Đề tài Biện pháp nâng cao nhận thức của con người về môi trường ở Việt Nam

Ngày nay, nước ta đang trên đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Và chúng ta cũng đã đạt được một số thành quả nhất định. Kinh tế phát triển nhanh và ổn định. Đời sống nhân dân được nâng cao. Bên cạnh đó, thì cũng có mặt trái đó là tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường. Mặc dù nước ta cũng đã có những biện pháp để hạn chế ô nhiễm. Nhưng ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra hàng ngày, và ngày càng trầm trọng. Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là ở các khu công nghiệp và các khu đô thị lớn. Còn môi trường đất cũng vậy. càng ngày có càng nhiều diện tích đất bị nhiễm mặn và bị hoang mạc hóa. Còn môi trường nước thì sao? Có khá hơn 2 môi trường kia không? môi trường nước cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ở trên đất nước Việt Nam, còn mấy con sông tự nhiên không bị ô nhiễm? Vì vậy vấn đề ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. nhưng vì sao môi trường của nước ta đang ở mức báo động đến như vậy? Tôi có thể trả lời câu hỏi này. Vì do nhận thức của con người về môi trường còn rất kém. Bạn có thể nhìn thấy hàng ngày các cảnh như: Bẻ cây ven đường, vứt rác bừa bãi, rồi vô tư đổ nước thải ra đường . Bạn nghĩ gì khi nhìn thấy các hình ảnh trên?

doc65 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp nâng cao nhận thức của con người về môi trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 2.1 Định nghĩa về môi trường: Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và sự tồn tại của con người và thiên nhiên. ( Theo điều 1 luật bảo vệ môi trường của Việt Nam) Dưới đây là một số hình ảnh về môi trường: Hình 1: Rừng Hình 2: Suối Hình 3: Suối Hình 4: khung cảnh trong rừng Hình 5: Thác 2.2 Mối quan hệ giữa con người và môi trường: - Con người và môi trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Từ định nghĩa trên ta thấy môi trường bao quanh chúng ta. Chúng ta đang sống, vui chơi, làm việc, thư giãn…. trong môi trường. Môi trường đã đem lại cho chúng ta rất nhiều thứ. Đầu tiên, môi trường là nơi ươm mầm cho sự sống, nhờ có môi trường mà mới có sự sống như ngày nay. Môi trường cung cấp đất cho chúng ta trồng trọt chăn nuôi, và xây dựng nhà ở , nhà máy, xí nghiệp…. Môi trường còn là nơi cung cấp cho con người tài nguyên khoáng sản, và là nơi để cho chúng ta thải bỏ các chất thải độc hại. Môi trường rừng cung cấp cho ta gỗ, các loại thảo dược quý, và các loài động thực vật quý hiếm. Môi trường biển cung cấp cho ta các loài thủy hải sản, và là nơi nuôi trồng các thủy hải sản. Và là nơi cung cấp nguyên liệu như dầu mỏ, khí đốt…. Ngoài ra, môi trường biển và môi trường rừng còn là nơi để cho con người có thể du lịch, thư giãn, vui chơi. Sau những giờ học căng thẳng hay sau những ngày làm việc mệt mỏi. Hình 6: Lặn biển Hình 7: Con người với thiên nhiên Hình 8: Con người với thiên nhiên Hình 9: Con người với thiên nhiên Hình 10: Bãi biển nha trang - Bạn thấy những hình trên như thế nào? Rõ ràng môi trường rất quan trọng đối với chúng ta phải không? Nếu chúng ta biết bảo vệ môi trường thì môi trường sẽ luôn tươi đẹp như các ảnh trên. Nếu chúng ta không bảo vệ môi trường thì sao nhỉ? Bạn hãy xem một số ảnh sau: Hình 11: Chơi với cát Hình 12: Bãi biển dốc lết - Bạn nghĩ sao nếu như một ngày kia biển ở đây sẽ bị ô nhiễm và không tắm được nữa? Và bạn sẽ không thấy được những cảnh này nữa? Hình ảnh một cô gái đang vui đùa với cát. Hay hình ảnh mọi người đang vui chơi thư giãn trên bãi biển? - Và ngoài ra nếu ta không bảo vệ môi trường thì con người còn phải gánh chịu nhiều hậu quả khác như: Môi trường sống bị ô nhiễm, dịch bệnh, thiên tai, hạn hán. lũ lụt…. Sẽ xảy ra nếu chúng ta không bảo vệ môi trường. - Tóm lại, môi trường và con người có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Nếu ta biết bảo vệ môi trường thì môi trường sẽ đem lại cho ta rất nhiều thứ. Và ngược lại, nếu chúng ta không bảo vệ môi trường thì môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống hay sức khỏe của con người. Có khi là những thiên tai hay những thứ khủng khiếp hơn. 2.3 Nhận thức của con người về môi trường: - Nhận thức là gì? Nhận thức là quá trình học tập nghiên cứu. từ nhận thức để tạo ra tri thức. Tri thức là vốn hiểu biết khoa học của con người. - Vậy nhận thức của con người về môi trường là gì? Theo tôi nghĩ nhận thức của con người về môi trường là quá trình con người học tập, nghiên cứu về môi trường. Đã nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, hiểu được mối quan hệ giữa con người và môi trường. Và con người đã hiểu rõ về môi trường. Con người đã hiểu được bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sự sống. Và họ sẽ hành động để bảo vệ môi trường. 2.4 Tình hình ô nhiễm môi trường trên thế giới: Bảo vệ môi trường trong thời đại hiện nay, không còn là vấn đề của riêng một quốc gia, mà trở thành mối quan tâm của toàn cầu. Nhân loại đang đứng trước nhiều thách thức về suy thoái môi trường trong đó nổi lên những thách thức chủ yếu: Sự biến đổi khí hậu và sự gia tăng các tai họa thiên nhiên: Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết mỗi năm trên thế giới mất tới 13 triệu ha rừng nhiệt đới, làm tăng 6 tỷ tấn CO2, gây hiệu ứng nhà kính gấp 3,6 lần lượng khí thải, do các nhà máy của châu Âu thải vào khí quyển. Năm 2010, theo dự báo của các nhà khoa học, mực nước biển đang dân lên nhiều vùng đông dân (Bangladesh vùng ven biển Đông Nam Á, các đảo trên Thái Bình Dương Ấn Độ Dương) sẽ chìm ngập trong nước biển. Sự tăng dần nhiệt độ trái đất, làm tan băng ở hai cực và tăng mực nước, năng lượng nhiệt mang theo gió bão cũng vì thế gia tăng. Cùng với những tai họa có nguồn gốc thiên nhiên, khác đang có xu hướng gia tăng như đông đất núi lửa…những thiên tai như nước triều lên, hạn hán, bão lụt, bão bụi… đã gây ra những hậu quả khủng khiếp. Trừ chiến tranh hạt nhân, thì sự biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn vong của loài người. Thậm chí còn đe dọa cả tương lai của trái đất. Diện tích rừng bị thu hẹp: Do nạn phá rừng để lấy đất làm nhà ở, mặt bằng sản xuất nông nghiệp công nghiệp và phát triển giao thông; do nhu cầu khai thác gỗ làm vật liệu xây dựng chất đốt nguyên liệu sản xuất chế biến… Diện tích rừng bị thu hẹp. Đã kéo theo những tai họa mang tầm vóc toàn cầu: Làm biến dạng hệ sinh thái, tăng nguy cơ khan hiếm nước biến đổi khí hậu đi kèm theo sự gia tăng các tai họa là thiên nhiên như lũ lụt…. Đa dạng sinh học bị giảm sút: Tính đa dạng sinh học là một bộ phận của thiên nhiên. Trong khi đó, bản thân con người luôn giữ sự cân bằng. Tự nhiên đang bị đe dọa. Nguyên nhân do nạn khai thác rừng quá mức. Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, sự săn bắt trái phép động vật hoang dã, dẫn tới nhiều loài động thực vật bị tuyệt chủng tại ra nguy cơ trực tiếp tiềm tàng về mất cân bằng sinh thái. Tài nguyên cạn kiệt: Với tốc độ quy mô khai thác ngày càng tăng như hiện nay, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế. Chẳng bao lâu nữa, thế giới sẽ cạn kiệt tài nguyên, khoáng sản, đang là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp. Điều này, đặt nhân loại trước sức ép phải thay đổi toàn bộ cơ cấu công nghệ và sản phẩm. Ô nhiễm môi trường biển và cạn kiệt tài nguyên biển: Do sự phát triển nhanh, về giao thông vận tải trên biển. Do phải tiếp nhận, hàng nghìn triệu tấn rác mỗi năm từ đất liền thải ra, biển trở thành thùng rác lớn nhất của trái đất. Và ngày càng bị ô nhiễm nặng. Mặt khác, các tài nguyên biển đang bị con người khai thác bừa bãi. Về những lợi ích trước mắt, theo dự án liên hợp quốc trong thế kỷ 21. Các nước sẽ tiến quan ra đại dương mở ra thời kỳ nền kinh tế đại dương. Điều này đồng nghĩa với môi trường biển sẽ ô nhiễm hơn, tài nguyên biển sẽ cạn kiệt nhanh chóng. Đất đai bị suy thoái: Năng suất sử dụng đất canh tác, chất lượng cây trồng tại trên 100 quốc gia trên thế giới đang giảm sút nghiêm trọng. Do mất rừng che phủ,việc khai thác và trồng trọt chăn nuôi quá mức, việc lạm dụng và do tác dụng phụ của việc sử dụng phân hóa học thuốc trừ sâu chất diệt cỏ. Và các chất kích thích tăng trưởng, việc bụi độc từ không khí, bị ô nhiễm lắng xuống việc thải rác độc hại… dẫn tới đất bị ô nhiễm trở nên không cải tạo được nữa. Ô nhiễm không khí: theo thống kê của liên hiệp quốc, trên 50% dân số thành thị trên thế giới, sống trong môi trường không khí có mức khí S02 vượt quá tiêu chuẩn. Và hơn một tỷ người, đang sống trong môi trường có than bụi, bụi phấn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Và lượng khí thải sẽ tăng gấp 15 lần hiện nay. Trong vòng 25 năm tới . Sự ô nhiễm không khí, có thể trực tiếp giết chết. hoặc hủy hoại sức khỏe sinh vật sống. Hay gây ra “ hiệu ứng nhà kính” và các trận mưa axit, làm biến dạng và suy thoái môi trường, hủy diệt hệ sinh thái… Ô nhiễm phóng xạ bức xạ: Về nguồn gốc tự nhiên, do những bức xạ mặt trời, hoặc từ vũ trụ phóng xuống trái đất. Cùng với sự mỏng đi của tầng ô-zôn, trước tình trạng ô nhiễm không khí. Về nguồn gốc nhân tạo, do quá trình khai thác và sử dụng các nhiên liệu trong sản xuất, y tế, và do các sự cố trong các lò phản ứng hạt nhân, do thử hay hủy bỏ vũ khí hạt nhân hay rò rỉ trong bảo quản các chất thải hạt nhân… dù cho nguồn gốc nào, ô nhiễm phóng xạ, bức xạ đều gây hại trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe và di tuyền sinh vật, thực vật sống. Nếu bị nhiễm phóng xạ quá liều lượng. Ô nhiễm tiếng ồn: Công nghiệp hóa và hiện đại hóa cao, là nguồn gốc gia tăng tiếng ồn dẫn đến làm tổn hại hệ thần kinh, sức khỏe và năng lực làm việc của con người. Tiếng ồn có tác hại đến sức khỏe con người. Không kém so với bụi và không khí ô nhiễm. Nạn khan hiếm nước sạch: Nhu cầu tiêu dùng nước sạch, ngày càng tăng nhanh do sự gia tăng dân số. Và yêu cầu phát triển sản xuất theo liên hợp quốc hiện nay, có trên 100 quốc gia đang bị thiếu nước sạch với mức độ khác nhau. Trong các nước đang phát triển, 60% dân số đang thiếu nước sạch sinh hoạt, 80% bệnh tật có liên quan trực tiếp đến nguồn nước bị nhiễm bẩn. Mỗi năm có 25 triệu trẻ em chết về dùng nước không sạch. Đô thị hóa vô tổ chức: Số thành phố cực lớn, vào cuối thế kỷ này sẽ tăng trên con số 21. Người dân đô thị thiếu nhiều thứ “sạch” cho một đời sống vật chất thông thường như: thiếu nước sạch, thiếu thực phẩm, thiếu cả không khí sạch… Điều kiện sống, ở những thành phố này sẽ trở nên tồi tệ: Chật chội, giao thông tắc nghẽn, mất vệ sinh nhiều bệnh tật mới xuất hiện… Mối nguy hại do môi trường: Suy thoái gây ra rất to lớn và không thể lường hết được. Những thách thức về môi trường, có tính chất và quy mô toàn cầu. Nhân loại đã phải mất gần 30 năm mới nhận thức được rằng, nếu chỉ nhằm vào phát triển nhanh kinh tế, mà không quan tâm đến bảo vệ môi trường thì đến một mức độ nào đó, sẽ phải đối mặt với những thảm họa ảnh hưởng đến sự tồn vong của xã hội loài người. Dưới đây là một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường ở 1 số thành phố trên thế giới: 1. Lâm Phần (Trung Quốc) Số người bị ảnh hưởng: Khoảng 3 triệu Tác nhân gây ô nhiễm: Than đá và các hạt bụi siêu nhỏ Nguồn gây ô nhiễm: Các mỏ than và phương tiện cơ giới Hình 13: Một góc thành phố Lâm Phần. Thành phố được mệnh danh là "đô thị màu nhọ nồi" thuộc tỉnh Sơn Tây, trung tâm của ngành khai thác than đá tại Trung Quốc. Hàng nghìn mỏ than, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, xuất hiện nhan nhản trên những ngọn đồi quanh thành phố nên bầu không khí nơi đây luôn dày đặc khói và muội đen do hoạt động sử dụng than gây ra. Tại Lâm Phần, bạn không thể phơi quần áo ngoài trời vì nó sẽ biến thành màu muội than trước khi khô. Cục bảo vệ môi trường Trung Quốc thừa nhận Lâm Phần có chất lượng không khí thấp nhất cả nước. 2. Sukinda (Ấn Độ) Số người bị tác động: Khoảng 2,6 triệu Tác nhân gây ô nhiễm: Crom và các kim loại nặng khác Nguồn gây ô nhiễm: Hoạt động khai thác và xử lý quặng Hình 14: Một số người dân tại Sukinda lấy nước ở một giếng, nơi nước ngầm bị nhiễm độc nặng. Crom là kim loại nặng được sử dụng để sản xuất thép không rỉ và thuộc da. Nó có thể gây ung thư nếu ai đó chẳng may hít hoặc đưa nó vào cơ thể bằng đường miệng. Sukinda là thành phố có những mỏ quặng crom lộ thiên lớn nhất thế giới. Có tới 60% nước sinh hoạt ở đây chứa crom hóa trị 6 với nồng độ lớn hơn hai lần so với các tiêu chuẩn quốc tế. Một tổ chức y tế ở Ấn Độ ước tính khoảng 84,75% số trường hợp tử vong tại các khu vực khai thác quặng crom ở Sukinda, nơi luật pháp hầu như không tồn tại, là do các bệnh liên quan tới crom hóa trị 6 gây nên. 3. Chernobyl (Ukraina) Số người chịu tác động: Khoảng 5,5 triệu (vẫn đang gây tranh cãi) Tác nhân gây ô nhiễm: Phóng xạ hạt nhân Nguồn gây ô nhiễm: Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl Hình 15: Một ngôi nhà bỏ hoang trong khu vực cách ly xung quanh nhà máy điện nguyên tử. Khi nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phát nổ vào ngày 26/8/1986, nó đã giải phóng một lượng phóng xạ gấp 400 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima. Ngày nay khu vực cách ly có đường kính 30 km xung quanh nhà máy vẫn chưa thể ở được. Từ năm 1992 và 2002, người ta phát hiện hơn 4 nghìn ca ung thư tuyến giáp ở trẻ em Nga, Ukraina và Belarus trong khu vực nhiễm phóng xạ. Thảm họa Chernobyl là tai nạn công nghiệp tồi tệ nhất trên thế giới. Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, hậu quả của nó có thể kéo dài tới hàng chục nghìn năm. 2.5 Biện pháp hạn chế ô nhiễm toàn cầu: Cơ chế phát triển sạch- biện pháp hạn chế ô nhiễm toàn cầu: - Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism - CDM) là một phương thức hợp tác quốc tế mới trong lĩnh vực môi trường giữa các quốc gia đang phát triển và các quốc gia đã công nghiệp hoá. Nếu như vài thập kỷ gần đây, phương thức viện trợ phát triển chính thức (ODA) là phổ biến và được coi là một biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang và kém phát triển, thì hiện nay trước vấn đề ô nhiễm môi trường đang được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, CDM trở thành một công cụ triển khai chính sách quốc gia về môi trường ở nhiều nước tham gia Nghị định thư Kyoto (1997). Vậy CDM thực chất là gì? Những lợi ích và hiệu quả của nó ra sao? Cấu trúc và quy trình triển khai một dự án CDM như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp phần nào vấn đề này. - Nói một cách ngắn gọn, CDM là cơ chế hợp tác được xây dựng theo Nghị định thư Kyoto nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện phát triển bền vững thông qua sự đầu tư một cách thiện hữu với môi trường của chính phủ các nước công nghiệp hoá và các công ty/doanh nghiệp của các nước này (thậm chí cả các tổ chức của các nước đang phát triển khác, gọi là CDM đơn phương). Như vậy, mục tiêu cơ bản nhất của CDM là hướng tới phát triển bền vững bằng các cam kết cụ thể về hạn chế và giảm lượng khí nhà kính phát thải định lượng của các nước trên phạm vi toàn cầu. Nhìn lại lịch sử, Nghị định thư Kyoto là văn bản pháp lý quốc tế quan trọng đầu tiên ghi nhận nỗ lực chung của các quốc gia trong việc hạn chế phát thải khí nhà kính toàn cầu bằng các cam kết ràng buộc cụ thể của từng quốc gia thành viên. Do đó, CDM ra đời trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm đến mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính với chi phí thấp nhất nhưng vẫn tăng cường hiệu quả cải thiện môi trường. Để đạt được điều này, Nghị định thư Kyoto đã đưa ra 3 cơ chế gồm: Mua bán quyền phát thải quốc tế (IET), đồng thực hiện (JI) và CDM. CDM cho phép các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân ở các nước công nghiệp hoá thực hiện các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển và đổi lại, các doanh nghiệp này nhận được chứng chỉ dưới dạng “giảm phát thải được chứng nhận” (CER) và được tính vào chỉ tiêu giảm phát thải của các nước công nghiệp hoá. Như vậy, thay vì cố gắng thực hiện giảm phát thải ngay tại nước mình bằng các biện pháp như đầu tư, đổi mới, cải tiến công nghệ… với chi phí tốn kém hơn và hiệu quả thường không cao; các nước công nghiệp hoá sẽ tiến hành các dự án CDM đầu tư vào các nước đang phát triển chưa bị ô nhiễm môi trường nặng, trình độ công nghệ chưa cao để giảm phát thải với hiệu quả cao hơn. Nhờ thế, các nước công nghiệp hoá triển khai các dự án CDM cũng được coi là đã thực hiện các cam kết của mình về giảm phát thải định lượng theo Nghị định thư Kyoto, góp phần vào mục tiêu chung là giảm nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, hạn chế sự biến đổi khí hậu trái đất theo hướng bất lợi cho loài người. Bằng cách này, các dự án CDM đem lại lợi ích môi trường và kinh tế cho cả hai phía - phía các nước công nghiệp hoá (các nhà đầu tư dự án CDM) và phía các nước đang phát triển (các nước tiếp nhận dự án CDM). Về mặt kinh tế, nguồn tài trợ từ các dự án CDM sẽ giúp các nước đang phát triển đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường và phát triển bền vững, chẳng hạn như giảm ô nhiễm không khí và nước, cải thiện sử dụng đất, nâng cao phúc lợi xã hội, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm hay giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hoá thạch… Ở mức độ toàn cầu, thông qua các dự án giảm phát thải, CDM có thể khuyến khích đầu tư quốc tế, thúc đẩy cung cấp nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới. Về mặt tư cách chủ thể, để tham gia CDM, các nước phải đáp ứng được 3 yêu cầu cơ bản theo Nghị định thư Kyoto là phải phê chuẩn Nghị định thư Kyoto, tự nguyện tham gia CDM và thành lập cơ quan quốc gia về CDM. Ngoài ra, các nước công nghiệp hoá phải thuộc danh sách các nước trong Phụ lục I và đáp ứng đủ một số điều kiện cụ thể theo Điều 3 của Nghị định thư Kyoto. Về phạm vi áp dụng, các dự án CDM thích hợp với các lĩnh vực chủ yếu sau: Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng năng lượng, tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái sinh, chuyển đổi nhiên liệu và công nghệ sạch, nông nghiệp và lâm nghiệp (thu hồi và hấp thụ khí phát thải), các quá trình sản xuất công nghiệp phát thải khí nhà kính… Ở khía cạnh tài chính, theo quy định, các dự án CDM thành công được nhận CER nhưng cũng phải nộp một mức phí là 2% và được đưa vào một quỹ riêng (gọi là Quỹ thích ứng) để giúp các nước đang phát triển thích nghi với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, một số khoản thu khác sẽ góp phần thanh toán các chi phí quản lý CDM. Tuy nhiên, dự án CDM tại các nước kém phát triển có thể không phải chịu mức phí Quỹ thích ứng và các chi phí quản lý.Trên bình diện quốc tế, để triển khai và giám sát dự án CDM ở mỗi quốc gia, cần thiết có một Ban chấp hành (được thành lập theo Nghị định thư Kyoto và hiện tại gồm 10 quốc gia thành viên) thực hiện chức năng duy trì việc đăng ký và giám sát CDM. Đối với mỗi quốc gia thành viên, trước khi tham gia CDM phải thành lập một Cơ quan quốc gia về CDM để đánh giá, phê duyệt các dự án, đồng thời là đầu mối để để giao lưu quốc tế. Yêu cầu cho việc xây dựng một dự án CDM được nhấn mạnh đến tính cụ thể, xác thực và có thể thu được kết quả rõ ràng (có thể đo đếm được). Về mặt cấu trúc, nói chung một dự án CDM sẽ được triển khai qua 7 bước, hình thành nên một quy trình thống nhất như hình vẽ dưới đây: Hình 16:Quy trình dự án CDM - Phương pháp luận chủ yếu để tính toán hiệu quả của dự án CDM là so sánh giữa lượng phát thải ước tính của dự án với các phát thải tham chiếu (gọi là phát thải đường cơ sở). Mặc dù hiện nay có 3 phương pháp luận đường cơ sở phổ biến, nhưng ở Việt Nam thực tế chỉ áp dụng được một phương pháp, đó là dựa trên số liệu các phát thải hiện tại hoặc trong quá khứ thích hợp ( phương pháp nội suy). - Về lợi ích quốc gia thu được từ các dự án CDM, các nước đang phát triển sẽ nhận được các nguồn tài chính cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững, chuyển giao công nghệ, nâng cao và bảo tồn hiệu quả sử dụng năng lượng, sản xuất năng lượng theo hướng bền vững, xoá đói giảm nghèo, tăng cường phúc lợi xã hội và các lợi ích môi trường địa phương. Đối với các nước phát triển, lợi ích rõ rệt nhất là giảm chi phí tuân thủ Nghị định thư Kyoto bằng cách đầu tư dự án CDM tại các nước đang phát triển và được công nhận là đã thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu. - Đối với Việt Nam, chúng ta chính thức gia nhập Nghị định thư Kyoto từ 25.9.2002. Tháng 3.2003, theo yêu cầu của Nghị định thư Kyoto và Thoả thuận bổ sung Marrakech, Việt Nam đã thành lập Cơ quan quốc gia về CDM thuộc Văn phòng Ozone và biến đổi khí hậu (bổ sung chức năng), trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay, số dự án CDM được triển khai chưa nhiều, nhưng các kết quả thu được là thiết thực và có ý nghĩa, điển hình là Dự án tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực nồi hơi công nghiệp và Dự án thu gom khí đồng hành mỏ Rạng Đông của nhà thầu JVPC (Nhật). Dự án trong lĩnh vực nồi hơi công nghiệp có mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng của nồi hơi công nghiệp, nâng cao hiệu suất nồi hơi với chi phí đầu tư thấp, nhờ đó giảm phát thải khí CO2 trong lĩnh vực công nghiệp. Kết quả cụ thể thu được từ Dự án này là giảm được khoảng 150 nghìn tấn CO2 mỗi năm, nhờ tăng được hiệu suất trung bình của nồi hơi công nghiệp từ 45% lên 60%. Đồng thời, Dự án cũng góp phần phổ biến các công nghệ mới trong công nghiệp, đề xuất những thiết bị nâng cấp phù hợp. Hơn thế nữa, các loại khí phát thải nguy hại khác như SO2 và NOx cũng được giảm theo. Dự án thu gom khí ngoài khơi của mỏ dầu Rạng Đông (khai thác tại lô 15.2) đang trong giai đoạn chuẩn bị triển khai. Mục tiêu của Dự án là thu gom, thay vì đốt bỏ một lượng lớn khí đồng hành tại giàn khai thác, để đưa vào bờ sử dụng làm nhiên liệu đầu vào cho các nhà máy điện chạy khí và khu công nghiệp. Hiện tại, Dự án đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt, trình Liên Hợp Quốc thẩm định. Mười hai vấn đề ô nhiễm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmoi truong 333.doc
  • dochutech-573-bm-trang-bia-da,-kltn.doc
  • docLỜI CAM ĐOAN.doc
  • docLỜI MỞ ĐẦU.doc
Tài liệu liên quan