Sựra đời hoạt động ngân hàng đánh dấu một bước ngoặt trong lịch
sửphát triển và tiến bộcủa con người. Lênin đã coi sựra đời ngân
hàng như”Sựphát minh ra lửa” hay “Sựphát minh ra bánh xe”. Vai trò to
lớn của hoạt động ngân hàng đối với sựphát triển nền kinh tếvà xã hội
được xuất phát từchính những đặc trưng của nó. Hoạt động kinh
doanh ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt bởi hàng hoá
trong quá trình kinh doanh là tiền tệ-loại hàng hoá có tính nhạy cảm và
sức cuốn hút đặc biệt. Chính tính đặc biệt riêng có này của tiền tệmà
hoạt động kinh doanh ngân hàng vừa là một loại hoạt động đem lại
hiệu quảrất lớn đối với nền kinh tế, vừa là một lĩnh vực mà khảnăng
xảy ra rủi ro cao.
Nghiên cứu vềrủi ro trong hoạt động ngân hàng là một việc làm hết
sức cần thiết đối với hệthống ngân hàng thương mại của Việt nam.
Việc nghiên cứu này sẽcho ta thấy rõ được các loại rủi ro, nguyên
nhân xuất hiện rủi ro và hậu quảcủa nó, và đểtừ đó đềra các giải pháp
hữu hiệu, thiết thực nhằm hạn chếrủi ro, giảm thiểu tổn thất cho hệ
thống ngân hàng.
Xuất phát từnhững vấn đềtrong lý thuyết cũng nhưthực trạng
hoạt động của hệthống ngân hàng thương mại Việt nam, em mạnh dạn
lựa chọn đềtài nghiên cứu:
"Các biện pháp hạn chếrủi ro trong hoạt động ngân hàng ởViệt nam"
và cho rằng việc tìm hiểu và nghiên cứu ván đềnày là hết sức cần thiết đối với
một sinh viên khoa Ngân hàng-Tài chính của trường Đại học KTQD.
Mặc dù đã có sựgiúp đỡhết sức nhiệt tình vềmặt khoa học cũng như
tài liệu phục vụbài viết của cô giáo TS. Nguyễn ThịBất, nhưng do kiến
thức còn hạn chếnên bài viết của em sẽkhông thểtránh khỏi những thiếu sót
cần bổsung. Em rất mong nhận được sựgóp ý của thầy cô và các bạn đểbài viết
được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cám ơn.
27 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 2
NỘI DUNG
PHẦN I: LÝ LUẬN VỀ NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 3
I/ TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIỆP VỤ TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 3
1. Khái niệm 3
2. Những nghiệp vụ chủ yếu trong hoạt động ngân hàng 3
II/ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 5
1. Rủi ro 5
2. Rủi ro tồn tại khách quan trong hoạt động ngân hàng 5
III/ NHỮNG RỦI RO ĐẶC THÙ TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 6
1. Rủi ro tín dụng 6
2. Rủi ro lãi suất 8
3. Rủi ro hối đoái 9
4. Rủi ro thanh toán 10
5. Rủi ro nguồn vốn 11
6. Rủi ro hoạt động ngoại bảng 12
7. Rủi ro công nghệ hoạt động 12
8. Rủi ro quốc gia 13
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA VIỆT NAM
VÀ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 14
I/ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN QUA 14
II/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO 17
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
1
LỜI NÓI ĐẦU
Sự ra đời hoạt động ngân hàng đánh dấu một bước ngoặt trong lịch
sử phát triển và tiến bộ của con người. Lênin đã coi sự ra đời ngân
hàng như ”Sự phát minh ra lửa” hay “Sự phát minh ra bánh xe”. Vai trò to
lớn của hoạt động ngân hàng đối với sự phát triển nền kinh tế và xã hội
được xuất phát từ chính những đặc trưng của nó. Hoạt động kinh
doanh ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt bởi hàng hoá
trong quá trình kinh doanh là tiền tệ-loại hàng hoá có tính nhạy cảm và
sức cuốn hút đặc biệt. Chính tính đặc biệt riêng có này của tiền tệ mà
hoạt động kinh doanh ngân hàng vừa là một loại hoạt động đem lại
hiệu quả rất lớn đối với nền kinh tế, vừa là một lĩnh vực mà khả năng
xảy ra rủi ro cao.
Nghiên cứu về rủi ro trong hoạt động ngân hàng là một việc làm hết
sức cần thiết đối với hệ thống ngân hàng thương mại của Việt nam.
Việc nghiên cứu này sẽ cho ta thấy rõ được các loại rủi ro, nguyên
nhân xuất hiện rủi ro và hậu quả của nó, và để từ đó đề ra các giải pháp
hữu hiệu, thiết thực nhằm hạn chế rủi ro, giảm thiểu tổn thất cho hệ
thống ngân hàng.
Xuất phát từ những vấn đề trong lý thuyết cũng như thực trạng
hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam, em mạnh dạn
lựa chọn đề tài nghiên cứu:
"Các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng ở Việt nam"
và cho rằng việc tìm hiểu và nghiên cứu ván đề này là hết sức cần thiết đối với
một sinh viên khoa Ngân hàng-Tài chính của trường Đại học KTQD.
Mặc dù đã có sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình về mặt khoa học cũng như
tài liệu phục vụ bài viết của cô giáo TS. Nguyễn Thị Bất, nhưng do kiến
thức còn hạn chế nên bài viết của em sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót
cần bổ sung. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết
được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cám ơn.
Sinh viên: Phạm Thu Hương
2
PHẦN I
LÝ LUẬN VỀ NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
I/ TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIỆP VỤ TRONG HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG
1/ Khái niệm
Khi nghiên cứu về ngân hàng, do có sự xâm nhập mạnh mẽ của
các định chế tài chính phi ngân hàng và sự phát triển đa dạng của bản
thân ngành ngân hàng nên rất khó để đưa ra một định nghĩa chính
xác, ngắn gọn về ngân hàng.
Ở Việt Nam, luật các tổ chức tín dụng đã đưa ra một định
nghĩa về ngân hàng như sau: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng
được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh
doanh khác có liên quan. Trong đó hoạt động ngân hàng là hoạt động
kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên
là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các
dịch vụ thanh toán.
Hệ thống ngân hàng hiện nay được chia thành hai bộ phận
chính: Ngân hàng Trung Ương và các ngân hàng trung gian. Vì sự liên
đối mật thiết với nhau trên thị trường tiền tệ và tài chính, nhiều tổ chức
không phải là ngân hàng nhưng cũng tham gia vào hoạt động cho vay và
kinh doanh tiền tệ như các tổ chức tín dụng, công ty Bảo hiểm, công ty
Tài chính, các quỹ tiền tệ... được nhiều nước xem như là bộ phận thứ ba
của hệ thống ngân hàng .
2/ Những nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng
Như phần trên đã nghiên cứu, hệ thống ngân hàng hiện nay
được chia thành hai bộ phận chính, và mỗi bộ phận này sẽ thực hiện
những chức năng riêng có của nó.
Ở tất cả các nước, Ngân hàng Trung Ương là cơ quan duy nhất
phát hành giấy bạc để đưa vào lưu hành trong nền kinh tế. Nó có
3
nhiệm vụ là tổ chức in tiền và đưa khối lượng tiền giấy vào trong lưu
thông thông qua kênh cần thiết, đồng thời lựa chọn, tiêu huỷ các
đồng tiền không đủ tiêu chuẩn lưu hành và điều chỉnh cơ cấu tiền
theo mệnh giá giữa các vùng của đất nước giữa các thời kỳ khác
nhau.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung Ương còn đóng vai trò là ngân
hàng của các ngân hàng thực hiện. Điều đó có nghĩa là Ngân hàng
Trung Ương mở tài khoản và quản lý tiền gửi cho hệ thống các Ngân
hàng Thương mại và các tổ chức tín dụng khác, hay Ngân hàng Trung
Ương có thể cho vay đối với các Ngân hàng Thương mại. Mặt khác,
Ngân hàng Trung Ương cũng còn là ngân hàng của Nhà nước; hoạt
động của Ngân hàng Trung Ương đặt dưới sự kiểm soát và điều hành
của cơ quan Nhà nước, đồng thời Ngân hàng Trung Ương cũng thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động của cả hệ
thống ngân hàng. Hơn nữa, Ngân hàng Trung Ương còn thay mặt cho
Nhà nước trong việc thực hiện một số quan hệ đối với nước ngoài
như thực hiện việc ký kết các hiệp định về tín dụng, tiền tệ đối với
Ngân hàng Trung Ương các nước hoặc các tổ chức tài chính tiền tệ
quốc tế mà các nước tham gia. Ngân hàng Trung Ương cũng có quan
hệ chặt chẽ đối với Kho bạc Nhà nước trong việc thực hiện các khoản
chi tiêu cho Chính phủ.
Còn về các hoạt động của ngân hàng trung gian, trong đó điển
hình là Ngân hàng Thương mại thì có thể chia thành ba nhóm hoạt
động chính; đó là hoạt động tập trung huy động vốn, hoạt động sử
dụng vốn và các hoạt động trung gian khác.
Về hoạt động tập trung huy động vốn, ngân hàng có thể tạo lập
nguồn vốn thông qua hoạt động mở tài khoản tiền gửi cho khách
hàng, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, hoặc đi vay các ngân
hàng khác. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng Thương mại có thể được
hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như do Nhà nước cấp, do các cổ
đông góp vốn hoặc của các bên liên doanh; ngoài ra, vốn chủ sơ hữu
còn có thể do ngân hàng mở rộng các hoạt động như làm dịch vụ, đại
lý...
4
Về hoạt động sử dụng vốn, Ngân hàng Thương mại có thể cho
vay. Đây hoạt động chủ yếu của các Ngân hàng Thương mại và nó
cũng phản ánh đúng tính chất của các Ngân hàng Thương mại là huy
động vốn để cho vay. Bên cạnh đó, Ngân hàng Thương mại cũng có
thể đầu tư kinh doanh chứng khoán, đầu tư tài sản cố định ...
Ngân hàng Thương mại còn thực hiện một số hoạt động trung
gian khác như làm trung gian thanh toán cho khách hàng, chuyển tiền cho
khách hàng, tư vấn, môi giới chứng khoán...
Chính vì những đặc trưng trong hoạt động của các Ngân hàng
Thương mại như nêu trên mà những rủi ro trong hoạt động ngân hàng
thường gắn liền với các Ngân hàng Thương mại .
II/ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
1/ Rủi ro
Rủi ro trong kinh doanh được hiểu là những thiệt hại trong kinh
doanh có thể nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị kinh doanh. Từ
đó ta có nhận xét:
- Không được coi tất cả các thiệt hại trong kinh doanh là rủi ro
trong kinh doanh
- Mức độ rủi ro phụ thuộc nhiều vào trình độ quản lý thực có của
đơn vị.
- Rủi ro được gây ra bởi nhiều nguyên nhân: khách quan, chủ
quan,có rủi ro bất khả kháng và rủi ro tự nhiên, nhưng dù là loại rủi
ro nào cũng đều có khả năng phòng ngừa với các biện pháp có thể
khác nhau.
2/Rủi ro tồn tại khách quan trong hoạt động ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh và rủi ro là hai phạm trù
cặp đôi.
Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã làm đa dạng hoá
các thành phần kinh tế, tạo sự bình đẳng trong hoạt động của các
5
thành phần này và thúc đẩy sự cạnh tranh lẫn nhau một cách lành
mạnh.
Rủi ro tuy là sự bất trắc gây thiệt hại không mong đợi song lại
là hiện tượng dồng hành với các hoạt động kinh doanh trong cơ chế
thị trường, trong quá trình cạnh tranh. Rủi ro xuất hiện ở những điểm
yếu, kém hiệu quả, mất cân đối trong phát triển kinh tế. Rủi ro vừa là
nguyên nhân, vừa là hậu quả của những hoạt động kinh tế không có
hiệu quả. Nó tạo tiền đề cho quá trình đào thải tự nhiên của các
doanh nghiệp yếu kém, thúc đẩy sự chấn chỉnh, thích nghi của các
doanh nghiệp, tạo xu hướng phát triển ổn định và có hiệu quả cho
nền kinh tế.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của
các Ngân hàng Thương mại cũng không nằm ngoài sự tác động trên.
Thậm chí, với hoạt động ngân hàng, hầu như không có loại nghiệp vụ
nào, không có loại dịch vụ nào của ngân hàng là không có rủi ro bởi
một lẽ là hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại trong nền
kinh tế thị trường là một hoạt động rất nhậy cảm, mọi biến động
trong nền kinh tế-xã hội đều nhanh chóng tác động đến hoạt động
ngân hàng, có thể gây nên những xaó trộn bất ngờ và dẫn đến hiệu
quả của ngân hàng bị giảm sút một cách nhanh chóng. Do vậy, hoạt
động kinh doanh của ngân hàng thương mại luôn chứa đựng những
rủi ro “tiềm ẩn”, nó có thể xẩy ra bất cứ lúc nào.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực đặc biệt do
hàng hoá của nó là tiền tệ-loại hàng hoá có tính nhạy cảm và sức
cuốn hút rất lớn; vì vậy mà rủi ro trong kinh doanh ngân hàng cũng rất
lớn và đa dạng.
Do vậy, nhận thức rõ từng loại rủi ro, đề ra những biện pháp
ngăn chặn phòng chống hữu hiệu để hạn chế thấp nhất rủi ro luôn là vấn
đề cấp bách thường xuyên liên tục tồn tại song song với hoạt động
của ngân hàng.
6
III/ NHỮNG RỦI RO ĐẶC THÙ TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG
1/Rủi ro tín dụng
Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng; nó
thường chiếm phần lớn trong các hoạt động kinh doanh của ngân
hàng cả về khối lượng công việc cũng như mức độ tạo thuận lợi. Tỷ lệ
thuận với nó là mức độ rủi ro của nghiệp vụ này cũng chiếm phần lớn
trong tổng mức rủi ro của hoạt động ngân hàng.
Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu
được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay. Nói cách khác, “rủi ro tín
dụng là khả năng xảy ra do khách hàng không thực hiện trả nợ theo
các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng”.
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi
bên đi vay, trong một giao dịch nào đó, không thực hiện được việc
thanh toán tiền vay theo thời hạn và điều kiện trong hợp đồng làm cho
người cho vay phải gánh chịu tổn thất tài chính.
Rủi ro tín dụng có muôn hình muôn vẻ, với nhiều hình thái,
cung bậc khác nhau, chúng tiềm ẩn trong suốt quá trình trước, trong và
sau khi cho vay và biểu hiện ra bên ngoài là món vay không thu hồi
được, nợ quá hạn, nợ khó đòi, mất vốn...
Để xem xét thực trạng rủi ro tín dụng của một ngân hàng, người
ta thường phải xét đến tỷ trọng nợ quá hạn cao hay thấp. Trong tỷ
trọng nợ quá hạn, người ta lại chia ra tỷ trọng nợ quá hạn dưới sáu
tháng, nợ quá hạn dưới một năm, nợ quá hạn trên một năm, nợ quá
hạn khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi... Các tỷ trọng này càng
cao thì khả năng bảo toàn vốn tín dụng của ngân hàng càng thấp.
Khi nghiên cứu về các nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng,
người ta đã đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau: nguyên nhân
khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân bất khả kháng, thông
tin không cân xứng, sự điều khiển sai lệch của cơ chế thị trường.
Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân từ phía ngân hàng (mà chủ
7
yếu là từ sự yếu kém của cán bộ ngân hàng, các nhà quản trị điều
hành không có năng lực, thiếu kiểm tra giám sát), nguyên nhân từ
phía khách hàng...
Ngày nay, các Ngân hàng Thương mại dù đã mở rộng kinh
doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng hoạt động cho vay vẫn là
nguồn cơ bản tạo nên thu nhập của ngân hàng. Đặc biệt, ở những
nước đang phát triển như ở Việt Nam, hoạt động cho vay chiếm tới
90% hoạt động của ngân hàng, và vì thế mà rủi ro tín dụng là vấn đề cần
được quan tâm đặc biệt trong hoạt động của các ngân hàng Thương
mại ở nước ta hiện nay.
Về bản chất, rủi ro tín dụng là loại rủi ro đa dạng và phức tạp, và
việc quản lý và phòng ngừa nó rất khó khăn. Loại rủi ro này có thể
xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Bất cứ một rủi ro nào đó của hoạt
động cho vay cũng đưa đến rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng không
thể loại trừ khả năng rủi ro, song nếu ngân hàng có những giải pháp
đồng bộ hữu hiệu thì có thể ngăn ngừa rủi ro, hạn chế tối đa những
thiệt hại có thể xảy ra.
2/ Rủi ro về lãi suất
Rủi ro lãi suất là rủi ro phát sinh khi có sự biến động của chênh
lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay của ngân hàng với lãi suất phải trả
cho việc đi vay, dẫn đến làm giảm thu nhập của ngân hàng.
Rủi ro này là hậu quả của những thay đổi lãi suất. Trong nền
kinh tế, lãi suất là yếu tố rất nhạy cảm đối với biến động của nền
kinh tế; hơn nữa, nó là công cụ trong việc thực hiện chính sách tài
chính tiền tệ của Chính phủ. Vì vậy, rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện
thường xuyên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng .
Như vậy, rủi ro lãi suất là những tác động do biến động lãi suất
đối với hoạt động của ngân hàng. Rủi ro lãi suất bắt nguồn từ mối
quan hệ qua lại của tài sản Có, tài sản Nợ và các hợp đồng ngoại
bảng.
Cơ cấu tài sản Có, tài sản Nợ sẽ quyết định tình trạng rủi ro lãi
suất của một ngân hàng. Tình trạng rủi ro lãi suất phụ thuộc vào mức
8
độ cân đối giữa tài sản Có và tài sản Nợ mà điển hình là khi ngân
hàng dùng tài sản Nợ ngắn hạn hoặc với lãi suất thay đổi để đầu tư vào
tài sản Có dài hạn hơn với lãi suất cố định. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi
lãi suất ngắn hạn tăng, chi phí ngân hàng tăng lên trong khi thu nhập
ở tài sản Có dài hạn hơn vẫn giữ nguyên. Nếu chênh lệch thu nhập ở tài
sản Có không bù đắp chi phí nghiệp vụ kinh doanh thì ngân hàng sẽ bị ăn
mòn vào vốn. Ngược lại, khi nhận lại vốn với một thời hạn và lãi suất ấn
định, lợi nhuận ngân hàng sẽ bị giảm khi lãi suất thị trường bị giảm
xuống.
Ngoài ra, rủi ro lãi suất còn có thể xảy ra trong những trường hợp
sau đây:
- Lạm phát tăng, lãi suất buộc phải điều chỉnh theo xu hướng tăng lên,
chi phí cho hoạt động ngân hàng cũng tăng lên, do đó làm giảm thu
nhập của ngân hàng. Khi lạm phát cao thì thường có lợi cho người
vay vốn và bất lợi cho người cho vay.
- Rủi ro lãi suất cũng có thể xảy ra do trình độ thấp kém, bị thua
thiệt trong việc cạnh tranh lãi suất ở thị trường hoặc do nhiều yếu tố
của nền kinh tế tác động đến lãi suất như cung, cầu, yếu tố khác của
thị trường... Khi ngân hàng có quyết định điều chỉnh lãi suất theo
hướng giảm xuống, trong khi tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn trả, tức
là khoản tiền gửi có kỳ hạn lại không giảm tương ứng, nên cũng dẫn
đến rủi ro lãi suất.
3/ Rủi ro hối đoái
Kinh doanh ngoại hối là một trong những hoạt động của ngân
hàng nhằm phục vụ cho nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, tạo điều
kiện cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hoạt động thuận lợi.
Rủi ro hối đoái là rủi ro xuất hiện trong nghiệp vụ kinh doanh
ngoại hối do sự biến động về tỷ giá giữa các đồng tiền.
Nếu tỷ giá hối đoái bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh
doanh có lãi, ngược lại thì bị lỗ.
Trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá luôn biến động, với biến
đổi của tỷ giá hối đoái, bất kỳ một khoản nợ nào cho dù dài hay
9
ngắn, đối với một đồng tiền nhất định, đều có thể tạo cho ngân hàng
phải đối mặt với rủi ro tỷ giá hối đoái.
Sự thay đổi tỷ giá dẫn đến sự thay đổi giá trị ngoại hối, cụ thể:
- Nếu ngân hàng có dư dật về ngoai tệ nào đó, khi ngoại tệ đó lên
giá, ngân hàng sẽ có lãi, ngược lại ngân hàng sẽ lỗ khi ngoại tệ đó
xuống giá.
- Nếu ngân hàng ở vị đoản về loại ngoại tệ nào đó, khi ngoại tệ đó
lên giá, ngân hàng sẽ lỗ và ngược lại ngân hàng sẽ có lãi nếu ngoại
tệ đó xuống giá.
Một trạng thái ngoại hối dù ở thế trường hay thế đoản đều có
nguy cơ gây tổn thất cho các nhà giao dịch. Dư dật về ngoại tệ càng lớn
thì rủi ro càng cao khi tỷ giá giảm; ngược lại, đoản về ngoại tệ nào đó
càng mạnh thì rủi ro cũng không ít khi tỷ giá giảm.
Khi phân biệt tình hình lãi, lỗ ngoại hối theo vị thế ngoại hối,
người ta so sánh số lỗ, lãi thực tế xảy ra so với mức lỗ, lãi dự kiến,
qua đó đánh giá chất lượng quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái của một
ngân hàng.
4/Rủi ro thanh toán
Rủi ro thanh toán phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có
nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức. Trong những trường
hợp như vậy, ngân hàng phải đi vay bổ sung nguồn vốn thanh toán hoặc
phải bán tài sản Có của mình để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi
tiền.
Mọi ngân hàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả
năng thanh toán. Khả năng chi trả là khả năng đáp ứng được nhu cầu chi
trả hiện tại, đột xuất, và trong tương lai.
Khi ngân hàng thiếu khả năng chi trả, nếu không được giải
quyết kịp thời có thể dẫn đến mất khả năng chi trả. Khi ngân hàng
thừa khả năng chi trả sẽ đẫn đến đọng vốn, làm giảm khả năng sinh lời,
thu nhập của ngân hàng giảm.
Rủi ro thanh toán nảy sinh do những nguyên nhân sau:
- Do mất cân bằng giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nguồn vốn
dư thừa quá lớn, trong khi đó thị trường đầu ra hạn hẹp, nên một số
ngân hàng đã dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn và
10
dài hạn quá mức, dẫn đến thiếu hụt khả năng chi trả tạm thời cho
người gửi tiền.
- Khi đến hạn, các khoản cho vay khó thu hồi được, uy tín của
ngân hàng giảm sút, người gửi tiền và người đi vay thường phản ứng
trước những khó khăn của ngân hàng bằng cách sử dụng hết hạn mức tín
dụng để đảm bảo có tiền cho những nhu cầu về sau hoặc rút hết số dư tiền
gửi vì sợ có thể không rút được.
Tất cả những khía cạnh trên dẫn đến những rủi ro trong thanh
toán của ngân hàng. Các nhà chuyên môn khẳng định rằng đây là loại rủi
ro riêng của ngân hàng và liên quan đến sự sống còn của ngân hàng.
Rủi ro này thường là hậu quả của một hay nhiều loại rủi ro mà ngân
hàng không lường trước được.
Trong trường hợp này, vốn tự có của ngân hàng không có khả
năng bù đắp hết tất cả các khoản mất mát, thiệt hại, ngân hàng dễ rơi vào
tình trạng vỡ nợ hay phá sản.
5/ Rủi ro về nguồn vốn
Rủi ro về nguồn vốn thường xẩy ra dưới hai hình thức: rủi ro
thiếu vốn và rủi ro thừa vốn. Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rõ về
khái niệm thừa và thiếu vốn trong kinh doanh ngân hàng.
Thừa vốn là tình trạng vốn tồn đọng ở quỹ nghiệp vụ, bao gồm cả
quỹ thanh toán tiền gửi ở ngân hàng Nhà Nước, quỹ tiền mặt, quỹ dự trữ
của ngân hàng.
Thiếu vốn là tình trạng xuất hiện trong các bộ phận thanh toán của
ngân hàng.
Rủi ro do thừa vốn: Ngân hàng Thương mại thông qua hình
thức “đi vay để cho vay” nhằm kiếm lợi nhuận, còn nguồn vốn tự có
”chỉ là cái đệm chống đỡ sự sụt giá của các tài sản Có”. Khi nguồn
vốn huy động của ngân hàng bị ứ đọng có nghĩa là ngân hàng không
cho vay ra được hoặc không sử dụng hết, trong khi đó ngân hàng vẫn
phải trả lãi cho người gửi tiền, chi các chi phí nghiệp vụ, các chi phí
quản lý. Nếu không khắc phục tình trạng này thì đến một chừng mực
nào đó, mức độ thua lỗ lớn sẽ dẫn đến việc đóng cửa ngân hàng.
Rủi ro do thiếu vốn: Thừa vốn đã gây khó khăn cho ngân hàng
thì việc thiếu vốn còn tệ hại hơn nhiều. Rủi ro thiếu vốn không thể
11
lường hết mức độ của nó gây ra vì vốn của ngân hàng phần lớn là
vốn huy động (vốn đi vay) của xã hội để cho vay ra. Nếu thiếu vốn
trong thanh toán ngân hàng không thể thanh toán cho khách hàng khi
họ có nhu cầu rút tiền. Nếu với các ngành kinh tế khác thì việc thanh
toán chỉ là một phần vốn của đơn vị và có thể sẽ không khó khăn
trong việc khất nợ với khách hàng (tất nhiên việc làm này không thể
kéo dài và thường xuyên), nhưng với hoạt động củ