Đề tài Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển

Để đưa đất nước phát triển sánh kịp cùng với các nước trong khu vực và trên thế giới, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu của nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế là vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành thách thức và mối quan tâm của toàn nhân loại.

docx56 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Để đưa đất nước phát triển sánh kịp cùng với các nước trong khu vực và trên thế giới, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu của nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế là vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành thách thức và mối quan tâm của toàn nhân loại. Vì vậy, phải vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững là một yêu cầu và đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường luôn là ba nội dung không thể tách rời trong mọi hoạt động nhằm bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững là sự cân đối cả ba phương diện: Kinh tế, xã hội, môi trường. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế Việt Nam từng bước đổi mới, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có những bước biến đổi tích cực, tăng trưởng kinh tế của nước ta liên tục tăng vào khoảng 7%. Với tốc độ tăng trưởng này đã dần thay đổi toàn cảnh kinh tế, xã hội đất nước. Các khu công nghiệp ngày càng một nhiều và mở rộng. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hứa hẹn một sự phát triển đầy triển vọng. Tuy nhiên, đồng thời với sự phảt triển đó, tình trạng xuống cấp về môi trường, mất đa dạng sinh học đang ngày một rõ nét, trạng thái cân bằng của môi trường dần bị phá vỡ. Ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao mà không ai hết chính con người gánh chịu nhưỡng hậu quả đó. Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng, đó là yếu tố thiết yếu cho cuộc sống của nhân loại, nếu môi trường không được bảo vệ mà cứ dần bị phá huỷ, bị ô nhiễm thì con người không có khả năng hay cơ hội nào để tồn tại và phát triển. Mặc dù thấy được vai trò, tầm quan trọng của nó nhưng trong hoạt động sản xuất của chung ta bằng cách này hay cách khác gây ra những tác động xấu cho môi trường, đe doạ cuộc sống không chỉ những người lao động trực tiếp sản xuất mà còn đối với những khu dân cư lân cận và chính nước thải, khí thải đó sẽ lan truyền tới đâu, mức độ ảnh hưởng rộng tới đâu là cả vấn đề lớn mà chúng ta cần phải quan tâm. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, vấn đề bảo vệ môi trường và yêu cầu có những giải pháp thiết thực để ngăn ngừa, xử lý các chất thải một cách hữu hiệu đang trở nên vô cùng bức bách. Nhận thức được vấn đề này cùng với quá trình nghiên cứu thực tế của Công ty Phân lân Văn Điển, em thấy đây là một doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh phân lân là chủ yếu thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam, vì vậy nước thải chứa một lượng hoá chất là tương đối lớn nhưng Công ty có một hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn có thể thu hồi đến hơn 90% nước thải để tái sử dụng, hơn nữa công nghệ xử lý này lại do chính những kỹ sư của Công ty tự chế tạo ra nên đã tiết kiệm chi phí hàng tỷ đồng cho nhà nước. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý bụi và xử lý chất thải rắn cũng được công ty quan tâm, công nghệ xử lý khí thải hiệu suất thu hồi bụi từ 80% đến 85% nhằm giảm tối đa bụi trước khi thải ra môi trường. Vì vậy, sau một thời gian tìm hiểu và phân tích thực tế em quyết định lựa chọn đề tài: “Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển”. Đối tượng nghiên cứu Chuyên đề tập trung vào nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất, lợi ích của công nghệ xử lý nước thải đem lại cho công ty, cho môi trường và cho dân cư quanh vùng. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tính toán lợi ích thu được từ công nghệ xử lý nước thải đối với công ty, với môi trường, đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế xã hội, môi trường của phương án xử lý nước thải. Phạm vi nghiên cứu Do hạn chếvề trình độ và thời gian tiếp cận nên em chỉ tập trung phân tích chi phí- lợi ích của phương án xử lý nước thải, phân tích chi phí để xử lý nước thải và phân tích các lợi ích về sức khoẻ của những người lao động trực tiếp sản xuất và khu dân cư lân cận. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 phần: Chương I- Cơ sở khoa học của phương pháp phân tích chi phí- lợi ích (CBA ) đối với giảm thiểu ô nhiễm Chương II- Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và phát thải gây ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển Chương III- Phân tích hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm ở Công ty phân lân Văn Điển. LỜI CẢM ƠN Qua quá trình thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển”, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Quản lý môi trường, đặc biệt cảm ơn Th.S Đinh Đức Trường đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này. Đồng thời em xin cảm ơn tới chú Sơn- Phó phòng kỹ thuật và các chú trong Công ty phân lân Văn Điển đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Chương I - CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ- LỢI ÍCH(CBA) ĐỐI VỚI GIẢM THIỂU Ô NHIỄM I-KHÁI NIỆM CBA: 1.1-Khái niệm CBA: Hầu hết các dự án đầu tư đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới môi trường và xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có dự điều tiết của nhà nước, mọi hoạt động đầu tư đều được xem xét theo các góc độ sau: người đầu tư, người tham gia vào hoạch định chính sách và các cá nhân trong lĩnh vực xã hội. Trên góc độ là nhà đầu tư ngoài những mục tiêu như lợi thế cạnh tranh, đổi mới, uy tín… thì mục tiêu lợi nhuận vẫn là mục tiêu chính. Khả năng sinh lợi về mặt tài chính là thước đo chủ yếu quyết định đầu tư, sinh lợi càng cao thi càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải dự án nào có khả năng sinh lời về mặt tài chính đều tạo ra những tác động tích cực tới môi trường và xã hội. Nếu đứng trên góc độ nhà hoạch định chính sách thì phải xem xét một cách toàn diện theo cả ba mặt kinh tế,xã hội và môi trường. Mọi phân tích đối với họ phải là nhìn thấy hoặc phải chứng minh được để từ đó họ mới quyết đinh cho phép đầu tư hay không. Nhưng trong thực thế, đối với các CBA mang tính xã hội có những vấn đề có thể tính toán được nhưng có những vấn đề không thể tiên đoán được, vì vậy thuyết phục được họ là rất khó. Dứng trên phương diện là các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xã hội như các nhà triết học, kinh tế chính trị, xãhội học thường ranh luận về cơ sở vị lợi của CBA họ cho rằng mọi hoạt động là không thể tiền tệ hoá như uy tín của doanh nghiệp, lòng chung thành của khách hàng… Trong trường hợp này, đòi hỏi các nhà làm CBA phải có những phân tích đầy đủ, chính xác và có tính thuyết phục. 1.2. Nội dung của phương pháp phân tích chi phí- lợi ích: 1.2.1-Các bước tiến hành: Bao gồm 9 bước Bước 1: Quyết định lợi ích- chi phí thuộc về ai. Trong quan điểm thực hiện phân tích chi phí- lợi ích có tính xã hội và môi trường, vấn đề phân tích chi phí- lợi ích là bước đầu tiên có một vai trò hết sức quan trọng vì đây là cơ sở để ta có cách nhìn khá toàn diện đối với phân bổ nguồi lực và mỗi một sự phân định đều có sự thay đổi về chi phí và lợi ích. Tuỳ thuộc là đứng trên quan điểm nào sẽ có cách nhìn nhận theo quan điểm đó, nếu là các nhà hoạch định chính sách có quan điểm vĩ mô hơn nữa là tầm cỡ quốc tế, nếu là các nhà quản lý địa phương thì chỉ là lợi ích của địa phương họ, từ đó sẽ đưa ra những quyết định phù hợp theo từng quan điểm. Bước 2: Trên cơ sở phân định, lựa chọn các dự án có khả năng thay thế Phải lựa chọn nhiều giải pháp có khả năng thay thế chó nhau tuỳ thuộc vào quan điểm tiếp cận và cách thức tiếp cận. Vì bất cứ một dự án nào trong thực tế cũng có nhiều phương án lựa chọn khác nhau. Khi đã có nhiều phương án lựa chọn khác nhau thì đó là cơ hội để lựa chọn phương án tối ưu nhất.(hình1) hình1: sự biến thiên hai dòng tiền Về mặt lý thuyết: chúng ta xem xét hai dòng tiền B(Q) và C(Q) theo mô hình trên. Giả sử rằng khi phân tích một dự án, hàm biến thiên của lợi ích đối với dự án này là B(Q). Để có được B(Q) phải bỏ ra chi phí tương ứng là C(Q), như vậy hoạt động của dự án này đạt giá trị cực đại về lãi ròng nằm ngoài Q*. Xét về tính tương đồng sẽ có hai nhóm giải pháp còn lại: Mức hoạt động tương ứng với Qi: 0 < Qi < Q* Mức hoạt động tương ứng với Qk: Q* < Qk < Đối với các mức lãi ròng thuộc mức hoạt động tương ứng với Qi chúng ta có thể hiểu: Nếu tiếp tục đầu tư lãi ròng sẽ tăng. Ngược lại nếu mức lãi ròng thuộc Qk thì cứ tiếp tục đầu tư lãi ròng sẽ giảm Bước 3: Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và lựa chọn chỉ số đo lường Trong phân tích các dự án, đặc biệt là các dự án có liên quan đến môi trường, đánh giá những ảnh hưởng tiềm năng và từ đó xem xét các chỉ số để tính toán là vấn đề đòi hỏi một kỹ thuật cao. Để xác định các tác động tới môi trường khi thực hiện một dự án và xác định các tác động đó một cách đầy đủ là rất khó. Không chỉ việc xác định khó mà việc lựa chọn những chỉ số để đo lường, định tính là việc vô cùng khó. Nếu bước này không làm chính xác, không đảm bảo tính toàn diện thì quá trình thực thi dự án dễ gặp phải rủi ro. Mặt khác, nếu tính không đầy đủ xét về mặt dài hạn thì những tiềm năng mà chúng ta không dự đoán được trước sẽ là nguyên nhân trong việc đưa ra những quyết định kinh doanh sai lầm. Bước 4: Dự đoán, tính toán những ảnh hưởng về lượng trong suốt quá trình dự án Tác động của dự án xảy ra trong một không gian, thời gian cụ thể trên cơ sở chúng ta đã liệt kê xác định được những ảnh hưởng có tính tiềm năng,vấn đề quan trọng là những ảnh hưởng tiềm năng đó phải được lượng hoá như thế nào dựa vào các nguyên lý và các chỉ tiêu để chúng ta xác định về mặt lượng. Bước 5: Lượng hoá bằng tiền của tất cả các tác động đã xác định. Từ thực tế của những người đã thực hiện CBA cũng như vận dụng lý luận kinh tế để xem xét vấn đề này thì ở bước 5 đòi hỏi các nhà phân tích phải tiền tệ hoá. Trong vấn đề quy đổi thành tiền của các tác động thì vấn đề cơ bản là giá. Có hai dạng giá mà chúng ta cần sử dụng trong quá trình lượng hoã bằng tiền: + Giá thị trường + Giá tham khảo Việc chuyển hoá các tác động thành giá trị tiền tệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan của người làm đánh giá. Nếu ta gọi chi phí dự án, chi phí môi trường ( thiệt hại) mà dự án đưa lại ở năm thư nhất là C1, EC1, ở năm thứ hai là C2, EC2, và ở năm thứ n là Cn, ECn thì tổng chi phí của dự án và chi phí môi trường là : Tổng quát ta có tổng chi phí cho hoạt động là: Trong đó: C0: Chi phí ban đầu như khảo sát, thiết kế hay xây dựng và thiết bị … ECt: Chi phí môi trường cho dự án hoạt động ở năm thứ t. t: là thời gian hoạt động của dự án, t = 1,2,…n năm Cũng như vậy nếu gọi lợi ích mà dự án đem lại cho doanh nghiệp , môi trường tại khu vực dự án năm thư nhất là B1 ,EB1, và năm thư hai là B2, EB2 … ,năm thư n là Bn, EBn, thì tương tự tổng lợi ích mà dự án đưa lại là: Trong đó: EBt: là lợi ích tính bằng tiền ở năm thứ t. Bt: là lợi ích dự án ở năm thứ t. t: là thời gian hoạt động của dự án, t = 1,2,…,n năm. Bước 6: Quy đổi giá trị tiền tệ. Đây là việc bất cứ nhà phân tích nào cũng phải làm vì đối với tất cả các dự án được triển khai trong thực tế không hoàn toàn theo đúng như trong kế hoạch, luôn có sự thay đổi khi dự án tiến hành trong nhiều năm. Để phả ánh đúng bản chất của nó, người ta đưa tất cả các giá trị lợi ích và tất cả các giá trị chi phí về các thời điểm sau để so sánh: + Giá trị trong hiện tại + Giá trị trong tương lai Hệ số được sử dụng để tính giá trị hiện tại và tương lai là hệ số chiết khấu ( tỷ lệ chiết khấu). Cơ sở xác định giá trị chiết khấu căn cứ vào hệ sốdo chính phủ đề ra: có thể lấy ra từ phần quản lý ngân sách, Bộ tài chính hay kho bạc hoặc phòng tổng hợp kế toán quốc gia. Giả sử có khoản tiền P gửi ngân hàng với lãi suất hàng năm là r ( r được tính bằng %). Thì số tiền thu được sau t năm là: P(t) = P(1+ r)t Ngược lại số tiền gửi ban đầu là: Tương tự như vậy, để tính lượng tiền thu được sau t năm (năm đầu tư tại thời điểm ban đầu được coi là thời điểm hiện tại ) ta đưa ra đại lượng tương tự lãi suất, đó là hệ số chiết khấu đồng tiền r, được tính bằng % theo năm. Hệ số chiết khấu được biểu thị qua hai yếu tố của đòng tiền đó là: + Cơ hội đầu tư của đồng tiền. + Cơ hội vay mượn tiền. Như vậy muốn tính được giá trị hiện tại thực phải nhân với hệ số: Trong đó: t: là thời gian hoạt động của dự án, t = 1,2,…,n năm. r: là hệ số chiết khấu Bước 7: Tổng kết các lợi ích và chi phí. Bước này được thành lập sau khi đã tính toán quy đổi các giá trị tiền tệ. Việc tổng kết các lợi ích và chi phí được căn cứ vào các chỉ tiêu IRR, NPV, B/C nhưng trong thực tế các chỉ tiêu trên không phả ánh đúng giá trị thị trường. Do đó, đòi hỏi các nhà phân tích phải có quan điểm giả thích phù hợp đối với từng loại dự án một. Bước 8: Tiến hành phân tích độ nhạy. Là khả năng đối phó của dư án khi những diễn biến sau có thể xảy ra: + Thay đổi lãi suât ngân hàng. + Lạm phát. Đối với nhà phân tích phải căn cứ vào sự biến thiên giá trị đồng tiền, thị trường có liên quan đến lạm phát… để lựa chọn các chỉ số r phù hợp. Bước 9: Tiến cử những phương án có lợi ích xã hội cao nhất. Phương án được ưa thích nhất trong tiến cử là phương án đem lại lợi ích nhất, hiệu quả nhất, đạt được các chỉ tiêu mong muốn như y đồ ban đầu đưa ra. Đối với người làm CBA chỉ có quyền tiến cử các phương án nên lựa chọn chứ không thể đưa ra một quyết định nào, còn quyết định là do cấp cao hơn hoặc là đối tượng yêu cầu tiến hành CBA. Vì trong thực tế giữa quan điểm nhìn nhận của người phân tích chuyên môn có sự khác nhau với nhà quản lý và lãnh đạo vì nhà chuyên môn chỉ nhìn nhận dưới góc độ chuyên môn: lãi ròng thông qua gia trị tiền tệ. Còn nhà quản lý lãnh đạo, đặc biệt là người lãnh đạo chính quyền còn phải quan tâm đến nhiều yếu tố khác: chính trị, an ninh, xã hội. Tóm lại: Như vậy thông qua 9 bước nêu trên, người làm CBA và các nhà phân tích phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước đồng thời hiểu rõ các quy định của từng bước, đó là sự kế thừa lẫn nhau. 1.2.2- Các hạn chế của phương pháp phân tích chi phí- lợi ích Trong thực tế, CBA được sử dụng nhiều vào phân tích dự án thực thi hoạch định chính sách từ đó đưa ra những quyết định phù hợp. Từ thực tiễn vận dụng phương pháp này, các nhà phân tích CBA thường vấp phải những hạn chế trước khi đưa ra những quyết định. Các hạn chế đó là: + Hạn chế về mặt kỹ thuật gây ra những khó khăn trong việc chúng ta định lượng, tiếp theo là tiền tệ hoá các tác động liên quan đến chi phí- lợi ích. + Các mục tiêu ngoài tính hiệu quả liên quan đến dự án. 1.2.2.1- Hạn chế về mặt kỹ thuật của CBA. Để thực hiện được tiêu chí Kaldor- Hocks, về cơ bản mọi tác động liên quan phải lượng hoá bằng tiền, như vậy chúng ta mới xác định được NPV (lãi ròng). Nhưng trong thực tiễn, vì các nhà phân tích sẽ gặp phải một số khó khăn, hạn chế về mặt lý thuyết, về mặt dữ liệu, trình độ, làm thế nào để quy đổi ra giá trị tiền tệ mà những giá trị đó trong thực tế việc đo lường được là việc rất khó khăn. Những quy luật thị trường như hiện nay nhiều quy luật không phản ánh về giá cả, do đó chúng ta phải đổi mới khả năng quy đổi về giá trị tiền tệ. Chính vì vậy buộc các nhà CBA phải có những phương thức khác để áp dụng thích hợp nhằm tháo gỡ mâu thuẫn ấy. 1.2.2.2- Các mục tiêu ngoài tính hiệu quả mà nó liên quan tới Khi xem xét đến hiệu quả cần đặc biệt chú ý tới hiệu quả pareto vì để đi đến quyết định CBA nhất là trong vấn đề giải quyết chính sách các vấn đề công cộng nhưng không phải trong thực tiễn đều đạt được mong muốn như vậy. Khi các giá trị đó phản ánh ngoài tính hiệu quả thì người làm CBA phải tiếp cận theo các cách khác để cho phù hợp hơn. 1.2.3- Những biện pháp khắc phục hạn chế của CBA. 1.2.3.1- Biện pháp khắc phục những hạn chế kỹ thuật của CBA: * Phương pháp CBA định tính: Theo quan điểm của Benjamin Franklin cho rằng để thực hiện CBA định tính, trước hết người làm CBA phải cố gắng tiền tệ hoá được những tác động có thể lượng hoá càng tốt. Còn đối với những trường hợp không lượng hoá được bằng tiền thì ước lượng định tính theo nguyên tắc: những tác động đó là những tác động được xã hội thừa nhận và có cơ sở khoa học để đưa ra những tác động đó điều này phụ thuộc nhiều vào trình độ của người phân tích. Định lượng các chi phí đầu vào: trong trường hợp này chúng ta phải dùng rất nhiều kỹ thuật khác nhau, quan trọng là đòi hỏi những người được hưởng lợi ích từ đầu tư này đẫn đến phải điều tra lấy ý kiến của những người được hưởng những lợi ích đó. Khi xác định được về mặt định tính và định lượng những lợi ích mà dự án cải tạo mang lại một cách chính xác, hoàn toàn không được áp đặt tính chủ quan. *Phương pháp phân tích chi phí hiệu quả: Những phân tích tác động không tiền tệ hoá được, trong trường hợp đó ngoài cách tiếp cận trên thì còn có một phương thức tiếp cận nữa đảm bảo thích hợp hơn đó là phân tích chi phí hiệu quả. Đây là phương pháp khắc phục trường hợp không sử dụng được CBA nghĩa là không tính được toàn bộ chi phí về mặt kỹ thuật mà chỉ tính được một khoản nào đó. Nguyên tắc của phương pháp này: Dựa trên nguyên lý là xây dựng hệ số liên quan đến lợi ích định lượng nhưng lại không tiền tệ hoá được so với tổng chi phí bằng tiền. Chúng ta so sánh các hệ số đó với các chính sách lựa chọn khác để đưa cùng một hệ số sắp xếp thứ tụ cho lựa chọn và mục tiêu cần đạt là chi phí mà bỏ ra cho các sự lựa chọn thì chi phí nào là chi phí hiệu quả nhất. Hiệu quả hoàn toàn khác biệt với lợi ích cao nhất. 1.2.3.2- Biện pháp khắc phục những mục tiêu ngoài tính hiệu quả mà nó liên quan đến. * Phương pháp phân tích đa mục tiêu. Vấn đề quan trọng của phương pháp phân tích đa mục tiêu là những phạm trù để lựa chọn chính sách cần được so sánh được với nhau trên cơ sở quy đổi về các giá trị liên quan. Để thực hiện nó, thường tiến hành theo trình tự 3 bước sau: Bước 1: Người làm phân tích phải chuyển tất cả các giá trị liên quan đến mục tiêu chug sang các mục tiêu cụ thể mà có thể được sử dụng như là các tiêu chuẩn để đánh giá các chính sách lựa chọn. Bước 2: Người phân tích phải đánh giá từng chính sách lựa chọn kể cả những vấn đề có tính nguyên trạng đối với từng mục tiêu cụ thể. Bước 3: Trong thực tế cho thấy không có một chính sách lựa chọn nào có thể lấn át đước các chính sách khác trong mọi mục tiêu đặt ra, do đó người làm CBA chỉ có thể đưa ra các kiến nghị về việc nên chấp nhận một chính sách nào đó trong số các chính sách lựa chọn thông qua việc xem xét, lựa chọn kỹ lưỡng và nhận xét chu quan của mình liên quan đến sự đánh đổi trong việc đạ được những mục tiêu đối với chính sách mà chúng ta lựa chọn. *Phương pháp phân tích chi phí chú trọng đến phân phối. Trong hoạt động kinh tế thì phân phối nguồn lực của cải sản phẩm của xã hội là một trong những vấn đề cơ bản trong quy trình vận hành của nền kinh tế mà nó sẽ tác động tới kích thích sự tăng trưởng kinh tế, kích thích sản xuất ổn định về mặt xã hội đặc biệt là tính công bằng. Vì vậy, trong khi thực hiện CBA đặc biệt vấn đề liên quan đến xã hội phải chú trọng tới phân phối. Do đó CBA chú trọng tới phân phối tức là cung cấp một quy tắc quyết định lựa chọn đối với việc tối đa hoá các lợi ích thực tế nên phương pháp này người ta sẽ xem xét tới tổng lợi ích thực giống như trong phương pháp CBA tiêu chuẩn trên cơ sở tính theo từng nhóm liên quan để có sự phân biệt với nhau về thu nhập, về giàu nghèo, về đặc thù hiệu quả đóng góp công việc. Thông qua phương pháp này để điều chỉnh tính công bằng thu nhập và đầu tư xã hội đối với nhóm dân cư để nhằm tới mục tiêu giảm bớt chênh lệch gữa các nhóm dân cư với nhau. Trong thực tế, để làm điều này, thường phải dùng hệ số điều chỉnh để đánh giá phân biệt giữa các nhóm. II- PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH- PHÂN TÍCH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN. 2.1- Phân tích tài chính- phân tích kinh tế xã hội của dự án: * Phân tích tài chính của dự án: + Phân tích tài chính của một dự án phản ánh lợi ích của chủ doanh nghiệp. + Phân tích tài chính dựa trên phương pháp phân tích quá trình luân chuyển dòng tiền tệ trong đời dự án mà khi thực hiện dự án có thể xảy ra. *Phân tích kinh tế- xã hội của dự án:
Tài liệu liên quan