Đề tài Biện pháp tổ chức hoaït ñoäng dạy hoïc hai buoåi treân ngaøy ở trường THCS Hoàng Hoa Thám

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói năm 1946 “ Chúng ta phải biến dân tộc ta thành một dân tộc thông thái, tức là một dân tộc có dân trí cao và thông minh trong cuộc sống, đủ sức để xây dựng cho mình cuộc sống ấm no, hạnh phúc” Ngày nay để biến những ý tưởng của Bác trở thành hiện thực, báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc khóa X của Đảng đã một lần nữa khẳng định: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước” Nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung phương pháp dạy học thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Thực hiện xã hội hoá giáo dục, huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp để mở mang giáo dục tạo điều kiện học tập cho các thành viên trong xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, hiện nay ngành giáo dục đã và đang có những bước chuyển biến thay đổi rõ rệt trong cả nhận thức và hành động. Tạo ra những bước đột phá đem lại những thành quả thiết thực đêû từng bước làm thay đổi diện mạo quốc gia. Chính vì thế, mà chỉ thị 61/CT – TW đã nêu rõ: “ Bước vào thế kỷ XXI chất lượng nguồn nhân lực giữvai trò quyết định trong việc phất huy nội lực, phát triển đất nước, hợp tác và cạnh tranh, hội nhập khu vực và quốc tế. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao học vấn của người lao động. Vì vậy, việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS giai đoạn 2001 – 2010 có ý nghĩa chiến lược quan trọng góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu của phổ cập THCS là nâng cao chất lượng mặt bằng dân trí một cách toàn diện, làm cho hầu hết công dân đến tuổi 18 đều được tốt nghiệp THCS, kết hợp phân luồng sau cấp học này, tạo cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ” “Giáo dục là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là là đầu tư cho phát triển” (văn kiện NQTW II khoá VIII) “Phát huy nguồn nhân lực con người là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” (văn kiện Đại họi Đảng IX)

doc16 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp tổ chức hoaït ñoäng dạy hoïc hai buoåi treân ngaøy ở trường THCS Hoàng Hoa Thám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC  TÊN MỤC LỤC  TRANG    PHẦN MỞ ĐẦU    I  Lý do chọn đề tài  2   1  Lý do khách quan  2   2  Lý do chủ quan  3   II  Mục đích nghiên cứu  3   III  Nhiệm vụ nghiên cứu  3   IV  Giới hạn của đề tài  3    PHẦN NỘI NUNG    A  CƠ SỞ LÝ LUẬN  4   I  Những vấn đề lý luận  4   1  Một số từ ngữ dùng trong đề tài  4   2  Một số vấn đề về mặt lý luận  4   II  Cơ sở pháp lý  6   B  HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC DẠY HỌC HAI BUỔI    I  Đặc điểm tình hình  6   1  Đặc điểm  6   2  Thuận lợi  6   3  Khó khăn  7   II  Tổ chức thực hiện dạy học hai buổi  7   1  Chỉ đạo thực hiện  7   2  Hình thức tổ chức  7   3  Kinh phí cho việc hoạt động  9   III  Kết quả đạt được trong quá trình thực hiện  9   IV  Những ưu điểm và khó khăn trong quá trình thực hiện  10   1  Ưu điểm  10   2  Khó khăn  10   C  BÀI HỌC VÀ CÁC GIẢI PHÁP LÂU DÀI  11   I  Bài học  11   II  Các giải pháp  11    KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ    I  Đánh gia công tác tổ chức  13   II  Kiến nghị  14    THAY LỜI KẾT  15    TÀI LIỆU THAM KHẢO  16   PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lý do khách quan: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói năm 1946 “ Chúng ta phải biến dân tộc ta thành một dân tộc thông thái, tức là một dân tộc có dân trí cao và thông minh trong cuộc sống, đủ sức để xây dựng cho mình cuộc sống ấm no, hạnh phúc” Ngày nay để biến những ý tưởng của Bác trở thành hiện thực, báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc khóa X của Đảng đã một lần nữa khẳng định: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước” Nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung phương pháp dạy học thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Thực hiện xã hội hoá giáo dục, huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp … để mở mang giáo dục tạo điều kiện học tập cho các thành viên trong xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, hiện nay ngành giáo dục đã và đang có những bước chuyển biến thay đổi rõ rệt trong cả nhận thức và hành động. Tạo ra những bước đột phá đem lại những thành quả thiết thực đêû từng bước làm thay đổi diện mạo quốc gia. Chính vì thế, mà chỉ thị 61/CT – TW đã nêu rõ: “ Bước vào thế kỷ XXI chất lượng nguồn nhân lực giữvai trò quyết định trong việc phất huy nội lực, phát triển đất nước, hợp tác và cạnh tranh, hội nhập khu vực và quốc tế. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao học vấn của người lao động. Vì vậy, việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS giai đoạn 2001 – 2010 có ý nghĩa chiến lược quan trọng góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu của phổ cập THCS là nâng cao chất lượng mặt bằng dân trí một cách toàn diện, làm cho hầu hết công dân đến tuổi 18 đều được tốt nghiệp THCS, kết hợp phân luồng sau cấp học này, tạo cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…” “Giáo dục là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là là đầu tư cho phát triển” (văn kiện NQTW II khoá VIII) “Phát huy nguồn nhân lực con người là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” (văn kiện Đại họi Đảng IX) Bước sang thế kỷ XXI, chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định trong việc phát huy nội lực phát triển đất nước, hợp tác và cạnh tranh để hội nhập trong khu vực và quốc tế đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao học vấn của người lao động. Vì thế cho nên, việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS trong giai đoạn 2001 – 2010 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa chiến lược nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với mục tiêu chung của đất nước như đã trình bày ở phần trên, mục tiêu phổ cập giáo dục THCS giai đoạn 2006 – 2010 của xaõ Cư Yang là đảm bảo cho hầu hết thanh niên sau khi tốt nghiệp Tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ tốt nghiệp THCS trước khi hết 18 tuổi, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của xã nhà nói riêng và huyện Eakar nói chung. Việc GD phải đạt được các chỉ tiêu sau: - Huy động học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học hằng năm vào học lớp 6 đạt từ 98 -> 100% trở lên; Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc THCS, giảm tỷ lệ lưu ban bỏ học dưới 2%. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS hàng năm từ 95% trở lên - Phấn đấu đến năm 2010 có 100% học sinh học 2 buổi trên ngày để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện mục tiêu xây dựng trường THCS Hoàng Hoa Thám đạt chuẩn quốc gia vào năm 2009. 2. Lý do chủ quan: Thực tế sau nhiều năm công tác giảng dạy tại trường THCS Hoàng Hoa Thám – xã Cư Yang – huyện EaKar – tỉnh Đăk Lắk. Bản thân tôi nhận thấy rằng trong những năm qua do cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan mà học sinh tham gia hoïc hai buoåi treân ngaøy töông ñoái ñoâng. Đặc biệt là trường THCS Hoàng Hoa Thám vừa được UBND Tænh Ñaéc Laéc công nhận đạt chuẩn Quốc giai ñoaïn 2001 - 2010. Vì thế cho nên, từ lý luận đến thực tiễn bản thân tôi càng nung nấu ý tưởng đề ra những biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hai buổi trên ngày ở trường THCS Hoàng Hoa Thám góp phần thực hiện thắng lợi mà Đảng bộ chính quyền địa phương đã đặt ra. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Qua việc phân tích thực trang về công tác tổ chức hoạt động dạy học hai buổi trên ngày ở trường THCS, từ cơ sở lý luận rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý nhằm tìm ra những biện pháp thực hiện có hiệu quả hơn trong việc nâng cao hơn nữa hoạt động dạy học hai buổi trên ngày ở trường THCS Hoàng Hoa Thám, góp phần nâng cao dân trí, chất lượng lao động ở địa phương trong nhưng năm tiếp theo. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của đề tài. - Phân tích thực trạng việc thực hiện tổ chức hoạt động dạy học hai buổi trên ngày ở trường THCS Hoàng Hoa Thám – huyện EaKar – tỉnh Đắc Lắc. - Rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra những giải pháp cho công tác tổ chức hoạt động dạy học hai buổi trên ngày ở trường THCS Hoàng Hoa Thám trong thời gian tới. IV. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hai buổi trên ngày ở trường THCS rất đa dạng và phong phú. Do thời gian không cho phép và khả năng có hạn. Trong phạm vi của đề tài, tôi xin phép chỉ đi sâu vào vấn đề: “Nêu ra các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hai buổi trên ngày ở trường THCS Hoàng Hoa Thám”. PHẦN NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÝ LUẬN I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ: 1. Một số từ ngữ dùng trong giáo dục trung học cơ sở: - Đối tượng là thanh niên, thiếu niên Việt Nam trong độ tuổi từ 11 đến 18 đã tốt nghiệp tiểu học, chưa tốt nghiệp THCS. - Độ tuổi giáo dục trung học cơ sở là từ 11 đến hết 18 tuổi. - Người đạt trình độ trung học cơ sở là người được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở theo quy định tại điều 27 của Luật giáo dục. 2. Một số nhận thức về mặt lý luận: Từ khi xã hội loài người có một hiện tượng nảy sinh phát triển và cùng tồn tại với loài người đó là hiện tượng dạy và học gọi chung là giáo dục. Hiện tượng này biểu hiện ở chỗ, thế hệ đi trước truyền lại những kinh nghiệm cho thế hệ sau.Thế hệ sau lĩnh hội những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống và các hoạt động xã hội khác để tồn tại và phát triển. Truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm đã được tích luỹ trong quá trình lịch sử phát triển xã hội loài người, đó là nét đặc trưng cơ bản của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội. Có thể nói giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì nó chỉ có ở loài người.Việc tiếp thu các kinh nghiệm ở loài người khác về chất so với loài vật ở chỗ, con người tiếp thu có ý thức, có chọn lọc và sáng tạo trong khi loài vật không có ý thức hành vi được lập lại nhiều đời do bản năng. Một quy luật của tiến bộ xã hội là thế hệ đi sau phải lĩnh hội được tất cả kinh nghiệm xã hội do thế hệ trước tích luỹ và truyền lại. Đồng thời phải làm phong phú thêm những kinh nghiệm đó. Chính vì vậy giáo dục đã tái sản xuất những nhân cách, những nhu cầu năng lực của con người. Nhờ giáo dục các thế hệ đang lớn lên tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động lao động lao động sản xuất và các hoạt động khác, tiếp tục gìn giữ phát triển và hoàn thiện các mối quan hệ xã hội. Chức năng giáo dục của xã hội đã góp phần tái sản xuất xã hội, vì thế giáo dục là không thể thiếu (Tất yếu) và không bao giờ mất đi (vĩnh hằng) Theo LêNin “Giáo dục là một hiện tượng phổ biến và vĩnh hằng”. Sản phẩm của giáo dục là nhân cách con người, được sản xuất theo quy trình công nghệ đặc biệt có khi lâu dài mới thấy được kết quả. Sản phẩm của giáo dục tham gia vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Giáo dục tác động đến các cấu trúc của xã hội cụ thể là các giai cấp, các tầng lớp. Các nhóm xã hội. Giáo dục góp phần làm nền cấu trúc xã hội trở nên thuần nhất, làm cho các tầng lớp xích lại gần nhau, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động tri óc với lao động chân tay... Giáo dục có tác dụng to lớn trong việc xây dựng một thế hệ tư tưởng, một lối sống phổ biến, một trình độ văn hoá trong toàn xã hội. Đặc biệt khi đất nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc xây dựng một hệ tư tưởng, một lối sống lành mạnh, phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo đức con người mới là rất cần thiết. Ngoài ra còn thể hiện ở việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Chúng ta hoà nhập vào cộng đồng thế giới nhưng không hoà tan, tiếp thu những tinh hoa của nền văn hoá nhân loại nhưng luôn giữ vững và làm phong phú thêm bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Do đó giáo dục là quyền lợi, là hạnh phúc, là trách nhiệm của mỗi người. Với tư cách là một bộ phận của văn hoá, giáo dục là yếu tố để xác định con người, phân biệt con người với con vật. Giáo dục là một trong những yếu tố để xác định mặt xã hội của con người. Trong quá trình phát triển của con người nhất là sự phát triển về mặt nhận thức, xã hội (Mặt tinh thần) chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố giáo dục đóng vai trò chủ đạo và giáo dục (Đặc biệt là giáo dục nhà trường) là tác động có mục đích, có nội dung, có phương pháp, có tổ chức nên làm cho quá trình phát triển diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và hệ thống hơn cả. Một xã hội, quốc gia phát triển dựa vào 3 nguồn lực cơ bản là nhân lực, vật lực và tài lực. Trong đó nhân lực là yếu tố quyết định nhất. Trong đó đối với nhân lực con người là chủ thể, con người quyết định đường hướng và mức độ phát triển của xã hội, con người thúc đẩy và tạo ra sự phát triển. Với tư cách là khách thể, mọi sự phát triển đều hướng đến phát triển cho con người, phục vụ con người, vì con người. Các nhà nghiên cứu cho rằng, nguồn nhân lực chất lượng cao quyết định đến tốc độ phát triển nhanh của mỗi quốc gia. Nguồn nhân lực chất lượng cao cần có các yếu tố cơ bản: phát triển trí tuệ, mạnh khoẻ về thể chất, phong phú về tâm hồn, trong sáng về đạo đức. Bốn yếu tố này tạo nên thông qua hoạt động của nhiều lĩnh vực như văn hoá, y tế, thể dục thể thao... song yếu tố giáo dục giữ vai trò cơ bản trong việc tạo nên những phẩm chất cơ bản này. Hồ Chí Minh đã xác định đúng đắn vai trò của Giáo dục và Đào tạo trong việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Sau khi giành đựơc độc lập, người nhấn mạnh:” Nay chúng ta giành được quyền độc lập. Một trong những công việc thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí”, vì “Nước nhà phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài”. Và người đã chỉ đạo phát triển giáo dục trong suốt thời kỳ chống Mỹ, Pháp dù trong hoàn cảnh nào cũng phải tiếp tục thi đua “Dạy tốt, học tốt”. Người chỉ rõ: “Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết”. Ngày nay, đứng trước sự phát triển có tích chất toàn cầu hoá, đất nước không thể tách khỏi ảnh hưởng của quá trình này. Song để phát triển đúng hướng, đảm bảo chủ quyền dân tộc, vẫn hội nhập vào xu thế của thời đại mà không bị hoà tan vào dòng chảy chung thì nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quá trình phát triển của ta phải là: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người chủ nghĩa xã hội” và như vậy Việt nam phải coi nền giáo dục quốc gia của mình như một điểm nút quyết định sự chuyển động đi lên của toàn xã hội. Trong bối cảnh đó, nguồn lực con người - điều kiện của sự phát triển và bền vững sẽ được phát huy cao độ để đạt các mục tiêu kinh tế, xã hội theo con đường chúng ta đã chọn. Như vậy yếu tố không thể thiếu trong nhân cách con người Việt Nam là năng lực làm chủ công nghệ mới, tiếp cận nhanh với công nghệ hiện đại thì nền giáo dục đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu nó có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Giáo dục còn là thước đo sự phát triển của đất nước. Hàng năm Liên Hiệp Quốc xếp hạng các nước thông qua chỉ số HDI (Humam Development Index). Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng đất nước Việt Nam với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để thực hiện mục tiêu nay, Đảng ta chọn con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là một cuộc cách mạng kỹ thuật với một trình độ khoa học công nghệ cao, hiện đại và tiên tiến. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo điều kiện đưa đất nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu nhanh chóng hội nhập với các nước phát triển trên thế giới. Trong các văn kiện của Đảng, vai trò của giáo dục được đề cập dưới nhiều góc độ nhưng đều được xác định là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự phát triển của đất nước. Giáo dục là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển ( Văn kiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1997, trang 31) Phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng kinh tế nhanh và bền vững (Văn kiện Đại hội Đảng IX. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2001, trang 109). Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. - Giáo dục là con đường cơ bản để chuẩn bị con người tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Đặc biệt là đi tắt, đón đầu) II. CƠ SỞ PHÁP LÝ: Công tác giáo dục THCS dựa trên các cơ sở pháp lý chính sau: 1. Luật giáo dục 2. Điều lệ trường THCS 3. QĐ số 16/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 05/5/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. NĐ 43/2006/NĐ-CP Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 5. Quy chế chi tiêu nội bộ của trường THCS Hoang Hoa Thám các năm học. 6. Các văn bản khác. B. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC HAI BUỔI TRÊN NGÀY Ở TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM – EAKAR. I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 1. Đặc điểm: Trường THCS Hoàng Hoa Thám nằm trên địa bàn xã CưYang một xã vùng III, nằm về phía Đông nam của huyện Eakar. Với tổng diện tích tự nhiên là: 6.120 ha. Tổng số hộ: 1452 hộ. Với 7254 nhân khẩu. Kinh tế đời sống nhân dân trong những năm gần đây có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Mặt bằng dân trí từng bước được cải thiện đáng kể, văn minh văn hoá xã hội đang từng bước được cải thiện. Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư theo chương trình 135 và chương trình 134. Trường THCS Hoàng Hoa Thám với tổng số 37 CBCNVC: Trong đó: BGH: 02 đ/c; Nữ: 23 đ/c, Dân tộc: 03 đ/c; Đảng viên 12 đ/c, Nữ Đảng viên 6 đ/c. Tổng số HS 780 HS; Nữ; 370 HS, Dân tộc 368 HS; Nữ Dân tộc: 179 HS. Con hộ nghèo 267 HS. 2.Thuận lợi : Được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương, Hội phụ huynh học sinh. Đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao tạo mọi điều kiện của các cấp lãnh đạo phòng Giáo dục Eakar, cũng như sự hưởng ứng nhiệt tình của tập thể cán bộ giáo viên và đông đảo nhân dân trong địa bàn xã CưYang. Trong năm học gần đây chất lượng giáo dục đã từng bước được nng ln r rệt. Toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhận thức rõ ràng, đúng chủ trương, đường lối chỉ đạo của các quý cấp, từng bước cải tiến về phương pháp để áp dụng có hiệu quả nhất vào hoạt động dạy học. 3.Khó khăn: -Trường nằm ở địa bàn vùng III, trình độ nhận thức của một số bộ phận phụ huynh còn nhiều hạn chế, xã xa trung tâm Huyện nên vấn đề tiếp cận thông tin văn hóa, giáo dục còn chậm, trình độ nhận thức của nhân dân về chủ trương không đồng đều nhiều lúc còn hiểu nhầm. Bên cạnh đó một số người dân do tư tưởng chủ quan, bảo thủ chưa nhận thức chưa đúng về vai trị vị trí quan trọng của công tác giáo dục… Chính những hạn chế đó phần nào làm cản trở đến sự phát triển của nhà trường. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HAI BUỔI / NGÀY 1. Chỉ đạo thực hiện: Thực hiện nhiệm vụ năm học của Ngành, các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở giao quyền chủ động cho từng nhà trường, từng giáo viên lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học; dựa vào tình hình thực tế của địa phương, trường THCS Hoàng Hoa Thám đã triển khai tổ chức dạy học 2 buổi/ngày như sau: - Đầu năm học Hiệu trưởng đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày trên cơ sở bám sát các yêu cầu về nội dung, kế hoạch giáo dục, thực hiện chương trình SGK theo quy định. Nội dung dạy học buổi 2 chú trọng thực hành kiến thức đã học, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ cho việc học tập hoặc bồi dưỡng học sinh năng khiếu, dạy học các môn Tự chọn, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong hội đồng, lựa chọn giáo viên giảng dạy ở các khối lớp, giáo viên giảng dạy các môn chuyên biệt phù hợp với khả năng, sở trường của từng giáo viên. Động viên cán bộ giáo viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong sắp xếp, bố trí giáo viên nhà trường ưu tiên cho những lớp đầu cấp và cuối cấp. - Xây dựng cơ cấu các khối, tổ chuyên môn. Giao trách nhiệm cho tổ khối, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh ở từng khối, từng lớp của mình đang dạy. - Phó Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc công tác dạy học 2 buổi/ ngày. 2. Hình thức tổ chức : a. Thứ nhất là, Ban giám hiệu lên kế hoạch chỉ đạo dạy học: Dạy học theo kế hoạch giáo dục và thực hiện theo Phân phối chương trình dạy học của Sở, sách giáo khoa quy định cho mỗi lớp, theo chương trình giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo QĐ số 16/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 05/5/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mỗi buổi học không quá 4 tiết. Chỉ đạo GV dạy đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng cơ bản các môn học. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp với trình độ từng nhóm HS (Giỏi, Khá, TB, Yếu). Lựa chọn phương pháp dạy học linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, không gây áp lực, tạo điều kiện cho học sinh được thể hiện mình, với phương châm nhẹ nhàng, hiệu quả. b. Thứ hai là, Ban giám hiệu lên kế hoạch phân nhóm học sinh theo đối tượng: Dựa vào kết quả thi khảo sát chất lượng đầu năm và kết quả kiểm tra của giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm lớp, nhà trường đã chỉ đạo khối trưởng, giáo viên chủ nhiệm từ khối 6 cho đến khối 9 phân loại học sinh theo 4 nhóm ( Giỏi, Khá, TB và Yếu ) để học vào các buổi 2 trong tuần. Dành riêng một buổi nhà trường tổ chức luyện các môn theo nhu cầu đăng kí của phụ huynh và học sinh. Khối lớp 6 giao cho giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm hướng dẫn cho học sinh mình nắm vững chương trình học đầu cấp, tập trung cho học sinh nắm vững cách học trong phạ
Tài liệu liên quan