Trong những năm vừaqua, Ngành Ngân hàng Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Từ hệ thống ngân hàng một cấp thời kỳ kinh
tế chỉ huy, ngày nay chúng ta đã có được một hệ thống ngân hàng thương mại nhiều thành phần như ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với các dịch vụ tài chính đa dạng bên cạnh các dịch vụ ngân hàng truyền thống như dịch vụ tư vấn, nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, nghiệp vụ thuê mua tài chính, nghiệp vụ khai thác tài sản.
74 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung-Dài hạn tại sở giao dịch III ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG
I. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG.................................. 6
1. Khái niệm và bản chất tín dụng: ......................................................................... 6
2. Chức năng của tín dụng: ...................................................................................... 7
3. Vai trò của tín dụng: ............................................................................................ 8
II. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG:................................................................................ 10
1. Tín dụng thương mại: ........................................................................................ 10
1.1. Khái niệm: .................................................................................................. 10
1.2. Đặc điểm của tín dụng thương mại: ............................................................ 11
1.3. Công cụ của tín dụng thương mại: .............................................................. 11
1.4. Tác dụng của tín dụng thương mại:............................................................. 11
2. Tín dụng ngân hàng:.......................................................................................... 12
2.1. Khái niệm: .................................................................................................. 12
2.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng: ............................................................. 12
2.3. Công cụ hoạt động của tín dụng ngân hàng:............................................... 13
2.4. Tác dụng của tín dụng ngân hàng: .............................................................. 13
2.5. Phân loại cho vay của tín dụng ngân hàng: ................................................ 14
3. Tín dụng nhà nước:............................................................................................ 15
3.1. Khái niệm: .................................................................................................. 15
3.2. Công cụ hoạt động của tín dụng Nhà nước: ................................................ 15
III. MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG :................... 16
1. Rủi ro tín dụng 10
2. Một số mô hình phân tích đánh giá rủi ro tín dụng 10
2.1. Mô hình định tính về rủi ro tín dụng:................................................................. 16
a) Phân tích tín dụng:....................................................................................... 16
b) Kiểm tra tín dụng: ....................................................................................... 19
c) Xử lý tín dụng có vấn đề:............................................................................ 20
d) Sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng: ......................... 22
2.2. Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng:.................................................................... 25
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
I. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ NHĐT&PTVN: ........................................................... 27
1. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: ...................................................... 27
2. Sở Giao dịch II – NHĐT&PTVN: ..................................................................... 28
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II –
TRONG THỜI GIAN QUA (TỪ 2000-2003): ......................................................... 31
1. Huy động vốn: ................................................................................................... 31
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 1
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
2. Cho vay: ............................................................................................................ 38
III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ
GIAO DỊCH 2 – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM: ........... 46
1. Về công tác huy động vốn:................................................................................ 46
2. Về công tác cho vay: ......................................................................................... 47
3. Hiệu quả kinh doanh: ........................................................................................ 49
CHƯƠNG III
NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG
TÍN DỤNG TRUNG-DÀI HẠN
TẠI SỞ GIAO DỊCH II - NHĐT&PT VIỆT NAM
A. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỞ GIAO DỊCH 2 -
NHĐT&PTVN
I. NHỮNG CĂN CỨ CHỦ YẾU:................................................................................ 51
1. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội TP.HCM 2001-2005: ................................. 51
2. Kế hoạch phát triển của ngành ngân hàng đến năm 2005:............................... 52
3. Các chỉ tiêu chủ yếu của NHĐT&PTVN 2005: ............................................... 53
II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA SỞ GIAO DỊCH 2: ..................................... 53
1. Định hướng: ....................................................................................................... 53
2. Mục tiêu: ........................................................................................................... 54
3. Các chỉ tiêu chủ yếu:......................................................................................... 54
B. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
I. NHỮNG BIỆN PHÁP THUỘC VỀ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG CỦA SỞ
GIAO DỊCH II: ........................................................................................................ 55
1. Tăng cường và phát triển hoạt động tiếp thị : ................................................... 55
2. Nâng cao hiệu quả nghiệp vụ tín dụng: ............................................................ 57
3. Nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư: ...................................................... 57
4. Quản lý rủi ro: ................................................................................................... 58
5. Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ và đầy đủ: ............................................. 60
5. Ngăn ngừa nợ quá hạn: ..................................................................................... 60
7. Thực hiện cho vay có đảm bảo đầy đủ:............................................................. 61
8. Xây dựng chiến lược lợi thế cạnh tranh: ........................................................... 61
a) Chiến lược dựa trên khách hàng: .................................................................. 61
b) Chiến lược dựa trên đối thủ cạnh tranh:...................................................... 62
c) Chiến lược dựa trên sự kết hợp:.................................................................. 62
9. Mở rộng mạng lưới và nhân sự: ........................................................................ 63
10. Các biện pháp khác: .......................................................................................... 64
II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.................................................................................... 66
1. Đối với chính phủ và các chi bộ chuyên ngành................................................ 66
2. Đối với ngân hàng nhà nước: ............................................................................ 69
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 2
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
LỜI NÓI ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Trong những năm vừa qua, Ngành Ngân hàng Việt Nam đã có
những bước tiến đáng kể. Từ hệ thống ngân hàng một cấp thời kỳ kinh
tế chỉ huy, ngày nay chúng ta đã có được một hệ thống ngân hàng
thương mại nhiều thành phần như ngân hàng thương mại quốc doanh,
ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài với các dịch vụ tài chính đa dạng bên cạnh các dịch vụ
ngân hàng truyền thống như dịch vụ tư vấn, nghiệp vụ kinh doanh chứng
khoán, nghiệp vụ thuê mua tài chính, nghiệp vụ khai thác tài sản... đáp
ứng được nhu cầu ngày càng phức tạp của các thành phần kinh tế và dân
cư.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong các Ngân
hàng Thương mại Nhà nước hoạt động kinh doanh ổn định và có hiệu
quả cao, đã góp phần to lớn trong việc thúc đẩy đầu tư và phát triển sản
xuất-kinh doanh. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giao dịch 2
– Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có nhiều cố gắng để mở
rộng các hoạt động nghiệp vụ, góp phần thiết thực để thực hiện các dự
án kích cầu đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các nhu cầu
đầu tư khác của các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng
trung-dài hạn của Sở Giao dịch 2 – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam vẫn còn một số bất cập, do đó tôi đã chọn đề tài: “BIỆN PHÁP
NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TRUNG-DÀI HẠN TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ &
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM” làm Luận văn Tốt nghiệp Cao học.
Đây là đề tài vừa có giá trị lý luận, vừa đáp ứng được nhu cầu thực
tiễn rất khẩn trương hiện nay.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 3
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích sau đây:
− Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tín dụng ngân hàng trong
nền kinh tế thị trường.
− Phản ánh và đánh giá đúng thực trạng hoạt động tín dụng của Sở
Giao dịch 2 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong
thời gian qua. Trong đó, chú trọng phân tích tín dụng trung-dài
hạn.
− Trên cơ sở thực trạng hoạt động tín dụng mà đưa ra những giải
pháp khả thi để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung-
dài hạn tại Sở Giao dịch 2 – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Nghiên cứu về hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng
đầu tư phát triển nói riêng trong một Ngân hàng Thương mại.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các đối tượng trên trong phạm vi hoạt động của Sở
Giao dịch 2 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong thời gian từ
năm 2000 – 2003.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Là đề tài tốt nghiệp thuộc ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn. Vì
vậy, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và đánh giá trên cơ sở các số
liệu thực tế để nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu.
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Để giải quyết các nội dung chủ yếu của bản luận văn tốt nghiệp,
kết cấu của luận văn được cấu tạo thành 3 chương:
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 4
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
GIAO DỊCH 2 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM
Chương 3: BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG-DÀI HẠN TẠI SỞ GIAO
DỊCH 2 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM.
Với kết cấu nói trên, bản luận văn phản ánh những nội dung về lý
luận, thực tiễn, từ đó đề xuất những giải pháp để thực hiện mục tiêu
nghiên cứu. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế, bản luận văn khó
tránh khỏi thiếu sót. Kính mong quý Thầy Cô và những người quan tâm
góp ý để tác giả rút kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học.
Để hoàn thành bản luận văn này, tác giả nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình và chu đáo của cán bộ lãnh đạo và nhân viên của Sở Giao
dịch 2 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Nhận được sự chỉ
bảo tận tình của người hướng dẫn khoa học – PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG
DỜN. Tác giả xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ quý báu của Thầy
hướng dẫn và của Sở Giao dịch 2 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam.
TP.HCM, tháng 10 năm 2004
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 5
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
CHƯƠNG I :
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG
I. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG
1. Khái niệm và bản chất tín dụng:
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa
người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả.
Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hóa, có quá trình ra đời
tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa.
Lúc đầu, các quan hệ tín dụng hầu hết đều là tín dụng bằng hiện
vật, và một phần nhỏ là tín dụng hiện kim, tồn tại dưới tên gọi là tín
dụng nặng lãi, cơ sở của quan hệ tín dụng lúc bấy giờ chính là sự phát
triển bước đầu của các quan hệ hàng hóa – tiền tệ trong điều kiện của
nền sản xuất hàng hóa kém phát triển.
Các quan hệ tín dụng phát triển trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ và
chế độ phong kiến, phản ánh thực trạng của một nền kinh tế sản xuất
hàng hóa nhỏ.
Chỉ đến khi phương thức sản xuất TBCN ra đời, các quan hệ tín
dụng mới có điều kiện để phát triển. Tín dụng bằng hiện vật đã nhường
chỗ cho tín dụng bằng hiện kim, tín dụng nặng lãi phi kinh tế đã nhường
chỗ cho các loại hình tín dụng khác ưu việt hơn như tín dụng ngân hàng,
tín dụng Nhà nước…
Mặc dù tín dụng có một quá trình tồn tại và phát triển lâu dài qua
nhiều hình thái kinh tế, với nhiều hình thức khác nhau, song đều có tính
chất quan trọng như sau:
− Tín dụng trước hết chỉ là sự giao chuyển quyền sử dụng một số
tiền (hiện kim) hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ
thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu chúng.
− Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được “hoàn trả”
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 6
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
− Giá trị của tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng
cao nhờ lợi tức tín dụng.
Bản chất của tín dụng:
Tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh giữa người đi vay
và người cho vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ
thể này sang chủ thể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong
nền kinh tế xã hội.
Tín dụng là một số vốn tiền tệ vận động theo nguyên tắc hoàn trả,
nhờ đó đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của nền kinh tế-xã hội.
2. Chức năng của tín dụng:
Tín dụng có 3 chức năng:
Một là : Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ
Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của
tín dụng mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi
“thừa” sang nơi “thiếu” để sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế.
Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt hợp thành chức
năng cốt lõi của tín dụng.
− Ở mặt tập trung vốn tiền tệ: nhờ sự hoạt động của hệ thống tín
dụng mà các nguồn tiền nhàn rỗi được tập trung lại, bao gồm tiền
nhàn rỗi của dân chúng, vốn bằng tiền của các doanh nghiệp,
vốn bằng tiền của các tổ chức đoàn thể, xã hội…
− Ở mặt phân phối lại vốn tiền tệ, đây là mặt cơ bản của chức năng
này – đó là sự chuyển hóa để sử dụng các nguồn vốn đã tập
trung được để đáp ứng nhu cầu của sản xuất lưu thông hàng hóa
cũng như nhu cầu tiêu dùng trong toàn xã hội.
Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo
nguyên tắc hoàn trả vì vậy tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích mặt
tập trung vốn, thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả.
Hai là : Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho
xã hội.
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 7
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
Chức năng này thể hiện qua các mặt sau đây:
− Hoạt động tín dụng , trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của các
công cụ lưu thông tín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu ngân hàng,
các loại séc, các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ
thanh toán… cho phép thay thế một số lượng lớn tiền mặt lưu hành,
nhờ đó làm giảm bớt các chi phí có liên quan như in tiền, đúc tiền,
vận chuyển, bảo quản tiền…
− Với sự hoạt động của tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng đã
mở ra một khả năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dịch
thanh toán thông qua ngân hàng dưới các hình thức chuyển khoản
hoặc bù trừ cho nhau.
− Nhờ hoạt động của tín dụng, mà các nguồn vốn đang nằm trong
xã hội được huy động để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất
và lưu thông hàng hóa sẽ có tác dụng tăng tốc độ chu chuyển vốn
trong phạm vi toàn xã hội.
Ba là : Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh
tế.
Đây là chức năng phát sinh, hệ quả của hai chức năng nói trên.
Sự vận động của vốn tín dụng phần lớn là sự vận động gắn liền với
sự vận động của vật tư, hàng hóa, chi phí trong các xí nghiệp, các tổ
chức kinh tế, vì vậy qua đó tín dụng không những là tấm gương phản ánh
hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mà còn thông qua đó thực hiện việc
kiểm soát các hoạt động ấy nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực
lãng phí, vi phạm pháp luật… trong hoạt động SXKD của các doanh
nghiệp.
3. Vai trò của tín dụng:
Nói đến vai trò của tín dụng, nghĩa là nói đến sự tác động của tín
dụng đối với nền kinh tế – xã hội. Vai trò của tín dụng có những mặt
tích cực .
Mặt tích cực, tín dụng có vai trò to lớn sau đây:
Một là : Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 8
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
hóa phát triển.
− Tín dụng, là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp các tổ chức
kinh tế.
− Tín dụng, là một trong những công cụ để tập trung vốn một cách
hữu hiệu trong nền kinh tế.
− Tín dụng, là công cụ thúc đẩy tích tụ vốn cho các xí nghiệp, tổ chức
kinh tế.
Như vậy, tín dụng góp phần cung ứng vốn bao gồm vốn cố định,
vốn lưu thông đối với doanh nghiệp, là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư
đối với dân chúng và đối với toàn xã hội tín dụng làm tăng hiệu suất sử
dụng đồng vốn. Tất cả đều hợp lực và tác động lên đời sống ki