Đề tài Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong truyện cười không kết chuỗi

Truyện cười dân gian Việt Nam ra đời và phát triển cùng với quá trình lao động sản xuất và đời sống nhân dân. Khi tư duy con người tương đối phát triển, họ ý thức được tầm quan trọng của truyện cười. Nó không chỉ đem lại tiếng cười mua vui cho thiên hạ để cho họ giải tỏa những mệt nhọc, vất vả sau một ngày lao động tích cực, mà truyện cười còn có tác dụng phê phán, châm biếm, mỉa mai các thói hư tật xấu của con người. Có khi nó được xem như là một thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh chống lại những bất công của tầng lớp trên. Mà tiếng cười ấy, nó phản ánh sự thông minh, tư duy sâu sắc của người Việt nói chung và những con người có trí tuệ, khả năng giao tiếp nhanh nhạy nói riêng. Ở đó đã có sự kết tinh của một quá trình chọn lọc, khái quát và nó xứng đáng được xem là một tác phẩm hoàn chỉnh, một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn. Do đó truyện cười là một phần không thể thiếu trong nền văn học dân gian Việt Nam nói chung, cũng như đối với cuộc sống của nhân dân lao động nói riêng, vì thế mà truyện cười luôn được đông đảo nhân dân ta yêu mến và lưu truyền rộng rãi. Có thể thấy rằng từ nông thôn đến thành thị, từ Bắc đến Nam, ở đâu thì những câu chuyện cười dí dỏm vẫn luôn luôn mang đến cho người đọc nhiều điều thú vị, cũng như phút giây thư giãn bổ ích. Cười là một hiện tượng sinh lí rất tự nhiên trong cuộc sống hằng ngày, nó làm xua tan đi tất cả những mệt nhọc, sau một ngày làm việc, giúp cho tinh thần con người được sảng khoái hơn. Vì vậy mà trong ca dao đã có câu nói rằng: Con người có miệng có môi Khi buồn thì khóc khi vui thì cười Không chỉ vậy thông qua truyện cười dân gian, còn cho chúng ta thấy được bức tranh dung toàn cảnh về một thời kì xã hội phong kiến Việt Nam đã đi qua. Đó là một bức tranh gồm nhiều sắc thái, cung bậc thăng trầm khác nhau, để rồi từ đó giúp người đọc thấy được giá trị của bộ truyện cười đã mang lại.

doc55 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2567 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong truyện cười không kết chuỗi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa chọn đề tài Truyện cười dân gian Việt Nam ra đời và phát triển cùng với quá trình lao động sản xuất và đời sống nhân dân. Khi tư duy con người tương đối phát triển, họ ý thức được tầm quan trọng của truyện cười. Nó không chỉ đem lại tiếng cười mua vui cho thiên hạ để cho họ giải tỏa những mệt nhọc, vất vả sau một ngày lao động tích cực, mà truyện cười còn có tác dụng phê phán, châm biếm, mỉa mai các thói hư tật xấu của con người. Có khi nó được xem như là một thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh chống lại những bất công của tầng lớp trên. Mà tiếng cười ấy, nó phản ánh sự thông minh, tư duy sâu sắc của người Việt nói chung và những con người có trí tuệ, khả năng giao tiếp nhanh nhạy nói riêng. Ở đó đã có sự kết tinh của một quá trình chọn lọc, khái quát và nó xứng đáng được xem là một tác phẩm hoàn chỉnh, một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn. Do đó truyện cười là một phần không thể thiếu trong nền văn học dân gian Việt Nam nói chung, cũng như đối với cuộc sống của nhân dân lao động nói riêng, vì thế mà truyện cười luôn được đông đảo nhân dân ta yêu mến và lưu truyền rộng rãi. Có thể thấy rằng từ nông thôn đến thành thị, từ Bắc đến Nam, ở đâu thì những câu chuyện cười dí dỏm vẫn luôn luôn mang đến cho người đọc nhiều điều thú vị, cũng như phút giây thư giãn bổ ích. Cười là một hiện tượng sinh lí rất tự nhiên trong cuộc sống hằng ngày, nó làm xua tan đi tất cả những mệt nhọc, sau một ngày làm việc, giúp cho tinh thần con người được sảng khoái hơn. Vì vậy mà trong ca dao đã có câu nói rằng: Con người có miệng có môi Khi buồn thì khóc khi vui thì cười Không chỉ vậy thông qua truyện cười dân gian, còn cho chúng ta thấy được bức tranh dung toàn cảnh về một thời kì xã hội phong kiến Việt Nam đã đi qua. Đó là một bức tranh gồm nhiều sắc thái, cung bậc thăng trầm khác nhau, để rồi từ đó giúp người đọc thấy được giá trị của bộ truyện cười đã mang lại. Đề tài “Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong truyện cười không kết chuỗi” còn khá mới mẻ, hấp dẫn. Cho nên tôi chọn đề tài này với mong muốn đi sâu vào tìm hiểu một cách chân thực về một thời kì xã hội phong kiến, được thể hiện như thế nào trong truyện cười không kết chuỗi, cũng như nó sẽ giúp tôi hiểu thêm hơn về truyện cười dân gian Việt Nam. Đồng thời với việc làm rõ đề tài này sẽ góp phần bổ sung thêm một cách tiếp cận mới về nghiên cứu truyện cười dân gian nói riêng, cũng như giúp cho người đọc và sinh viên có cách hiểu, cách cảm đúng đắn và đầy đủ hơn trong việc nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến văn học dân gian nói chung. Hy vọng với việc nghiên cứu đề tài này, sẽ góp phần khơi gợi sự chú ý của độc giả, nhằm tăng số lượng cũng như chất lượng cho người đọc về thể loại truyện cười. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đề tài nghiên cứu truyện cười đã có một số các công trình của các nhà nghiên cứu như sau: Trước hết phải kể đến công trình do: Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn (2006), Văn học dân gian Việt Nam (tái bản), Nxb Giáo dục. Công trình đã đạt được những giá trị khoa học rất quan trọng. Công trình đã lý giải sâu sắc và toàn diện đặc trưng của văn học dân gian, khái quát tình hình sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian từ khởi đầu thời phong kiến đến năm 1945, nghiên cứu văn học dân gian người Việt theo tiến trình lịch sử, sơ lược lịch sử văn học dân gian từ trước thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX , phác thảo các thể loại tự sự dân gian, đã cho thấy bức tranh toàn diện về truyện cười, để giúp cho bạn đọc nắm rõ hơn về thể loại dân gian này. Như chúng ta đã biết việc phân loại các truyện cười là rất phức tạp, bởi vì có truyện dài, nhiều sự việc, nhiều nhân vật, có truyện ngắn gọn, ít nhân vật, có truyện có khả năng gây cười mạnh mẽ có truyện chỉ vừa đủ gây cười một cách nhẹ nhàng, thậm chí có truyện khiến ta vừa nghe xong liền phải suy nghĩ, có truyện nhằm đạt yêu cầu giải trí là chính…Đối với mọi loại hình có khả năng bao gồm những truyện như trên, tất nhiên vấn đề phân loại phải được đặt ra, do đó mà công trình nghiên cứu của Văn Tân trong “Tiếng cười Việt Nam” và Nguyễn Hồng Phong trong công trình “Truyện tiếu lâm” đã giúp cho bạn đọc hiểu được sự khác nhau ở các thể loại trong truyện cười, như theo Văn Tân: giữa truyện tiếu lâm và truyện khôi hài có sự khác nhau về mục đích, về nội dung, về cách cấu tạo, về ý nghĩa và kết quả. Ngoài ra còn phải kể đến công trình nghiên cứu về Văn học dân gian của Nguyễn Văn Bổng, trong đó có công trình “Thủ Thiệm, tiếng cười dân gian độc đáo Xứ Quảng” do ông sưu tầm và biên soạn. Báo Quảng Nam cuối tuần (22 và 23/12/2007) đã nhận định, cuốn “Thủ Thiệm, tiếng cười dân gian độc đáo Xứ Quảng” là một công trình đầy đủ,đa chiều về một nhân vật văn hoá dân gian độc đáo- chủ thể sang tạo của nhiều truyện cười và đồng thời cũng là người đóng vai trò chính trong những truyện cười lí thú đó”. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu như: Đỗ Bình Trị -Văn học dân gian, tập 1-Nxb Giáo dục, 1991 được xem là cuốn giáo trình cơ sở được viết dưới dạng tinh giản và diễn đạt phù hợp với tư duy sinh viên. Công trình này đã góp phần giúp chúng ta tiếp cận và hiểu rõ hơn sự hình thành và phát triển của văn học dân gian Việt Nam trong lịch sử, cũng như các phương pháp, quá trình nghiên cứu văn học dân gian ở nước ta. Không chỉ vậy trong Lịch sử Văn học Việt Nam, tập 1:Văn học dân gian. Giáo trình ĐH sư phạm, 1961 (Bùi Văn Nguyên và nhiều tác giả biên soạn ) cũng đã cho chúng ta nắm rõ hơn một số vấn đề chung về lịch sử văn học Việt Nam từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVIII, giúp độc giả thấy được sự phát triển của văn học dân gian qua từng giai đoạn khác nhau của lịch sử, cũng như sự phong phú, đa dạng của các thể loại, sự ra đời kèm theo những đặc điểm của từng thể loại trong nền văn học dân gian Việt Nam. Trên thực tế, có thể có nhiều công trình, bài viết khác nữa, nhưng do điều kiện khách quan và chủ quan, chúng tôi chưa có điều kiện tham khảo hết. Vì vậy mà những công trình nghiên cứu trên tuy còn sơ lược, nhưng đã ít nhiều liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đó là những gợi ý, phát hiện có tính chất gợi mở, giúp cho tôi kế thừa, chọn lọc, và phát triển để hoàn thành đề tài của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đó là “Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam”, thông qua đó ta có thể thấy được diễn biến của một thời kì xã hội diễn ra như thế nào, nó là bức tranh toàn cảnh sống động nhất và chung nhất của một giai đoạn lịch sử Việt Nam trải qua từng thời kì khác nhau, trong bức tranh dung ấy hiện lên sinh động tất cả các giai cấp trong xã hội lúc bấy giờ, trước hết đó không chỉ là những con người của tầng lớp trên như vua, quan lại, cường hào….mà nó còn có cả những con người thấp cổ bé họng, thông qua tiếng cười người ta đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Đó có thể là tiếng cười đối với giai cấp thống trị thối nát, với bộ máy quan liêu, chuyên quyền, lũng đoạn đang trên con đường suy tàn của nó, mà còn là tiếng cười đối với tầng lớp nhân dân cùng với những thói hư tật xấu, kéo theo đó là xuống cấp nghiêm trọng của những giá trị truyền thống lâu đời. Có thể nói rằng thông qua bức tranh toàn cảnh đó đã giúp cho chúng ta có một cái nhìn tổng quát hơn đối với một thời kì xã hội phong kiến đã đi qua. 3.2. Phạm vi Truyện cười không kết chuỗi trong các tuyển tập như: Tuyển tập truyện cười dân gian Việt Nam Truyện cười chọn lọc Truyện cười dân gian Việt Nam Khi thống kê khoảng 80 truyện cười bất kì trong Tuyển tập truyện cười dân gian Việt Nam, ta có thể nhận thấy sự khác biệt giữa tần số xuất hiện của các hình tượng trong tuyển tập thông qua kết quả khảo sát được sau đây: Hình tượng: - Diêm Vương xuất hiện 7 lần chiếm 8,75% - Thầy đồ xuất hiện 22 lần chiếm 27,5% - Thầy lang xuất hiện 12 lần chiếm 15% - Quan lại xuất hiện 10 lần chiếm 12,5% Dựa vào kết quả khảo sát được ở trên đây, ta thấy rằng tần số các hình tượng các nhân vật xuất hiện rất phong phú và đa dạng trong truyện cười. Vì thế mà phạm vi khai thác cũng như tìm hiểu về nó rất rộng, do đó mà chúng tôi ở đây chủ yếu tập trung vào nghiên cứu bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong truyện cười không kết chuỗi. 4. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng các phương pháp như: Phương pháp thống kê: Thống kê các truyện cười dân gian Việt Nam, theo hệ thống các công trình nghiên cứu đi trước. Trên cơ sở đó để có một cái nhìn khách quan, tổng thể hơn về vấn đề. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Cùng với việc thống kê cần phải có một óc phân tích, tổng hợp một cách logic, hợp lý. Vừa tổng hợp vừa đưa ra những dẫn chứng để phân tích, mổ xẻ vấn đề. Phương pháp logic học: Bất kì một vấn đề gì cũng cần phải sử dụng phương pháp này, dù ít dù nhiều. Bởi phương pháp logic giúp ta có một cách phân tích đúng đắn cả về trình tự sắp xếp, cách nghiên cứu khoa học và tiết kiệm được thời gian. Phương pháp đối chiếu - so sánh: Sử dụng phương pháp này để đối chiếu, so sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện cười trong văn học dân gian. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài chúng tôi kêt cấu gồm có ba chương sau: Chương 1 Khái quát chung về truyện cười dân gian Việt Nam Chương 2 Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong truyện cười nhìn từ phương diện nội dung Chương 3 Giá trị của truyện cười trong việc phản ánh hiện thực xã hội NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM Khái niệm truyện cười Truyện cười hình thành từ trong lòng xã hội phong kiến Việt Nam, nhưng nở rộ thực sự là vào giai đoạn suy vong của nó. Ở nước ta đó là khoảng thế kỉ XVII-XVIII, truyện cười là một hình thức đặc biệt phản ánh hiện thực bằng sự phê phán thông qua tiếng cười. Tiếng cười đơn giản nhất là tiếng cười nảy sinh từ sự phát hiện những mâu thuẫn xã hội, xã hội nào về mặt chính là phản động thì về mặt mỹ học là cái hài kịch. Khác với truyện ngụ ngôn là phản ánh sự vươn lên không ngừng của tư duy trong việc nhận thức xã hội loài người, thì truyện cười là sản phẩm của trí tuệ, luôn luôn phát hiện ra những mâu thuẫn thường xuyên xảy ra trong xã hội đó. Truện cười nói một cách ngắn gọn hơn có thể được định nghĩa như sau: Truyện cười là những truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, trong hành vi của người đời, nhằm gây ra tiếng cười. Có thể là tiếng cười mỉm, nhưng thường là cười giòn giã. Có thể là cười một cách vui vẻ, nhẹ nhàng nhưng thường là cười mà phẫn nộ, mà khinh ghét. 1.1.1 Vị trí của truyện cười trong nền văn học dân gian Văn học trào phúng nói chung đã xuất hiện và phát triển thành một dòng trong nền văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Và trong nền văn học phong phú và không bao giờ cạn ấy, có một điều hiển nhiên là truyện cười dân gian rất được quần chúng ưa chuộng, nó đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong kho tàng văn học dân gian. Nếu như truyện cổ tích mô tả một cách sinh động cuộc sống và ước mơ của người bình dân, giúp họ suy nghĩ thêm về vận mệnh của mình, thì truyện cười gây ấn tượng mãi mãi không phai mờ về những màn kịch nhỏ trong tấn trò đời qua các thời đại. Trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Nhân dân ta trong trường kì chiến đấu giành cơm áo tự do, không phải chỉ có trầm tư mặc tưởng, không phải chỉ biết hì hục làm việc, mà còn biết vui chơi một cách lành mạnh, nụ cười trên môi không bao giờ tắt, điều đó đã chứng minh rằng truyện cười có một vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người dân, nó góp phần làm cho cuộc sống trở nên vui vẻ, nhân dân cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn sau một ngày lao động vất vả. Đồng thời truyện cười còn là nơi người ta gửi gắm những điều không thể nói, nó chính là thứ vũ khí sắc bén của nhân dân dùng để đấu tranh cho cuộc sống ngày hợp lí, tốt đẹp hơn. Giai cấp phong kiến từ lâu đã trở thành một trở ngại trên con đường tiến hoá của dân tộc, cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến đã có cội rễ từ rất lâu, đặc biệt trong truyện cười ta lại càng thấy rõ hơn về điều đó. Hệ thống truyện cười đã góp phần vạch rõ những cảnh ngược đời trong xã hội phong kiến, sự giả tạo của những kẻ bốc lột, từ vua quan cho đến cường hào, cùng với bè lũ tay sai của chúng. Truyện cười đã giữ vị trí quan trọng, trong việc góp phần thúc đẩy sự tan rã nhanh chóng uy thế chính trị của giai cấp phong kiến lỗi thời. Không những vậy, chúng ta còn biết rằng cái lỗi thời, xấu xa không phải chỉ tìm thấy trong giai cấp bóc lột, mà còn có thể tìm thấy trong hang ngũ nhân dân lao động, trong cuộc sống đang tiến lên mà những tập tục cũ vẫn cứ níu giữ người ta lại, hơn nữa trong xã hội cũ, khi mà ý thức hệ chính thống của thời đại là ý thức hệ của giai cấp thống trị thì nhân dân một mặt đấu tranh chống giai cấp bốc lột, một mặt lại vẫn cứ chịu ảnh hưởng xấu của nó. Cho nên truyện cười lại lần nữa có thể tìm thấy đối tượng trong những hành vi nào đó của một số người trong nhân dân lao động, tiếng cười này có ý nghĩa đấu tranh mạnh mẽ, không phải là đấu tranh chống giai cấp bốc lột mà đó còn là đấu tranh trong nội bộ nhân dân. Do đó mà ta có thể khẳng định rằng, truyện cười có một vị trí quan trọng trong nền văn học dân gian Việt Nam. 1.1.2. Phân loại truyện cười Nghiên cứu truyện cười dân gian, ai nấy đều có thể dễ dàng nhận thấy những điểm sau đây: có truyện dài, nhiều sự việc, nhiều nhân vật, có truyện ngắn ít nhân vật, có truyện có khả năng gây cười mạnh mẽ, có truyện chỉ vừa đủ gây cười một cách nhẹ nhàng, thậm chí có truyện khiến ta vừa cười xong liền phải suy nghĩ, có truyện nhằm đạt yêu cầu giải trí là chính, có truyện lại kết hợp tác dụng giải trí với ý nghĩa phê phán, có truyện ít vận dụng nghệ thuật cường điệu, có truyện trái lại triệt để vận dụng nghệ thuật đó. Có truyện lấy đề tài trong sinh hoạt bình thường của người nông dân, có truyện lấy đề tài trong sinh hoạt của các tầng lớp khác như: nhà sư, thầy đồ, thầy bói, quan lại, trưởng giả….có truyện ít yếu tố tục, có truyện lại khiến tiếng cười nổ ra mạnh mẽ nhờ vận dụng yếu tố tục đúng chỗ, có truyện có kết luận hẳn hoi, có truyện lại buông lửng để người ta suy nghĩ về dụng ý bao hàm ở trong. Vì vậy mà có rất nhiều cách phân loại truyện cười khác nhau, như trong bản tham luận đọc tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ ba, nhà văn Nguyễn Tuân đã nói: “Tổ tiên ta thật là những người nghệ sĩ tạo hình cho tiếng cười Việt Nam, tạo cho tiếng cười ta bao nhiêu là bóng dáng và có cả một cái gì như là một biên chế đầy đủ thang bậc về tiếng cười”[9;137]. Vậy chúng ta thử tìm hiểu bóng dáng và thang bậc ấy qua các loại truyện cười Việt Nam. Trong giáo trình của Đại học Sư phạm ( bản in lần thứ 3, nhà xuất bản Giáo dục 1970, trang 153-206). Truyện cười được chia làm ba loại: truyện trào phúng, truyện khôi hài, truyện tiếu lâm. Trong giáo trình văn học dân gian tập hai ( dung trong các trường học Sư phạm), PGS Hoàng Tiến Tựu chia truyện cười thành hai loại: loại kết chuỗi và loại không kết chuỗi ( mỗi loại có các tiểu loại khác nhau) Trong giáo trình Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây ( in lần đầu 1972, lần gần nhất 1977), Giáo sư Đinh Gia Khánh chia truyện cười làm hai loại: truyện khôi hài và truyện trào phúng ( gồm trào phúng bạn và trào phúng thù). Theo chúng tôi nghĩ cách phân loại truyện cười dễ được chấp nhận nhất có lẽ là cách phân loại trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, đã phân loại truyện cười như sau: Truyện cười chia thành hai loại chính: Truyện cười kết chuỗi: Là những mẫu giai thoại hài hước xoay quanh một nhân vật có thực được coi là có thực (Trạng). Nhưng đó là truyện. Còn con người, phải có một con người có thật, phải từ một con người có thật và ta đã tim được con người đó. Đọc sách, đọc những bài phú và gia phả, tôi đủ tin, rất tin…. (Phạm Văn Đồng) Truyện cười không kết chuỗi : Là truyện cười có kết cấu hoàn chỉnh tồn tại độc lập mang tính chất phiếm chỉ (chỉ chung, không có tính xác định cụ thể về thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật). Các nhân vật ở loại truyện này thường chỉ được giới thiệu về thành phần, địa vị xã hội, giới tính chứ không có tên riêng (như anh lính hầu, anh đầy tớ, quan huyện, thầy đồ, lí trưởng, nhà sư….) có khi nhân vật chỉ được gọi tên bằng một tính cách (anh mê ngủ, anh sợ vợ, chị hay ăn quà, anh chàng lười…). Truyện cười không kết chuỗi (hay truyện cười phiếm chỉ) ở nước ta rất phong phú, đa dạng gồm nhiều tiểu loại khác nhau như: Truyện khôi hài(hay hài hước) tiếng cười có tác dụng mua vui là chủ yếu, không hoặc ít có tính chất phê phán đả kích. Truyện trào phúng (hay châm biếm) chứa đựng tiếng cười có nội dung phê phán, đả kích mạnh mẽ. Truyện tiếu lâm: Là những truiyện cười dân gian mang yếu tố tục, có tác dụng gây cười mạnh mẽ. 1.2 Hiện thực lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam Tình hình xã hội phong kiến Việt Nam có thể tóm lược như sau: Thế kỉ XV là thời kỳ toàn thịnh của xã hội Việt Nam, với sự lên ngôi của ý thức hệ phong kiến. Từ thế kỉ XVI chế độ phong kiến Việt Nam bước vào thời kì suy tàn, giai cấp phong kiến không còn tác dụng tích cực đối với lịch sử, với mâu thuẫn nội tại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong chế độ phong kiến đã bộc lộ bước đầu khá sâu sắc. Thời đại “hoàng kim” của chế độ phong kiến ở nước ta cáo chung, tầng lớp thống trị lúc này đã đi vào con đường sa hoa, dâm dật, bọn địa chủ thì quan liêu, tham ô, nhũng lạm, đục khoét nhân dân. Cuộc sống “quân cấp ruộng đất” tạm ổn định hơn thời trước, nay đã biến thành một thủ đoạn ăn cướp trắng trợn ruộng đất của nông dân, đó là chưa kể có biết bao lực dịch, thuế má nặng nề, hình phạt hà khắc, xã hội không còn những “vua sáng tôi hiền” của thời đai Hồng đức, mà chỉ còn những hôn quân bạo chúa, tranh nhau lên ngai vàng vì lợi ích dòng họ, hưởng lạc cá nhân, đời sống của nhân dân vô cùng lầm than. Cuối thế kỉ XVII các chúa Trịnh như Trịnh Tạc, Trịnh Cán sau khi tạm hưu chiến với chúa Nguyễn, cũng muốn củng cố lại kỉ cương, phục hồi lại lễ giáo. Nhưng chế độ phong kiến vẫn lao mạnh xuống vực thẳm tiêu vong. Rất nhiều cuộc nông dân khởi nghĩa ở khắp nơi trong nước, như sóng trào dâng lên hết đợt này đến đợt khác, xói mòn dần nền tảng của ngôi lầu phong kiến. Ngôi lầu cũ kỉ tuy được tô lại vàng son lòe loẹt nhưng đã mục rỗng ở bên trong. Và phong trào Tây Sơn đã làm sụp đỗ chế độ phong kiến, của họ Nguyễn cũng như của họ Trịnh. Sau này, Nguyễn Anh dựa vào bọn địa chủ miền Nam và bọn tư bản xâm lược Pháp đã xây dựng lên một triều đại phản động hơn bao giườ hết. Nhà Nguyễn đã rang sức cũng cố kỉ cương phong kiến, phục hồi lại lễ giáo phong kiến một cách ngu xuẩn. Giai cấp phong kiến từ lâu đã là một trở ngại trên con đường đi lên của dân tộc. Cuộc đấu tranh chống giai cấp phong kiến đã có từ lâu đời và trong giai đoạn ngắc ngoải của nó, nó đã có một sức bám dai dẳng. Nó đã tỏ ra mình có vai trò quan trọng trong cuộc sống lúc bấy giờ. Cho nên đối tượng của tiếng cười trước hết là giai cấp phong kiến. Truyện cười dân gian đã phát triển đặc biệt trong thời kì suy vong của giai cấp phong kiến. Chính vì khi ấy giai cấp này tiêu biểu cho cái lỗi thời, cái phản động. Trước hết đáng chú ý là những hệ thống truyện cười được lưu hành rộng rãi như truyện Trạng Lợn, Truyện Trạng Quỳnh, Truyện Ba Giai, Tú Xuất….những hệ thống truyện này đã phục vụ đắc lực cho mục đích của nhân dân là đánh vào chế độ phong kiến. Và sau đó là phải kể đến hệ thống Truyện cười dân gian Việt Nam, đã vạch rõ những cảnh ngược đời trong xã hội phong kiến, sự giả tạo được che dấu cẩn thận của những kẻ bóc lột, từ vua quan cho đến những kẻ tay sai phục vụ cho chúng. Và đến thế kỉ XVIII thì sự khủng hoảng đã đến mức trầm trọng. Lúc này mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, mâu thuẫn chủ yếu và quyết liệt nhất là mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với giai cấp phong kiến thống trị. Lúc này chúng tỏ ra không còn năng lực quản lí và lãnh đạo nhà nước, mà rơi vào cảnh ăn chơi trụy lạc, những thiết chế của xã hội phong kiến đã làm trở ngại cho sức sản xuất của xã hội, nông nghiệp thì đình đốn, kinh tế hàng hóa manh nha từ sớm không có điều kiện phát triển, công thương nghiệp dẫm chân tại chỗ, đời sống nhân dân đói kém. Ngoài ra còn có hàng loạt mâu th
Tài liệu liên quan