Lý thuy ết bộ ba bất kh ả thi là một lý thuy ết kinh tế nền tảng, phổ biến trong
kinh tế học vĩ mô. Trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 tại Châu Á, vấn đề
bộ ba bất kh ả thi của từng quốc gia đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đánh giá,
nhằm tìm ra đâu là điểm mạnh, điểm yếu trong điều hành vĩ mô của từng quốc gia. Từ
nền tảng lý thuyết ban đầu của giáo sư Mudell, nhiều học giả đã tiếp tục phát triển
thành thuy ết tam giác mở rộng, thuy ết tứ diện. Cho đến hiện tại, vấn đề bộ ba bất kh ả
thi, đặc biệt là liên quan đến chính sách tỷ giá, đang là vấn đề nóng cần mỗi quốc gia
giải quy ết trong “cu ộc chiến tỷ giá” đang ngày càng gay gắt hiện nay. Những động
thái m ới trong chính sách tỷ giá Trung quốc, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, đ ã và
đang tác động không nhỏ đển các nền kinh tế xung quanh, buộc chính quy ền của các
quốc gia này, trong đó có Việt Nam, phải có những bước đi hợp lý, vừa phải b ảo vệ
nền kinh tế nội địa, vừa phải hòa nhập vào xu hướng toàn cầu.
Trong bối cảnh hiện nay, những bất ổn vĩ mô của nền kinh tế đã và đang tác
động sâu sắc đến từng ngành nghề, từng người tại Việt Nam. Tác giả đã chọn đề tài
này nhằm đưa ra quan điểm học thuật, đóng góp một góc nhìn tham khảo cho vấn đề
nóng bỏng hiện nay về điều hành chính sách vĩ mô.
135 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3242 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bộ ba bất khả thi - Kết hợp tối ưu cho điều hành chính sách vĩ mô Việt Nam trong bối cảnh kinh tế 2011-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-o0o-
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2011”
TÊN CÔNG TRÌNH:
BỘ BA BẤT KHẢ THI - KẾT HỢP TỐI ƯU
CHO ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH VĨ MÔ VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ 2011-2020
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt
Danh mục đơn vị tiền tệ
Danh mục thuật ngữ kinh tế
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình
Danh mục phụ lục
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VÀ
CÁC TRƯỜNG PHÁI VỀ BỘ BA BẤT KHẢ THI
1. Nghiên cứu bộ ba bất khả thi và các lý thuyết mở rộng .............................. 13
1.1 Các mô hình nền tảng dẫn đến lý thuyết bộ ba bất khả thi ..................... 13
1.1.1 Mô hình IS-LM mở rộng: Mô hình Mundell-Fleming .............................. 1
1.1.2 Lý thuyết Bộ ba bất khả thi cổ điển ......................................................... 5
1.2 Sự phát triển của Lý thuyết Bộ ba bất khả thi hiện đại ............................. 8
1.2.1 Thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian .................................. 8
1.2.2 Dự trữ ngoại hối và mối liên hệ với bộ ba bất khả thi : sự phát triển của đồ
thị kim cương ....................................................................................................... 9
1.3 Vấn đề định lượng trong bộ ba bất khả thi .............................................. 24
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2 :
KINH NGHIỆM CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH
CHÍNH SÁCH VĨ MÔ
2. Kinh nghiệm của các quốc châu Á mới nổi trong việc điều hành chính sách
kinh tế vĩ mô ......................................................................................................... 17
2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc ................................................................... 17
2.1.1 Vấn đề kiểm soát vốn ............................................................................ 17
2.1.2 Chính sách tỷ giá của Trung Quốc ......................................................... 18
2.1.3 Chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Trung Quốc ............................. 19
2.1.4 Tác động từ việc gia tăng dự trữ ngoại hối trong mối liên hệ với Bộ ba bất
khả thi .. ............................................................................................................. 20
2.1.5 Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc ...................................................... 35
2.2 Kinh nghiệm của Ấn Độ ............................................................................ 24
2.2.1 Hệ thống tỷ giá trên thực tế ở Ấn độ ...................................................... 24
2.2.2 Kiểm soát vốn ....................................................................................... 26
2.2.3 Bài học kinh nghiệm từ cách Ấn độ xử lý cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
Đông Á .............................................................................................................. 28
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH VĨ MÔ CỦA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1990 ĐẾN NAY
3.1 Giai đoạn 1990-2007 .................................................................................. 31
3.1.1 Tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990 - 2007 ................ 31
3.1.2 Vấn đề kiểm soát vốn: ........................................................................... 32
3.1.2.1 Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: ....................................... 33
3.1.2.2 Đầu tư gián tiếp nước ngoài: ............................................................. 34
3.1.3 Chính sách tỷ giá: .................................................................................. 36
3.1.4 Chính sách tiền tệ: ................................................................................. 37
3.1.4.1 Vấn đề lạm phát ................................................................................. 38
3.1.4.2 Mức cung tiền M2 và tăng trưởng tín dụng: ....................................... 39
3.2 Giai đoạn 2008-2010 .................................................................................. 41
3.2.1 Tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008 -2010: ................ 41
3.2.2 Chính sách kiểm soát vốn ...................................................................... 42
3.2.3 Chính sách tỷ giá ................................................................................... 44
3.2.4 Chính sách tiền tệ .................................................................................. 45
3.3 Giai đoạn đầu năm 2011 đến nay .............................................................. 48
3.3.1 Tổng quan kinh tế vĩ mô từ đầu năm 2011 đến nay ................................ 48
3.3.2 Nguy cơ lạm phát cao và những bất ổn vĩ mô ........................................ 50
3.3.3 Chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa .................................................. 51
3.3.4 Chính sách tỷ giá ................................................................................... 53
3.4 Dự trữ ngoại hối .................................................................................. 54
3.4.1 Tiêu chí tỷ lệ dự trữ ngoại hối và giá trị nhập khẩu ……………………55
3.4.2 Tiêu chí tỷ lệ dự trữ ngoại hối và nợ ngắn hạn nước ngoài ………..56
3.4.3 Tiêu chí tỷ lệ dự trữ ngoại hối và mức cung tiền ………………………57
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH VĨ MÔ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM – GÓC NHÌN TỪ BỘ
BA BẤT KHẢ THI
4.1 Phân tích tình hình hiện tại và nhận định vị thế tối ưu cho Việt Nam trên
tam giác bất khả thi giai đoạn hiện nay: ............................................................. 60
4.1.1 Vị trí Việt Nam trên tam giác bất khả thi ............................................... 60
4.1.2 Bộ ba chính sách lý tưởng cho Việt Nam trong ngắn và trung hạn ......... 62
4.2 Giải pháp cho Việt nam trong giai đoạn 2011-2020 ................................. 77
4.2.1 Nhóm giải pháp chủ đạo ........................................................................ 77
4.2.1.1 Giải pháp cho kiểm soát vốn .............................................................. 77
4.2.1.2 Giải pháp cho chính sách tỷ giá ......................................................... 67
4.2.1.3 Giải pháp cho chính sách tiền tệ: ....................................................... 69
4.2.2 Nhóm giải pháp bổ trợ ........................................................................... 74
4.2.2.1 Phân quyền, phân nhiệm và công bố thông tin: .................................. 74
4.2.2.2 Vai trò tư vấn của giới học thuật và hội đồng chuyên gia ................... 75
4.2.2.3 Hấp thu nguồn vốn trong một nền kinh tế mở cửa .............................. 76
4.2.2.4 Xem xét tác động của an ninh năng lượng và an ninh lương thực đến tình
hình vĩ mô của Việt Nam ................................................................................. 77
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
WTO Tổ chức thương mại thế giới
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
ASEAN Hiệp hội các quốc giá Đông Nam Á
EIU Đơn vị dự báo, phân tích của tạp chí The Economist
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
WB Ngân hàng thế giới
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTW Ngân hàng trung ương
DANH MỤC ĐƠN VỊ TIỀN TỆ
USD Đô la Mỹ
NDT Nhân dân tệ Trung Quốc
VND Tiền đồng Việt Nam
DANH MỤC THUẬT NGỮ KINH TẾ
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FII Đầu tư gián tiếp nước ngoài
MI Chỉ số độc lập tiền tệ
ERS Chỉ số ổn định tỷ giá
KAOPEN Chỉ số hội nhập tài chính
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
UIP Ngang giá lãi suất không phòng ngừa
IRP Ngang giá lãi suất
PPP Ngang giá sức mua
ICOR Hệ số hiệu quả đầu tư
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tính ổn định của tỷ giá Rupi/USD
Bảng 3.1: Diễn biến tỷ giá năm 2008
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá
Hình 1.2: Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá linh hoạt
Hình 1.3: Lý thuyết bộ ba bất khả thi
Hình 1.4: Lý thuyết bộ ba bất khả thi mở rộng
Hình 1.5: Đồ thị kim cương đối với các nước công nghiệp hoá
Hình 1.6: Đồ thị kim cương đối với các nền kinh tế mới nổi tại Châu Á và Trung Quốc
Hình 2.1: Tác động của các dòng vốn vào đối với chính sách tiền tệ của Trung Quốc
Hình 2.2: Tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ trong giai đoạn 2007-2010
Hình 2.3: Lạm phát ở Trung Quốc qua các năm
Hình 2.4: Lãi suất đồng Nhân dân tệ qua các năm
Hình 3.1: Mô hình kim cương cho Việt Nam năm 1996
Hình 3.2: Mô hình kim cương cho Việt Nam năm 2004
Hình 3.3: Mô hình kim cương cho Việt Nam năm 2008
Hình 3.4: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam, tốc độ tăng cung tiền và tín dụng, 1996-2009
Hình 3.5: Tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế của các nước trung bình giai đoạn
2003-2006
Hình 3.6: Tương quan giữa lạm phát và lãi suất Việt Nam năm 2010
Hình 3.7: Tăng trưởng tín dụng 2010
Hình 3.8: Mô hình kim cương cho Việt Nam năm 2010
Hình 3.9: Chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam giai đoạn 2007-2011
Hình 3.10: Xu hướng dự trữ ngoại hối ở Việt Nam thời gian qua
Hình 3.11: Dự trữ ngoại hối thể hiện theo tháng nhập khẩu
Hình 3.12: Biểu đồ thể hiện dự trữ ngoại hối/Nợ ngắn hạn
Hình 3.13: Cung tiền và tỷ lệ dự trữ ngoại hối trên cung tiền
Hình 4.1: Mô hình kim cương của Chinn-Ito đối với lựa chọn chính sách Việt Nam
cho các năm 1996, 2004, 2008 và 2010
Hình 4.2: Lựa chọn chính sách kiểm soát vốn cho nền kinh tế
Hình 4.3: Thống kê của IMF về các chế độ tỷ giá hối đoái
Hình 4.4: Lựa chọn bộ ba chính sách cho Việt Nam hiện nay và năm 2020
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Đo lường mức độ ổn định tỷ giá, độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính của
Việt Nam từ 1990 đến 2010
Phụ lục 2: Một số chỉ số tài chính Việt Nam trong giai đoạn 1990 đến 2010
Phụ lục 3: Sự khác biệt về trình độ phát triển của các quốc gia trong khu vực ASEAN
Phụ lục 4: Chính sách kiểm soát vốn có thể giải quyết đươc vấn đề bộ ba bất khả thi ở
các nước châu Á không?
Phụ lục 5: Kiểm định kiểm soát vốn ở Việt Nam
Phụ lục 6: Phát triển thuyết tam giác mở rộng – một hướng nghiên cứu bộ ba bất khả
thi
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lý thuyết bộ ba bất khả thi là một lý thuyết kinh tế nền tảng, phổ biến trong
kinh tế học vĩ mô. Trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 tại Châu Á, vấn đề
bộ ba bất khả thi của từng quốc gia đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đánh giá,
nhằm tìm ra đâu là điểm mạnh, điểm yếu trong điều hành vĩ mô của từng quốc gia. Từ
nền tảng lý thuyết ban đầu của giáo sư Mudell, nhiều học giả đã tiếp tục phát triển
thành thuyết tam giác mở rộng, thuyết tứ diện... Cho đến hiện tại, vấn đề bộ ba bất khả
thi, đặc biệt là liên quan đến chính sách tỷ giá, đang là vấn đề nóng cần mỗi quốc gia
giải quyết trong “cuộc chiến tỷ giá” đang ngày càng gay gắt hiện nay. Những động
thái mới trong chính sách tỷ giá Trung quốc, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, đã và
đang tác động không nhỏ đển các nền kinh tế xung quanh, buộc chính quyền của các
quốc gia này, trong đó có Việt Nam, phải có những bước đi hợp lý, vừa phải bảo vệ
nền kinh tế nội địa, vừa phải hòa nhập vào xu hướng toàn cầu.
Trong bối cảnh hiện nay, những bất ổn vĩ mô của nền kinh tế đã và đang tác
động sâu sắc đến từng ngành nghề, từng người tại Việt Nam. Tác giả đã chọn đề tài
này nhằm đưa ra quan điểm học thuật, đóng góp một góc nhìn tham khảo cho vấn đề
nóng bỏng hiện nay về điều hành chính sách vĩ mô.
2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sâu từng chính sách đồng thời đưa ra cái nhìn tổng quát trên cơ sở
đánh giá tổng hòa tác động đối với nền kinh tế của chính sách tỷ giá, chính sách kiểm
soát vốn và chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, các yếu tố vĩ mô khác của nền kinh tế
cũng được xem xét như các nhân tố bổ trợ cho hiệu quả chính sách.
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là vĩ mô nền kinh tế Việt Nam trong mối tương
quan với hệ thống tài chính thế giới.
Đề tài cũng đề cập đến các nhóm giải pháp chủ đạo ở tầm quốc gia, chỉ ra đâu
là kết hợp tối ưu mà Việt Nam nên hướng đến, cũng như nhóm giải pháp bổ trợ để
đảm bảo các giải pháp được thực hiện đồng bộ, toàn diện và bền vững.
3. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, đi sâu nghiên cứu cơ sở khoa học của bộ ba chính sách điều hành
kinh tế vĩ mô: chính sách kiểm soát vốn, chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ và mối
lien hệ, tương quan thực tế. Khảo cứu các trường phái lý thuyết phân tích đánh giá các
hình thức kết hợp, đặc biệt là bổ sung thêm góc nhìn của dự trữ ngoại hối bên cạnh
quan điểm truyền thống.
Thứ hai, tìm hiểu kinh nghiệm của các quốc gia có nhiều điểm tương đồng với
Việt Nam như Trung Quốc, Ấn độ, … Xem xét lựa chọn và những thành công hoặc
thất bại trong thực tiễn để qua đó, tìm hướng đi cho Việt Nam.
Thứ ba, tìm hiểu thực trạng kinh tế vĩ mô Việt Nam dưới quan điểm bộ ba bất
khả thi từ giai đoạn những năm Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế đến nay (tháng
3/2011). Qua đó, đề ra các giải pháp ở cả mức độ tầm nhìn và giải pháp cụ thể trên
phương diện khuyến nghị trực tiếp và các khuyến nghị bổ sung, tầm nhìn đến năm
2020, có xem xét đến dự báo của nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới và am hiểu về nền
kinh tế Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Do nội dung của đề tài liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, cần đánh giá, nhìn nhận
dưới góc độ tổng quát, khách quan nên tác giả đã kết hợp nhiều phương pháp khác
nhau:
Phương pháp hệ thống hóa, mô tả, phân tích các yếu tố liên quan đến từng
chính sách nhìn trong mối quan hệ biện chứng với các nhân tố kinh tế thế giới và cơ sở
hạ tầng và quan điểm điều hảnh của chính phủ trên cơ sở các kinh nghiệm và lý luận
cơ bản về vấn đề bộ ba bất khả thi đã được trình bày và công bố trong các công trình
liên quan đến đề tài và các văn bản chính thức của chính phủ. Sau đó, tác giả tiếp tục
kế thừa và phát triển dựa trên góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu riêng của
chuyên đề.
Phương pháp phân tích, xử lý số liệu, dữ liệu thứ cấp được công bố từ các cơ
quan thống kê, cơ quan quản lý, các tổ chức chuyên môn, các tổ chức quốc tế uy tín để
dẫn chứng cho các luận điểm trong chuyên đề.
Bên cạnh đó, đề tài còn kết hợp phương pháp so sánh trường hợp nghiên cứu
cụ thể là nền kinh tế Việt Nam với các quốc gia lân cận trong khu vực (phân tích theo
chiều ngang) và những thay đổi trong suốt thời gian từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh
tế đến hiện nay (tháng 3/2011) (phân tích theo chiều dọc).
Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan, cập nhật cho các luận điểm, tác giả cũng
kết hợp các phương pháp nghiên cứu phổ biến khác như phương pháp chuyên gia,
phương pháp mô hình toán…
5. Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Nghiên cứu lý thuyết tổng quan và các trường phái về bộ ba bất
khả thi. Giới thiệu tổng quan về cơ sở lý luận của bộ ba bất khả thi, tập hợp nhiều
phân tích, nghiên cứu hàn lâm của nhiều tác giả trên thế giới để phục vụ cho mục đích
nghiên cứu của chuyên đề.
Chương 2: Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về điều hành chính
sách vĩ mô. Giới thiệu kinh nghiệm của Trung Quốc, Malaysia và Ấn độ cùng những
thành công trong điều hành chính sách vĩ mô. Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng điều hành chính sách vĩ mô của Việt Nam giai đoạn
từ 1990 đến nay. Trình bày thực trạng tình hình kinh tế và những giải pháp của chính
phủ trong việc bình ổn nền kinh tế, theo đuổi mục tiêu tăng trưởng bền vững. Ngoài ra,
chương này sẽ cho thấy những thay đổi trong quan điểm hội nhập kinh tế và các biện
pháp ứng biến của nhà hoạch định chính sách trong tình hình mới. Đặc biệt, giai đoạn
hiện nay, chính sách không ổn định khi gặp phải rủi ra lạm phát và hiệu quả đầu tư
công.
Chương 4: Giải pháp điều hành vĩ mô nền kinh tế Việt Nam – Góc nhìn từ
bộ ba bất khả thi. Chương này trình bày góc nhìn của tác giả về định hướng chính
sách. Các nhóm giải pháp chủ đạo và bổ trợ đã được đưa ra nhằm giúp Việt Nam lựa
chọn sự kết hợp tốt nhất từ nay đến năm 2020.
6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về lựa chọn bộ ba chính sách, có
xét đến các yếu tố khác như dự trữ ngoại hối…. Trình bày những đặc thù của nền kinh
tế Việt Nam cũng như khả năng quản lý, tầm nhìn ngắn, trung và dài hạn qua các cuộc
khủng hoảng kinh tế.
Nâng cao trình độ lý luận về mối tương quan, và những hiểu biết sâu sắc về
điều hành kinh tế vĩ mô cho cán bộ quản lý chuyên môn, chỉ rõ hướng đi nên có chính
sách tỷ giá, tiền tệ và lộ trình hội nhập tài chính của Việt Nam.
Phân tích, đánh giá thực trạng kết hợp bộ ba chính sách của Việt Nam, cùng
những thay đổi trong quan điểm điều hành của chính phủ. Với những phân tích đánh
giá trong chuyên đề, các tác giả khác có thể tiếp tục phát triển ý tưởng thành nhiều đề
tài nghiên cứu chuyên sâu dựa trên nền tảng là chuyên đề này của tác giả.
7. Hướng phát triển của đề tài
Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chưa định lượng một cách sâu sắc về các vấn đề
nghiên cứu, mà chủ yếu là dựa trên cơ sở định tính để nhằm đưa ra những khuyến nghị
chính sách giai đoạn 2011-2020. Do đó, hướng phát triển của đề tài là đi sâu vào định
lượng nhằm thuyết phục hóa đề tài.
CHƯƠNG 1
NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT TỔNG QUAN
VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI VỀ BỘ BA BẤT KHẢ THI
1. Nghiên cứu bộ ba bất khả thi và các lý thuyết mở rộng
1.1 Các mô hình nền tảng dẫn đến lý thuyết bộ ba bất khả thi
1.1.1 Mô hình IS-LM mở rộng : Mô hình Mundell-Fleming
Đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng mô hình IS-LM bằng cách đưa yếu tố
nước ngoài vào mô hình. Trong đó, nỗ lực thành công nhất được xem là của “Mô
hình Mundell-Fleming”. Đây là kết quả nghiên cứu của Robert Mundell (1962,
1963) và J.M.Fleming (1962) trong thời gian làm việc tại quỹ tiền tệ quốc tế IMF.
Mô hình Mundell-Fleming là sự mở rộng của nền tảng lý thuyết IS-LM khi có tính đến
tác động của yếu tố nước ngoài, được đại diện bằng cán cân thanh toán (Balance
Payment - BP). Đây được xem là điểm khởi đầu cho lý thuyết Bộ ba bất khả thi. Mô
hình Mundell-Fleming chỉ ra sự tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá
dưới các chế độ tỷ giá khác nhau. Chúng ta sẽ cùng lần lượt phân tích các tác động này
dưới chế độ tỷ giá cố định và thả nổi.
Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá cố định
Nếu như kết quả nghiên cứu mô hình IS-LM cho ta một kết luận: chính sách
tiền tệ và chính sách tài khoá thay đổi có thể dẫn đến sự thay đổi của thu nhập quốc
gia; thì mô hình Mundell-Fleming chỉ ra rằng: hai chính sách trên có thể làm thay đổi
trạng thái của cán cân thanh toán, khiến cho cán cân thanh toán trở nên thâm hụt hay
thặng dư.
Hình 1.1: Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá
r
Y
LM
IS
BP
E
G
F
H
BP > 0
BP < 0
LM’
Bắt đầu tại điểm cân bằng E ở hình 1.1, nơi mà cán cân thanh toán đang trong
trạng thái cân bằng, nếu chúng ta thực hiện một chính sách tiền tệ mở rộng (LM
dịch chuyển sang phải thành LM’) thì sẽ có một điểm cân bằng mới nằm dưới đường
BP (điểm F), và tại đó cán cân thanh toán thâm hụt. Chúng ta cũng lý luận tương tự
cho trường hợp LM dịch chuyển sang trái, cũng như khi IS dịch chuyển (tức chính phủ
mở rộng hoặc thắt chặt chính sách tài khoá). Những lý luận của mô hình hoàn toàn có
thể được áp dụng vào thực tế với những trường hợp cụ thể. Ví dụ, chính phủ triển khai
chính sách mở rộng tiền tệ trong bối cảnh muốn giữ cố định tỷ giá hối đoái, việc làm
này có thể khiến cho lạm phát gia tăng với giả định thị trường hàng hoá đã cân bằng.
Lạm phát trong nước khiến cho giá hàng hoá nhập khẩu rẻ hơn một cách tương đối so
với hàng nội địa và giá hàng hoá xuất khẩu đắt một cách tương đối so với hàng nước
ngoài. Việc này không có lợi cho cán cân thương