Đề tài Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý tài sản cố định tại Công ty cổ phần may Hưng Yên

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, sự ra đời của nhiều loại hình doanh nghiệp cũng đồng thời tạo ra mối quan hệ cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp để có thể tồn tại trên thị trường. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp bên cạnh những hướng đi đúng đắn còn cần phải làm tốt công tác hạch toán kế toán, nhất là công tác kế toán tài sản cố định. Sản phẩm muốn đứng vững được trên thị trường cần phải c ó chất lượng cao giá thành hạ. Để đạt được những điều như vậy, ngoài đội ngũ lao động lành nghề, giàu kinh nghiệm cần phải có máy móc thiết bị hiện đại, qui trình công nghệ tiên tiến đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. TSCĐ xét về mặt hình thái hiện vật thì đó là điều kiện cần có để doanh nghiệp hoạt động, xét về các yếu tố của quá trình sản xuất là điều kiện cần thiết để nâng cao năng suất lao động. Do vậy, TSCĐ giữ một vai trò đăc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra hàng hoá và dịch vụ. Nhưng thực tế doanh nghiệp có đạt được các kết quả ấy hay không còn phụ thuộc vào trình độ quản lý, sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp. Qua quá trình học tập và tìm hiểu tình hình thực tế của công ty, đồng thời được sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy giáo, cùng các thầy cô giáo bộ môn tài chính cũng như sự hướng dẫn tận tình của cán bộ phòng tài chính kế toán ở công ty cổ phần may Hưng Yên, đã giúp em hoàn thành đề tài “Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý tài sản cố định tại Công ty cổ phần may Hưng Yên”. Nội dung đề tài gồm 3 chương : Chương 1: Lý luận chung về TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý TSCĐ tại công ty cổ phần may Hưng Yên. Chương 3: một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý TSCĐ ở công ty cổ phần may Hưng Yên

doc38 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý tài sản cố định tại Công ty cổ phần may Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, sự ra đời của nhiều loại hình doanh nghiệp cũng đồng thời tạo ra mối quan hệ cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp để có thể tồn tại trên thị trường. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp bên cạnh những hướng đi đúng đắn còn cần phải làm tốt công tác hạch toán kế toán, nhất là công tác kế toán tài sản cố định. Sản phẩm muốn đứng vững được trên thị trường cần phải c ó chất lượng cao giá thành hạ. Để đạt được những điều như vậy, ngoài đội ngũ lao động lành nghề, giàu kinh nghiệm cần phải có máy móc thiết bị hiện đại, qui trình công nghệ tiên tiến đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. TSCĐ xét về mặt hình thái hiện vật thì đó là điều kiện cần có để doanh nghiệp hoạt động, xét về các yếu tố của quá trình sản xuất là điều kiện cần thiết để nâng cao năng suất lao động. Do vậy, TSCĐ giữ một vai trò đăc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra hàng hoá và dịch vụ. Nhưng thực tế doanh nghiệp có đạt được các kết quả ấy hay không còn phụ thuộc vào trình độ quản lý, sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp. Qua quá trình học tập và tìm hiểu tình hình thực tế của công ty, đồng thời được sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy giáo, cùng các thầy cô giáo bộ môn tài chính cũng như sự hướng dẫn tận tình của cán bộ phòng tài chính kế toán ở công ty cổ phần may Hưng Yên, đã giúp em hoàn thành đề tài “Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý tài sản cố định tại Công ty cổ phần may Hưng Yên”. Nội dung đề tài gồm 3 chương : Chương 1: Lý luận chung về TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý TSCĐ tại công ty cổ phần may Hưng Yên. Chương 3: một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý TSCĐ ở công ty cổ phần may Hưng Yên. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI, TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1. Khái niệm TSCĐ Các doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động SXKD cần phải có tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động v.v..tư liệu lao động là các phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến nó theo mục đích của riêng mình. Bộ phận quan trọng nhất của tư liệu lao động được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh chính là TSCĐ. Theo qui định hiện hành của Bộ tài chính, quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ áp dụng từ năm tài chính 2004, thì: - TSCĐ hữu hình : Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất cụ thể (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa vật kiến trúc, máy móc, thiết bị... Theo tiêu chuẩn hiện hành ở nước ta TSCĐ là những TLLĐ phải thoả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau: Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy; Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên; Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên. - TSCĐ vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới quyền sử dụng đất; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả... Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình: Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn ghi nhận như 4 tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình. Như vậy .TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn và tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. - Đặc điểm của TSCĐ: + TSCĐ hữu hình: Thứ nhất: Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và vẫn giữ được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ. Thứ hai: Giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần và chuyển dần từng phần giá trị vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra tài sản cố định phải là những sản phẩm của lao động, tức là vừa có giá trị, vừa có giá trị sử dụng là cơ sở vật chất kỹ thuật, là điều kiện cơ bản để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định có thể mua bán, chuyển nhượng trao đổi trên thị trường khi cần thiết. Tuy nhiên, việc mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp không nhằm mục đích mua đi bán lại như các hàng hóa khác. + TSCĐ vô hình: TSCĐ vô hình cũng bị hao mòn vô hình trong quá trình sử dụng do các tiến bộ khoa học kỹ thuật. 2 . Phân loại và đánh giá TSCĐ. 2.1. Phân loại TSCĐ. Để thuận lợi cho quản lý và hạch toán TSCĐ, cần phân loại TSCĐ theo nhiều tiêu thức khác nhau. 2.1.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện của TSCĐ. Theo tiêu thức phân loại này thì TSCĐ được chia thành 2 loại Lớn: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình - TSCĐ hữu hình: theo đặc trưng kỹ thuật TSCĐ hữu hình được chia thành các loại; Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc thiết bị; Phương tiện vận tải, truyền dẫn; Thiết bị dụng cụ quản lý; TSCĐ hữu hình khác. - TSCĐ vô hình, theo đặc trưng kỹ thuật TSCĐ được chia thành; Quyền sử dụng đất; Quyền phát hành; Bản quyền, bằng sáng chế; Nhãn hiệu hàng hoá; phần mềm máy vi tính; Giấy phép và giấy phép nhượng quyền; TSCĐ vô hình khác. Cách phân loại này cho thấy cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp, cách phân loại này còn giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có biện pháp quản lý TSCĐ phù hợp, giúp tăng cường tổ chức hạch toán chi tiết, có phương pháp khấu hao thích hợp đối với từng nhóm, từng lọaiTSCĐ. 2.1.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu. Theo cách phân loại này TSCĐ trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại; TSCĐ tự có; TSCĐ thuê ngoài. Cách phân loại này giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có định hướng quản lý hợp lý đối với từng loại TSCĐ, tác động đến việc sử dụng có hiệu quả nhất đối với từng TSCĐ trong doanh nghiệp. 2.1.3. Phân loại TSCĐ theo tính chất của TSCĐ trong doanh nghiệp (theo quyết định 206/2003/ QĐ-BTC ngày 12/12/2003). Theo cách phân loại, doanh nghiệp tiến hành phân loại TSCĐ theo các chỉ tiêu sau. - TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh, bao gồm; TSCĐ hữu hình; TSCĐ vô hình. - TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng. - TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ nhà nước. 2.1.4 .Để đáp ứng yêu cầu quản trị cụ thể đối với từng TSCĐ, trong kế toán còn phân loại TSCĐ theo các tiêu thức khác nhau. - Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế, TSCĐ của doanh nghiệp được chia ra 2 loại; TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh; TSCĐ không tham gia sản xuất kinh doanh. - Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành các loại; TSCĐ đang dùng; TSCĐ chưa dùng; TSCĐ không cần dùng và chờ xử lý. 3 . Đánh giá TSCĐ Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ trong quá trình sử dụng, TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và gía trị còn lại. 3.1.Nguyên giá TSCĐ. Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong trường hợp cụ thể, nguyên giá được xác định như sau: * Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình: - Trường hợp nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm Nguyên giá TSCĐ Giá mua thực Các khoản Chi phí liên quan hữu hình mua sắm = tế phải trả + thuế (nếu có) + trực tiếp (nếu có) + Giá mua thực tế phải trả: Là giá mua đã khấu trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá). + Các khoản thuế: Không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại. + Chi phí liên quan trực tiếp: Lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ, chi phí vận chuyển và bốc xếp, chi phí lắp đặt chạy thử (Trừ (- ) Các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử, lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ, lệ phí trước bạ. - Trường hợp TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi + Trường hợp trao đổi lấy một TSCĐ hữu hình tương tự (cùng công dụng, sử dụng cho cùng hoạt động sản xuất kinh doanh và có giá trị tương đương nhau) Nguyên giá của TSCĐHH nhận về = Giá trị còn lại của TSCĐ đem đi trao đổi + Trường hợp trao đổi lấy một TSCĐHH khác không tương tự về bản chất Nguyên giá TSCĐHH nhận về là giá trị hợp lý của TSCĐHH đó (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp. - Trường hợp TSCĐHH tự xây dựng hoặc tự sản xuất. NG TSCĐHH tự xây Giá thành thực tế Chi phí lắp Các khoản lãi nội bộ dựng hoặc tự sản xuất = của TSCĐH + đặt chạy thử - chi phí không hợp lý - Trường hợp TSCĐHH của đơn vị khác góp vốn liên doanh. . Nguyên giá TSCĐHH là giá trị thoả thuận của các bên liên doanh do hội đồng liên doanh xác định, cộng thêm các chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử... - Trường hợp TSCĐHH do đầu tư XDCB hình thành theo hình thức giao thầu: Nguyên giá Giá quyết toán Chi phí liên Lệ phí TSCĐHH = công trình xây dựng + quan trực tiếp + trước bạ - Trường hợp TSCĐHH được cấp, được điều chuyển đến: Nguyên giá TSCĐHH là gía trị còn lại trên số sách kế toán của đơn vị cấp, điều chuyển đến hoặc giá do hội đồng giao nhận xác định cộng thêm chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ(nếu có)mà bên nhận tài sản phải chi ra. - Trường hợp TSCĐHH được cho, được biếu, được tặng, nhận lại vốn góp liên doanh Nguyên giá TSCĐHH là giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận hoặc giá tương đương trên thị trường cộng các chi phí khác bên nhận tài sản phải chi ra. * Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình. - Trường hợp xác định nguyên giá TSCĐ vô hình loại mua sắm, mua dưới hình thức trao đổi, TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng tương tự như trong trường hợp xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình loại mua sắm, trao đổi, được cấp, biếu, tặng. - Trường hợp TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp . Nguyên giá TSCĐ vô hình là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm. - Trường hợp TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất. Nguyên giá TSCĐ vô hình là tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng chi phí cho đền bù giải phóng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ... (không bao gồm chi phí xây dựng công trình trên đất) hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn. - Trường hợp TSCĐ vô hình là quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế Nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế. - Trường hợp TSCĐ vô hình là nhãn hiệu hàng hoá. Nguyên giá TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá. - Trường hợp TSCĐ là phần mềm máy vi tính. Nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp chi ra để có phần mềm máy vi tính. * Xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính. Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tài sản tối thiểu, thì nguyên giá ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Chi phí phát sinh ban đầu liên quan trực tiếp đến hoạt động thuê tài chính được tính vào nguyên giá của TSCĐ đi thuê. 3.2. Giá trị còn lại của TSCĐ. Giá trị còn lại của TSCĐ là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ sau khi trừ số khấu hao luỹ kế của tài sản đó Giá trị còn lại trên Nguyên giá Số khấu hao luỹ sổ kế toán của TSCĐ = TSCĐ - kế của TSCĐ Đối với những TSCĐ không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh: Giá trị còn lại trên Nguyên giá Giá trị hao mòn sổ kế toán của TSCĐ = TSCĐ - luỹ kế của TSCĐ Giá trị còn lại có thể thay đổi khi doanh nghiệp đánh giá lại TSCĐ. Giá trị còn lại Giá trị còn lại Nguyên giá mới của TSCĐ sau khi của TSCĐ sau = của TSCĐ trước x đánh giá lại khi đánh giá lại khi đánh giá lại nguyên giá của TSCĐ Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại giúp doanh nghiệp xác định được số vốn chưa thu hồi của TSCĐ, biết được hiện trạng của TSCĐ là cũ hay mới để có phương hướng đầu tư TSCĐ, có kế hoạch bổ sung. 4. Vai trò của TSCĐ trong sản xuất kinh doanh + TSCĐ góp phần vào phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hồi vốn đầu tư để sản xuất, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp + TSCĐ là điều kiện quan trọng để tăng năng suất lao động xã hội và phát triền nền kinh tế Quốc dân, nó thể hiện một cách chính xác nhất năng lực và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Như vậy ta có thể khẳng định TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế nói chung. 5 . Khấu haoTSCĐ. 5.1. Khấu hao, hao mòn TSCĐ. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nên TSCĐ bị hao mòn dần . Sự hao mòn của TSCĐ được chia thành : Hao mòn hữu hình: là sự giảm dần về giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ mà doanh nghiệp sử dụng cùng với sự tác động khách quan mang lại cho quá trình sử dụng. Hao mòn vô hình: là hao mòn do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các máy móc, thiết bị không ngừng được cải tiến, có tính năng, công dụng và công suất cao hơn. trên thực tế có những máy móc, thiết bị còn mới nguyên, chưa sử dụng nhưng chúng đã bị mất giá và bị hao mòn vô hình . Vì thế, khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí hay một khoản mục giá thành . 5.2 . Các phương pháp khấu hao: 5.2.1 . Phương pháp khấu hao tuyến tính (khấu hao theo đường thẳng) Phương pháp khấu hao binh quân theo thời gian sử dụng TSCĐ. Mức khấu hao cơ bản bình quânhàng năm của TSCĐ được xác định như sau. NG Mk = T Trong đó: - Mk : là mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ - NG: nguyên giá của TSCĐ - T: thời gian sử dụng TSCĐ Mức khấu hao trung bình tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng: Thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí thực tế của doanh nghiệp đã chi ra để có được TSCĐ và đưa vào hoạt động Thời gian sử dụng TSCĐ là thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện bình thường và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của TSCĐ đó. Phương pháp này thì số khấu hao hàng năm còn được tính bằng tỷ lệ khấu hao hàng năm hàng năm được tính bằng công thức: Mk Tk = NG Trong đó: - Tk : là tỷ lệ khấu hao của TSCĐ - Mk : là mức khấu hao năm của TSCĐ - NG : là nguyên giá củ TSCĐ Tỷ lệ khấu hao tháng của TSCĐ Tk Th = 12 Ưu điểm của phương pháp này là tính toán đơn giản. dễ hiểu. Nhược điểm do mức khấu hao hàng năm được xác định ở mức ổn định khả năng thu hồi vốn chậm, làm cho TSCĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình . 5.2.2 . Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Tính chất của phương pháp này là doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của TSCĐ theo quy định tại Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ theo công thức sau. Mức trích khấu hao Giá trị còn lại Tỷ lệ khấu = x hàng năm của TSCĐ của TSCĐ hao nhanh Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức: Tỷ lệ khấu hao Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo Hệ số = x nhanh (%) phương pháp đường thẳng điều chỉnh Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ tại bảng dưới đây: Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm ( t ≤ 4 năm) 1,5 Trên 4 đến 6 năm (4 năm< t ≤ 6 năm) 2,0 Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5 Theo phương pháp này vốn được thu hồi nhanh, phòng ngừa được hiện tượng hao mòn vô hình. Để xác định tỷ lệ khấu hao hàng năm theo thời gian sử dụng sao cho đến năm cuối cùng doanh nghiệp sẽ thu hồi hết vốn đầu tư ban đầu mua sắm TSCĐ, doanh nghiệp phải căn cứ vào nhiều nhân tố, trong đó quan trọng nhất là thời hạn dự kiến sử dụng TSCĐ. Ưu điểm phản ánh chính xác hơn mức hao mòn TSCĐ vào giá trị sản phẩm, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư mua sắm TSCĐ trong những năm đầu sử dụng, hạn chế các ảnh hưởng của hao mòn vô hình. Nhược điểm việc tính toán mức khấu haovà tỷ lệ khấu hao hàng năm sẽ phức tạp hơn, số tiền trích khấu hao những năm đầulớn nên làm cho tổng sản phẩm tăng giảm sức cạnh tranh giá trị đầu tư ban đầu vào TSCĐ của doanh nghiệp . 5.2.3. Phương pháp khấu hao theo số lượng khối lượng sản phẩm. TSCĐ trong doanh nghiẹp được trích khấu hao theo phươnh pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: Căn cứ vào TSCĐ của mình doanh nghiệp xác định tổng hợp số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ. Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐtheo công thức sau Mức trích khấu hao Số lượng sản phẩm Mức trích khấu hao bình quân trong tháng của TSCĐ = sản xuất trong tháng x tính cho một đơn vị sản phẩm Trong đó: Mức trích khấu hao bình quân Nguyên giá của TSCĐ = tính cho một đơn vị sản phẩm sản lượng sản phẩm theo công suất thiết kế Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức tính khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc theo công thức sau: Mức trích khấu hao Số lượng sản phẩm Mức trích khấu hao bình quân năm của TSCĐ = sản xuất trong năm x tính cho một đơn vị sản phẩm 6. Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ và quản lý sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp: 6.1. Kế hoạch khấu hao và phạm vi tài sản cố định phải tính khấu hao Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ hàng năm là một nội dung quan trọng để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Kế hoạch khấu hao TSCĐ có liên quan chặt chẽ với các bộ phận kế hoạch tài chính khác như kế hoạch chi phí kinh doanh Mọi tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Những tài sản ngừng hoạt động để sửa chữa lớn vẫn phải trích khâu hao Bên cạnh đó một số tài sản không phải trích khấu hao, như những tài sản không tham gia vào hoạt động sản suất kinh doanh và những tài sản cố định phục vụ cho hoạt động phúc lợi. Những tài sản khấu hao hết nhưng vẫn hoạt động . 6.2. Các phương pháp lập kế hoạch khấu hao: 6.2.1. Lập kế hoạch khấu hao theo phương pháp gián tiếp: Phương pháp lày được thể hiện trên cơ sở có thể xác định số tiền khấu haoTSCĐ dựa theo công thức sau: Mk = NGkh x Tk Trong đó : Mk : là số tiền khấu hao TSCĐ dự kiến trong kỳ Tk : là tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân TSCĐ của doanh nghiệp NGkh :nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao trong kỳ Xác định nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao trong kỳ như sau: NGkh = NGđ + NGt – NGg Trong đó: NGkh : nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hảo trong kỳ NGđ : nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao ở đầu kỳ khấu hao NGt ; NGg : nguyên giá bình quân TSCĐ phải khấu hao tăng lên trong kỳ (hoặc giảm bớt trong kỳ) NGt x Nt NGg x Ng NGt = ; NGg = 12 12 Trong đó : NGt ; NGg : nguyên giá bình quân TSCĐ phải khấu hao tăng lên trong kỳ (hoặc giảm bớt trong kỳ) NGt ; (NGg) : nguyên giá TSCĐ phải khấu hao tăng lên trong kỳ (hoặc giảm bớt trong kỳ) Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, khối lượng tính toán không nhiều Nhược điểm là độ chính xác của kết quả tính toán không cao. .Lập kế hoạch khấu hao theo phương pháp trực tiếp: Có thể tính toán khấu hao TSCĐ theo từng tháng, đối với TSCĐ tăng lên hoặc giảm đi thì việc tính khấu hao hay thôi không tính kháu hao cũng áp dụng nguyên tắc tính tròn tháng. Số tiền khấu hao TSCĐ trong tháng có thể xác định theo công thức sáu: n KHt =Ó (NGĐi .tki ) i = 1 Trong đó: -KHt : số tiền khấu hao TSCĐ trong tháng -NGĐi : nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu tháng của từng loại TSCĐ -tki : tỷ lệ khấu hao theo tháng của từng loại TSCĐ -t : loại TSCĐ Để đơn giản hoá việc tính toán số tièn khấu hao trong tháng có thể xác định như sau: Số khấu hao Số khấu hao TSCĐ Số khấu hao tăng Số khấu hao giảm = + - TSCĐ tháng tháng trước thêm trong tháng đi trong tháng Phương pháp này có ưu đ
Tài liệu liên quan