Cũng giống như bất kỳ hoạt động có mục đích nào, quản lý hành chính nhà nước được tiến hành trên cở sở những nguyên tắc nhất định. Đây chính là tư tưởng chủ đạo rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động giúp cho các chủ thể quản lý hành chính nhà nước thực hiện có hiệu quả công việc của mình trên các lĩnh vực đã được phân công. Các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước có tính ổn định. Mỗi nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước có nội dung riêng, phản ánh những quy luật khác quan khác nhau trong quản lý hành chính nhà nước. Một trong những nguyên tắc cơ bản đó là nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc này lần đầu tiên được ghi nhận tại Hiến pháp năm 1959. Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất kết hợp hài hoà với nhau. Nếu thiên về tập tring mà không chú trọng đến dân chủ sẽ dẫn đến tập trung quan liêu, độc đoán trái với bản chất của Nhà nước ta. Ngược lại, nếu thiên về dân chủ mà coi nhẹ tập trung sẽ dẫn đến dân chủ quá trớn làm cho hoạt động của bộ máy của nhà nước kém hiệu quả. Bởi vậy, nguyên tắc này rất quan trọng đối với quản lý hành chính Nhà nước. Dưới đây là những biểu hiện cụ thể của nguyên tắc này và ý nghĩa của nguyên tắc đối với quản lý hành chính Nhà nước.
12 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2016 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Cũng giống như bất kỳ hoạt động có mục đích nào, quản lý hành chính nhà nước được tiến hành trên cở sở những nguyên tắc nhất định. Đây chính là tư tưởng chủ đạo rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động giúp cho các chủ thể quản lý hành chính nhà nước thực hiện có hiệu quả công việc của mình trên các lĩnh vực đã được phân công. Các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước có tính ổn định. Mỗi nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước có nội dung riêng, phản ánh những quy luật khác quan khác nhau trong quản lý hành chính nhà nước. Một trong những nguyên tắc cơ bản đó là nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc này lần đầu tiên được ghi nhận tại Hiến pháp năm 1959. Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất kết hợp hài hoà với nhau. Nếu thiên về tập tring mà không chú trọng đến dân chủ sẽ dẫn đến tập trung quan liêu, độc đoán trái với bản chất của Nhà nước ta. Ngược lại, nếu thiên về dân chủ mà coi nhẹ tập trung sẽ dẫn đến dân chủ quá trớn làm cho hoạt động của bộ máy của nhà nước kém hiệu quả. Bởi vậy, nguyên tắc này rất quan trọng đối với quản lý hành chính Nhà nước. Dưới đây là những biểu hiện cụ thể của nguyên tắc này và ý nghĩa của nguyên tắc đối với quản lý hành chính Nhà nước.
NỘI DUNG
I. Cơ sở khoa học của nguyên tắc
1. Cơ sở pháp lí
Ðây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của nhà nước ta nên việc thực hiện quản lý hành chính nhà nước phải tuân theo nguyên tắc này. Ðiều 6-Hiến pháp 1992 quy định :Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Cơ sở thực tiễn
Nguyên tắc này bảo đảm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ, nghĩa là vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung.
Nguyên tắc này vừa bắt nguồn từ yêu cầu quản lý xã hội của Nhà nước vừa bắt nguồn từ bản chất giai cấp của Nhà nước ta. Trong quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội đòi hỏi phải có sự tập trung quyền lực. Có tập trung quyền lực mới điều khiển được xã hội, mới thiệt lậo được một trật tự xã hội nhất định. Vì vậy, trong xã hội có giai cấp, quyền lực Nhà nước là chủ yếu tập trung vào Nhà nước. Đối với các Nhà nước bóc lột thì sự tập trung này là độc đoán, chuyên quyền ( đặc biệt đối với các Nhà nước theo chính thể quân chủ chuyên chế). Còn Nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng thì tập trung quyền lực là cần thiết, tuy nhiên phải dân chủ với nhân dân vì Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, vì nhân dân.
Trong quản lý hành chính, tập trung nhằm đảm bảo thâu tóm quyền lực nhà nước vào chủ thể quản lý để điều hành, chỉ đạo việc thực hiện chính sách, pháp luật một cách thống nhất. Còn dân chủ là hướng tới việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động quản lý, phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản lý trong quá trình thức hiện chính sách, pháp luật. Đây là nguyên tắc quản lý quy định trước hết là sự lãnh đạo tập trung nhưng không phải là tập trung toàn diện và tuyệt đối, mà chỉ đối với những vấn đề cơ bản, chính yếu nhất, bản chất nhất. Sự tập trung đó bảo đảm cho cơ quan cấp dưới, quần chúng ở địa phương và cơ sở khả năng thực hiện quyết định của Trung ương, căn cứ vào các điều kiện thực tế của mình đồng thời bảo đảm tính sáng tạo, quyền chủ động của địa phương và cơ sở trong việc giải quyết các vấn đề của địa phương và cơ sở
II. Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ
1. Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp
a. Biểu hiện của sự tập trung
Tại Điều 6 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, một hệ thống cơ quan hành chính từ trung ương tới địa phương đã được hình thành. Trong tổ chức và hoạt động, các cơ quan hành chính nhà nước luôn có sự phụ thuộc vào các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
Trước hết, cơ quan quyền lực nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập, sáp nhập hay giải thể các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp. Trong hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước luôn chịu sự chỉ đạo, giám sát của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nươc và chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. sự phụ thuộc này nhằm mục đích bảo đảm cho hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động. Đồng thời đó chính là việc đảm bảo tập trung quyề lực vào hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước. Ví dụ . Chính phủ do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm (đối với Thủ tướng), phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức (đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ) theo đề nghị của Thủ tướng, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên của Chính phủ.
b. Biểu hiện của sự dân chủ
Yếu tố dân chủ được thực hiện rõ nét trong việc cơ quan quyền lực nhà nước trao quyền chủ động sang tạo cho các cơ quan hành chính nhà nước trong việc chỉ đạo thực hiện Hiến pháp, luật và các văn bản khác của cơ quan quyền lực nhà nước. Ví dụ chính phủ ban hành Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngầy 29/10/2004 về thi hành luật đất đai.
2. Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương
a. Biểu hiện của sự tập trung
Nhờ có sự phục tùng này cấp trên và trung ương mới tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương, nếu không có sự phục tùng sẽ xảy ra tình trạng cục bộ địa phương, tùy tiện, vô chính phủ. Sự phục tùng ở đây là sự phục tùng mệnh lệnh hợp pháp trên cơ sở quy định của pháp luật. Thiếu sự phục tùng sẽ dẫn đến việc buông lỏng lãnh đạo, quản lí tập trung của trung ương và cấp trên, làm nảy sinh tình trạng tùy tiện vô chính phủ, cục bộ địa phương. Ví dụ Ủy ban nhân dân các cấp do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra Người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên có quyền phê chuẩn nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp về việc bầu Ủy ban nhân dân; có quyền điều động, miễn nhiệm, cách chức đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch cơ quan hành chính cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của cơ quan hành chính cấp dưới trực tiếp.
b. Biểu hiện của sự dân chủ
Cấp dưới được cấp trên tôn trọng những ý kiến của mình về tổ chức, hoạt động hoặc về cả những vấn đề khác liên quan tới quản lí hành chính nhà nước nên sẽ phát huy được sự chủ đông sáng tạo của cấp dưới, địa phương, nhằm huy động mọi khả năng về trí tuệ, lao động… Và có như vậy mới khắc phục được tình trạng quan liêu, áp đặt ý chí, làm mất đi tính chủ động sáng tạo trong thời điểm hiện nay.
3. Việc phân cấp quản lí
Phân cấp quản lý hành chính nhà nước là một khái niệm tương đối mới mẻ ở Việt Nam, tuy nhiên cùng với xu thế dân chủ hoá hoạt động hành chính nhà nước thì phân cấp quản lý hành chính nhà nước ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
a. Biểu hiện của sự tập trung :Có sự phân định rõ chức trách, nhiệm vụ của các cấp trong bộ máy hành chính nhà nước.
b. Biểu hiện của sự dân chủ: Trong phạm vi thẩm quyền được giao mỗi cấp quản lí được phép tiến hành những hoạt động nhất định nhằm phát huy tính năng động sang tạo của mình.
Phân cấp quản lí là một biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ. Tuy nhiên điều này chỉ thực sự được thực hiện khi phân cấp quản lí đảm bảo được những yêu cầu sau đây:
- Việc phân cấp quản lý phải đảm bảo cho trung ương có quyền quyết định trong những lĩnh vực then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối và hài hoà cảu toàn xã hội, bảo đảm sự quản lý tập trung và thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Theo Điều 112 Hiến pháp năm 1992 ghi nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ: “… Thi hành những biện pháp bảovệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình, bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và của xã hội; bảo vệ môi trường; Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước; Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác thanh tra và kiểm tra Nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; Thống nhất quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; ký kết, tham gia, phê duyệt điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài; Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Mạnh dạn giao quyền cho các địa phương, các đơn vị cơ sở để phát huy tính chủ động tích cực và sáng tạo trong quản lý, tích cực phát huy sức người, sức của, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống, trên cơ sở đó hoàn thành mọi nhiệm vụ được trung ương và cấp trên giao phó. Là sự chuyển giao thẩm quyền ra quyết định và điều hành một số công việc của Trung ương cho địa phương theo nguyên tắc cấp nào được giao thẩm quyền quyết định việc gì thì phải chịu trách nhiệm về vấn đề đó. Do vậy, bên cạnh phân cấp thẩm quyền thì phải phân cấp các điều kiện đảm bảo việc thực hiện thẩm quyền như ngân sách, nhân sự, cơ sở vật chất – kỹ thuật cần thiết v.v
- Việc phân cấp quản lí phải thật cụ thể, hợp lí trên cơ sở những quy định của pháp luật.
Ví dụ: Nguyên tắc phân cấp quản lý Nhà nước về công tác tổ chức, biên chế và cán bộ của tỉnh Hà Tĩnh
- UBND tỉnh thống nhất quản lý Nhà nước về công tác tổ chức, biên chế và cán bộ.
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, kết hợp giữa quản lý Nhà nước theo ngành và lãnh thổ, phát huy tính năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm củangười đứng đầu các cơ quan, đơn vị về công tác tổ chức, biên chế và cán bộ.
- Cấp nào quyết định về tổ chức thì cấp đó quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đó và cấp nào được phân cấp quản lý công tác tổ chức thì cấp đó quản lý công chức, viên chức thuộc tổ chức được phân cấp quản lý, kết hợp chặt chẽ giữa các khâu trong quá trình bố trí, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
4. Hướng về cơ sở
Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cại vật chất, trực tiếp phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của người dân lao động. Do vậy, trách nhiệm của mọi cơ quan nhà nước là phải tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh tế, văn hoá – xã hội hoàn thành tốt công việc của mình. Hướng về cơ sở chính là việc các cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ sở quản lý tập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị, kinh tế, văn hoá – xã hội trực thuộc. Các đơn vị đó là nơi trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu các tài sản hợp pháp, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đồng thời được Nhà nước hướng dẫn, giúp đỡ về vật chất, tinh thần. Các đơn vị văn hoá – xã hội của hệ thống các đơn vị cơ sở luôn được Nhà nước quan tâm, cung cấp những trang thiết bị cần thiết để hoạt động, giúp đỡ về vật chất, tinh thần nhằm tạo ra những điều kiện tốt nhất để các đơn vị này hoạt động có hiệu quả. Nhà nước cũng có các chính sách và biện pháp quản lý một cách thống nhất và chặt chẽ tổ chức và hoạt động của hệ thống các đơn vị cơ sở. Có như vậy mới thúc đẩy mọi hoạt động của các đơn vị kinh tế, văn hoá – xã hội này phát triển một cách mạnh mẽ theo đúng định hướng của Nhà nước. Ðây cũng chính là việc thực hiện "dân là gốc" trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Chính vì các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất, trực tiếp phục vụ đời sống vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân. Vì vậy mà biểu hiện “ hướng về cơ sở” dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ như đã nói ở trên có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy mọi hoạt động của cac đơn vị kinh tế, văn hóa – xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ theo đúng định hướng của Nhà nước
5. Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc phụ thuộc hai chiều hay còn gọi là nguyên tắc song trùng trực thuộc. "Song trùng trực thuộc" là việc chịu sự quản lý đồng thời của hai cơ quan cấp trên trực tiếp; một theo sự quản lý của ngành dọc, và một theo sự quảnlý của lãnh thổ theo chiều ngang. Nguyên tắc (hoặc chế độ) song trùng trực thuộc được xác lập và duy trì ở những lĩnh vực quản lý đòi hỏi kết hợp lợi ích của ngành chuyên môn và lợi ích của địa phương.
Ðối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung một mặt phụ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, mặt khác phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Ví dụ: Ở địa phương, ủy ban nhân dân cấp dưới trước hết phụ thuộc Hội đồng nhân dân cùng cấp ( mối phu thuộc ngang ) và đồng thời còn phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ( mối phụ thuộc dọc ). Uy ban nhân dân do HĐND cùng cấp bầu ra và kết quả bầu này phải được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp trên phê chuẩn; kết quả bầu cử các thành viên của UBND tỉnh phải được Thủ tướng chính phủ phê chuẩn..
Ðối với cơ quan chuyên môn, một mặt phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cùng cấp, mặt khác nó phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên trực tiếp. Ví dụ: Sở tài chính một mặt phụ thuộc và Uỷ ban nhân dân tỉnh, mặt khác cũng phụ thuộc vào Bộ tài chính.
Nguyên tắc song trùng trực thuộc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích chung của nhà nước với lợi ích của địa phương, giữa lợi ích ngành với lợi ích của lãnh thổ
III. Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính Nhà nước.
Đối với bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa thì một nguyên tắc mới đã được vận dụng, đó là nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung của nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước có biểu hiện rất phong phú và đa dạng, nhưng thể hiện một cách khái quát ở việc phân công công việc, mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước (ở trung ương cũng như ở các cấp địa phương), sự phân cấp về thẩm quyền (nhiệm vụ, quyền hạn), mối quan hệ giữa trung ương với địa phương, giữa các cấp địa phương với nhau. Trong từng cơ quan nhà nước, những vấn đề nào do tập thể quyết định; những vấn đề nào do người đứng đầu quyết định; qui định cách thức quyết định những vấn đề đó.
Trong lĩnh vực kinh tế, sự tập trung – dân chủ của các cơ quan quản lí hành chính nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh tế nắm bắt thời cơ kịp thời, tránh tình trạng bỏ lỡ những cơ hội lớn. Ngoài ra, trong điều kiện hiện nay, sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ là yêu cầu khách quan của việc “ thựchiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, một khi hoạt động quản lí hành chính nhà nước không tuân thủ nguyên tắc tập trung - dân chủ sẽ dẫn tới những khó khăn trong lĩnh vực kinh tế, cũng như làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các lĩnh vực khác.
Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước:
- Tập trung là đảm bảo cho cơ quan hành chính cấp trên thâu tóm quyền lực để chỉ đạo điều hành cấp dưới. Tránh hiện tượng cục bộ địa phương, tình trạng quan liêu.
- Dân chủ khiến cho cấp trên mạnh dạn trao quyền cho cấp dưới để cấp dưới phát huy được tính chủ động, sáng tạo. Bác bỏ tình trạng lạm quyền của cấp dưới, tình trạng cơ quan cấp trên “làm thay, lấn sân” vào thẩm quyền cơ quan cấp dưới, đồng thời cũng phủ nhận việc cơ quan cấp dưới ỷ lại, đùn đẩy công việc cho cấp trên, và khyến khích cấp dưới tham gia vào việc giải quyết vấn đề chung thuộc thẩm quyền cấp trên, đề xuất những kiến nghị để giải quyết chúng.
- Mở rộng dân chủ cũng là sự phân cấp cho địa phương, tránh sự ôm đồm của cấp trên. Tạo điều kiện cho cơ quan cấp trên có điều kiện kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan cấp dưới, giúp cho nhà nước kiểm soát được tình hình và những diễn biến trên quy mô cả nước để kịp thời có những điều chỉnh và cách giải quyết đúng đắn. Tất cả phải do cơ quan đầu não từ trung ương quyết định như: phương hướng, ngân sách đầu tư. Đòi hỏi mọi cấp, mọi địa phương, mọi ngành phải tuân thủ nghiêm ngặt các mệnh lệnh, quyết định.
LỜI KẾT
Qua năm biểu hiện trên đây, ta có thể khẳng định rằng nguyên tắc tập trung - dân chủ luôn luôn là một trong nguyên tắc chủ đạo, quan trọng nhất để giúp cho hoạt động quản lí hành chính nhà nước được thực hiện một cách thuận lợi và đem lại kết quả tốt nhất. trong giai đoạn hiện nay nguyên tắc tập trung dân chủ đúng với nguyên lý và bản chất của nó, có một ý nghĩa rất lớn cho việc hoàn thiện về phương diện lý luận luật hành chính, làm cơ sở để vận dụng nguyên tắc vào hoạt động quản lý hành chính có hiệu quả cao.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật ahnhf chính Việt Nam
Hiến Pháp 1992 sửa đổi 2001
Luật tổ chức Chính phủ 2001
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003
Nghị định của Chính phủ số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I. Cơ sở khoa học của nguyên tắc 2
1. Cơ sở pháp lí 2
2. Cơ sở thực tiễn 2
II. Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ 3
1. Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp 3
2. Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương 4
3. Việc phân cấp quản lí 5
4. Hướng về cơ sở 7
5. Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương 8
III. Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính Nhà nước. 9
LỜI KẾT 10