Nhầm tìm hiểu sâu về những vấn đề lịch sử thế giới cận đại, mà cụ thể là các cuộc cách mạng tư sản thời kỳ cận đại (từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX), một vấn đề mà em rất quan tâm sau 3 năm học.
Để có những nhận thức đúng đắn nhất, em đã nghiên cứu đề tài thông qua việc sưu tầm, thu thập nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Đồng thời, đây là một dịp để bổ sung kiến thức, nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết về lịch sử thế giới. Đồng thời, nó còn giúp ích cho em trong công tác giảng dạy và học tập sau này.
66 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 13001 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại (từ thế kỷ XI - Đầu thế kỷ XX), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
Để thực hiện được một bài tiểu luận và có những nhận thức sâu sắc đối với chúng em là một công việc không kém phần khó khăn trong quá trình sưu tầm, xử lý tài liệu.
Tuy nhiên được sự hướng dẫn tận tình của Cô em đã hoàn thành bài tiểu luận của mình. Em xin chân thành cảm ơn Cô.
MỞ ĐẦU:
1/ Lý do chọn đề tài:
Nhầm tìm hiểu sâu về những vấn đề lịch sử thế giới cận đại, mà cụ thể là các cuộc cách mạng tư sản thời kỳ cận đại (từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX), một vấn đề mà em rất quan tâm sau 3 năm học.
Để có những nhận thức đúng đắn nhất, em đã nghiên cứu đề tài thông qua việc sưu tầm, thu thập nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Đồng thời, đây là một dịp để bổ sung kiến thức, nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết về lịch sử thế giới. Đồng thời, nó còn giúp ích cho em trong công tác giảng dạy và học tập sau này.
2/ Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Đây là một đề tài được nhiều người quan tâm nghiên cứu, bởi tầm quan trọng của nó nói chung đối với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loài.
Cuốn Lịch sử thế giới đại cương, tác giả Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Hữu Cát. Tác phẩm trình bày về các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại nhưng khá khái quát và không nêu lên được bản chất chung của các cuộc cách mạng tư sản.
Cuốn Lịch sử thế giới cận đại của tác giả Vũ Dương Ninh và Nguyễn Văn Hồng được biên soạn làm giáo trình cho sinh viên cao đẳng và đại học. Trong đó tác giả dành nhiều chương để viết về các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại, các cuộc cách mạng tư sản của các nước được trình bày chi tiết, rõ ràng. Tuy nhiên, nó chưa cho ta thấy rõ sự khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản kiểu cũ và kiểu mới.
Cuốn tư liệu tham khảo lịch sử thế giới cận đại, cung cấp cho chúng ta nhiều tài liệu có giá trị của nước ngoài được dịch ra tiếng Việt. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu hiểu sâu thêm của sinh viên. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những mảng tài liệu chưa được lắp ghép để trở thành một bài hoàn chỉnh, và chưa khái quát lên được bản chất, sự khác nhau cơ bản giữa hai cuộc cách mạng tư sản kiểu cũ và mới.
Cuốn một số vấn đề về lịch sử thế giới, do tác giả Đỗ Thanh Bình chủ biên đã dành một chương nghiên cứu “những vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản”. Sách nêu ra những vấn đề trọng tâm trong cách mạng tư sản mang tính khái quát cao. Đồng thời tác giả chỉ ra cho chúng ta thấy nguyên nhân bùng nổ và thắng lợi, tiền đề, tình thế, động lực và nhiêm vụ, …của cách mạng tư sản. Tuy nhiên, những nội dung trên chỉ được đề cặp sơ lược.
Xuất phát từ thực tế đó, nhằm tập hợp, nghiên cứu có hệ thống các cuộc cách mạng tư sản, trên cơ sở đó nâng lên một bước trong việc khái quát bản chất của nó, và rút ra sự khác nhau cơ bản giữa hai loại hình cách mạng tư sản kiểu mới và kiểu cũ.
3/ Phương pháp:
Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu lịch sử theo quan điểm duy vật lịch sử và phương pháp logic.
4/ Giới hạn đề tài: Khái quát các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX.
5/Bố cục đề tài: Gồm phần mở đầu và phần nội dung. Phần nội dung gồm 3 chương
Chương 1: Cách mạng tư sản kiểu cũ
Chương II: Các cuộc cách mạng tư sản kiểu mới
Chương III: Kết luận.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CÁCH MẠNG TƯ SẢN KIẾU CŨ
Để tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản kiểu cũ trước hết ta phải hiểu thế nào là các cuộc cách mạng tư sản kiểu cũ. Cách mạng tư sản kiểu cũ là “cuộc cách mạng do tầng lớp quý tộc mới, giai cấp tư sản lãnh đạo, nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản: cách mạng tư sản Hà Lan thế kỉ XVI, cách mạng tư sản Anh 1640, cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII…Lực lượng chủ yếu đưa cách mạng tư sản đến thắng lợi là nhân dân lao động. Song, thành quả cách mạng lại rơi vào tay giai cấp tư sản. Có nhiều hình thức diễn ra các cuộc cách mạng tư sản, nhưng bản chất vẫn là một: phá vỡ các ngăn cản của chế độ phong kiến để cách mạng tư sản thắng lợi và phát triển. Cách mạng tư sản trong một thời gian đã xây dựng một xã hội tiến bộ hơn chế độ phong kiến, làm cho sản suất phát triển. Nhưng cách mạng tư sản chỉ thay thế hình thức bóc lột phong kiến bằng một hình thức bóc lột khác – chế độ tư bản chủ nghĩa, nên nó có những hạn chế nhất định”.
Bên cạnh đó, để hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản ta cũng không thể không tìm hiểu bối cảnh ra đời của nó. Ở thời kỳ trung đại, thành thị ở Tây Âu xuất hiện và ngày càng nhiều. Điều này thể hiện một sự chuyển biến lớn trong xã hội Tây Âu “Thành thị xuất hiện là dấu hiệu của văn minh, là sự đối lập với chế độ phong kiến”. Nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa đã hình thành và phát triển ngay trong lòng xã hội phong kiến. Sản xuất thủ công nghiệp ở thành thị ngày một lớn mạnh, cùng với sự gia tăng của tầng lớp thị dân đã đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Tây Âu. Điều này, đã góp phần phá vỡ nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp của lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển. Kinh tế hàng hóa đã xâm nhập vào nông thôn, việc trao đổi hàng hóa nông nghiệp đã trở nên phổ biến và thị trường hàng hóa dân tộc đã được hình thành. Chế độ nhà nước phong kiến bị thủ tiêu, nhường chổ cho nhà nước trung ương tập quyền, thống nhất thuế khóa tiền tệ, luồng vận chuyển hàng hóa được lưu thông trong cả nước. Điều đó đã thúc đẩy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và lớn mạnh ở Tây Âu.
Đến giữa thế kỷ XV và đầu thế kỷ XVI, do nhu cầu đòi hỏi về thương nghiệp ngày càng cao. Các thương nhân châu Âu đã tìm đường sang châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Những phát kiến địa lý mới làm cho thương nghiệp, hàng hải, công nghiệp của nhiều nước châu Âu phát triển mạnh, nó được coi như là “một cuộc cách mạng thật sự trong lĩnh vực giao thông và trí thức. Nhưng điều quan trọng hơn cả là nó đã đem về cho châu Âu, cho giai cấp tư sản nguồn hương liệu, gia vị, đá quý dồi dào, những kho vàng bạc, châu báo khổng lồ, làm nguồn vốn đầu tư cho quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy” Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha nhanh chóng trở thành những nước có nền công nghiệp phát triển nhất. Bồ Đào Nha đã chiếm độc quyền buôn bán với Ấn Độ Dương, đoạt nhiều căn cứ rải rác trên đường bờ biển châu Phi sang đến Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Tây Ban Nha khai thác mạnh và cướp bóc ở châu Mỹ, bắt người da đen từ châu Phi sang để khai thác châu Mỹ.
Ở các nước Hà Lan, Anh, Pháp, sản xuất hàng hóa trong các công trường thủ công phát triển nhanh, không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có hàng hóa dư thừa buôn bán với Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha – những nước công nghiệp kém phát triển hơn.
Giai cấp tư sản Hà Lan, Anh , Pháp đã làm phá sản nông dân, thợ thủ công biến họ thành những người đi bán sức lao động. Sản xuất hàng hóa, trao đổi hàng hóa mậu dịch không ngừng phát triển, trong đó có mậu dịch hàng hải. Vì thế, nhiều công ty buôn bán lần lượt ra đời chiếm lĩnh thị trường thuộc địa ở khắp nơi.
Sự phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu đưa đến sự chuyển biến sâu sắc trong lòng xã hội phong kiến, giai cấp tư sản ngày càng phát triển, có thế lực về kinh tế, nhưng chưa có địa vị chính trị. Trong lúc đó, chế độ chính trị hiện tại đã ngăn cản bước phát triển của nó. Nên giai cấp tư sản hiển nhiên sẽ đánh đổ giai cấp phong kiến lạc hậu, lỗi thời, thiết lập nền thống trị của giai cấp mình, thúc đẩy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển phù hợp với quy luật lịch sử loài người. Vì vậy mà Mác nói “vũ khí quyết định của những người tư sản trong cuộc đấu tranh này là lực lượng kinh tế của họ”.
I/ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN TIÊU BIỂU:
1. Cách mạng tư sản Hà Lan (1566-1648)
1.1 Tiền đề cách mạng:
a. Sự phát triển của Nê-đéc-lan
- Kinh tế:
Vào cuối thế kỷ XV- đầu thế kỷ XVI, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời ở châu Âu. Vùng đất Nê-đéc-lan lúc bấy giờ có nền kinh tế công thương nghiệp mạnh nhất châu Âu.
Sản xuất trong các công trường thủ công phát triển, tiêu biểu là các xưởng nấu đường, làm xà phòng ở An-véc-pen; dệt vải, luyện kim ở Lu-dơ, U-trếch, Am-xtéc-đam, An-véc-pen. Nhiều ngân hàng được thành lập và đóng vai trò quan trọngtrong nền kinh tế đất nước.
- Xã hội:
Giai cấp tư sản sớm ra đời có thế lực về kinh tế như ở Am-xtéc-đam và An-véc-pen. Đồng thời thợ thủ công và nông dân bị phá sản trở thành công nhân làm thuê trong các công trường thủ công. Tầng lớp thị dân nghèo đông đảo hơn. Xã hội tư bản ở Nê-đéc-lan lúc bấy giờ đã bước đầu hình thành.
b. Cuộc đấu tranh của nhân nhân Nê-đéc-lan chống ách thống trị của Tây Ban Nha:
Cuối thế kỷ XV, Nê-đéc-lan còn bị lệ thuộc Áo, đầu thế kỷ XVI lại chịu sự thống trị của vương triều Tây Ban Nha. Hằng năm, nhân dân Nê-đéc-lan phải nợp thuế bằng 2/5 ngân sách chung (mà diện tích cả vùng đất này chỉ bằng 6 % tổng số diện tích cả vương quốc). Vua Tây Ban Nha đàn áp những người chống lại đạo Thiên Chúa “Bầt cứ ai, dù là tư sản, quý tộc, hay bình dân ở Nê-đéc-lan, nếu chống lại cựu giáo là bị tử hình. Đàn ông thì bị chặt đầu hay treo cổ, đàn bà thì bị chôn sống mà không cần xét xử, điều tra; toàn bộ tài sản bị tịch thu…Tội ác của bọn xâm lược ngày càng chồng chất: “Hội đồng máu” của viên tướng An-va đã xét xử 15000 người, kết tội 10 000 người, xử chém hơn 1 000 người”. Hàng hóa nhập vào Nê-đéc-lan phải chịu thuế rất cao, thương nhân Nê-đéc-lan bị hạn chế buôn bán với các nước thuộc địa của Tây Ban Nha.
Các tầng lớp nhân dân Nê-đéc-lan nhiều lần nổi dậy chống ách thống trị của Tây Ban Nha. Họ dung nhiều hình thức đấu tranh như: sử dụng thơ ca để chế giễu, đả kích nhà thờ Thiên Chúa, đập phá tượng Thánh, vũ trang chống chính quyền phong kiến…Tầng lớp quý tộc lập thỏa ước, đòi giảm số lượng giám mục, triệu tập hội nghị các đẳng cấp. Giai cấp tư sản cũng lập thỏa ước thương nhân, đòi tự do kinh doanh.
1.2 Diễn biến cách mạng: Cách mạng Hà Lan trải qua 2 giai đoạn
a. Giai đoạn 1566-1572
Tháng 8-1566, cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống Tây Ban Nha trở thành một làn sống mạnh mẽ. Họ phá nhà thờ Thiên chúa, lùng bắt các giám mục (gọi là “phong trào phá tượng Thánh”). Thánh 10- 1566, phong trào lan rộng ra 12 tỉnh (trong số 27 tỉnh) của Nê-đéc-lan. Chính quyền Tây Ban Nha phải nhượng bộ (các tòa án tôn giáo tạm ngừng hoạt động, cho phép đạo Canvanh hành lễ), nhưng vẫn tìm cách đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
Thánh 8-1567, 18000 quân Tây Ban Nha được phái sang chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Nê-đéc-lan. Chúng giết hại nhiều người, cướp bóc, đốt phá khắp nơi.
Quý tộc Nê-đéc-lan được sự giúp đỡ của nước ngoài, lập một đội quân đánh thuê đưa về nước để lật đổ ách thống trị Tây Ban Nha song bị đánh tan vào năm 1568.
Tuy vậy, cuộc chiến đấu của nhân dân Nê-đéc-lan vẫn tiếp diễn và thu được nhiều thắng lợi. Tháng 4-1572, quân khới nghĩa giải phóng nhiều vùng rộng lớn ở phía Bắc. Một số quý tộc tư sản hóa Nê-đéc-lan, đứng đầu là Vin-hem-Ô-ran-giơ, gia nhập hàng ngũ quân khởi nghĩa Tây Ban Nha và dành quyền lãnh đạo phong trào đấu tranh.
b. Giai đoạn 1572-1648:
Vương triều Tây Ban Nha tiếp tục điều quân sang Nê-đéc-lan cướp phá, giết hại nhân dân. Đặc biệt là vụ đốt cháy thành An-véc-pen ngày 4-11-1576, làm cho nhiều người chết một trung tâm thương mại bị phá hủy. Nhân dân Nê-đéc-lan thành lập Ủy ban quản lí xã hội, gồm đa số đại biểu là tư sản và bình dân, để thống nhất các lực lượng tô thuế và qui định chế độ thuế. Họ đấu tranh chống khuynh hướng thỏa hiệp, đầu hàng của quý tộc và tư sản lớp trên - những người chủ trương tin phục vua Tây Ban Nha.
Ngày 23-1-1579, đại biểu các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan họp ở U-trếch, tuyên bố thống nhất hệ thống tiền tệ, đo lường, tổ chức quân sự, xác định chính sách đối ngoại. Đạo Canvanh được công nhận là quốc giáo, quyền tự do tín ngưỡng được tôn trọng. Tháng 7-1581, vua Tây Ban Nha phi-líp II với tư cách đồng thời là vua Nê-đéc-lan bị phế truất. Hội nghị ba cấp của những tỉnh miền Bắc trở thành cơ quan quyền lực tối cao. Trên thực tế, các tỉnh này trở thành một nước cộng hòa với tên gọi chính thức là các tỉnh Liên hiệp hay Hà Lan (tên một tỉnh có vai trò quan trọng nhất trong các tỉnh liên hiệp) và thủ đô là Am-xtéc-đam.
Việc thành lập các tỉnh Liên hiệp đánh dấu bước thắng lợi của cuộc đấu tranh lâu dài chống phong kiến Tây Ban Nha. Nhưng chính quyền Tây Ban Nha chưa công nhận Hà Lan và cuộc đấu tranh lại tiếp diễn. Năm 1609 hiệp định đình chiến được kí kết, nhưng mãi đến năm 1648, Tây Ban Nha mới chính thức công nhận độc lập của các tỉnh Liên hiệp.
1.3 Kết quả và ý nghĩa lịch sử:
Cách mạng Hà Lan thắng lợi, chế độ thống trị của phong kiến Tây Ban Nha ở Nê-đéc-lan bị lật đổ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Cuộc cách mạng tư sản Hà Lan mang tính chất là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, đồng thời cũng là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, mở đầu thời đại mới - thời cận đại - với sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến.
Động lực chủ yếu của cách mạng là quần chúng nhân dân (nông dân, thợ thủ công, thị dân nghèo); giai cấp tư sản là lực lượng lãnh đạo, chính quyền thuộc về tay giai cấp tư sản liên kết với quý tộc. Tuy mới chỉ giải phóng được các tỉnh miền Bắc, còn duy trì nhiều tàn tích phong kiến, nhưng một quốc gia độc lập đã ra đời và phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Nó tạo điều kiện cho nền kinh tế Hà Lan phát triển nhanh chóng, trở thành một nước phát triển nhất châu Âu “Sau cách mạng Hà Lan trở thành một nước tư bản chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới và hùng mạnh bậc nhất vào đầu thế kỉ XVII”
2.Cách mang tư sản Anh (1640-1689)
2.1 Nước Anh trước cách mạng:
a. Những tiền đề kinh tế của cuộc cách mạng:
- Sự phát triển của công thương nghiệp:
Từ đầu thế kỷ XVI, các ngành công nghiệp ở Anh phát triển mạnh. Đáng chú ý là ngành len dạ, nó phát triển rộng rãi khắp nơi trên đất nước “Khắp cả vương quốc từ các thành phố nhỏ cho đến nông thôn và trại ấp đều làm len dạ”. Giữa thế kỷ XVI, lượng len bán ra bên ngoài chiếm 80% toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của nước Anh. Ngoài nghành sản xuất len dạ nổi tiếng, nhiều nghành công nghiệp khác của Anh cũng lớn mạnh. Những năm trước 1640, sản lượng khai thác ở Anh chiếm 4/5 tổng sản lượng than ở châu Âu. Các ngành luyện sắt, thiếc, chế thủy tinh, làm xà phòng, đóng tàu cũng phát triển nhanh. Ở nước Anh đã có những công trường tâp trung với hàng trăm, hàng ngàn người lao động làm thuê.
Thương nghiệp Anh cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, thị trường dân tộc được hình thành, thương nhân Anh mở rộng buôn bán với thị trường thế giới, thành lập những công ty thương mại hoạt động từ Ban Tích đến Châu Phi, từ Trung Quốc đến châu Mĩ.
Đầu thế kỷ XVII Anh là nước có nền công thương nghiệp phát triển nhất châu Âu. Sự phát triển mạnh mẽ của công thương nghiệp, đã tạo nên những yếu tố cách mạng trong lòng xã hội phong kiến đang tan rã. Quan hệ sản xuất mới dần dần hình thành.
- Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nông thôn:
Một đặc điểm quan trọng của nước Anh trước cách mạng là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời sớm và thâm nhập sâu rộng, trước hết ở nông thôn, chế độ nông nô đã bị thủ tiêu vào cuối thế kỷ XIV. Đến thế kỷ XV nhân dân Anh phần lớn là nông dân tự do.
Những năm 40 của thế kỷ XVII, các vùng nông thôn Anh đã hình thành quan hệ sản xuất hàng hóa tiền tệ tư bản chủ nghĩa. Nghề nuôi cừu và sản xuất lông cừu ở nông thôn Anh không những đã có một lịch sử lâu đời, mà cỏn nổi tiếng tên thị trường châu Âu. Từ thế kỷ XVI, sản xuất nông nghiệp chủ yếu không phải là lương thực mà là len dạ. Lúc đầu lông cừu chủ yếu đem xuất khẩu, về sau làm thành mặt hàng len dạ được đưa ra thị trường bán. Nhu cầu thị trường ngày càng tăng, giá lông cừu tăng vọt, nghề nuôi cừu trở thành nguồn lợi to lớn và phát triển. Địa chủ không thỏa mãn với địa tô thu được của nông dân, nên ra sức tước đoạt ruộng đất mà nông dân đang cày cấy, rào ruộng đất riêng và cả một phần ruộng đất công xã, biến thành đồng cỏ chăn cừu. Nông dân bị tước đoạt tư liệu sản xuất, bị đuổi hàng loạt ra khỏi ruộng đất, cảnh sống vô cùng khổ cực. Tômát Morơ đã miêu tả cảnh này như sau: “Những con cừu xưa kia ngoan ngoãn hiền hậu biết bao, bây giờ đều trở thành những con vật hung hãn, tham lam.Cừu an thịt người, phá hoại nhà cửa và thành thị”. Quá trình “cừu ăn thịt người” đã đem lại hai hậu quả: số người tay trắng bị cướp đoạt ruộng đất, trở thành một đội quân làm thuê đông đảo của nền công nghiệp; số tiền tích lũy nhờ vào việc bán lông cừu ngày càng nhiều trở thành nguồn tư bản, bỏ vào kinh doanh công thương nghiệp. Đó chính là quá trình tích lũy nguyên thủy, làm tiền đề cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh.
Như vậy, sự phát triển vượt bậc của công-thương nghiệp, cùng những biến đổi mạnh mẽ trong nông nghiệp tất cả đã tạo tiền đề cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ăn sâu, bám rễ ngày càng vững chắc, góp phần thiết lập địa vị của giai cấp tư sản trong lòng xã hội Anh. Điều đó cũng giải thích tại sao “Thời kỳ đó, nước Anh còn là một nước có dân số ít hơn nước Pháp (khoảng trên 5 triệu người), nhưng ngành chăn nuôi, công nghiệp và thương mại phát triển hơn nước pháp nhiều”.
b/ Những biến đổi về xã hội:
Nông dân bị phá sản: Họ phải rời nông thôn ra thành thị, bán sức lao động hoặc di cư ra nước ngoài. Công trường thủ công mới hình thành không thu hút hết nhân công đã làm cho nhiều người phải lang thang, sống cầu bơ cầu bất, ăn xin, đói quá sinh ra trộm cắp. Chế độ bạo ngược của nhà vua lúc này chém giết không ghê tay.
Cùng với sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa là sự xuất hiện một tầng lớp quý tộc mới. Khác với quý tộc cũ bảo thủ, lạc hậu, không điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh mới. Quý tộc mới là một phần quý tộc, chủ yếu là trung và tiểu quý tộc, chuyển sang kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa gọi là quý tộc mới. Trong quá trình kinh doanh họ đã nảy sinh những mâu thuẫn lớn với nhà nước phong kiến. Tầng lớp quý tộc mới có nhiều quan điểm và lới ích gần gũi với tư sản thành thị như Mác nói “bọn trùm quý tộc hiểu quá rõ rằng sự thịnh vượng kinh tế của bản thân chúng gắn chặt với sự thịnh vượng của giai cấp tư sản công nghiệp và thương nghiệp”. Chính điều này đã đưa đến sự liên minh tự nhiên giữa hai tầng lớp này để chống lại toàn bộ chế độ phong kiến chuyên chế - một đặc điểm nổi bậc ở nước Anh giữa thế kỷ XVII. Chính đặc điểm này đã quy định tính chất bảo thủ của cách mạng Anh.
Nông dân Anh bị phân hóa thành nhiều tầng lớp khác nhau: Nông dân tự do, tá điền, cố nông.
Nông dân tự do có một chút ít đất, có một số nghĩa vụ đối với nhà nước phong kiến, tuy nhiên trong quá trình xảy ra rào đất cướp ruộng, họ không trụ vững được trước sức mạnh của bọn quý tộc, nên bị biến thành tá điền, có khi trở thành bần nông.
Tá điền, là những người nông dân canh tác trên mảnh đất của lãnh chúa và trả địa tô, chiếm 60-70% dân số Anh. Họ mang gánh nặng cuộc sống, bị địa chủ bóc lột nặng nề, luôn sống trong cảnh nghèo khó, vì vậy họ khao khát được đổi đời, mong muốn làm chủ những mảnh đất của mình nên họ sẵn sàng tham gia chống chế độ phong kiến, là một lực lượng rất quan trọng của cách mạng. Bộ phận bần cùng nhất nông thôn Anh là cố nông chiếm khoảng 40 vạn, hoàn toàn không có đất, buộc phải đi làm thuê trở thành công nhân nông nghiệp hoặc công nhân trong các công trường thủ công. Họ chịu hai tầng áp bức của quý tộc phong kiến và tư sản, cuộc đời của họ là “Sự luôn phiên giữa đấu tranh và khổ nhục không ngừng”, họ chính là một động lực lớn của cách mạng.
Như vậy, sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa nhanh chóng đã phân hóa xã hội Anh thành những giai cấp có địa vị kinh tế, chính trị khác nhau. Từ đây không chỉ có mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc, đại chủ mà đã xuất hiện mâu thuẫn giữa tầng lớp tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế. Các mâu thuẫn ngày càng gây gắt đã đưa đến cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến nhầm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
c/ Tiền đề tư tưởng của cách mạng:
Ở nước Anh cũng như nhiều nước khác, cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và phong kiến trong giai đoạn đầu diễn ra dưới hình thức tôn giáo. Bởi giai cấp tư sản nhận ra rằng tôn giáo chính là ngọn cờ tập hợp nhanh nhất, đông đảo nhất d