Đề tài Bước đầu tìm hiểu nền giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến những năm đầu của thế kỷ XXI

Trung Quốc là một quốc gia khổng lồ ở châu Á, sau những năm khủng hoảng và bế tắc của Cách mạng văn hoá thì giờ đây đã đi lên với một tốc độ nhanh chóng, đến năm 2000, thu nhập bình quân đầu ngƣời đã là 981 USD. Đó chính là thành quả bƣớc đầu của công cuộc cải cách và mở cửa, thực hiện 4 hiện đại hoá, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Một trong những biện pháp chiến lƣợc đƣợc Trung Quốc đƣa ra để thực hiện những mục tiêu trên là ra sức phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp cải cách và mở cửa. Giáo dục Trung Quốc từ chỗ bị rẻ rúng, trí thức bị vùi dập trong Cách mạng văn hoá thì từ 1978 trở đi đã trở thành “Trọng điểm chiến lƣợc quốc gia”, “giáo dục phục vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội” và “ Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải dựa vào giáo dục”, “Kế hoạch trăm năm, giáo dục là gốc”. Đó chính là những quan điểm soi sáng cho sự phát triển của giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến những năm đầu của thế kỷ XXI. Chú trọng tới vấn đề phát triển giáo dục cũng chính là chú trọng tới tƣơng lai của đất nƣớc. Từ thực tế điêu tàn của giáo dục Trung Quốc sau Cách mạng văn hoá và yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp cải cách và mở cửa, giáo dục Trung Quốc cũng thực hiện một cuộc cải cách sâu sắc và toàn diện trên rất nhiều lĩnh vực: hệ thống giáo dục, cơ chế quản lý, chính sách giáo dục đối với các dân tộc thiểu số và những biện pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên .Những chủ trƣơng, chính sách của Trung Quốc của Đảng và nhà nƣớc Trung Quốc trong cả một quá trình từ 1978- những năm đầu của thế kỷ XXI đã có tác dụng tích cực, làm thay đổi hẳn bộ mặt giáo dục Trung Quốc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cải cách và mở cửa. Cùng với quá trình phát triển, nhiều kinh nghiệm đã đƣợc đúc kết.

pdf91 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2498 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu tìm hiểu nền giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến những năm đầu của thế kỷ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trƣờng đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh Khoa Lịch sử  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Bƣớc đầu tìm hiểu nền giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến những năm đầu của thế kỷ XXI. GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên Lớp: IV (A) Khoá: 2005-2009 Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5/2009. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên 1 LỜI CẢM ƠN Em xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa đã tận tình giúp đỡ và truyền thụ những tri thức cho chúng em trong suốt bốn năm học vừa qua.Các thầy cô chính là những tấm gƣơng để chúng em học tập. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Nguyễn Thị Kim Dung. Cô là ngƣời đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khoá luận này. Em xin kính chúc các thầy cô dồi dào sức khoẻ để cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng ngƣời. TP. Hồ Chí Minh tháng 5/2009 Sinh viên Trần Thị Duyên Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .......................................................................................... 1 MỤC LỤC ............................................................................................... 2 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 3 I. Lý do chọn đề tài .............................................................................. 4 II. Lịch sử vấn đề................................................................................... 5 III. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 7 IV. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................... 7 V. Cấu trúc của khoá luận .................................................................. 7 Chƣơng I: CÔNG CUỘC CẢI CÁCH MỞ CỬA VÀ VẤN ĐỀ CẢI CÁCH GIÁO DỤC ............................................................................................. 8 I Công cuộc cải cách-Mở cửa của Trung Quốc. ........................................ 9 I.1 Cải cách- Mở cửa là yêu cầu cấp bách. ............................................ 9 I.2. Quá trình thực hiện cải cách, mở cửa và thành tựu của nó. ........... 12 I.2.1 Quá trình thực hiện cải cách và mở cửa ở Trung Quốc. .......... 12 I.2.2 Thành tựu ............................................................................... 14 II. Yêu cầu cải cách giáo dục.................................................................. 19 II.1 Sơ lƣợc quá trình phát triển của giáo dục Trung Hoa từ 1949-1978. ....... 19 II.1.1 Thời kỳ thứ nhất :1949-1956. ................................................ 19 II.1.2 Thời kỳ thứ 2 :1966-1976. .................................................... 22 II.1.3 Thực trạng lạc hậu của giáo dục Trung Quốc trƣớc cải cách. 24 III. Nhận thức của Trung Quốc về phát triển giáo dục. .......................... 26 III.1 Xác định vị trí ƣu tiên phát triển cho giáo dục ............................ 26 III.2 Nhận thức về mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục. ......... 29 Chƣơng II: QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH CỦA GIÁO DỤC TRUNG QUỐC TỪ 1978 ĐẾN NAY ......................................................................................... 31 I.1.Giáo dục phổ thông ....................................................................... 31 I.1.1 Giáo dục tiểu học ................................................................... 32 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên 3 I.1.2 Giáo dục trung học ................................................................. 32 I. 2 Giáo dục đại học, sau đại học ...................................................... 35 I.3. Giáo dục ở các dân tộc thiểu số .................................................... 41 I.3.1 Vị trí và tầm quan trọng của cải cách giáo dục ở khu vực dân tộc thiểu số. ............................................................................................... 41 I.3.2 Những giải pháp bƣớc đầu...................................................... 42 I.4 Vấn đề nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục .................................... 44 I. 4.1 Tầm quan trọng của nhà giáo trong sự nghiệp đổi mới giáo dục. .................................................................................................................. 44 I.4.2 Một số biện pháp phát triển và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. .. 47 Chƣơng III: THÀNH TỰU CỦA GIÁO DỤC TRUNG QUỐC TỪ 1978 ĐẾN NAY VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM. ..................................... 53 I Thành tựu. ........................................................................................... 53 I.1 Giáo dục phổ thông ....................................................................... 53 I. 2 Giáo dục đại học .......................................................................... 55 I.3 Những thành tựu trong công tác đào tạo giáo viên. ........................ 62 I.4 Giáo dục ở dân tộc thiểu số ........................................................... 64 II. Những khó khăn và tồn tại ................................................................ 66 III Những bài học kinh nghiệm của giáo dục Trung Quốc với giáo dục Việt Nam. ......................................................................................................... 69 III.1 So sánh giữa giáo dục Trung Quốc và giáo dục Việt Nam. ........ 69 III.2 Những bài học kinh nghiệm ........................................................ 72 KẾT LUẬN ........................................................................................... 77 PHỤ LỤC .............................................................................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 88 MỞ ĐẦU Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên 4 I. Lý do chọn đề tài Trung Quốc là một quốc gia khổng lồ ở châu Á, sau những năm khủng hoảng và bế tắc của Cách mạng văn hoá thì giờ đây đã đi lên với một tốc độ nhanh chóng, đến năm 2000, thu nhập bình quân đầu ngƣời đã là 981 USD. Đó chính là thành quả bƣớc đầu của công cuộc cải cách và mở cửa, thực hiện 4 hiện đại hoá, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Một trong những biện pháp chiến lƣợc đƣợc Trung Quốc đƣa ra để thực hiện những mục tiêu trên là ra sức phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp cải cách và mở cửa. Giáo dục Trung Quốc từ chỗ bị rẻ rúng, trí thức bị vùi dập trong Cách mạng văn hoá thì từ 1978 trở đi đã trở thành “Trọng điểm chiến lƣợc quốc gia”, “giáo dục phục vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội” và “ Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải dựa vào giáo dục”, “Kế hoạch trăm năm, giáo dục là gốc”. Đó chính là những quan điểm soi sáng cho sự phát triển của giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến những năm đầu của thế kỷ XXI. Chú trọng tới vấn đề phát triển giáo dục cũng chính là chú trọng tới tƣơng lai của đất nƣớc. Từ thực tế điêu tàn của giáo dục Trung Quốc sau Cách mạng văn hoá và yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp cải cách và mở cửa, giáo dục Trung Quốc cũng thực hiện một cuộc cải cách sâu sắc và toàn diện trên rất nhiều lĩnh vực: hệ thống giáo dục, cơ chế quản lý, chính sách giáo dục đối với các dân tộc thiểu số và những biện pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên…..Những chủ trƣơng, chính sách của Trung Quốc của Đảng và nhà nƣớc Trung Quốc trong cả một quá trình từ 1978- những năm đầu của thế kỷ XXI đã có tác dụng tích cực, làm thay đổi hẳn bộ mặt giáo dục Trung Quốc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cải cách và mở cửa. Cùng với quá trình phát triển, nhiều kinh nghiệm đã đƣợc đúc kết. Với mong muốn đƣợc tìm hiểu rõ hơn về nền giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến những năm đầu của thế kỷ XXI, em đã chọn nội dung trên là đề tài cho khoá luận tốt nghiệp. Nghiên cứu về cải cách giáo dục ở Trung Quốc là cách giúp cho ngƣời viết có thêm hiểu biết, phục vụ cho việc tìm hiểu rõ hơn về công cuộc cải cách mở cửa nói chung và sự nghiệp xây dựng nền văn minh tinh thần nói riêng của Trung Quốc . Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên 5 Trung Quốc là nƣớc láng giềng của Việt Nam. Cả hai nƣớc đều là những nƣớc đang phát triển, đều kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và con đƣờng xã hội chủ nghĩa, đều đang ở thời kỳ then chốt phát triển toàn diện và sâu sắc trên con đƣờng cải cách và mở cửa. Cả hai nƣớc hiện nay đang có những biện pháp phát triển giáo dục nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho sự nghiệp đổi mới.Vì thế nghiên cứu cải cách giáo dục ở Trung Quốc từ 1978 đến những năm đầu của thế kỷ XXI sẽ đem lại những bài học kinh nghiệm quý báu, phục vụ cho việc xây dựng nền giáo dục ở nƣớc ta. II. Lịch sử vấn đề Tìm hiểu giáo dục của Trung Quốc là một vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhƣng đã thu hút đƣợc sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu về Trung Quốc. Dẫu vậy, những tài liệu về giáo dục Trung Quốc còn khá hiếm, rải rác trên những tạp chí nghiên cứu về Trung Quốc. -Tổng luận: “Cải cách giáo dục đại học và chuyên nghiệp Trung Quốc” của tác giả Phan Tất Giá, Viện nghiên cứu giáo dục và đại học chuyên nghiệp, Hà Hội, 1993. Ngƣời viết đã nhìn lại quá trình phát triển của giáo dục đại học Trung Quốc từ 1976- 1993 với những cải cách quan trọng trên các lĩnh vực : đào tạo, quản lý, tuyển sinh….. -Cuốn :“ Giáo dục Trung Quốc trong cải cách” của tác giả Phan Văn Các, Trƣờng đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh, 1993. Tổng luận đã đặt trọng tâm vào việc phản ánh quá trình tìm kiếm giải pháp, hình thành những quyết sách quan trọng và những kết quả thu đƣợc của giáo dục Trung Quốc từ 1976- 1993, để có nhìn nhận lại những thành công cũng nhƣ những hạn chế của giáo dục Trung Quốc và có liên hệ phần nào với vấn đề của giáo dục Việt Nam. -Tác phẩm “Cải cách giáo dục ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thời kỳ 1978-2003” của Tiến sĩ Nguyễn Văn Căn, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 2007. Cuốn sách đã tập trung nghiên cứu những diễn biến cụ thể của quá trình phát triển và cải cách giáo dục ở Trung Quốc, qua đó làm rõ những thành tựu cơ bản và những hạn chế chủ yếu của sự nghiệp giáo dục ở Trung Quốc trong thời kỳ từ 1978 đến 2003. Trên cơ sở nghiên cứu những thành tựu và hạn chế của Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên 6 giáo dục Trung Quốc, cuốn sách cũng gợi mở một số bài học tham khảo cho những ai quan tâm tới giáo dục Trung Quốc và giáo dục Việt Nam. -Bài: “Trung Quốc cải cách giáo dục đại học cho công nghiệp hoá đất nuớc” của tác giả Phạm Thái Quốc, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 3- 1998. Tác giả đã có sự phân tích về những cải cách của giáo dục đại học Trung Quốc trên các lĩnh vực: cải cách hệ thống trƣờng học, đào tạo nhân tài,công tác nghiên cứu khoa học…… -Trong: “Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông của Trung Quốc- Thực trạng và triển vọng-Một vài điểm so sánh với giáo dục Việt Nam” của tác giả Đỗ Tiến Sâm, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 2-2002. Ông đã khái quát về giáo dục phổ thông ở Trung Quốc hiện nay, những thành tựu đạt đƣợc và đồng thời có sự so sánh với giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay. - Một bài viết khác của tác giả Nguyễn Văn Căn với tựa đề: “Quá trình chuẩn hoá giáo viên bậc phổ thông để thực hiện chiến lƣợc khoa giáo hƣng quốc ở Trung Quốc”, đăng trên Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 3-2005. Bài viết nêu và phân tích về những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của Trung Quốc từ đó nêu lên những kết quả cụ thể của công tác này trong sự nghiệp giáo dục ở Trung Quốc. Hay bài: “Tìm hiểu cải cách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số của Trung Quốc từ 1978 đến những năm đầu của thế kỷ XXI của tác giả Phạm Văn Căn; Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 5- 2003. Bài viết đã phân tích những cải cách giáo dục vùng dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, một số thành tựu đạt đƣợc và rút ra những kinh nghịêm cho giáo dục của Việt Nam. Trong “Nền giáo dục cộng hòa nhân dân Trung Hoa-55 năm xây dựng và phát triển” của tác giả Vũ Minh Tuấn, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, Số 5 (2004). Tác giả đã tổng kết lại quá trình phát triển của nền giáo dục Trung Hoa từ khi thành lập chế độ mới với nhiều thành tựu. Một phần quan trọng của bài viết là tập trung vào những cải cách của giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến nay. Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu về giáo dục Trung Quốc, ngƣời viết đi sâu vào quá trình thực hiện cải cách giáo dục Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên 7 và những thành tựu đạt đƣợc, rút ra điểm giống và khác nhau cùng những bài học kinh nghiệm của giáo dục Trung Quốc đối với giáo dục Việt Nam. III. Phạm vi nghiên cứu Cải cách và mở cửa ở Trung Quốc là một cuộc cải cách toàn diện trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…..Trong khuôn khổ khoá luận này, ngƣời viết chỉ tập trung tìm hiểu những cải cách giáo dục của Trung Quốc từ 1978 đến những năm đầu của thế kỷ XXI và những thành tựu đạt đƣợc của cuộc cải cách đó. IV. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở tham khảo những tài liệu có liên quan tới cuộc cải cách giáo dục của Trung Quốc, ngƣời viết sắp xếp thành các phiếu tƣ liệu về bối cảnh, những quan điểm, chính sách phát triển của giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến những năm đầu của thế kỷ XXI cùng với những thành tựu tiêu biểu, so sánh giáo dục Trung Quốc với giáo dục Việt Nam… Sau đó, ngƣời viết sử dụng phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic để khắc họa những nét cơ bản của giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến những năm đầu của thế kỷ XXI: một nền giáo dục đang có những chuyển biến theo hƣớng ngày càng tích cực và có quy mô lớn, đạt đƣợc nhiều thành tựu vào bậc nhất của thế giới. Đồng thời, ngƣời viết cũng sử dụng phƣơng pháp đối chiếu, so sánh để làm rõ những nét tƣơng đồng và khác biệt giữa giáo dục Trung Quốc- giáo dục Việt Nam. V. Cấu trúc của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khoá luận gồm 3 chƣơng với những nội dung nhƣ sau: -Chƣơng I: Công cuộc cải cách mở cửa và vấn đề cải cách giáo dục, từ trang 8-30. -Chƣơng II: Quá trình cải cách của giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến nay, từ trang 31-51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên 8 -Chƣơng III: :Thành tựu của giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến nay, từ trang 52-76 Chƣơng I: CÔNG CUỘC CẢI CÁCH MỞ CỬA VÀ VẤN ĐỀ CẢI CÁCH GIÁO DỤC Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên 9 I Công cuộc cải cách-Mở cửa của Trung Quốc. I.1 Cải cách- Mở cửa là yêu cầu cấp bách. Vào những năm 70 của thế kỉ XX, thế giới đã có những biến đổi to lớn về nhiều lĩnh vực. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra làm thay đổi bộ mặt của các nƣớc công nghiệp Mỹ - Tây Âu–Nhật Bản một cách nhanh chóng. Với cuộc cách mạng khoa học công nghệ, khoa học đã trở thành lực lƣợng sản xuất chủ yếu, khoa học đi trƣớc mở đƣờng cho kĩ thuật phát triển, từ đó rút ngắn khoảng cách từ phát minh đến sản xuất. Sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai này là tiền đề quan trọng dẫn đến xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế. Không có một quốc gia nào có thể biệt lập trong thời kì phát triển nhƣ vũ bão của khoa học và công nghệ. Biết hòa nhập thì sẽ đón nhận những thành tựu to lớn, từ đó đƣa đất nƣớc phát triển. Nếu tự cô lập, không giao lƣu với thế giới bên ngoài thì sẽ cầm chắc sự lạc hậu và kém phát triển. Cách mạng khoa học–kĩ thuật với những thành tựu của nó làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng đƣợc quốc tế hóa, đang hình thành một thị trƣờng thế giới bao gồm tất cả các nƣớc có chế độ chính trị khác nhau. Nền kinh tế thế giới vận động với nhiều mối quan hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Nhiều quốc gia trên thế giới đang điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế cho phù hợp với xu thế mới. Cách mạng khoa học–kĩ thuật đã khơi dậy, thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, tạo ra những tiềm năng mới. Tất cả những tác động trên của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã ảnh hƣởng sâu sắc đến Trung Quốc, đòi hỏi Trung Quốc phải cải cách, mở cửa để nhanh chóng tiếp cận nền công nghiệp hiện đại. Thêm vào đó, cuộc cách mạng khoa học–kĩ thuật đã mang lại những biến đổi to lớn trong mọi lĩnh vực đời sống của loài ngƣời và đang đặt ra những đòi hỏi mới, những yêu cầu cao hơn đối với lĩnh vực giáo dục–đào tạo con ngƣời ở tất cả các quốc gia. Bởi vì con ngƣời bao giờ cũng là yếu tố hàng đầu của lực lƣợng sản xuất, mọi sự tiến bộ của khoa học–công nghệ đều bắt nguồn từ sự sáng tạo của con ngƣời.Con ngƣời phải đƣợc giáo dục đầy đủ về học vấn, đƣợc đào Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên 10 tạo kĩ về nghề nghiệp. Vì thế nhiều quốc gia rất coi trọng sự nghiệp giáo dục, coi đó là chiến lƣợc hàng đầu. Ba mƣơi năm cuối thế kỉ XX, các nuóc tƣ bản dựa vào cuộc cách mạng khoa học–kĩ thuật đã phát triển hết sức mạnh mẽ, họ sử dụng các biện pháp: xuất khẩu tƣ bản, viện trợ kinh tế, chuyển giao công nghệ…nhằm biến các nƣớc đang phát triển thành thị trƣờng tiêu thụ. Nhƣng đây cũng chính là cơ hội giúp cho các nƣớc đang phát triển rút ngắn quá trình phát triển của mình. Đối với các nƣớc xã hội chủ nghĩa: Liên Xô và các nƣớc Đông Âu cho rằng tác động của các nƣớc tƣ bản sẽ không ảnh hƣởng đến nên kinh tế chính vì thế họ chậm thích ứng, duy trì quá lâu cơ chế quan liêu, bao cấp, cuộc khủng hoảng ở các nƣớc Đông Âu và Liên Xô ngày càng nghiêm trọng. Trƣớc thực tế đó, Liên Xô và các nƣớc Đông Âu đi vào cải cách, cải tổ lại bộ máy quản lý. Thế nhƣng những cuộc cải cách của họ không mang lại kết quả tốt đẹp mà càng khủng hoảng nặng nề hơn. Cuối cùng đều thất bại và tan rã nhƣng nó đã để lại những bài học sâu sắc cho các nƣớc đi sau: Trung Quốc và Việt Nam… Từ 1949, sau khi kết thúc nội chiến, Trung Quốc bƣớc vào thời kì xây dựng XHCN. Từ 1949–1959, Trung Quốc xây dựng chế độ mới, thực hiện nhiệm vụ đƣa Trung Quốc từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn tiến lên CNXH. Ngày 30/6/1950, “Luật cải cách ruộng đất” đƣợc ban hành. Đến năm 1957, công cuộc khôi phục kinh tế đã căn bản hoàn thành. Sản lƣợng công nghiệp tăng gấp 2 lần so với năm 1952. Năm 1957, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất hoàn thành, sản lƣợng công nghiệp tăng 150% so với 1952. Trong nông nghiệp, việc hợp tác hóa đã hoàn thành với 97% tổng số hộ toàn quốc. Nhƣ thế, trải qua hơn một thập niên đầu tiên, Trung Quốc đã xuất hiện cục diện chính trị, xã hội tƣơng đối ổn định với sự phát triển nhanh chóng của mọi lĩnh vực. Từ 1959 – 1978, Trung Quốc đã trải qua 20 năm không ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội…Ngay 1959, Mao Trạch Đông đã chính thức đƣa ra đƣờng lối “Ba ngọn cờ hồng” bao gồm: Đƣờng lối chung, Đại nhảy vọt và Công xã nhân dân. Với việc thực hiện đƣờng lối “Ba ngọn cờ hồng” và đặc biệt là Công xã nhân dân đã làm cho nền kinh tế Trung Quốc bị đảo lộn, hỗn loạn, đời sống nhân dân rất khó khăn. Cũng từ đó, trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc đã diễn ra Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Trần Thị Duyên 11 những bất đồng về đƣờng lối và tranh chấp quyền lực mà đỉnh cao là “Đại cách mạng văn hóa vô sản”diễn ra từ 1966–1976. Mƣời năm “Cách mạng văn hóa” là một thời kì bi thảm trong lịch sử nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, gây nên những hậu quả nghiêm trọng trên tất cả lĩnh vực đời sống, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nƣớc. Về mặt kinh tế, sự hỗn loạn trong đời sống xã hội đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh. Theo thống kê, trong mƣời năm Cách mạng văn hóa, tổn thất về kinh tế của Trung Quốc là khoảng 5000 tỉ nhân dân tệ. Trong khi nhiều quốc gia đã tận dụng thời cơ cho nền kinh tế cất cánh thì Trung Quốc đã bỏ lỡ cơ hội đó. Đời sống của nhân dân rất thiếu thốn. Về mặt xã hội
Tài liệu liên quan