Đề tài Bước đầu tìm hiểu chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay

Với đường lối đổi mới đúng đắn và sáng tạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoách hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Bằng những cải cách mạnh mẽ về kinh tế, chúng ta đã vượt qua khủng hoảng, ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, hội nhập vào sự phát triển của khu vực và thế giới.

doc69 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu tìm hiểu chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời cảm ơn Tôi muốn được gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo - TS. Vũ Hào Quang, chủ nhiệm khoa Xã hội học, trường Đại học KHXH & NV - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo này. Bên cạnh đó, tôi cũng xin được cảm ơn các thầy cô trong khoa Xã hội học đã góp ý và nhiệt tình ủng hộ tôi trong quá trình làm báo cáo mục lục phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 7 Phạm vi nghiên cứu 8 Phương pháp nghiên cứu 8 Giả thuyết nghiên cứu 9 Phần cơ sở lý luận I.Hệ khái niệm 1. Khái niệm cán bộ, công chức 10 2. Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước 11 3. Khái niệm phường và chính quyền cấp phường 14 II. Các hướng tiếp cận lý thuyết 1. Lý thuyết hệ thống 17 2. Lý thuyết tương tác xã hội 19 Kết quả nghiên cứu I. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 21 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường 24 1.Độ tuổi 25 2. Trình độ học vấn 28 3. Trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị 32 III. Đánh giá của quần chúng nhân dân về đội ngũ cán bộ, công chức phường 38 IV.So sánh chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường của hai quận Ba Đình và Cầu Giấy 47 Kết luận và khuyến nghị 1. Kết luận 62 2. Khuyến nghị 64 Tài liệu tham khảo 66 phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài. Với đường lối đổi mới đúng đắn và sáng tạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoách hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Bằng những cải cách mạnh mẽ về kinh tế, chúng ta đã vượt qua khủng hoảng, ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, hội nhập vào sự phát triển của khu vực và thế giới. Cùng với công cuộc cải cách kinh tế, công cuộc đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị cũng từng bước được triển khai. Hệ thống pháp luật ngày càng phát triển và từng bước được hoàn chỉnh để điều chỉnh ngày một có hiệu quả các quan hệ kinh tế - xã hội. Bộ máy nhà nước dần dần được chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong điều hành và quản lý xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, trong quá trình phát triển, nền hành chính nhà nước cũng đã bộc lộ nhiều khuyết tật, bất cập trước những yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế - xã hội, công tác quản lý hành chính nhà nước của các cấp chính quyền trong cả nước còn bị buông lỏng ở nhiều khâu, hiệu quả, hiệu lực quản lý của chính quyền chưa cao, tập trung chủ yếu ở cấp chính quyền cơ sở, trong đó chính quyền phường là cấp có nhiều khó khăn phức tạp khi thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đứng trước tình hình đó, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương cải cách nền hành chính nhà nước và coi đó là trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một trong những nội dung quan trọng của công cuộc cải cách hành chính là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính vừa có phẩm chất đạo dức tốt, vừa có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có kĩ năng quản lý, vận hành bộ máy hành chính để thực hiện có hiệu quả các chủ trương , đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp nói chung và chính quyền cấp cơ sở nói riêng. Hiệu lực quản lý nhà nước được thực hiện bởi số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn " Cán bộ nào thì phong trào ấy ". Do vậy, nhận biết được thực trạng của đội ngũ cán bộ, công chức phường là yếu tố cơ bản có tính quyết định góp phần đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà nước ở chính quyền cấp phường. Quận Ba Đình là trung tâm hành chính, chính trị quốc gia, nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan trung ương Đảng và Nhà nước, có nhiều đại sứ quán các nước đóng trên địa bàn và cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.Cùng với sự nghiệp phát triển đất nước sau hơn 15 năm đổi mới, quận Ba Đình đã phát huy được vai trò tiên phong là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô, có tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, bộ mặt đô thị ngày một thay đổi, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện . Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, chính quyền cơ sở ở quận Ba Đình cũng còn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế, mà chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những vấn đề tạo ra những mặt yếu kém trong tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp phường, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội của quận nói riêng và của thành phố nói chung. Cầu Giấy là một quận mới của thủ đô Hà Nội, được thành lập năm 1997 trên cơ sở sát nhập 4 thị trấn và 3 xã của huyện Từ Liêm. Do đặc điểm thành lập của mình, quận Cầu Giấy có những đặc trưng rất riêng, khác với các quận khác của thủ đô. Quận có tỷ lệ dân sống bằng sản xuất nông nghiệp rất cao. Mặc dù tốc độ đô thị hoá về nhà ở phát triển mạnh nhưng hệ thống hạ tầng kĩ thuật còn thấp, quan hệ cộng đồng vẫn theo nền nếp làng xóm, trình độ dân trí không đồng đều. Trong suốt một thời gian dài kể từ khi có khái niệm " quận " ( với ý nghĩa tương đương khái niệm quận hiện nay ) trong công tác phân chia địa giới hành chính và quản lý nhà nước của nước ta ( 1981 ), thành phố Hà Nội vẫn bao gồm 4 quận là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng. Xuất phát từ tình hình phát triển mới, trong 3 năm 1995, 1996, 1997 thành phố đã lần lượt mở thêm các quận mới là Tây Hồ, Thanh Xuân và Cầu Giấy. Những thay đổi về đơn vị hành chính của thành phố Hà Nội đã đem lại không ít những thay đổi trong nhiều lĩnh vực. Giữa các quận mới và cũ tồn tại sự khác biệt trên nhiều lĩnh vực, một trong số đó là lĩnh vực công tác quản lý nhà nước của chính quyền cấp phường mà chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một khía cạnh cơ bản. Trên cơ sở những nhận định trên, tôi lựa chọn đề tài " Bước đầu tìm hiểu chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay " để nghiên cứu và tiến hành trên địa bàn hai quận Ba Đình và Cầu Giấy nhằm tìm hiểu thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc hai quận này cũng như phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt giữa đội ngũ cán bộ, công chức của hai quận, góp phần đưa ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường vì mục tiêu tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp này. 2. mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Vận dụng một số kiến thức xã hội học để tìm hiểu thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ , công chức của chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm hướng đến làm sáng tỏ những vấn đề sau : Tìm hiểu thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền cấp phường tại các phường thuộc quận Ba Đình, Cầu Giấy. Xem xét chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức phường thông qua đánh giá của quần chúng nhân dân . So sánh thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức của hai quận Ba Đình và Cầu Giấy nhằm rút ra kết luận về những khác biệt và tương đồng trong tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp cơ sở tại hai quận này. Đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền cấp phường. Khách thể nghiên cứu : Cán bộ, công chức nhà nước làm việc trong chính quyền cấp phường. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi khảo sát : Địa bàn quận Ba Đình và quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu : Mô tả và so sánh thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp phường của hai quận qua phân tích các tiêu chí độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị cũng như qua đánh giá của quần chúng nhân dân. 5. Phương pháp nghiên cứu * Đề tài sử dụng phương pháp chủ yếu là phân tích tài liệu trên cơ sở nghiên cứu các báo cáo, các bảng số liệu thống kê về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tình hình tổ chức và hoạt động của chính quyền các phường thuộc quận Ba Đình và Cầu Giấy cũng như các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của các phường trên địa bàn hai quận. * Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với quần chúng nhân dân trên địa bàn hai quận Ba Đình và Cầu Giấy nhằm tìm hiểu nhận thức của quần chúng nhân dân về công tác quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức phường cũng như đánh giá của họ về hiệu quả hoạt động của đội ngũ này. Bảng hỏi được xây dựng gồm 8 câu hỏi nhằm làm rõ những thông tin cơ bản sau : Đặc điểm cá nhân Đánh giá về những hạn chế và nguyên nhân của chúng trong hoạt động của chính quyền phường tại địa phương Nhận thức về những yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, công chức phường Đánh giá về hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức phường Đề xuất những biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường Mẫu được chọn bao gồm 300 đơn vị mẫu là người dân sống trên địa bàn hai quận Ba Đình và Cầu Giấy. Mẫu được chọn theo nguyên tắc hoàn toàn ngẫu nhiên, chia đều cho địa bàn 12 phường của quận Ba Đình và 7 phường của quận Cầu Giấy. Số liệu thu được được xử lý theo chương trình Acessory for Windows, sau đó được phân tích dựa trên tần suất của các phương án trả lời trong từng câu hỏi. * Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với một số đồng chí là cán bộ lãnh đạo hoặc nhân viên thuộc UBND một số phường trên địa bàn quận Ba Đình cũng như Cầu Giấy, phòng Tổ chức chính quyền quận và văn phòng Thành Uỷ Hà Nội nhằm thu thập thêm những thông tin chi tiết, sâu sắc về vấn đề nghiên cứu. 6. Giả thuyết nghiên cứu Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường hiện nay còn chưa thực sự cao, cụ thể là : Cơ cấu độ tuổi ở mức trung bình, còn thiếu đội ngũ cán bộ, công chức trẻ. Mặt bằng chung về trình độ học vấn, trình độ quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị còn thấp. Tồn tại sự khác biệt trong chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường giữa quận cũ và quận mới thành lập. Đội ngũ cán bộ, công chức của các phường thuộc quận mới đã được trẻ hoá và có mặt bằng chung về trình độ cao hơn. phần cơ sở lý luận hệ khái niệm Khái niệm cán bộ, công chức Điều 1, chương 1 Pháp lệnh cán bộ, công chức do Uỷ ban thường vụ Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 / 2 / 1998 quy định : Cán bộ , công chức là công dân Việt Nam, làm việc trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm : Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kì trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo ngành, chuyên môn, được xếp vào ngạch hành chính sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước, mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng. Thẩm phán Toà án nhân dân, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công dân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp. Như vậy, cán bộ, công chức chính quyền phường là những cán bộ, công chức nhà nước làm việc trong cơ cấu tổ chức của chính quyền cấp phường, là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một vị trí nhất định trong bộ máy chính quyền phường. Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước. 2.1 Khái niệm quản lý Xã hội loài người xuất hiện, nhu cầu tổ chức , điều hành xã hội cũng hình thành như một tất yếu lịch sử. Trong lịch sử, trình độ, tính chất quản lý xã hội phát triển từ thấp đến cao theo sự phát triển của xã hội. Xã hội được quản lý tốt bằng những cơ chế, biện pháp tiến bộ thì ổn định, không ngừng phát triển và ngược lại. Hiện nay có nhiều cách giải thích khác nhau về thuật ngữ quản lý. Có quan niệm cho rằng quản lý là hành chính, là cai trị. Có quan niệm khác lại cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển , chỉ huy. Các cách nói này nhìn chung không có gì khác nhau về nội dung mà chỉ khác về cách dùng thuật ngữ, khác về cách diễn giải. Quản lý được hiểu theo hai góc độ : một là góc độ tổng hợp mang tính chính trị xã hội ; góc độ khác mang tính hành động thiết thực. Hai quan niệm này đều có cơ sở khoa học và thực tế. Nhìn chung, quản lý thể hiện việc tổ chức, điều hành tập hợp người, công cụ, phương tiện, tài chính.v.v để kết hợp các yếu tố đó với nhau nhằm đạt được mục tiêu định trứơc. Dưới góc độ xã hội học, quản lý là một khái niệm chỉ chức năng của các hệ thống có tính tổ chức, chức năng này có trong giới sinh học, trong đời sống xã hội và trong quản lý kĩ thuật. Quản lý nói chung là chức năng nhằm bảo vệ và duy trì các cơ cấu xác định của một tổ chức, đồng thời duy trì chế độ hoạt động thực hiện một chương trình và một mục đích của hoạt động đã được ý thức hoá của một tập đoàn người, của một tổ chức xã hội hoặc của một cá nhân nào đó với tư cách là một chủ thể của hoạt động quản lý. Tóm lại, khái niệm quản lý có thể được hiểu là : Sự tác động liên tục, có tổ chức, có ý thức hướng mục đích của chủ thể vào đối tượng nhằm đạt được hiệu quản tối ưu so với yêu cầu đặt ra. Mô hình hoạt động quản lý Liên hệ trực tiếp Đối tượng Chủ thể Lệnh từ cấp trên Liên hệ ngược ( thông tin phản hồi ) Trong khuôn khổ của đề tài, khái niệm quản lý được cụ thể hoá với chủ thể là đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường, đối tượng quản lý là quần chúng nhân dân trên địa bàn phường. 2.2 Khái niệm quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người. Quản lý nhà nước khác với dạng quản lý của các chủ thể khác ở chỗ các chủ thể này không dùng quyền lực pháp luật của nhà nước để điều chỉnh các quan hệ quản lý mà chỉ dùng phương thức giáo dục, vận động quần chúng. Quản lý nhà nước cũng có nội dung như quản lý hành chính nhà nước vì hành chính nhà nước là một dạng hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động hành chính của các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước ( quyền hành pháp ) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo pháp luật. Đó là Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương các cấp, không kể các tổ chức thuộc nhà nước nhưng không nằm trong cơ cấu quyền lực như các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp. Quyền hành pháp có hai nội dung : một là lập quy, được thực hiện bằng việc ra văn bản pháp quy, quy phạm pháp luật để chấp hành luật, hai là quản lý hành chính tức là tổ chức, điều hành , phối hợp các hoạt động kinh tế xã hội để đưa luật pháp vào đời sống. Hoạt động quản lý nhà nước là điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người bằng quyền lực của nhà nước. Hoạt động đó được thể hiện bằng các quyết định của các cơ quan nhà nước dưới hình thức các văn bản pháp lí. Trong đó, các nguyên tắc, quy tắc,tiêu chuẩn, biện pháp được quy đinh chặt chẽ để không ngừng đáp ứng sự phù hợp giữa chủ thể và khách thể quản lý, bảo đảm sự cân đối hài hoà về sự phát triển của quá trìnhh xã hội. Tóm lại, chúng ta có thể định nghĩa quản lý hành chính nhà nước như sau : Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa do các cơ quan trong hệ thống chính phủ từ trung ương đến cơ sở tiến hành. Khái niệm phường và chính quyền cấp phường Khái niệm phường Thuật ngữ " phường " đã xuất hiện từ năm 1010 khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La lấy tên là Thăng Long, cả kinh thành đựơc xem như một phủ gồm 61 phường. Thể chế phường này được giữ nguyên qua các đời Trần , Lê. Dưới thời nhà Nguyễn, năm 1831 vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính và đã chia nhỏ các phường của kinh thành Thăng Long. Từ khi chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời cho đến tận năm 1981, trong cơ chế hành chính của nước ta không có khái niệm phường mà chỉ tồn tại khu phố, khối và tiểu khu. Từ năm 1981 tiểu khu được đổi thành phường và duy trì cho đến nay. ( Hỏi đáp 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Tô Hoài - Nguyễn Vinh Phúc, NXB Trẻ - 2000 ) Theo Từ điển tiếng Việt của viện Ngôn ngữ học - Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, năm 1998, phường được định nghĩa như sau : Là khối dân cư gồm những người cùng một nghề và là đơn vị hành chính thống nhất ở kinh đô Thăng Long và một số thị trấn thời phong kiến ( Ba mươi sáu phường của Thăng Long ) Là tổ chức gồm những người ( thường là thợ thủ công ) cùng một nghề thời phong kiến ( Phường vải, phường săn, phường chèo...) Là đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị, tổ chức theo khu vực dân cư ở đường phố, dưới quận ( UBND phường ) Định nghĩa nêu trên đã chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của phường. Đó là tổ chức của một cộng đồng người được giới hạn bởi những công việc nhất định, cùng sinh sống và và tồn tại trong địa giới tự nhiên hoặc do nhà nước quy định, ở đó có những quy ước, quy định và thiết chế riêng được mọi người trong phường thống nhất và cùng nhau thực hiện. Hiến pháp 1980 quy định việc phân chia các đơn vị hành chính của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau : Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị hành chính tương đương. Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã . Thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện. Huyện chia thành xã và thị trấn. Thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã . Quận chia thànhh phường. Như vậy, phường là đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị được công nhận từ năm 1981, được quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quyết định số 94/HĐBT năm 1981 của Hội Đồng Bộ Trưởng và luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội thông qua ngày 30/6/1983. Khái niệm chính quyền cấp phường Theo tinh thần Hiến pháp 1992 , các cơ quan hành chính nhà nước hợp thành một chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn, có quan hệ chặt chẽ với nhau, và quyết định tính thống nhất về nhiệm vụ, chức năng hoạt động quản lý nhà nước, chức năng chấp hành và điều chỉnh. Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm : Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là chính phủ. Cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc chính phủ ( các bộ, uỷ ban nhà nước, các cơ quan thuộc chính phủ ) Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Cũng theo Hiến pháp 1992, uỷ ban nhân dân được quy định là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, không chỉ chịu trách nhiệm chấp hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân mà cả những nghị quyết của cơ quan chính quyền cấp trên, thi hành pháp luật thống nhất của nhà nước. UBND là cơ quan trong hệ thống thực hiện quyền hành pháp, hệ thống hành chính nhà nước thống nhất, là cơ quan hoạt động thường xuyên, thực hiện quản lý nhà nước, chỉ đạo , điều hành công việc hàng ngày của nhà nước ở địa phương. Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp phường - Ban hành theo quyết định số 3940/QĐ - UB ngày 25/8/1990 của UBND thành phố Hà Nội đã chỉ rõ : " Phường là đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị ; là nơi trực tiếp thực hiện mọi
Tài liệu liên quan