Đề tài Biểu tượng mặt trời trên sản phẩm dệt một số dân tộc thiểu số Việt Nam

Hoa văn có vai trò quan trọng đối với các sản phẩm dệt cảu các dân tộc thiểu số Việt Nam . Nó không chỉ đơn thuần là một hình thức trang trí, tạo vẻ đẹp cho các sản phẩm mà thông qua bố cục, mô-típ và đồ án hoa văn chúng ta thấy được đời sống sản xuất, lao động, sinh hoạt và giao lưu văn hóa, quá trình phát triển lịch sử, của tộc người. Khái quát hơn, thông qua hoa văn ta thấy được đặc trưng của tộc người, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống tộc người. Xuất phát từ vai trò đó đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoa văn của một dân tộc cụ thể hoặc một vùng nào đó. Như công trình nghiên cứu “hoa văn cạp váy Mường” (của GS. Từ Chi), “hoa văn Thái” (của PGS.TS Hoàng Lương), “hoa văn trên vải các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Bắc bộ Việt Nam” (của Diệp Trung Bình) Sau khi đọc nguồn tư liệu về hoa văn các dân tộc chúng tôi nhận thấy rằng đa phần các tác giả chỉ đi sâu vào miêu tả, liệt kê các loại hoa văn trên sản phẩm dệt của một dân tộc hay một vùng dân tộc nào đó. Và chưa có công trình nào nghiên cứu về một loại hoa văn cụ thể có hệ thống theo chiều dọc đối với các dân tộc. Như vậy, đây là một khoảng trống trong nghiên cứu khoa học về dân tộc học. Đây là một hướng gợi mở lớn đầy thú vị để chúng tôi tiếp cận dần với đề tài “Biểu tượng mặt trời trên sản phẩm dệt một số dân tộc thiểu số Việt Nam”.

doc19 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biểu tượng mặt trời trên sản phẩm dệt một số dân tộc thiểu số Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hoa văn có vai trò quan trọng đối với các sản phẩm dệt cảu các dân tộc thiểu số Việt Nam . Nó không chỉ đơn thuần là một hình thức trang trí, tạo vẻ đẹp cho các sản phẩm mà thông qua bố cục, mô-típ và đồ án hoa văn chúng ta thấy được đời sống sản xuất, lao động, sinh hoạt và giao lưu văn hóa, quá trình phát triển lịch sử, của tộc người. Khái quát hơn, thông qua hoa văn ta thấy được đặc trưng của tộc người, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống tộc người. Xuất phát từ vai trò đó đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoa văn của một dân tộc cụ thể hoặc một vùng nào đó. Như công trình nghiên cứu “hoa văn cạp váy Mường” (của GS. Từ Chi), “hoa văn Thái” (của PGS.TS Hoàng Lương), “hoa văn trên vải các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Bắc bộ Việt Nam” (của Diệp Trung Bình)… Sau khi đọc nguồn tư liệu về hoa văn các dân tộc chúng tôi nhận thấy rằng đa phần các tác giả chỉ đi sâu vào miêu tả, liệt kê các loại hoa văn trên sản phẩm dệt của một dân tộc hay một vùng dân tộc nào đó. Và chưa có công trình nào nghiên cứu về một loại hoa văn cụ thể có hệ thống theo chiều dọc đối với các dân tộc. Như vậy, đây là một khoảng trống trong nghiên cứu khoa học về dân tộc học. Đây là một hướng gợi mở lớn đầy thú vị để chúng tôi tiếp cận dần với đề tài “Biểu tượng mặt trời trên sản phẩm dệt một số dân tộc thiểu số Việt Nam”. Qua quá trình tiếp xúc với nguồn tư liệu hiện vật Dân tộc học ở Bảo tàng Nhân học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chúng tôi nhận thấy hoa văn mặt trời xuất hiện với tần số lớn trên một sản phẩm dệt của các dân tộc như: khăn, mũ, túi, quần, áo, váy, thắt lưng… Nó có thể xuất hiện ở vị trí trung tâm của sản phẩm như là mô típ hoa văn chủ đạo, hoặc trên các đường viền nay ở phần trang trí phụ. Nó xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là một dạng cố định. Và trong mỗi một đồ án hoa văn mặt trời lại có những dạng biến thể của nó. Điều đó khiến chúng tôi đặt ra nhiều câu hỏi: tại sao hoa văn mặt trời lại xuất hiện nhiều như vậy? Phải chăng nó là loại hình hoa văn tiêu biểu? Nó có mang ý nghĩa gì không đối với các tộc người? Từ những câu hỏi đó chúng tôi mạnh dạn đưa ra “biểu tượng mặt trời” trong hoa văn các sản phẩm phẩm dệt như một hướng tiếp cận mới để giải quyết phần nào những thắc mắc trên nhưng chỉ dừng lại ở mức độ phỏng đoán. Bởi mỗi tộc người và từng con người trong tộc người đó lại có cách quan niệm riêng về hoa văn trên sản phẩm dệt của họ. Bởi thế có người cho rằng hoa văn đó là biểu tượng mặt trời, có người lại phản đối. Biểu tượng mặt trời chẳng qua chỉ là sự khái quát hóa ý nghĩa của một loại hoa văn trong nhận thức của con người. Một học giả người Đức cũng đã từng đưa ra nhận xét (theo lời PGS.TS Hoàng Lương): “hoa văn là biểu tượng chữ viết đầu tiên”. Thế có nghĩa là trước khi chữ viết ra đời hoa văn chính là tín hiệu truyền đạt thông tin giữa con người với con người, giữa thế hệ trước với thế hệ sau trong một cộng đồng tộc người, nói rộng hơn là tộc người này với tộc người khác. Nó được xem như là cơ sở đầu tiên của chữ tượng hình. Có được nhận xét này bởi ta không chỉ thấy hoa văn trên sản phẩm dệt mà nó xuất hiện ở khắp nơi trên các đồ vật, trong kiến trúc, điêu khắc và hội họa… Như vậy hoa văn mặt trời phải mang một ý nghĩa nào đó. Xin nói thêm, hoa văn mặt trời mà chúng tôi đưa ra thành biểu tượng là dựa trên “Bảng phả hệ mặt trời” của Pechelette và dựa trên quan niệm của một số nhà nghiên cứu Dân tộc học Việt Nam khi so sánh mô-típ hoa văn với mặt trống đồng Đông Sơn. Rõ ràng qua loại hoa văn này phần nào chúng ta biết được lịch sử hình thành và phát triển tộc người, các hoạt động sản xuất, lao động , đặc trưng hoa văn tộc người chúng ta thấy được quá trình di cư, mối giao thoa văn hóa giữa các tộc người và mối liên hệ với văn hóa Đông Sơn. Hơn nữa, nước ta cư dân chủ yếu làm nông nghiệp lúa nước phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Bởi vậy mặt trời có vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất của người dân. Dần dần nó xuất hiện nhiều trong tín ngưỡng và các lễ hội của người Việt. Ở đây có sự trung hợp với sự xuất hiện nhiều lần của hoa văn mặt trời trên các sản phẩm dệt. Đây cũng là điều khiến chúng ta phải xem xét. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn đưa ra một hướng nghiên cứu mới trong Dân tộc học. Thông qua việc nghiên cứu nhằm phân loại các dạng hoa văn mặt trời trên sản phẩm dệt. Từ đó, chúng ta thấy được sự đa dạng, phức tạp trong một loại hình hoa văn để có sự so sánh giống và khác nhau như thế nào. Rõ ràng hoa văn mặt trời vừa có tính phổ biến, phức tạp và dị bản. Ngoài ra dưới góc độ của người nghiên cứu về hoa văn chúng tôi muốn góp một phần ý kiến về ý nghĩa của loại hoa văn này. Do không có điều kiện để khảo sát từng dân tộc trong thực tế nên phần tư liệu mà chúng tôi sử dụng chủ yếu là những hiện vật Dân tộc học ở Bảo tàng Nhân học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đây được xem như nguồn tư liệu chính của báo cáo này. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng nguồn tư liệu tham khảo từ các cuốn sách của một số nhà nghiên cứu như: “Hoa Văn trên vải của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Bắc bộ Việt Nam” - Diệp Trung Bình; “Trang phục các dân tộc thiểu số nhóm ngôn ngữ Việt - Mường và Tây Thái” - Đỗ Thị Hòa. Đây là hai nguồn tư liệu ảnh quan trọng làm nên báo cáo này. Và trong phạm vi báo cáo khoa học chúng tôi cũng không có điều kiện để xem xét hoa văn mặt trời ở tất cả các dân tộc thiểu số Việt Nam mà chỉ dừng lại ở một số dân tộc có hoa văn mặt trời được xem là mô típ chính, tiêu biểu như: dân tộc Mường (trong nhóm ngôn ngữ Việt - Mường), dân tộc Thái, dân tộc Tày, dân tộc Nùng (trong nhóm ngôn ngữ Tày - Thái), dân tộc Hmông, dân tộc Dao (trong nhóm ngôn ngữ Mèo - Dao); ngoài ra còn có dân tộc Lô Lô (trong nhóm ngôn ngữ Hán - Tạng). Khi thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp như: thống kê, miêu tả, phương pháp nghiên cứu liên ngành, so sánh đồng đại, so sánh lịch đại… Để từ đó có thể phân loại các dạng hoa văn mặt trời khác nhau, thấy được mối liên hệ tộc người. Trong quá trình thực hiện báo cáo này, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các thầy cô ở Bảo tàng Nhân học, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của Thầy đã chỉ dẫn và khuyến khích tôi trong phương pháp và quá trình tiếp cận đề tài này. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới sự giúp đỡ quý báu đó. Với dung lượng một bài báo cáo khoa học của sinh viên, tuy đã có nhiều cố gắng, song bài báo cáo cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Hơn nữa đây là một đề tài đòi hỏi sự dày công nghiên cứu hơn. Vì vậy, chúng tôi mong nhận được sự đóng góp và chỉ dẫn của thầy, cô và các bạn để bài báo cáo ngày càng hoàn chỉnh hơn. CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ BẢO TÀNG NHÂN HỌC - TRƯỜNG ĐHKHXH&NV 1.1. Lịch sử hình thành bảo tàng Nguồn tư liệu hiện vật có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu lịch sử. Bởi vì đối với những thời kì, giai đoạn lịch sử chưa có chữ viết thông tin sẽ được lưu giữ qua các hiện vật còn xót lại. Với sinh viên nghiên cứu lịch sử nguồn tư liệu này càng không thể thiếu. Xuất phát từ nhu cầu trên Bảo tàng Nhân học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã được thành lập vào ngày 31 tháng 3 năm 2004. Bảo tàng Nhân học là bảo tàng đầu tiên được hỡnh thành trong các trường Đại học ở Việt Nam nhằm tạo ra cơ sở phục vụ cho việc đào tạo, nghiên cứu của sinh viên, các thầy và cô giáo trong trường. Bảo tàng được đặt tại tầng 3 và tầng 4 nhà D của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 1.2. Hiện vật trong bảo tàng Hiện vật trong Bảo tàng bao gồm hiện vật khảo cổ học và hiện vật Dân tộc học. Cho đến nay Bảo tàng đã có trên 11000 hiện vật Khảo cổ học các loại, bao gồm các loại công cụ đá, trống đồng, đồ trang sức… Các hiện vật này đại diện cho nhiều nền văn hóa khác nhau trong các thời kỳ tiền sử, sơ sử và cổ sử khắp cả ba miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam. Chúng đều có xuất xứ, niên đại cụ thể, rõ ràng Với nguồn hiện vật khảo cổ học phong phú như trên đã tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc trực tiếp, có cái nhìn cụ thể về các nền văn hóa trong quá khứ. Ngoài hiện vật khảo cổ còn có hiện vật Dân tộc học. Với trên 200 hiện vật của 78 loại hình khác nhau, là những hiện vật thuộc văn hóa vật chất hoặc thuộc văn hóa tinh thần ở hầu hết các dân tộc đang sinh sống trên khắp đất nước ta. Hiện vật bao gồm các sản phẩm dệt, các đô đan lát, dụng cụ sản xuất và sinh hoạt văn hóa, đồ trang sức… củam cộng đồng các dân tộc. Phòng trưng bày hiện vật Dân tộc học (xem bản ảnh 2, phần phụ lục) được xem như là bức tranh thu nhỏ về các dân tộc Việt Nam. Từ đó giúp cho sinh viên có điều kiện tìm hiểu về đặc trưng văn hóa tộc người. Trong nguồn hiện vật Dân tộc học nói trên sản phẩm dệt chiếm một vị trí quan trọng. Số lượng hiện có trên Bảo tàng Nhân học là gần 100 sản phẩm dệt các loại như: quần, áo, váy, khăn, mũ, thắt lưng… của rất nhiều dân tộc Việt Nam. Là nghề thủ công truyền thống ra đời từ rất sớm, ngoài việc đáp ứng nhu cầu mặc của con người, các sản phẩm dệt là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời của tộc người. Như vậy hiện vật khảo cổ học là hiện vật Dân tộc học là hai nguồn sử liệu vật thực không chỉ có ý nghĩa đối với khoa học lịch sử mà còn có ý nghĩa với nhiều ngành khoa học khác. Với hai nguồn hiện vật chủ yếu này, Bảo tàng Nhân học được xem như là một giảng đường đặc biệt mà ở đó có sự kết hợp phương thức giữa đào tạo và thực tế, học lý thueyét đi đôi với thực hành. Đặc biệt với sinh viên nghiên cứu khảo cổ học và Dân tộc học thì đây là nguồn tư liệu không thể thiếu được CHƯƠNG II: BIỂU TƯỢNG MẶT TRỜI TRÊN SẢN PHẨM DỆT Ở BẢO TÀNG 2.1. Các khái niệm về “biểu tượng mặt trời” 2.1.1. Khái niệm “biểu tượng” “Biểu tượng” là một khái niệm là nghĩa. Trong từ điển Tiếng Việt biểu tượng thuộc danh từ, “là hình ảnh đặc trưng, còn theo chuyên môn là hình thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt”. Định nghĩa này có nhiều điểm tương đồng với quan niệm trong Triết học Mác-Lênin. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, biểu tượng nằm trong giai đoạn đầu của quá trình nhận thức (đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiễn). Quá trình nhận thức cảm tính là “con người sử dụng giác quan, để tác động trực tiếp vào sự vật để nắm bắt sự vật ấy”. Sau hai hình thức “cảm giác” và “tri giác” con người thu được biểu tượng và lưu nó trong đầu óc mình. Như vậy “biểu tượng là hình thức phản ánh cao nhất, phức tạp nhất của giai đoạn trực quan sinh động”. Khi biểu tượng hình thành cũng là lúc con người đã có đầy đủ nhận thức về bản chất và các dấu hiệu của sự vật. Nó là “hình ảnh có tính đặc trưng và tương đối hoàn chỉnh còn lưu lại trong bộ óc của con người về sự vật khi sự vật đó không còn tác động vào giác quan”. Và khi nhắc đến một biểu tượng bộ óc con người sẽ có trường liên tưởng ngay tới một sự vật nào đó. Triển khai theo hướng mở rộng trong lĩnh vực của mình, các nhà ngôn ngữ đưa ra cách hiểu về biểu tượng băng sơ đồ sau: Biểu tượng được xem như kết quả của quá trình đi từ tư duy đến ý nghĩa. Con người khi tiếp nhận sự vật sẽ phải tư duy về các dấu hiệu bên ngoài và bản chất bên trong của sự vật. Sau khi đã có đầy đủ nhận thức về sự vật con người sẽ khái quá ý nghĩa và nâng tâm lên bằng biểu tượng mang tính trừu tượng. Đây được xem như tính một chiều của biểu tượng trong ngôn ngữ và là chiều thuận tự nhiên. Sẽ thiếu sót nếu ta không bàn đến chiều ngược - chiều nghịch. Tức là từ biểu tượng con người ta tư duy và tìm ý nghĩa về nó. Hướng tiếp cận này được sử dụng khi nghiến cứu về các nền văn hóa tiền và sơ sử. Trong văn hóa thì cho rằng: biểu tượng là bất cứ thứ gì mang một ý nghĩa hoặc nhiều ý nghĩa khác với ý nghĩa thực ban đầu được thành viên của một nhóm văn hóa nhận biết. biểu tượng phụ thuộc rất nhiều và điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử và con người. Biểu tượng là đa nghĩa, đa giá trị và thay đổi theo thời gian. Quan niệm trên sẽ được cụ thể hóa bằng hình ảnh “cánh chim bồ câu” là hình ảnh hòa bình được cả thế giới công nhận. Rõ ràng hình ảnh này đã không còn mang ý nghĩa về một loài động vật mà trở thành biểu tượng về hòa bình với giá trị nhân văn sâu sắc. Victor Jurner lại có một cách tiếp cận khác về biểu tượng từ góc độ nhân học ton giáo. “Biểu tượng” là một thứ nhất trí chung như là điển hình hóa một cách tự nhiên, hoặc biểu trưng hay hồi tưởng một cái gì đó bởi chúng ta sở hữu các tính chất giống nhau hay bởi mối quan hệ trong thực tế và tư duy” (Từ điển Oxford). Từ quan niệm trên Jurner cho rằng: “biểu tượng” (symbol) là đơn vị nhỏ nhất của nghi lễ, là cái giữ lại thuộc tính cụ thể của hành vi nghi lễ; nó là đơn vị cơ bản của một cấu trúc cụ thể trong bối cảnh nghi lễ” (biểu tượng trong nghi lễ của người Ndembu). Chính từ đây ông cũng chia ra hai loại biểu tượng” biểu tượng chính và biểu tượng phương tiện. Có thể thấy rằng Jurner cũng muốn nhấn mạnh cái bản chất bên trong, cái đặc trưng về một sự vật trong biểu tượng. Bản chất của biểu tượng sẽ được tổng quát hơn khi xem cuốn “Từ điển, các biểu tượng” (Dictionnaire des symboles) của Jean Chevalier và Alain Gheer Brand. Ngay từ đầu Jean Chevalier đã khẳng định “Bản chất của biểu tượng là khó xác định và sống động”. Biểu tượng chứa đựng các dấu hiệu của sự vật, mang giá trị biểu trưng về sự vật. Ông đưa ra quan điểm của nhiều nhà nghiến cứu để minh chứng cho điều trên, đáng lưu ý nhất là quan điểm của Freud và Jung. Freud cho rằng: “Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra, niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của mộg hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng. Khi ta nhận ra, chẳng hạn trong một hành vi, ít nhất có hai phần ý nghĩa mà phần này thế chỗ cho phần kia bằng cách vừa che lấp, vừa bộc lộ phần kia, ta có thể gọi mối quan hệ giữa chúng là có tính biểu tượng… Nó là sản phẩm của tự nhiên”. Còn Jung thì cho rằng: “Biểu tượng là một hình ảnh thích hợp để chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất mơ hồ nghi hoặc của tâm linh… biểu tượng không bó chặt gì hết, nó không cắt nghĩa, nó đưa ra bên ngoài chính nó đến một ý nghĩa còn nằm ở tận phía ngoài kia, không thể nắm bắt được dự cảm một cách mơ hồ, và không có từ nào trong ngôn ngữ của chúng ta có thể diễn đạt thỏađáng”. Thế có nghĩa “biểu tượng là phạm trù siêu nghiệm của sự cao siêu, của cái siêu phàm, cái vô tận, biểu tượng được toàn bộ con người, cả trí tuệ con người tiếp nhận” Phải chăng? (Jean) không hẳn vậy bởi nếu nó được mọi người tiếp nhận thì không thể là “cái siêu phàm”, “Siêu nghiệm của sự cao siêu”. Điều này cho thấy tính khái quát trừu tượng của biểu tượng; cho thấy sự luôn luôn “đa chiều” và vận động của biểu tượng. Như vậy “một biểu tượng chỉ tồn tại với một người nào đó, hay đối với một tập thể mà các thành viên đã đồng nhất hóa, về một phương diện nào đó, đã làm thành một trung tâm duy nhất” (Jean). Nhưng một vấn đề đặt ra là tại sao con người lại phải đặt ra “biểu tượng”? Nó có ý nghĩa gì đối với cộng đồng người? Trước hết xin khẳng định biểu tượng là kết quả tất yếu của quá trình nhận thức, tư duy của con người về sự vật khi đã ở trình độ nhất định. Còn ý nghĩa của biểu tượng với mỗi con người, mỗi cộng đồng và lĩnh vực cụ thể sẽ có những quan niệm riêng. Song ở đây tôi muốn bàn đến biểu tượng như một tín hiệu của ngôn ngữ, cơ sở đầu tiên của chữ viết tượng hình. Khi chữ viết chưa ra đời, con người giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ nói, bằng các cử chỉ, kí hiệu. Đầu tiên, biểu tượng có thể là sự khái quát hóa về sự vật của một người. Khi biểu tượng đó phù hợp với tư duy của nhiều người nó sẽ được cả cộng đồng tiếp nhận và nhân bản, sử dụng. Cứ thế trong quá trình giao lưu với cộng đồng khác biểu tượng cũng sẽ được tiếp nhận. Khi đó tính phổ quát của biểu tượng sẽ trờ thành ngôn ngữ truyền thông tin giữa con người với con người. Nhìn vào một biểu tượng người ta có thể hiểu được ý đồ, mong muốn và tình cảm của nhau. Trong quá trình phát triển của loài người, biểu tượng sẽ được tích hợp thêm nhiều giá trị khác và có sự vận động phù hợp với từng thời đại. Đây cũng chính là “tính đa chiều” mà Jean Chevalier muốn đề cập. “Hoa văn mặt trời” là một dạng như vậy. Nó là tích hợp của giá trị lịch sử, giá trị văn hóa và giá trị thẩm mĩ. 2.1.2. Khái niệm “biểu tượng mặt trời” Mặt trời là một trong những biểu tượng văn hóa nên cũng đa nghĩa. Mỗi con người, mỗi quốc gia, trường phái lại có cách hiểu riêng về “biểu tượng mặt trời” . Điều đó phụ thuộc vào ý nghĩa, vai trò của biểu tượng này trong đời sống sinh hoạt và tín ngưỡng của họ. Xin dẫn giải một vài quan điểm trong cuốn từ điển biểu tượng văn hóa” của Jean Chevalier và Alain Gheẻ Brand. Đầu tiên phải khẳng định rằng mặt trời được coi là “một trong những yếu tố cơ bản của vũ trụ”. Với trái đất của chúng ta mặt trời là yếu tố không thể thiếu để tạo ra sự sống cho muôn loài. Nhờ có ánh sáng của mặt trời mà các loài thực vật mới có thể quang hợp tạo ra chất dinh dưỡng nuôi chính mình. Nguồn ánh sáng này cũng là một yếu tố không thể thiếu đối với cơ thể con người và động vật. Buổi đầu khởi nguyên của loài người, khi con người chưa nhận thức được nhiều về thế giới tự nhiên, mặt trời và một số hiện tượng tự nhiên khác đã trở thành lực lượng thần thánh, siêu nhiên chi phối đời sống của họ. Họ coi mặt trời là “một biểu tượng của thần linh”, “là người dẫn linh hồn”. Ngoài ra mặt trời còn được coi là đắng tối cao, biểu tượng của các bậc đế vương. “Mặt trời mọc không chỉ là biểu tượng trên quốc huy của nước Nhật mà còn chính là tên gọi của nước này - Nihon”. “Ông tổ của triều đâị Angkor có tên là Bâlâditya cũng có nghĩa là mặt trời mọc”. Như vậy mặt trời đã trở thành những gì cao quý nhất, nơi uy quyền được thể hiện, chi phối mọi người. Mặt trời không còn mang ý nghĩa thực nữa mà trở thành một phần tâm linh- “Người dẫn linh hồn” cho con người. Gắn với thần linh với các bậc đế vương nghĩa là mặt trời cũng gắn với sự bất tử. Jean Chevalier và Alain Gheer Brand cho rằng: “mặt trời được coi là biểu tượng của sự sống lại và sự bất tử dựa trên chu kì ngày và chu kỳ năm”. Mặt trời cung cấp nguồn sanh sáng. Nó gắn với chính đạo, cái đẹp và sự công bằng. Thế nên có “mặt trời chân lí” hay “mặt trời công lý”. Chẳng phải chúa Giêxu cũng hiện ra như một mặt trời tỏa sáng công lý (Hesychius de Bastó)? “Đại giáo sĩ của người Do Thái xưa kia đã mang trên ngực một cái đĩa bằng vàng - biểu tượng của mặt trời thiêng liêng”. Không những thế, mặt trời còn được xem như là “trí tuệ của vũ trụ”, là trái tim, là trung khu của năng lực nhận thức của con người. Con người đã không ngần ngại gắn cho mặt trời mọi biểu tượng tốt đẹp nhất. Cái tâm của họ hướng về mặt trời với một lòng thành kính sâu sắc. Nhưng điều lí thú hơn nữa là mặt trời luôn sánh đôi với mặt trăng trong một số quan niệm như sự kết hợp không thể thiếu của tính nhị nguyên. Nhị nguyên giữa chủ động và bị động, giữa nước và lửa, giữa đực và cái. Ở đây, tôi chỉ đi vào tính nhị nguyên giữa đực và cái. Có hai xu hướng rõ rệt trong sự phân chia giữa đực và cái trong tính nhị nguyên này. J.Soustelle nói rằng: “Theo một truyền thống cổ, ở Teotihuacan, người ta hiến tế, đàn ông cho mặt trời và đàn bà cho mặt trăng”. Như thế ở Teotihuacan người ta gắn bản nguyên Đực cho mặt trời và bản nguyên, cái cho mặt trăng. Tương tự như vậy trong những thuộc tính bán cầu ngoại hôn của thổ dân Omaha người ta đã cụ thể hóa điều trên trong việc cắm trại bằng cách chia các lều thành hai nửa vòng tròn đối nhau: nửa đầu nơi chủ trì các hoạt động thiêng liêng, gắn với mặt trời, ngày, phương bắc, phần trên, bản thể giống Đực, bên phải; nửa thứ hai dành cho những chức năng xã hội và chính trị gắn với mặt trăng, đêm, phần dưới, bản thể giống cái, bên trái (LEVS). Ta còn gặp lại điều này trong Chiêm tinh học. “Mặt trời ở đây được xem như là biểu tượng của bản nguyên giống đực, nguyên lý quyền lực mà người cha là hiện thân cá nhân đầu tiên”. Ở các dân tộc có huyền thoại về thiên thể, mặt trời cũng là biểu tượng của người cha. Tại sao lại có sự phân chia này? Điều chúng ta có thể nhận thấy rõ ở