Việt Nam là nước đang phát triển, tuy nhiên vẫn còn là nước nghèo, sự phát triển giữa các vùng, các dân tộc còn có nhiều chênh lệch và không đồng đều, các khu vực kém phát triển chủ yếu là các vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Mục tiêu ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo luôn là ưu tiên hàng đầu trong đường lối chiến lược, chính sách của Đảng và nhà nước ta nhằm dần đưa đất nước đi lên, hướng tới sự phát triển bền vững. Huyện Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn. Trong những năm qua, nơi đây đã có những bước chuyển mình mới trong phát triển kinh tế, đời sống đồng bào ngày càng được nâng cao và đi vào ổn định. Với độ cao trung bình 1500 mét trên dãy Hoàng Liên Sơn, nơi đây là một phần của Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn. Có khí hậu ôn đới mát mẻ quanh năm, tính đa dạng sinh học rất cao nên huyện Sa Pa có lợi thế đặc biệt trong việc phát triển du lịch. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi thế đó phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, huyện Sa Pa cần phải làm nhiều việc nữa.
Là sinh viên chuyên ngành Kinh tế Quản lý Môi trường và Đô thị - Đại học Kinh tế Quốc dân, khi thực tập tại Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Lào Cai, tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững ở huyện Sa Pa. Với đề tài tốt nghiệp “Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc bảo vệ đa dạng sinh học cây dược liệu ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai ”, tôi cố gắng thiết lập cho mình một cái nhìn tổng quan về một lĩnh vực rộng lớn và khó khăn này. Đây cũng là lĩnh vực mà chính quyền địa phương đang rất quan tâm.
Vì thời gian hạn hẹp, trình độ phân tích và kiến thức còn nhiều hạn chế, đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Với tinh thần cầu thị, rất mong nhận được góp ý, chỉ dạy của các thầy cô và các bạn để tôi có thể tiến bộ hơn.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là các cây dược liệu tự nhiên đang được khai thác, được trồng với mục đích thương mại, mục đích bảo tồn ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.
Để có được cái nhìn tổng quan về công tác dược liệu ở huyện Sa Pa, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, đề tài có bố cục như sau:
Chương I: Bảo tồn nguồn gen dược liệu là biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển kinh tế.
Chương II: Tình hình khai thác tài nguyên dược liệu ở huyện Sa Pa trong thời gian qua.
Chương III: Bước đầu đánh giá hiệu quả khai thác, chế biến, sử dụng tài nguyên dược liệu ở huyện Sa Pa.
Chương IV: Kết luận và một số kiến nghị.
Đề tài này được tôi hoàn thành với sự chỉ dạy tận tình của Thầy giáo giảng viên của khoa và bà trưởng phòng Quản lý Môi trường - Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Lào Cai. Tôi xin trân trọng cảm ơn những sự chỉ dạy và giúp đỡ tận tình đó.
69 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc bảo vệ đa dạng sinh học cây dược liệu ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là nước đang phát triển, tuy nhiên vẫn còn là nước nghèo, sự phát triển giữa các vùng, các dân tộc còn có nhiều chênh lệch và không đồng đều, các khu vực kém phát triển chủ yếu là các vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Mục tiêu ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo luôn là ưu tiên hàng đầu trong đường lối chiến lược, chính sách của Đảng và nhà nước ta nhằm dần đưa đất nước đi lên, hướng tới sự phát triển bền vững. Huyện Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn. Trong những năm qua, nơi đây đã có những bước chuyển mình mới trong phát triển kinh tế, đời sống đồng bào ngày càng được nâng cao và đi vào ổn định. Với độ cao trung bình 1500 mét trên dãy Hoàng Liên Sơn, nơi đây là một phần của Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn. Có khí hậu ôn đới mát mẻ quanh năm, tính đa dạng sinh học rất cao nên huyện Sa Pa có lợi thế đặc biệt trong việc phát triển du lịch. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi thế đó phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, huyện Sa Pa cần phải làm nhiều việc nữa.
Là sinh viên chuyên ngành Kinh tế Quản lý Môi trường và Đô thị - Đại học Kinh tế Quốc dân, khi thực tập tại Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Lào Cai, tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững ở huyện Sa Pa. Với đề tài tốt nghiệp “Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc bảo vệ đa dạng sinh học cây dược liệu ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai ”, tôi cố gắng thiết lập cho mình một cái nhìn tổng quan về một lĩnh vực rộng lớn và khó khăn này. Đây cũng là lĩnh vực mà chính quyền địa phương đang rất quan tâm.
Vì thời gian hạn hẹp, trình độ phân tích và kiến thức còn nhiều hạn chế, đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Với tinh thần cầu thị, rất mong nhận được góp ý, chỉ dạy của các thầy cô và các bạn để tôi có thể tiến bộ hơn.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là các cây dược liệu tự nhiên đang được khai thác, được trồng với mục đích thương mại, mục đích bảo tồn ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.
Để có được cái nhìn tổng quan về công tác dược liệu ở huyện Sa Pa, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, đề tài có bố cục như sau:
Chương I: Bảo tồn nguồn gen dược liệu là biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển kinh tế.
Chương II: Tình hình khai thác tài nguyên dược liệu ở huyện Sa Pa trong thời gian qua.
Chương III: Bước đầu đánh giá hiệu quả khai thác, chế biến, sử dụng tài nguyên dược liệu ở huyện Sa Pa.
Chương IV: Kết luận và một số kiến nghị.
Đề tài này được tôi hoàn thành với sự chỉ dạy tận tình của Thầy giáo giảng viên của khoa và bà trưởng phòng Quản lý Môi trường - Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Lào Cai. Tôi xin trân trọng cảm ơn những sự chỉ dạy và giúp đỡ tận tình đó.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác. Nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật của nhà trường.
CHƯƠNG I
BẢO TỒN NGUỒN GEN DƯỢC LIỆU LÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆTÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC
Đa dạng sinh học là cơ sở của sự sống, sự thịnh vượng và bền vững của loài người cũng như của trái đất nói chung. Tuy nhiên, con người đã và đang khai thác nguồn tài nguyên này một cách quá mức và không khoa học dẫn tới sự suy thoái các hệ sinh thái, làm nghèo kiệt nguồn đa dạng sinh học, thậm chí huỷ diệt nguồn tài nguyên quý giá đó để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mình. Ở Việt Nam, suy thoái đa dạng sinh học đã đến mức báo động ở nhiều nơi và trên diện rộng. Bảo tồn đa dạng sinh học nhằm phục vụ cho cuộc sống là trách nhiệm của mọi người và đã trở thành vấn đề nóng bỏng trong xã hội, tác động trực tiếp đến từng cá nhân cũng như toàn thể cộng đồng. Những vấn đề về đa dạng sinh học vừa mang tính nhà nước, vừa mang tính xã hội. Việc giải quyết vấn đề này hiện nay cũng như trong tương lai phụ thuộc vào trình độ nhận thức của các nhà hoạch định chính sách, cũng như phụ thuộc vào trình độ dân trí, thái độ và hành vi của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Vì vậy, mỗi người cần phải hiểu rõ về các vấn đề liên quan đến đa dạng sinh học.
1. Khái niệm về đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học được hiểu là sự phong phú về sự sống trên trái đất với hàng triệu loài thực vật, động vât, vi sinh vật cùng nguồn gen của chúng và các hệ sinh thái mà chúng là thành viên. Từ đó, đa dạng sinh học được định nghĩa là sự đa dạng của các sinh vật từ tất cả các nguồn, trong đó bao gồm các hệ sinh thái trên cạn, dưới biển, các thuỷ vực khác và các phức hệ sinh thái mà chúng cấu thành, đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng của loài giữa các loài và các hệ sinh thái.
Các nhà sinh học thường xem xét đa dạng sinh học ở 3 góc độ: Đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái.
Đa dạng di truyền được hiểu là sự phong phú về số lượng và sự đa dạng về các gen, bộ gen trong mỗi quần thể và giữa các cá thể.
Đa dạng loài là sự giàu có về số lượng và sự phong phú của các loài trong hệ sinh thái.
Đa dạng hệ sinh thái là sự phong phú về trạng thái và loại hình của các hệ sinh thái khác nhau.
Từ 3 góc độ này, ta có thể tiếp cận đa dạng sinh học ở 3 mức độ khác nhau: Mức độ phân tử (gen), mức độ cơ thể và mức độ hệ sinh thái. Như vậy, đa dạng sinh học bao gồm sự phong phú của tất cả thế giới sinh vật ở tất cả các dạng, các bậc phân loại, các mức độ và sự tổ hợp của chúng. Đó không chỉ là tổng số của các hệ sinh thái, các loài, các vật chất di truyền mà còn bao gồm tất cả các mối quan hệ phức tạp bên trong và giữa chúng với nhau, với thế giới vô sinh và với xã hội loài người. Vì vậy, cũng có thể nói rằng đa dạng sinh học là kết quả của sự tương tác giữa hai hệ thống tự nhiên và xã hội.
2. Tầm quan trọng của đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học có một giá trị không thể thay thế được, trước tiên là đối với sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh học trong đó có con người, tiếp đến là về mặt kinh tế xã hội, văn hóa và giáo dục. Nhưng quan trọng hơn cả là đa dạng sinh học có một giá trị đặc biệt về khoa học và ứng dụng trong thực tiễn thuộc các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, y tế và các lĩnh vực khác. Về giá trị của đa dạng sinh học có thể khái quát như sau:
2.1. Giá trị kinh tế
Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo cho loài người tồn tại và phát triển. Từ khi xuất hiện trên trái đất, loài người hầu như chỉ dựa hoàn toàn vào tài nguyên thiên nhiên (Thực vật và động vật hoang dã làm thức ăn, hang động và sông suối để sinh sống). Trong quá trình hình thành nên nền nông nghiệp, việc trồng cây lương thực và chăn nuôi động vật xuất phát từ thực vật và động vật trong tự nhiên rồi thuần hoá dần dần nhằm thích nghi với môi trường và điều kiện sống. Đối với sức khoẻ con người, đa dạng sinh học là nguồn dược liệu quý giá và còn nhiều tiềm ẩn.
Các loài thực vật, động vật, vi sinh vật cung cấp một số lượng lớn các sản phẩm phục vụ cho con người. Sự cung cấp này rõ ràng có ý nghĩa rất lớn và nếu sự đa dạng sinh học càng phong phú thì lợi ích thu được từ đa dạng sinh học càng nhiều và sẽ có nhiều khả năng được chia sẻ một cách công bằng cho cộng đồng.
Ngày nay, các động thực vật hoang dã vẫn là một nguồn tài nguyên quan trọng, một nguồn gen quý giá làm cơ sở tạo ra những giống vật nuôi và cây trồng có năng suất cao, có các tính năng tốt phục vụ cho nông nghiệp và đời sống. Có thể nói đa dạng sinh học đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc lai tạo các giống mới có năng suất cao, có sức chống chịu được với các điều kiện ngày càng khắc nghiệt của môi trường, là cơ sở đảm bảo cho một nền nông nghiệp, kinh tế bền vững.
2.2. Giá trị sinh thái và môi trường
Các hệ sinh thái có giá trị quan trọng trong quá trình điều hoà khí hậu, làm trong sạch môi trường không khí, nước, đảm bảo chu trình chất dinh dưỡng trong thiên nhiên, bảo vệ đất, cân bằng nguồn nước và ngăn chặn dịch bệnh. Sự đa dạng loài càng cao trong các quần xã sinh vật càng làm cho quần xã đó có tính ổn định cao, ít bị xáo trộn. Mỗi khi sự đa dạng này bị thay đổi thì các khả năng của hệ sinh thái cũng thay đổi theo, ví dụ khả năng điều hoà quá trình trao đổi vật chất trong hệ sinh thái, khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm...
2.3. Giá trị về đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng và giải trí của con người
Các loài sinh vật cũng như các hệ sinh thái khác nhau cho con người những hình ảnh độc đáo, những cảnh quan đẹp đẽ có giá trị về thẩm mỹ, văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng. Khám phá thiên nhiên hoang dã luôn là nguồn yêu thích của hàng triệu người trên khắp thế giới. Ngày nay, du lịch sinh thái luôn là một trong những tiềm năng kinh tế và giải trí đang được khai thác mạnh mẽ.
3. Nguyên nhân làm suy thoái đa dạng sinh học
Trong lịch sử cận đại và hiện đại, suy thoái đa dạng sinh học đã xẩy ra với một tốc độ khủng khiếp, trước đây ở các nước công nghiệp phát triển và hiện nay ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Sự suy thoái đa dạng sinh học được thể hiện chủ yếu ở các mặt:
- Hệ sinh thái bị biến đổi dẫn đến mất nơi ở của loài.
- Mất loài.
- Mất đa dạng di truyền.
- Sự di nhập, xâm lấn của các loài sinh vật lạ.
Sự mất mát của các loài, sự sói mòn nguồn gen, sự di nhập xâm lấn của các loài sinh vật lạ, sự suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên nhất là rừng nhiệt đới diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có mà nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người, trong đó sự thiếu nhận thức là một nguyên nhân quan trọng.
Nguyên nhân của sự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam, cũng như trên thế giới, được chia thành 2 nhóm:
Do thiên nhiên như các biến cố địa chất, bão lụt, sự thay đổi khí hậu, hoang mạc hoá, hạn hán.
Do hoạt động của con người đã trực tiếp tác động đến môi trường tự nhiên (Các nguyên nhân trực tiếp, các nguyên nhân sâu xa về kinh tế – xã hội, và cả do chiến tranh). Do điều kiện không cho phép nên tôi không nêu cụ thể.
4. Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học
4.1. Biện pháp bảo tồn nguyên vị (In-situ)
Đây là hình thức bảo tồn loài, bảo tồn các sinh cảnh ngay tại chỗ và là biện pháp bảo tồn mang lai hiệu quả cao nhất bằng cách thành lập các khu bảo tồn. Đến thời điểm tháng 5/2002, Việt Nam có tổng số 16 vườn quốc gia, 15 khu bảo tồn biển và 64 khu bảo tồn đất ngập nước đã được lập luận chứng để trình Chính phủ, điều này cho thấy Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề bảo tồn nguyên vị.
4.2. Biện pháp bảo tồn chuyển vị (Ex-situ)
Biện pháp này sử dụng cách di chuyển để bảo tồn loài hoặc các vật chất di truyền của chúng đến nơi không phải là nơi cư trú tự nhiên vốn có của chúng mà là một môi trường mới. Biện pháp này có một số hình thức: Trạm đa dạng sinh học, các vườn thực vật, vườn động vật, trạm cứu hộ động vật, ngân hàng giống...
5. Đa dạng sinh học và vấn đề phát triển bền vững
Định nghĩa phổ biến nhất về phát triển bền vững là định nghĩa của Uỷ ban thế giới về phát triển bền vững (WCED): Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu trong hiện tại mà không xâm phạm đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai. Cơ sở của định nghĩa này là sự công bằng trong các thế hệ, hiện tại và tương lai. Con người được sinh ra đều có quyền như nhau. Điều kiện để phát triển bền vững là có sự chuyển giao di sản tư bản. Điều này ngụ ý rằng thế hệ hiện tại phải đảm bảo để lại cho thế hệ mai sau một trữ lượng tư bản không ít hơn những gì mà thế hệ này đang có. Sự bền vững có hai dạng: sự bền vững thấp dựa trên giả thiết cứng nhắc là có khả năng thay thế hoàn toàn các dạng tư bản; sự bền vững cao thì không tin tưởng hoàn toàn vào khả năng đó vì có nhiều dạng tư bản, ví dụ như tư bản tự nhiên là cái không dễ gì thay thế được.
Loài người từ xưa đến nay vẫn luôn bị phụ thuộc vào thiên nhiên dù ít hay nhiều. Tài nguyên sinh vật cho chúng ta lương thực thực phẩm, quần áo, nhà ở, thuốc men và các món ăn tinh thần. Nguồn tài nguyên ấy được tìm thấy trong các hệ sinh thái tự nhiên của rừng, các vùng Savan, đồng cỏ và đất rừng, sông, hồ, biển. Nguồn tài nguyên này cũng tìm thấy ở trên các cánh đồng, trong các vườn nhà, trong các ngân hàng gen, trong các vườn thực vật và bách thú.
Loài người đã có trong tay một khối lượng tư bản khổng lồ để để lại cho thế hệ mai sau như các công trình xây dựng, các trí tuệ và tri thức nhân loại, nhưng loài người cũng đã và đang là nguyên nhân của sự tuyệt chủng và suy giảm của rất nhiều loài động vật, thực vật, các hệ sinh thái giàu có.
Để đảm bảo một sự phát triển bền vững, loài người cần có một sự đảm bảo về sự an toàn cho giới sinh học - bảo vệ đa dạng sinh học.
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ ĐA DẠNG NGUỒN GEN CÂY DƯỢC LIỆU
Cây dược liệu giữ một vị trí quan trọng trong việc xây dựng nền y học Việt Nam. Từ lâu việc nghiên cứu, sử dụng và phát triển cây dược liệu đã được khẳng định trong đường lối xây dựng nền y học dân tộc. Chỉ thị 210/TTg ngày 06/12/1966 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định vị trí và giá trị của dược liệu: “Dược liệu ở nước ta rất nhiều, gồm các loài cây thuốc và một số động vật có ở nước ta. Chẳng những là cơ sở của nền y học dân tộc mà còn có vị trí trong nền y học hiện đại, Chẳng những là nguồn tự cung tự cấp về thuốc Nam, thuốc Bắc và thuốc tây mà còn là loại hàng hoá xuất khẩu có giá trị phải coi trọng dược liệu như cây công nghiệp cao cấp”.
Thực tế trong mấy thập kỷ qua, cùng với việc ứng dụng những thành tựu y học hiện đại, cây thuốc đã góp phần không nhỏ trong lĩnh vực phòng bệnh chữa bệnh, bồi bổ sức khoẻ cho nhân dân. Nhiều loài cây thuốc đã được đưa vào trồng từ quy mô gia đình đến hợp tác xã, nông trường để sử dụng trong y học cổ truyền, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược và xuất khẩu.
Trong những kết quả mới công bố gần đây ở Việt Nam, chúng ta đã biết khoảng 3200 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao được sử dụng làm thuốc. Trong số này có khoảng 300 loài thường xuyên được khai thác, sử dụng trong y học dân tộc, hoặc làm nguyên liệu làm thuốc trong các xí nghiệp dược phẩm. Rõ ràng rằng: từ nguồn cây dược liệu ở Việt Nam, đã đáp ứng được một phần nhu cầu thuốc chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là trong những năm có chiến tranh và thiếu thuốc. Ngoài ra, hàng năm còn có rất nhiều loài dược liệu và tinh dầu quý có giá trị kinh tế cao đã được xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Tuy nhiên, do việc khai thác liên tục, thiếu sự chú ý bảo vệ tái sinh cùng một số nguyên nhân khác đã làm cho hầu như toàn bộ nguồn cây dược liệu ngoài tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài cây thuốc thuộc diện quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Riêng về cây thuốc trồng, ngoại trừ một vài loài cây đặc sản như: Quế, Hồi, Thảo Quả là còn được chú ý tới vì nó là loại luôn có giá trị kinh tế cao. Nhìn chung, công tác trồng cây dược liệu ở nước ta trong thời gian gần đây bị suy giảm rõ rệt. Hầu hết các loại cây dược liệu bắc đầu vị, từ chỗ đã di thực thành công và đáp ứng thoả mãn nhu cầu trong nước hoặc đã từng được tái xuất khẩu nay lại bị mai một dần dẫn đến phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu này và phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ nước ngoài.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh chung của nền kinh tế thị trường, nguồn cây dược liệu ở nước ta vẫn không ngừng được khai thác. Nhiều loài cây thuốc Nam không thể thay thế vẫn được trồng ở nhiều nơi. Trên thực tế, nhu cầu sử dụng dược liệu để chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ trong nhân dân vẫn có xu thế gia tăng.
Hiện nay, trên thế giới các bệnh ung thư, AIDS ... hoặc các triệu chứng về cảm xúc vẫn còn tồn tại và các bệnh gây nguy hiểm cho cộng đồng vẫn là nguy cơ tiềm ẩn, do đó việc duy trì các cây dược liệu là rất cần thiết và cần tiếp tục được ưu tiên, đầu tư nghiên cứu. Việc tìm kiếm các loại thuốc mới không những từ trong phòng thí nghiệm mà chính là từ cây cỏ trong tự nhiên đang được nhiều quốc gia, nhiều tập đoàn dược phẩm quan tâm.
Việt Nam ta, trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ cộng đồng của ngành y tế đã đề ra mục tiêu phấn đấu từng bước để tự túc được khoảng 40% thuốc chữa bệnh vào khoảng những năm đầu của thế kỷ 21. Để thực hiện mục tiêu này, bên cạnh sự quan tâm phát triển công nghiệp dược và kháng sinh, một vấn đề vô cùng quan trọng là phải dựa vào thế mạnh về sự đa dạng cây dược liệu trong nước. Hơn nữa, dược liệu là nguồn thuốc gần như duy trì trong y học cổ truyền, là nguyên liệu trong công nghiệp dược và xuất khẩu nhằm bù đắp một phần cho nhập khẩu.
III. TÀI NGUYÊN CÂY DƯỢC LIỆU VÀ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TRI THỨC CỔ TRUYỀN
Cây dược liệu = Cây cỏ (đơn thuần như là một nguồn gen: một yếu tố mang tính vật thể) + Cách dùng chúng để chữa bệnh (là tri thức: một yếu tố phi vật thể).
Đây là công thức cơ bản phân biệt cây gọi là cây dược liệu với các loại cây khác. Một loại cây chỉ được coi là cây dược liệu nếu nó hội tụ cả hai yếu tố trên. Vậy để bảo vệ cây thuốc trước nguy cơ tuyệt chủng thì chúng ta vừa phải bảo tồn mặt vật thể, vừa phải gìn giữ yếu tố phi vật thể.
Tri thức cổ truyền được hiểu là những thành tựu, những kết quả, kinh nghiệm có được của cộng đồng, đã, đang đóng góp và có ích cho cuộc sống của cộng đồng dân bản địa. Đó là những giống cây con, những phương pháp thụ tinh, phương pháp nuôi trồng, cách chế biến, bảo quản, những kinh nghiệm hay những bài thuốc quý.
Việc sở hữu sự đa dạng về tài nguyên sinh học cùng với những tri thức cổ truyền mà những người bản địa nắm giữ là một tiềm năng lớn mà Việt Nam ta có. Đặc biệt, trong khi nền kinh tế quốc dân còn phụ thuộc nhiều vào vốn thiên nhiên, việc sử dụng tài nguyên sinh học đóng một vai trò rất quan trọng trong Nông - Lâm - Ngư nghiệp để bảo đảm đời sống của đa số nhân dân hiện đang lao động, sản xuất trong các ngành này và cho an ninh lương thực của cả nước. Các cây trồng, vật nuôi, giống lai mới đã giúp cho việc tăng sản lượng lương thực, tổng sản lượng đã đạt trên 35 triệu tấn, đáp ứng yêu cầu trong nước và còn có thể xuất khẩu để thu ngoại tệ. Ngoài ra, những bài thuốc cổ truyền còn giúp phòng và điều trị nhiều bệnh tật và có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là đối với các đồng bào dân tộc vùng cao.
Thực tế cho thấy, việc sử dụng các giống cây trồng truyền thống và việc thích nghi các giống nội thường dựa vào các thành tựu nghiên cứu khoa học và tri thức bản địa. Trong khi dân tộc kinh là nhóm dân tộc lớn nhất, chiếm 85% tổng dân số và phân bố trong cả nước, là lực lượng chủ yếu trong việc phát triển và duy trì sự đa dạng phong phú về nông nghiệp (trồng lúa nước), thì còn khoảng 53 dân tộc khác, chủ yếu sống ở miền núi cũng được coi là những người đầu tiên sáng tạo và chăm sóc cho sự đa dạng nông nghiệp. Cũng tương tự như vậy, đối với các loại cây dược liệu và các loại sản phẩm thiên nhiên khác được phát triển từ tri thức của dân bản địa và các cộng đồng địa phương. Hiện nay, ở nước ta có hàng ngàn loài cây được sử dụng làm lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, tơ sợi và nguyên liệu.
Đa số các loài cây nông nghiệp đã được thuần hoá và trồng trọt từ nhiều năm trước đây và rất quen thuộc đối với nhân dân. Tuy nhiên, một số cây chưa được thuần hoá để trồng trọt mà chỉ mọc tự nhiên, hoang dại.
Việc bảo tồn, sử dụng, phát triển và thương mại hoá các giống cây là dựa vào hoạt động nghiên cứu và thống kê, cũng như thực tiễn sản xuất của nông dân, trong khi mà kiến thức truyền thống thì được sử dụng một cách thông thường và một phần nào đó được thương mại hoá.
Các Viện nghiên cứu và Trường Đại học chuyên ngành thường có vai trò chủ đạo trong việc hợp tác với các địa phương để thu thập các giống cây trồng nhằm làm thích nghi các giống mới.
Những thí dụ đó cho thấy rõ rằng, chúng ta cần phải tạo lập mối quan hệ đối tác giữa các cơ quan KHKT và nông dân. Việc nghiên cứu và phát triển các giống mới hoặc giống lai, việc nhập nội và làm thích nghi các giống từ bên ngoài, thường được tiến hành bởi các cơ quan này, cùng với sự cộng tác chặt trẽ của các cộng đồng địa phương, họ sẽ là những người khảo nghiệm, đánh giá và sử dụng. Quan hệ đối tác đó cũng cần thiết cho việc cải tiến và phát triển kiến thức cổ truyền trên cơ sở phân tích khoa học.
Mặt khác, các cơ quan KHKT/Trường Đại học cũng thường được hưởng thụ những kinh nghiệm và sự