Đề tài Biện pháp sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lực lao động trong nông nghiệp nông thôn

Lao động và vốn là một trong những nguồn lực quan trọng va chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với sức lao động của mình người lao động đã tạo ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống của con người. Điều đó được chứng minh bằng tất cả những thành tựu mà xã hội loài người đã tạo ra để có được sự phát triển văn minh như ngày hôm nay.

doc21 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lực lao động trong nông nghiệp nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục *************** Phần I ; Đặt vấn đề …………………………………………… Trang 1 Phần I I; Nội dung của đề tài…………………………………... Trang 3 I ; Một số vấn đề lí luận ………………………………… Trang 3 1; Khai niệm ,vai trò, đặc điểm của LĐ NNN…………… Trang 3 2; Sự cần thiết của việc sử dụng đầy đủ , hợp lí LĐ……... Trang 4 3; Các nhân tố ảnh hưởng ……………………………….. Trang 5 II; Khái quát qúa trình sử dụng lao động NNNT…………. Trang 11 1; Về số lượng lao động …………………………………. Trang 11 2; Thời gian lao động được sử dụng Trang 11 3; Về chất Lượng lao động ………………………………. Trang 12 Phần III; Các Biện pháp sử dụng đầy đủ, hợp lí LĐ NNNT…… Trang 13 1 ; Các biện pháp chung ………………………………… Trang 13 2 ; Các biện pháp cụ thể…………………………………. Trang 13 2.1; Đa dạng hoá các loại hình kinh tế …………………… Trang 13 2.2; Phân công lao động …………………………………. Trang 16 2.3; Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ……………………….. Trang 19 Tài liệu tham khảo……………………………………………….. Trang 20 Phần I Đặt vấn đề Lao động và vốn là một trong những nguồn lực quan trọng va chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với sức lao động của mình người lao động đã tạo ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống của con người. Điều đó được chứng minh bằng tất cả những thành tựu mà xã hội loài người đã tạo ra để có được sự phát triển văn minh như ngày hôm nay. Con người từ thời sơ, khai hoạt động của họ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Cho đến nay cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội đã hình thành và phát triển nhiều loại hình sản xuất kinh doanh khác như công nghiệp và dịch vụ…do đó lao động của con người cũng được mở rộng, tham gia vào nhiều lĩnh vực, nhiều loại hinh sản xuất kinh doanh đó. Cũng như các ngành các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, trong Nông nghiệp lao động đóng vai trò hết sức quan trọng. Không chỉ trước kia mà bây giờ và mai sau nông nghiệp nông thôn vẫn luôn luôn cần đến lao động của con người. Việt Nam là một quốc gia có nền văn minh lúa nước truyền thống với tổng số dân trên 84 triệu người (2004) và có khoảng 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu là lao động nông nghiệp thuần tuý chưa qua đào tạo, trình độ còn thấp. Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người ở nước ta còn rất thấp (0,1ha/ người ). Dân số đông và có xu hướng ngày càng gia tăng. Bện cạnh đó đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp lại rất ít và có xu hướng giảm dần, điều đó là do một một số nguyên nhân sau: + Đặc điểm tự nhiên, thời tiết khí hậu đất đai đã hình thành lên cơ cấu mùa vụ của sản xuất nông nghiệp ,dẫn đến thất nghiệp theo mùa vụ của lao động nông nghiệp nông thôn. + Quá trình đô thị hoá nông thôn diễn ra nhanh chóng nên một bộ phân đất nông nghiệp được đưa vào sử dụng với mục đích khác (xây dựng các công trình phúc lợi khu công nghiệp, dịch vụ …) do đó tổng diện tích đát nông nghiệp giảm đi và cần ít lao động hơn trước dẫn đến dư thừa số lao động hoạt động trên phần diện tích đó. + Một nguyên nhân khác cũng hết sức quan trọng dẫn đến tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp đó là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tạo lên một nền nông nghiệp hiện đại, được cơ giới hoá và tự động hoá. Đưa máy móc thiết bi vào sản xuất thay cho sức người sức vật cho năng suất cao hơn và hiệu quả hơn. Trên đây là những yếu tố đẫn đến tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp nông thôn. Bởi vậy vấn đề giải quyết công ăn việc làm cũng như là sử dụng đầy đủ và hợp lí nguồn lực lao động trong nông nghiệp nông thôn là một vấn đề đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm nghiên cứu để tìm ra phương hướng sử dụng có hiệu quả nhất. Phần II Nội dung của đề tài I Một số vấn đề lí luận 1. Khái niệm, vai trò , đặc điểm của lao động nông nghiệp nông thôn 1.1 Khái niệm; + Khái niệm về lao động ; Theo tổ chức lao động khoa học : “lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm thoả mãn nhu cầu về đời sống của mình là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển xã hội loài người ” + Khái niệm về lao động nông thôn ; Lao động nông thôn là tổng thể sức lao động thực tế tham gia vào quá trình lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15 đến 60, nữ từ 15 đến 55) và những người trên, dưới độ tuổi lao động có thể tham gia lao động. 1.2 Vai trò của lao động nông thôn Nguồng lực lao động trong nông nghiệp nông thôn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của kinh tế nông nghiệp nói riêng và của kinh tế xã hội nói chung. Bởi vì nông thôn có vai trò và vị trí hàng đầu trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nước ta. Nguồn lao động nông thôn rất phong phú chiếm gần 70% tổng số lao động xã hội. Với lực luợng lao động đông đảo như vậy lao động nông thôn đóng vai trò quyết định đối với kinh tế nông thôn họ là những người làm ra của cải vật chất cho khu vực nông nghiệp, đồng thời cũng là những người tạo lên sức mạnh để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp nước ta. 1.3 Đặc điểm của lao động nông nghiệp nông thôn Nguồn lao động ở nông thôn có những đặc điểm riêng so với các ngành sản xuất vật chất khác. + Trước hết là lao động nông thôn mang tính thời vụ cao. Đây là nét điển hình của lao động nông thôn, Sở dĩ như vậy là vì lao động nông thôn ngắn chặt với sản xuất nông nghiệp mà sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ cao do đó tình trạng thất nghiệp trá hình ở nông thôn tương đối cao khoảng 25% . + Lao động nông thôn có xu hướng giảm về số lượng do xu hướng di chuyển lao động nông thôn từ nông nghiệp sang một số ngành sản xuất dịch vụ khác như công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ + Lao động trong nông nghiệp nông thôn nhìn chung có trình độ văn hoá kĩ thuật thấp hơn so với các ngành sản xuất khác. + Lao động ở lại trong nông thôn thường là những người có độ tuổi trung bình cao và lao động phụ ngoài độ tuổi lao động. Vì số lao động trẻ có trình độ tay nghề đã bị thu hút sang một số ngành khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng lao động trong nông nghiệp nông thôn thấp và có xu hướng già hoá. + Lực lượng lao động đông đảo nhưng phân bố không đồng đều giữa các vùng và giữa các khu vực. Lao động chủ yếu tập trung ở hai vùng đồng bằng lớn là Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Các vùng miền núi và trung du thì lại rất thưa thớt. 2. Sự cần thiết phải sử dụng đầy đủ , hợp lí lao động nông nghiệp nông thôn Có thể nói là hiện nay chúng ta đang đứng trước một thực tế là lực lượng lao động nông nghiệp đông nhưng không mạnh. Cung về lao động tiếp tục tăng trong những năm tới do sự gia tăng về dân số, trong khi đó quỹ đất sử dụng trong nông nghiệp lại giảm dần do chuyển mục đích sử dụng. Cơ cấu nông nghiệp ít đổi mới , các doanh nghiệp nông nhiệp gặp nhiều khó khăn về thị trường, vốn nên ít có khả năng mở rộng qui mô và chủng loại nên không thu hút được thêm nhiều lao động. Mặt khác cũng do một số lao động mới thành lập có xu hướng hiện đại hoá, tự động hoá nên dùng ít nhân công hơn, đặc biệt là lao động phổ thông điều đó làm cho việc sử dụng lao động nông nghiệp không có hiệu quả sử dụng không đúng người, đúng việc, người lao động không có cơ hội phát huy hết khả năng về sức lực và trí lực của mình đẫn đến lãng phi nguồn lao động và năng suất lao động không cao. Bên cạnh đó vấn đề sử dụng lao động nông nghiệp nông thôn vẫn chưa thực sự hợp lí trong từng ngành từng bộ phận, thậm trí cả ngay trong từng hộ gia đình. Khi người lao động không có việc làm họ sẵn sàng làm bất kì công việc gì mà họ có thể, không cần biết la họ có thể phát huy được khả năng của mình không miễn là họ co việc làm có thu nhập để đảm bảo cuộc sống của họ. Trong dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng phát huy sức mạnh dân tộc, tiếp tục đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng ta chỉ rõ “Đường lối kinh tế của Đảng ta là đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đưa nước ta trở thành một nước Công nghiệp …” (báo nhân dân 3-2 2001). Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội mười năm 2001- 2010 là :“Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt chất lượng đời sống vật chất , văn hoá tinh thần của nhân dân , tạo nền tảng đến năm 1020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Muốn đạt được như vậy chúng ta cần phải có bước đi phù hợp với nhiều biện pháp thích hợp đối với nguồn nhân lực, cân nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sử dụng một cách có hiệu quả, Tạo động lực thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động, nâng cao chất lương đời sống của nhân dân theo tiêu chuẩn của một nước công nghiệp. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn lực lao động nông nghiệp nông thôn 3.1. Nhân tố đất đai và khí hậu Về đất đai; Ruộng đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Ruộng đất là đối tượng lao động khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động vào đất làm cho đất đổi hình đổi dạng như cày, bừa… Ruộng đất là tư liệu lao động khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động lên đất thông qua các thuộc tính lý học, hoá học, sinh học… Trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì ruộng đất có chất lượng ngày càng tốt hơn và sức sản xuất của ruộng đất là không có giới hạn. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người ở nước ta vào loại thấp khoảng 0,1 ha/ người hơn nữa ruộng đất nông nghiệp lại phân bố không đồng đều giữa các vùng trong cả nước, phân bố không đồng đều và chất lượng đất cũng không đồng đều. Mỗi vùng, khu vực có một loại đất khác nhau, chất đất khác nhau. Ví dụ: vùng núi Trung du bắc bộ chủ yếu là đất Feranit đá vôi, còn đất vùng Tây Nguyên chủ yếu là đất đỏ Bazan nên đã hình thành lên những vùng sản xuất mang đặc trưng riêng. Quỹ đất nông nghiệp hiện nay đang bị giảm dần do đó phải sử dụng một cách hểt sức tiết kiệm. Đồng thời phải biết phân bố và sử dụng lao động một cách phù hợp và có hiệu quả. Chánh tình trạng có nơi thì thừa lao động có nơi thì thiếu lao động . Nhân tố khí hậu; Ngoài đất đai khí hậu cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp , ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng vật nuôi và ảnh hưởng đế mùa vụ của sản xuất nông nghiệp . Nước ta nằm trong khu vực co khí hậu nhiệt đới gió mùa do đó nông nghiệp nước ta cũng mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Sản phẩm của nông nghiệp chủ yếu là các loại sản phẩm nhiệt đới. Khí hậu chia làm hai mùa, mùa khô và mùa mưa. Tính chất mùa vụ của khí hậu gián tiếp ảnh hưởng đến lao động nông nghiệp nông thôn.Và đây cũng là một đặc điểm cơ bản của lao động nông nghiệp nông thôn. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến phân bổ lao động trong các ngành kinh tế . Sự phân bố về qui mô , số lượng , chất lượng lao động. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến dẫn đến sự di chuyển của lao động giữa các ngành. Những ngành nào phát triển nhanh mạnh và cần nhiều lao động thì sẽ thu hút nhiều lao động. Do đó cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi và dịch chuyển theo. Để đáp ứng sự phát triển và ổn định xã hội. Sau gần 20 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tăng trưởng kinh tế bình quân cả nước hàng năm đạt > 7%. Nông nghiệp đạt mức tăng trưởng trung bình là 5,7% .Tổng số lao động nông thôn là 31 941 500 người chiếm 75,82% lao động cả nước, Nông nghiệp phát triển liên tục góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung giữ vững ổn định kinh tế xã hội... Công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng bình quân là 13,5%. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển góp phần tích cực cho tăng trưởng kinh tế nói chung. Nhìn chung cơ cấu các ngành kinh tế đã từng bước chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần và tăng tỷ trọng dần các ngành công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra trong bản thân các ngành cũng diễn ra sự chuyển dịch về cơ cấu. Năm Ngành 1995 % 2000 % 2005(dự kiến) % Nông nghiệp 27,2 24,3 20-21 Công nghiệp 27,8 36,6 38-39 Dịch vụ 44,1 39,1 41-42 Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Trong từng giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Sự phát triển của nông nghiệp nông thôn được dựa trên một hệ thống cớ sở hạ tầng có trình độ phát triển nhất định. Sự đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn có vai trò to lớn. Cho đến nay cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn của nước ta vẫn còn yếu, thiếu, lạc hậu hoạt động kém hiệu quả. Chính vì vậy ngay từ đầu Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương đầu tư khá lớn để thực hiện các hoá; thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, hoá học hoá, sinh học hoá … Số lượng và chất lượng lao động Về số lượng; Cuộc điều tra về lao động viêc làm 1/7 /2003 đã được Bộ lao động và thương binh xã hội kết hợp với tổng cục thống kế thực hiện. Cuộc điều tra đã tiến hành trên 3236 địa bàn mẫu với 109540 hộ trong cả nước. Trong khu vực nông thôn điều tra 1248 địa bàn với 1984 hộ với kết quả như sau; Tại thời điểm 1/7/2003 lực lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên cả nước là 42 128 343 người. Trong đó khu vực nông thôn là 31 941500 người, chiếm 75, 82 % lao động cả nước (nữ có 15 888 646 người chiếm 76,5% lao động cả nước). So với năm 2002 lực luợng lao động ơ khu vực nông thôn có 31 128 343 người tăng 1,33% với qui mô tăng thêm là 4 17 900 người. Mỗi năm chúng ta giai quyết công ăn việc làm cho 1,6 triệu lao động . Bảng phân bố LĐ NNNT của nước ta năm 2003 Vùng Kinh Tế SL LĐNNNT (người) Tỷ lệ ( %) ĐB Sông Hồng 7 619 657 23,86 Đông Bắc 4 117 596 12,89 Tây Bắc 1 156 402 3,62 Bắc Trung Bộ 4 425 112 13,85 DH Miềm Trung 2 531 119 7, 92 Tây Nguyên 1 644 570 5, 15 Đông Nam Bộ 2 976 395 9,15 ĐBS Cửu Long 7 470 646 23,39 Qua bảng phận tích trên ta thấy lực lượng lao động nông thôn ở các vùng phân bố không đều. ĐB Sông Hồng và ĐB Sông Cửu Long là hai vùng có lượng lao động chiếm tỷ lệ cao, nguồn lao động dồi dào và cũng chính là hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước có thế mạnh về nguồn nhân lực. Trong khi đó các vùng Tây Bắc và Tây Nguyên có tỷ trọng thấp về lực lượng lao động. Có ưu thế về nguồn tài nguyên đất đai nhưng lại thiếu nguồn lao động do đó phải có sự quy hoạch và phân bố lại để trở thành những vùng kinh tế động lực của nước ta. * Về chất lượng lao động Lao động nông nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đao tạo và chiếm tỷ trọng lớn.Trình độ văn hoá , trình độ chuyên môn kĩ thuật còn rất thấp. Theo số liệu thống kê năm 2003 cho thấy ở khu vực nông thôn tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn là 4 255 500 người chiếm 13,32% lực lượng lao động toàn khu vực nông thôn , 5,51% lao động đã qua đào tạo kĩ thuật không bằng cấp, 1,97% đào tạo sơ cấp, tỷ lệ chưa biết chữ của cả nước là 4,35%. Cuộc điều tra của tổng cục thống kê đầu năm 2004 cho kết quả như sau ; cả nước có 93,8% lực lượng lao động nông thôn chưa qua đào tạo, có 2,3 lao động được đào tạo tay nghề theo trình độ sơ cấp hoặc công nhân kĩ thuật, 2,4% có trình độ trung cấp kĩ thuật, 0,8% có trình độ cao đẳng, 0,7% có trình độ đại học và tương đương. Nói đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nói đến nâng cao trí lực (trình độ văn hoá , Chuyên môn – kĩ thuật ) nâng cao thể lực (sức khoẻ, điều kiện chăm sóc sức khoẻ…) và nâng cao phẩm chất , đạo đức, tư tưởng , tác phong làm việc và sinh hoạt của người lao động, nhằm đáp ứng yêu cầu của một nước công nghiệp…do chất lượng lao động nông nghiệp còn thấp và không đồng đều nên việc sử dụng và tuyển dụng gặp nhiều khó khăn, thường phải đào tạo và trang bị kiến thức, khoa hoc kĩ thuật cho họ trước khi sử dụng. Chính sách của nhà nước Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã cố ngắng tạo mọi điều kiện để người lao động có việc làm, khuyến kích mọi người tự tạo việc làm để thu hút lao động xã hội như; chính sách đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn, tín dụng ngân hàng, xuất khẩu lao động…mỗi năm giải quyết cho hơn 1,4 triệu lao động. Chính sách về lao động việc làm của Việt Nam là giải quyết việc làm trên cơ sở phát triển kinh tế , gắn với giải quyểt các vấn đề xã hội. Mục tiêu của chính sách việc làm là tạo cơ hội việc làm nhiều hơn và tốt hơn cho mọi người lao động , giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp. Đảm bảo sự hài hoà giữa mở rộng cơ hội việc làm và chất lượng việc làm, vì mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững. Phấn đấu để mỗi năm tạo ra 1,4 triệu việc làm mới , nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn lên 80% vào năm 2005. Để đạt được chỉ tiêu trên , việc đều chỉnh chính sách và các giải pháp tập trung vào các nội dung sau; Phát triển kinh tế xã hội, tạo mở việc làm đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và người lao động có thêm chỗ làm mới tự tạo việc làm. Tổ chức các dịch vụ việc làm trong thị trường lao động, tổ chức cho người thiếu việc làm đăng kí tìm việc tại các cơ sở thuộc hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm trong phạm vi cả nước, cung cấp các dịch vụ việc làm miễn phí. Tổ chức dạy nghề gắn với việc làm. Thực hiện chủ trương xã hội hoá, đa dạng hoá các hình thức đào tạo sẽ tăng quy mô đào tạo. Ngoài ra còn nhiều chính sách khác của hệ thống chính sách nhà nước về vấn đề lao động việc làm. Bên cạnh việc ban hành những chính sách, cũng cần phải xem xét điều chỉnh, những chính sách đã ban hành sao cho cụ thể xác thực, tác động đúng đối tượng đúng phạm vi điều chỉnh để các chính sách ngày càng hoàn thiện hơn. Khắc phục những mặt hạn chế sau đây; - Số lượng văn bản quá nhiều và tản mạn gây khó khăn cho việc sưu tầm tổng hợp tra cứu. - Nội dung các văn bản đôi khi thiếu thống nhất, chồng chéo hoặc mâu thuẫn nhau gây ra sự vận dụng khác nhau và dẫn đến tiêu cực. Chính sách chủ yếu chỉ là những nguyên tắc, chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể nên chưa thực hiện được. Các văn bản có nhưng quy định không nhất quán, không được sửa đổi nôi dung kịp thời cho đồng bộ nên không thực hiện được hoặc dễ gây tiêu cực. Thủ tục hành chính để triển khai rất phiền hà. II khái quát tình hình sử dụng nguồn lao động nnnt của nước ta hiện nay 1. Về số lượng lao động Dân số nước ta có khoảng 84 triệu người lưc lượng lao động của cả nước là 42 128 343 người trong đó khu cực nông thôn có 31941500 người chiếm 75,82 so với cả nước hàng năm nguồn lao động tăng từ 1,2 đến 1,3 triệu người trong đó số việc làm từ nông nghiệp chiếm 38%. Bên canh những mặt tích cưc của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một góc độ nhất đinh nào đó cũng nảy sinh tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm ở khu vực nông thôn và thành thị. Năm 1996 tỉ lệ thất nghiệp ở khu vưc thành thị là5,88% năm1998 là 6,85% năm1999 ;7,4% năm 2000;6,42% năm 2001;6,28% năm 2002;6,01% năm 2003;5,6% và đến 1/7/2003 là 5,78% giảm so với tỉ lệ này ở cùng thời điểm của năm trước là 0,23%. Tỉ lệ thất nghiệp của lao động nữ trong độ tuổi lao động là 7,22% cao hơn so với tỉ lệ chung là 1,44%. 2. Thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn được nâng lên. Theo cuộc điều tra trong vòng 12 tháng 1/7/2003 và 1/7/2004 cho kết quả như sau; Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng trong 12 tháng qua là số phần trăm của tổng số ngày công làm viêc thực tế so với tổng số ngày công có nhu cầu làm việc(bao gồm số ngày công thưc tế đã làm việc và số ngày có nhu cầu làm thêm) của dân số hoạt động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng qua tính đến thời điểm điều tra. Như vậy, tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng của lực lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên trong 12 tháng tính đến thời điểm điều trả khu vực nông thôn của cả nước là 77,94% (so với năm 2002, tăng thêm 2,53%).Tính riêng cho lực lượng lao động nữ, tỉ lệ này là77,74%. Trong 8 vùng chỉ có 1vùng đạt tỉ lệ trên 80% là Tây Nguyên (80,58%); thấp nhất là Tây Bắc(74.45%); các vùng còn lai tỷ lệ này dao động từ 77% đến gần 79%. Trong 8 tỉnh nông nghiệp trọng điểm thuộc đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn dao động trong khoảng 77% đến gần 82%. Trong đó 1Tỉnh có tỷ lệ dưới 77% là Hưng Yên (76,72%). Năm tỉnh tù 77% đến d
Tài liệu liên quan