinh tế cất cánh.
Với tiềm năng của một quốc gia có lợi thế về xuất khẩu hàng dệt may, vấn đề thâm nhập và phát triển các thị trường mới, có dung lượng tiêu thụ lớn hiện đang đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam những khó khăn và thách thức. Điểm lại một số các thị trường lớn như Nhật Bản, EU, Đông Âu, có thể thấy hàng dệt may Việt Nam đã có mặt và đang củng cố dần từng bước vị trí của mình. Tuy nhiên, hàng dệt may Việt Nam đang gặp những khó khăn không nhỏ trong việc đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu và để tìm được lối ra cho bài toán thị trường tiêu thụ thì hướng cần thiết nhất là khai thác để thâm nhập các thị trường mới, trong đó Mỹ là một thị trường đầy hứa hẹn và có tiềm năng nhất.
Tiềm năng hợp tác kinh tế – thương mại giữa Việt Nam và Mỹ là to lớn. Cùng với việc ký kết Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, quan hệ thương mại giữa hai nước đã bước sang trang mới. Vì vậy, việc xem xét khả năng thâm nhập của hàng dệt may vào thị trường Mỹ – một thị trường có dung lượng tiêu thụ vào loại lớn nhất thế giới đã trở nên rất cấp bách. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi sẽ có không ít khó khăn và thách thức, đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mà còn cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước để có thể tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường nhiều tiềm năng nhưng cũng lắm chông gai này.
Chính vì lý do đó, em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về hỗ trợ xuất khẩu
Chương II: Thực trạng của các chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ hiện nay
Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ những năm tới
Qua luận văn này, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Duy Bột và Th.S Nguyễn Trọng Hà, người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Chương I
Những vấn đề chung về hỗ trợ xuất khẩu
1.1-Xuất khẩu và vai trò của hỗ trợ xuất khẩu
1.1.1-Xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu hàng hoá
1.1.1.1-Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu hàng hoá
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì hoạt động thương mại quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào. Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua buôn bán nhằm thu được lợi ích kinh tế tối đa, là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước.
Thương mại quốc tế bao gồm hai mặt hoạt động: xuất khẩu và nhập khẩu, trong đó hoạt động xuất khẩu đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Xuất khẩu hàng hoá là một hoạt động kinh doanh quốc tế, là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài. Nếu đứng trên giác độ một doanh nghiệp thì xuất khẩu hàng hoá về bản chất chính là một hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, trong đó khách hàng của doanh nghiệp có thể là một cá nhân hay một tổ chức nước ngoài hay một quốc gia khác.
Xuất khẩu hàng hoá có những đặc điểm sau:
Khách hàng tiêu thụ sản phẩm là ở quốc gia khác có những đặc điểm về lối sống, phong tục, tập quán, mức sống, thói quen... khác với khách hàng trong nước.
Khoảng cách địa lý từ doanh nghiệp đến người tiêu thụ thường xa, do đó, trong xuất khẩu hàng hoá thường phát sinh chi phí về vận chuyển khá lớn làm giá cả sản phẩm đến được tay người tiêu dùng thường cao hơn giá cả trong nước.
Khi tiến hành xuất khẩu hàng hoá, cần phải tiến hành thêm nhiều nghiệp vụ khác với tiêu thụ trong nước như làm thủ tục hải quan, kiểm hoá...
Thị trường xuất khẩu thường có những đặc điểm, quy định khác với thị trường trong nước.
1.1.1.2-Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hoá
Lợi ích của thương mại quốc tế là rất to lớn và ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Là một mặt của hoạt động thương mại quốc tế, xuất khẩu cũng thể hiện vai trò quan trọng của mình.
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu để phát triển kinh tế
Bất kỳ một quốc gia nào, dù giàu hay nghèo, để phát triển kinh tế đều cần có vốn. Cùng với việc triệt để khai thác nguồn vốn từ bên ngoài phải phát huy cao độ nội lực, coi nguồn vốn có được là việc phát huy nội lực, là động lực để phát triển kinh tế. Vì vậy, nguồn vốn thu được từ hoạt động xuất khẩu là rất quan trọng. Cùng với sự phát triển kinh tế của sản xuất trong nước và sự phát triển của các quan hệ kinh tế đối ngoại, nguồn vốn thu được từ xuất khẩu cũng ngày càng tăng lên, chiếm tỉ lệ cao trong tổng nguồn vốn phát triển. Mặc dù các nguồn vốn xuất phát từ bên ngoài có xu hướng tăng song không thể dựa vào đó để phát triển kinh tế bởi lúc này hay lúc khác, bằng cách này hay cách khác, các nguồn vốn này cũng phải hoàn trả.
Xuất khẩu góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế nước ta trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá cũng đang diễn ra nhanh chóng, phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ đợi “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu sẽ vẫn là vấn đề xa xôi, chưa hiện thực. Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế rất chậm chạp.
Hai là, coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là quan trọng để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động sản xuất thể hiện như sau:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho sự phát triển ngành sản xuất nhiên liệu như bông hay thuốc nhuộm kèm theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó. Sự phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu (dầu thực vật, chè...) kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị.
Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng tiêu thụ cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định.
Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế – kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này có ý nghĩa là xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế của đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới.
Thông qua sản xuất, hàng hoá sản xuất trong nước phải tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới. Sự cạnh tranh này sẽ giúp các doanh nghiệp phải có các biện pháp mới, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để thích nghi với thị trường thế giới.
Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.
Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân
Sản xuất hàng xuất khẩu có khả năng thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập tương đối cao.
Việt Nam có nguồn lao động dồi dào với gần 40 triệu người, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm hiện nay là 30% thì ngành dệt may cũng như các ngành hàng xuất khẩu khác có vị trí rất quan trọng trong việc tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới, tăng thêm thu nhập và ổn định đời sống cho đông đảo người lao động hiện nay.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển. Chảng hạn, xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy các quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế... Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại này lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu.
Tóm lại, việc đẩy mạnh xuất khẩu là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế.
1.1.2-Sự cần thiết của hỗ trợ xuất khẩu
Như đã phân tích ở phần trên, do những đặc điểm của hoạt động xuất khẩu nên xuất khẩu là một lĩnh vực cực kỳ phức tạp. Nó không chỉ liên quan đến một quốc gia nào đó mà liên quan đến cả quốc gia mà nước này thiết lập mối quan hệ thương mại quốc tế với những đặc điểm về luật pháp, chính trị, kinh tế, văn hoá... khác với nước mình. Có những lĩnh vực mà không một doanh nghiệp nào tự mình có thể làm được trong hoạt động buôn bán với nước ngoài mà đòi hỏi phải có sự tham gia can thiệp của Chính phủ. Các chính sách của Chính phủ nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, như đã khẳng định ở trên, xuất khẩu là một lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào, chính vì vậy, làm thế nào để đẩy mạnh xuất khẩu luôn là một vấn đề được đặt ra không chỉ cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu mà còn cho cả phía Nhà nước. Để tăng cường hoạt động xuất khẩu nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, Chính phủ nước nào cũng đưa ra những chính sách phù hợp với nước mình nhằm khuyến khích, hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước là rất quan trọng, là yếu tố cần thiết không thể thiết được để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá phát triển và tăng trưởng mạnh. Kinh nghiệm của nhiều nước thành công trong phát triển kinh tế cho thấy: muốn thực hiện được các mục tiêu chiến lược đề ra, Nhà nước phải nhất quán trong việc sử dụng các công cụ, chính sách của mình để tác động vào nền kinh tế. Vì vậy, chiến lược hướng xuất khẩu đòi hỏi sự tác động cùng chiều của mọi công cụ chính sách có lợi cho xuất khẩu.
Đối với nước ta, trong giai đoạn hiện nay, tuy hoạt động xuất khẩu đã thu được nhiều kết quả khả quan, nhưng năng lực xuất khẩu, khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu nước ta chưa tốt. Chính vì vậy, để tối ưu hoá hoạt động xuất khẩu và sử dụng triệt để tiềm năng kinh tế trong nước, thương mại Việt Nam cần được tập trung, hỗ trợ, làm tốt các giai đoạn xúc tiến xuất khẩu ở cấp vĩ mô và cấp doanh nghiệp. Nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của khu vực thương mại Việt Nam là củng cố thị trường cũ, mở rộng thị trường mới và nâng cao vị thế của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Để làm được điều này, bên cạnh những chính sách về xuất khẩu, Việt Nam cần có một cơ chế tài trợ xuất khẩu phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập dần với hệ thống thương mại toàn cầu.
1.2-Nội dung của hỗ trợ xuất khẩu
1.2.1-Thực chất của hỗ trợ xuất khẩu
Xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng. Chính vì vai trò quan trọng như vậy nên làm thế nào để thúc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu luôn được đặt ra đối với cả phía Nhà nước và doanh nghiệp.
Để đẩy mạnh xuất khẩu đòi hỏi sự nỗ lực, phối hợp của cả hai phía: Nhà nước và doanh nghiệp. Về phía các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, các biện pháp họ đề ra mang tầm vi mô. Các biện pháp này là để nhằm phục vụ cho chính doanh nghiệp của họ, có thể là tập trung vào quá trình sản xuất, cũng có thể là tập trung vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm... Nói một cách ngắn gọn, chính họ đang tự giúp họ để có thể đứng vững trên thương trường quốc tế. Còn về phía Nhà nước, các biện pháp được thực hiện là để nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình, các biện pháp này gọi là các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu.
Như vậy, thực chất của hỗ trợ xuất khẩu là một hệ thống các biện pháp mà Nhà nước thực hiện nhằm tạo ra một môi trường vĩ mô thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình. Những biện pháp hỗ trợ xuất khẩu không chỉ liên quan tới một hay một số doanh nghiệp nhất định nào đó, mà nó liên quan tới tất cả các doanh nghiệp trong phạm vi biện pháp đó điều chỉnh. Nó giải quyết những vấn đề mà không một doanh nghiệp nào có thể tự mình giải quyết được. Nếu thiếu đi những biện pháp hỗ trợ xuất khẩu đó của Nhà nước, các doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế với các nước khác.
Là một trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, ngành dệt may cũng rất cần được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài. Những chính sách của Nhà nước không những chỉ giúp cho các doanh nghiệp dệt may có đủ năng lực để sản xuất ra được các lô hàng có khả năng xuất khẩu mà bên cạnh đó còn hỗ trợ trực tiếp ngay trong quá trình tiến hành xuất khẩu. Nói một cách cụ thể, hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may, với tư cách là một bộ phận của hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá nói chung, là một hệ thống các biện pháp mà Nhà nước thực hiện nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trong hoạt động xuất khẩu của mình.
Đối với những quốc gia xây dựng chiến lược hướng về xuất khẩu kết hợp với thay thế nhập khẩu như chúng ta hiện nay, những doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu hàng hoá sẽ được tạo điều kiện phát triển bằng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau như: chính sách xuất khẩu, chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách tài chính – tín dụng, chính sách thuế... Điều này sẽ tạo điều kiện giúp cho doanh nghiệp có thể tăng kim ngạch xuất khẩu.
1.2.2-Những công cụ hỗ trợ xuất khẩu
1.2.2.1-Những công cụ hỗ trợ hoạt động sản xuất
a/ Chính sách đầu tư và phát triển
Bất kỳ một ngành kinh tế nào, cho dù sản xuất hàng hoá để phục vụ thị trường nội địa hay để xuất khẩu thì cũng cần phải có một nguồn vốn nhất định, nghĩa là cần đến đầu tư. Có đầu tư thì có đổi mới, không đầu tư thì không bao giờ có đổi mới. Chính vì vậy, chính sách đầu tư phát triển luôn là một trong những chính sách quan trọng nhất, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá tăng trưởng mạnh mẽ,
Để tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, Chính phủ cần có các chính sách để hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho việc đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Chính sách đầu tư tập trung hỗ trợ cho hai vấn đề chính:
Thu hút vốn đầu tư: Để huy động được nguồn vốn có khả năng đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá, có 3 nguồn vốn chủ yếu sau để khai thác:
Nguồn vốn trong nước: Đây là nguồn vốn rất quan trọng, giúp chúng ta luôn chủ động được các kế hoạch phát triển của mình. Đồng thời, nó làm giảm bớt sự bất ổn định và phụ thuộc vào các nguồn vốn từ các khoản đầu tư của nước ngoài.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Sự phát triển mạnh mẽ của các mối quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia trên thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào việc sản xuất, xuất khẩu hàng hoá trong nước. Nguồn vốn trong nước là rất quan trọng nhưng không thể đủ được đối với những chương trình phát triển lớn, do vậy, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một chính sách đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.
Nguồn vốn của các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức quốc tế: Hiện nay, nguồn vốn này không còn nhiều như trước kia nhưng nếu có các biện pháp thu hút tốt thì có thể nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức này. Chính phủ cần phải có các chính sách để làm thế nào để có thể thu hút được các nguồn vốn này một cách tốt nhất, phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
Vấn đề phân bổ nguồn vốn đầu tư: Trong chính sách đầu tư phát triển, Chính phủ cũng cần phải đưa ra chính sách về việc phân bổ vốn đầu tư sao cho có hiệu quả nhất. Có như vậy mới tận dụng hết được năng lực hiện có của mình.
b/ Chính sách nguyên vật liệu
Hầu hết các ngành sản xuất ra một loại hàng hoá nào đó đều cần phải có nguyên vật liệu đầu vào. Nếu không có nguyên vật liệu thì không thể sản xuất ra hàng hoá để đem ra tiêu thụ trên thị trường được. Như vậy, nguyên vật liệu đóng vai trò quyết định trong việc có thể tạo ra được sản phẩm hay không, nếu làm tốt ngay từ khâu cung cấp nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất sẽ có rất nhiều thuận lợi.
Để hỗ trợ tốt nhất cho việc cung cấp nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu, Nhà nước cần phải có chính sách nguyên vật liệu, trong đó tập trung vào hai vấn đề chính sau:
Đối với những nguyên vật liệu trong nước có thể cung cấp được: Để có thể chủ động được cả về số lượng, thời gian, chất lượng cũng như về giá cả trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thì cần phải tập trung vào việc phát triển các vùng, các doanh nghiệp có khả năng cung cấp các loại nguyên vật liệu phù hợp. Nhà nước cần phải có kế hoạch phát triển các vùng nguyên vật liệu phù hợp với đặc điểm của từng khu vực địa lý và chỉ đạo việc thực hiện các kế hoạch phát triển này.
Đối với những nguyên vật liệu phải nhập khẩu: Trong chính sách hỗ trợ nguyên vật liệu, Nhà nước sẽ đưa ra những biện pháp để có thể hỗ trợ tốt nhất cho việc nhập khẩu các loại nguyên vật liệu mà trong nước không thể cung cấp được. Thường thì công cụ chủ yếu được sử dụng vẫn là công cụ thuế quan nhập khẩu.
c/ Chính sách về khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ ngành sản xuất hàng hoá nào. Việc đầu tư đổi mới công nghệ cũng như đổi mới trang thiết bị sẽ giúp tạo ra được các sản phẩm phù hợp với thị trường và đáp ứng được các đòi hỏi về số lượng, chất lượng, mẫu mã, thời gian giao hàng... của khách hàng. Trong giai đoạn hiện nay, khoa học công nghệ của nước ta chưa thực sự phát triển, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu của nước ta. Do vậy, trong số các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước thì luôn phải có chính sách về công nghệ.
Chính sách phát triển khoa học công nghệ chủ yếu tập trung vào những vấn đề sau:
Hỗ trợ xây dựng và phát triển các Viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, trường đào tạo... để tìm ra những kỹ thuật, những thành tựu công nghệ mới, đưa nền khoa học công nghệ trong nước phát triển.
Xây dựng các chiến lược nghiên cứu và triển khai các dự án công nghệ.
Khuyến khích việc nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới trong việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
d/ Chính sách về lao động và phát triển
Trong bất kỳ một hoạt động kinh tế nào cũng đều cần đến sự tham gia của con người. Việc sản xuất ra hàng hoá, cho dù có những máy móc tinh xảo và những công nghệ tiên tiến, hiện đại đến đâu thì cũng không thể nào thay thế được bàn tay và khối óc của con người. Người lao động có thành thạo, khéo léo thì mới có thể vận hành máy móc một cách hiệu quả được. Chính vì vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá luôn là vấn đề được Nhà nước