Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thời gian trở nên vô cùng quý giá chính vì vậy thời gian nghỉ Tết được mọi người tận dụng một cách triệt để có thể nghỉ ngơi và giải trí cũng như tận hưởng những giây phút ấm cúng bên cạnh gia đình, người thân và bạn bè mình.Những phong tục ngày Tết dần được đơn giản hoá, thay vào đó là các hoạt động vui chơi trong ngày Tết ngày càng được chú trọng hơn. Đặc biệt là các hoạt động du lịch du xuân, đi lễ chùa chiền ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một nhu cầu không thiếu của mọi người dân trong các dịp Tết đến xuân về. Ngày Tết việc biếu quà Tết, tỏ ân nghĩa tình cảm, bệnh nhân cám ơn thầy thuốc, con rể chúc tết bố mẹ vợ. đã trở thành những phong tục không thể thiếu trong những ngày Tết nhưng cũng không gò bó câu nệ mà việc chính là tình cảm mọi người giành cho nhau. Ngày Tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rãnh rỗi con cháu tụ tập đông vui cũng có nhiều hình thức để mọi người đón xuân vui vẻ và bổ ích, một trong những cách được mọi người lựa trọn nhiều nhất đó là du xuân, lễ chùa cầu may, nhu cầu về du lịch tăng cao, các tour đầu xuân đều chật kín. Cũng vào dịp đầu Xuân, mọi người trong chúng ta đều cố gắng làm một điều gì để lấy may đầu năm, các học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Ai cũng muốn năm mới vận hội thành công, làm ăn suông sẻ. Bên cạnh việc giữ gìn các phong tục tập quán truyền thống Tết, mọi người cố gắng làm cho các phong tục này ngày càng có ý nghĩa, các hoạt động vui chơi trong dịp ngày càng thu được nhiều người ở các lứa tuổi tham gia. Ngày nay có nhiều loại hình vui chơi giải trí, cầu may đầu xuân. để đáp ứng nhu cầu vui xuân của mọi người.Các hoạt động du xuân trở nên tấp nập và đông vui, có nhiều lễ hội ngày càng được tổ chức có quy mô và dài hơn. Các hoạt động du lịch trong dịp Tết tăng mạnh cả du lịch trong nước và du lịch nước ngoài. Công ty lữ hành Hanoitourist là một công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch, để có thể thu hút được nhiều khách hàng du lịch trong dịp Tết và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của mọi người công ty cần có các chiến lược và kế hoạch Marketing cụ thể . Việc xây dựng các chiến lược Marketing có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của công ty, quyết định sự thành công của công ty.
35 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp thu hút khách hàng Hà Nội đi du lịch trong dịp Tết Mậu Tý 2008 của công ty lữ hành Hanoitourist, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
Phần mở đầu 4
Phần 1: Sự thay đổi thói quen sinh hoạt trong dịp Tết của người Hà Nội. 6
1.1 Tết Nguyên Đán -Tết cổ truyền dân tộc. 6
1.2 Các phong tục ngày Tết. 7
1.3 Một số đặc điểm của hoạt động du lịch trong dịp Tết 2007. 11
1.4 Những thay đổi trong hoạt động du lịch của người Hà Nội trong dịp Tết Nguyên Đán Đinh Hợi 2007. 14
1.4.1 Các hoạt động chủ yếu của người Hà Nội trong dịp Tết. 14
1.4.2 Những thay đổi trong hoạt động du lịch của người Hà Nội năm 2007. 15
1.5 Những thay đổi chung trong việc tổ chức các hoạt động du lịch năm 2007. 18
1.6 Dự đoán về xu hướng du lịch của người Hà Nội trong dịp Tết 2008. 20
Phần 2:Thực trạng hoạt động của công ty lữ hành Hanoitourist dịp Tết năm 2007. 21
2.1 Các hoạt động chức năng chủ yếu của công ty. 21
A-Thực trạng của công ty. 21
B-Các văn phòng đại diện. 21
2.2 Các hoạt động chung của công ty về thiết kế các tour trong dịp Tết Nguyên Đán Đinh Hợi 2007. 22
2.3 Các chiến lược Marketing-Mix công ty đã thực hiện. 23
2.4 Các hoạt động cung cấp thông tin. 23
Phần 3: Các giải pháp thu hút khách hàng du lịch trong dịp Tết Mậu Tý 2008. 27
3.2 Giải pháp cho nghiên cứu thị trường du lịch. 27
A - Nghiên cứu thị trường du lịch tại Hà Nội. 27
B - Nghiên cứu thị trường khách sạn. 28
3.3 Xác định thị trường mục tiêu. 30
3.4 Xác định chiến lược cho thị trường mục tiêu cho công ty. 30
3.5 Xây dựng chiến lược Marketing-Mix cho hoạt động du lịch Tết Mậu Tý 2008. 30
3.6 Xây dựng hệ thống kiểm tra Marketing. 33
Phần 4:Kết luận 34
Phần 5: Tài liệu tham khảo 35
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1:Một số thay đổi chung cho giá của một số tour trong nước. 18
Bảng 2:Một số thay đổi chung cho giá của một số tour nước ngoài 19
Bảng 3:Giá vé xe BUS: HANOI - HUE - DANANG - NHATRANG – SAIGON 19
Bảng 4:Một số tour trọn gói 19
Bảng 5: Thông tin các tour du lịch trong nước. 24
Bảng 6:Thông tin du lịch nước ngoài. 25
LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thời gian trở nên vô cùng quý giá chính vì vậy thời gian nghỉ Tết được mọi người tận dụng một cách triệt để có thể nghỉ ngơi và giải trí cũng như tận hưởng những giây phút ấm cúng bên cạnh gia đình, người thân và bạn bè mình.Những phong tục ngày Tết dần được đơn giản hoá, thay vào đó là các hoạt động vui chơi trong ngày Tết ngày càng được chú trọng hơn. Đặc biệt là các hoạt động du lịch du xuân, đi lễ chùa chiền ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một nhu cầu không thiếu của mọi người dân trong các dịp Tết đến xuân về. Ngày Tết việc biếu quà Tết, tỏ ân nghĩa tình cảm, bệnh nhân cám ơn thầy thuốc, con rể chúc tết bố mẹ vợ... đã trở thành những phong tục không thể thiếu trong những ngày Tết nhưng cũng không gò bó câu nệ mà việc chính là tình cảm mọi người giành cho nhau. Ngày Tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rãnh rỗi con cháu tụ tập đông vui cũng có nhiều hình thức để mọi người đón xuân vui vẻ và bổ ích, một trong những cách được mọi người lựa trọn nhiều nhất đó là du xuân, lễ chùa cầu may, nhu cầu về du lịch tăng cao, các tour đầu xuân đều chật kín. Cũng vào dịp đầu Xuân, mọi người trong chúng ta đều cố gắng làm một điều gì để lấy may đầu năm, các học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Ai cũng muốn năm mới vận hội thành công, làm ăn suông sẻ. Bên cạnh việc giữ gìn các phong tục tập quán truyền thống Tết, mọi người cố gắng làm cho các phong tục này ngày càng có ý nghĩa, các hoạt động vui chơi trong dịp ngày càng thu được nhiều người ở các lứa tuổi tham gia. Ngày nay có nhiều loại hình vui chơi giải trí, cầu may đầu xuân... để đáp ứng nhu cầu vui xuân của mọi người.Các hoạt động du xuân trở nên tấp nập và đông vui, có nhiều lễ hội ngày càng được tổ chức có quy mô và dài hơn. Các hoạt động du lịch trong dịp Tết tăng mạnh cả du lịch trong nước và du lịch nước ngoài. Công ty lữ hành Hanoitourist là một công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch, để có thể thu hút được nhiều khách hàng du lịch trong dịp Tết và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của mọi người công ty cần có các chiến lược và kế hoạch Marketing cụ thể . Việc xây dựng các chiến lược Marketing có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của công ty, quyết định sự thành công của công ty.
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với cuộc sống hiện đại hiện nay nhu cầu du lịch tăng cao trong mấy năm gần đây, đặc biệt là trong dịp đầu xuân, để có thể phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu này các tuor du lịch đầu xuân ngày càng nhiều và đa dạng tập trung chủ yếu vào các nhu cầu như đi tham quan danh am thắng cảnh, lễ hội chùa,các khu di tích nổi tiếng...Sau một thời gian dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Hoài Long cùng với sự tìm hiểu của mình em đã chọn đề tài:
“Các giải pháp thu hút khách hàng Hà Nội đi du lịch trong dịp Tết Mậu Tý 2008 của công ty lữ hành Hanoitourist ”.
2.Mục đích nghiên cứu của đề án.
Với nhận thức như vậy đề tài của em được thực hiện nhằm mục đích giúp mọi người có cái nhìn tổng quát về nhu cầu du lịch trong dịp Tết và những thay đổi trong thói quen trong đón Tết của người Hà Nội nhằm đưa ra các giải pháp thu hút khách hàng Hà Nội du lịch vào Tết Mậu Tý 2008 cho công ty lữ hành Hanoitourist.
3.Đối tượng, phương pháp, phạm vi nghiên cứu của đề án.
+ Đối tượng nghiên cứu:
Trong khuôn khổ đề tài của em nghiên cứu về những thay đổi trong thói quen đón Tết của người Hà Nội và nhu cầu đi du lịch của mọi người trong dịp Tết Nguyên Đán Mậu Tý 2008. Và hoạt động của công ty trong dịp Tết 2007 thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Đây là một trong những cơ sở đề ra các giải pháp cho công ty nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn khách du lịch trong dịp Tết.
+Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu đề án môn học gồm các phương pháp sau:
.Phương pháp thống kê, phân tích
.Phương pháp so sánh đối chiếu
.Phương pháp tổng hợp
+Phạm vi nghiên cứu
Đề án chỉ là những định hướng, cùng những giải pháp cho hoạt động của công ty cũng như xây dựng một số chương trình cho hoạt động thu hút khách hàng của công ty.Những giải pháp này trên thực tế có thể đã được áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp, trên phạm vi trong nước cũng như phạm vi toàn thế giới.Từ đó đưa ra một số ý kiến để áp dụng một cách hiệu quả hơn cho hoạt động của công ty.
4.Kết cấu của đề án.
Lời nói đầu
Phần mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đối tượng, phương pháp, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Kết cấu của đề án
Phần 1:Những thay đổi thói quen sinh hoạt trong dịp Tết của người Hà Nội.
Phần 2:Tổng quan hoạt động của công ty
Phần 3:Giải pháp thu hút khách du lịch trong dịp Tết
Phần 4:Kết luận .
Phần 5:Tài liệu tham khảo.
Phần 6:Phụ lục.
Phần 1: Sự thay đổi thói quen sinh hoạt trong dịp Tết của người Hà Nội.
Tết Nguyên Đán -Tết cổ truyền dân tộc.
Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niệm "ơn trời mưa nắng phải thì" tính chất phát của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội, giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ... Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo ". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Không khí Tết đã về đến mọi nhà.Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón Tết. Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao qúi thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngày tết người ta còn "chơi" thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc... Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mân ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có: nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mân ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ tới già ai ai cũng biết.
Các hoạt động truyền thống trong dịp Tết.
Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.
Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi được nhắc nhở không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy... anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.
Mong muốn của mọi người nhân dịp năm mới, ai cũng hi vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc. Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.
1.2Các phong tục ngày Tết.
"Tết" từ chữ "tiết", nghĩa là mùa, hay hiểu rộng ra là mùa hội. Tết là dịp sum họp gia đình, thăm viếng thân nhân, thờ tổ tiên. Tết cũng là dịp nghỉ ngơi chơi đùa để chuẩn bị cho một năm mới. Phong tục ngày Tết phản ảnh những đặc thù của nền văn hoá Việt Nam qua nhiều thế hệ, và còn tùy thuộc vào từng vùng trên đất nước. Nhưng chúng ta vẫn có thể chia ra làm 2 loại chính: Phong tục đón Tết với gia đình và đón Tết với xóm làng.Tết là lúc gia đình họp mặt đông đủ. Ai đi làm đi học ở xa đều được về nhà khoảng 23 tháng chạp để đón Tết với gia đình. Thông thường 1 gia đình Việt Nam giành ra nửa tháng để chuẩn bị cho ngày Tết, thí dụ như dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa quần áo, các món ăn. Thông thường những phong tục đón Tết với gia đình gồm có: đi thăm mộ tổ tiên, đưa táo quân về trời, rước vong linh ông bà, đốt pháo, xuất hành, xông nhà, chúc thọ, lì xì, thăm viếng, và tục kiêng cữ.Chúng ta còn có tục lệ đón tết với làng xóm vì từ xưa xã hội Việt Nam được tổ chức theo hệ thống làng xóm, trong đó làng là đơn vị nhỏ nhất. Đón Tết với xóm làng gồm có: dựng nêu, hái lộc đầu xuân, các đám hội xuân như thi hát quan họ, hát đố, thi đánh vật, thi chèo thuyền, thi làm thức ăn.
Những tiêu khiển ngày xuân gồm có: khai bút đầu xuân, câu đối Tết, tranh Tết, mai đào, đánh cờ tướng, múa lân. Món ăn ngày xuân thì nhiều lắm nhưng thông thường trên bàn thờ lúc nào cũng có 4 loại trái cây (cầu, dừa, đu đủ, xoài) tượng trưng cho "cầu vừa đủ xài".Các phong tục cụ thể như:
Thăm mộ tổ tiên: từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp con cái trong gia đình tề tựu đông đủ cùng nhau đi thăm, quét dọn mồ mả tổ tiên và đem theo hương đèn hoa quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu.
Đưa Táo Quân về trời:Táo quân là thần Táo, hay còn gọi là vua bếp. Tục truyền mỗi năm thần Táo phải về trời 1 lần, vào ngày 23 tháng Chạp để tường trình cho Thượng đế những việc xảy ra trong nhân gian trong năm đó. Vì vậy vào ngày đó người dân Việt Nam thường cúng kiến rất long trọng để tiễn thần Táo về chầu Ngọc hoàng, và đến ngày 30 lại cúng để mời ông bà và Táo quân về ăn Tết. Theo tục lệ, tiễn Táo quân về trời ngoài mâm cơm còn có áo mã bằng giấy, đôi hia, và con cá chép thả trong chậu nước để Táo quân cỡi về trời. Nói chung tục lệ này nhằm để răn dạy người ta nên giữ gìn hạnh kiểm, vì mọi sự đều sẽ được tâu lên với Ngọc Hoàng.
Lễ rước vong linh ông bà: là lễ mời ông bà về ăn Tết với con cháu.Chiều ngày 30 tháng Chạp, trên bàn thờ tổ tiên được bày 1 mâm cỗ bao gồm trái cây và thức ăn. Người gia trưởng thắp hương dâng lên bàn thờ, cầu xin tổ tiên chứng giám và phù hộ cho gia tộc được nhiều phước lành trong năm mới. Theo sau đó mọi người trong gia tộc đều chắp tay cung kính thỉnh vong linh ông bà về ăn Tết.
Tục lệ đốt pháo:Người ta tin rằng tiếng pháo có thể xua đuổi được tà ma và đem lại phước lành cho năm mới. Còn có truyền thuyết rằng trong số những hung thần có 2 vợ chồng Na Á hay phá phách hãm hại người dân VN, họ chỉ sợ ánh sáng và ồn ào nên dân ta bày ra đốt pháo ầm ĩ chói sáng để đuổi 2 hung thần này. Đốt pháo đúng giao thừa (thời điểm giao hòa giữa 12 giờ đêm 30 tháng Chạp của năm cũ và mồng một của năm mới), mọi người đốt pháo .Ngày nay không mấy ai còn tin việc đốt pháo để tiêu trừ tà ma, mà tiếng pháo nổ ngày nay tượng trưng cho sự tưng bừng náo nhiệt của ngày Xuân, xác pháo đỏ thắm tượng trưng cho những điều may mắn cho năm mới.
Lễ xuất hành:Là chọn một người trong gia đình bước ra khỏi nhà trong những giây phút đầu tiên của năm mới. Người xuất hành phải xem lịch, chọn hướng tốt, hạp với tuổi để mong được may mắn trong năm mới mỗi khi bước chân ra khỏi nhà.
Lễ xông đất: có là vì nhiều người tin rằng người đầu tiên bước vào nhà mình ngay đầu năm sẽ đem lại hên, xui cho gia đình suốt cả năm. Nên người ta hay mời người có vận may (làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc) đến xông nhà dùm. Người xông nhà phải ăn mặc chỉnh tề, bước vào cửa chính rồi đi quanh nhà, đến bếp, ngụ ý đem lại may mắn vào từng xó nhà.
Lễ chúc thọ: Là sáng sớm ngày mồng một Tết, con cháu trong nhà tỏ lòng hiếu thảo qua việc mừng tuổi chúc thọ cho ông bà cha mẹ. Mừng tuổi vì người VN quan niệm rằng hôm ấy mỗi người đều lên 1 tuổi, không phân biệt ngày sinh nhật như người phương Tây.
Lì xì:là được phiên âm từ tiếng Quảng đông sang tiếng Việt, nguyên là chữ "Lợi thị" Trong Hán tự, có nghĩa là tiền bạc, lợi lộc. Để mừng tuổi các em nhỏ, những người lớn trong gia đình tặng những món tiền nho nhỏ và chúc các em chóng lớn, học hành đỗ đạt trong năm mới. Tiền được để trong những bao đỏ, vì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn.
Tục thăm viếng: Là lúc chủ nhà tiếp đón bạn bè quyến thuộc đến thăm, và cũng đi thăm trả lễ. Thông thường ngày mùng một được dành để chúc thọ những bậc trưởng thượng, họ hàng. Ngày mùng 2 dành cho thầy cô giáo, ngày mùng 3 là để thăm hỏi vui chơi với bạn bè.
Tục kiêng cử: Trong 3 ngày đầu năm người ta thường thận trọng lời ăn tiếng nói và hành động vì tin rằng có thể đem lại hên xui cho cả năm. Thí dụ như không quét rác, nhất là quét xác pháo ra khỏi nhà vì bị xem là quét tiền ra cửa. Không tặng thuốc men hay dao nhọn vì bị xem là dấu hiệu của bệnh hoạn và xung khắc. Không khóc lóc than thở hay đập vỡ chén dĩa vì đó là dấu hiệu của sự đổ vở trong gia đình. Không mặc đồ trắng hay đen vì bị xem là dấu hiệu của sự tang tóc.
Tục dựng nêu:Ngày Tết người ta hay dựng nêu ở các chùa, đình làng, và có khi ngay trước cửa nhà nữa. Tương truyền ngày xưa làng xóm Việt Nam hay bị quỷ quấy nhiễu nên mọi người cầu khẩn Phật giúp đỡ. Sau khi đã đuổi xong yêu quỉ Phật dặn không được bén mảng đến những vùng đất có dấu tích của Phật. Và Phật dạy mọi người dựng nêu và rắc vôi trắng xung quanh để đánh dấu phần đất quỷ phải tránh xa. Cây nêu là 1 thân tre cao, trên có treo 1 ngọn cờ ngũ sắc tượng trưng cho 5 hành : kim, mộc, thủy, hỏa, thổ (kim=trắng, mộc=xanh, thủy=đen, hỏa=đỏ, thổ=vàng). Xen kẽ giữa những dải lụa ngũ sắc là những chiếc khánh làm bằng nhiều chất liệu khác nhau (gỗ, kim loại, đất nung, sành). Nêu được dựng đến mùng 7 Tết thì người ta làm lễ cúng trời đất, còn gọi là lễ Khai hạ và hạ nêu xuống. Lễ này chính thức chấm dứt Tết.
Tục hái lộc đầu xuân: Được thực hiện trong sân đình, chùa, song song với việc dựng nêu. "Lộc" có 2 nghĩa, 1 là nhánh cây non, 2 là bổng lộc. Đầu năm, người ta hay ghé lại các cây cổ thụ trong sân đình, chùa để hái 1 nhánh non đem về treo trước nhà hoặc chưng trên bàn thờ. Có lẽ vì nghĩ rằng lộc (nhánh cây) đồng nghĩa với phước lộc nên đem nhánh non về để hy vọng rước được phước báu về cho gia đình.
Thi hát quan họ:Quan họ là 1 thể loại dân ca Bắc bộ, xuất phát từ tỉnh Bắc Ninh. Qua những câu hát quan họ, trai gái khen ngợi nhau, tỏ tình, rồi hứa hẹn với nhau. Khi thi hát, mỗi bên trai gái có chừng 4 người. Trọng tài chấm theo tài đối ý và đối giọng. Câu hát của bên này càng lắt léo và dài hơi thì bên kia càng khó đối. Phần thưởng trong cuộc thi này tuy không nhiều nhưng là vinh dự lớn cho những người hát.
Thi đánh vật: Tương truyền nữ tướng Lê Chân thời Hai Bà Trưng lập ra cuộc thi này để tuyển binh, về sau người ta nhớ đến nên tổ chức vào mỗi dịp Tết.
Thi chèo thuyền: tương truyền nữ tướng Cao Nhự là người đầu tiên tổ chức nên đội thủy binh đầu tiên ở nước ta. Nên cứ đến ngày Tết là có tổ chức cuộc thi này để nhắc nhở rằng dân ta giỏi cả về thủy chiến.
Khai bút đầu xuân: các cụ thì làm thơ bằng chữ Nôm hay chữ Hán, rồi viết lên giấy điều để chúc lành cho năm mới.
Câu đối :là 2 câu có số chữ bằng nhau, ý và lời đối chọi lẫn nhau. Nội dung câu đối Tết là điều chúc lành đầu năm, thường được viết lên 2 dải giấy điều, bằng mực Tàu. Người viết thường là các ông đồ già trong làng, có chữ đẹp. Câu đố hay được treo hai bên nhà để khách lại có thể thưởng thức cùng với chủ nhà.
Tranh Tết : Được treo để trang hoàng nhà cửa. Tranh thường là tranh Đông Hồ (1 làng nhỏ ở miền Bắc). Tranh diễn tả những lời chúc qua việc nhân cách hóa động vật, thí dụ như tranh vẽ 1 đàn gà (tranh "Gà đàn") thể hiện cho lời chúc con cháu đầy đàn.
Chơi hoa Tết : Có nhiều loại hoa hay được chưng trong ngày Tết nhưng có hai loại chủ yếu là mai (miền Nam) và đào (miền Bắc). Chưng mai vào ngày Tết không những vì mai nở rộ, mà còn là vì người Nam đọc mai thành "may" trong may mắn. Mai đại diện cho mùa xuân trong tranh tứ quý (mai, lan, cúc, tùng), lại còn tượng trưng cho người có tài đức và nhân cách cao thượng trong tứ quân tử (mai, lan, cúc, trúc).1 cành mai đẹp phải có : cành Văn (nhánh ngang), cành Vũ (nhánh đứng), cành Phụ (cành lớn), cành Tử (cành nhỏ), cành Quân (cành dài), cành Thần (cành ngắn). Hoa đào còn có 1 sự tích, tục truyền ngày xưa có 2 vị thần Trà & Uất Luỹ ở trên 1 cây đào khổng lồ phía đông núi Sóc sơn (miền Bắc). Ma quỷ rất sợ 2 vị thần này, đến nổi sợ luôn cả cây đào. Vì đến cuối năm 2 thần phải về trời chầu Ngọc Hoàng nên người dân bẻ cành đào chưng trong nhà cho ma quỷ không quấy phá.
Múa lân: Là 1 trong 4 con vật huyền thoại: long, lân, quy, phụng. Lân tượng trưng cho sức khoẻ vô địch, múa lân vừa là 1 trò tiêu khiển cho các em nhỏ vào dịp Tết, vừa khuyến khích các em trao dồi sức khoẻ. Thường đám múa lân dẫn đầu bằng ông địa, theo sau là vài con lân, mỗi con 2 người múa.
Các lễ hội xuân khu vực Hà nội:
Hội Phủ Tây Hồ
Hội Chùa Thầy
Hội La
Hội Tràm
Hội Đền Kiếp Bạc
Lễ hội Chùa Hương
Lễ hội Chử Đồng Tử
Hội Phủ Giầy
Hội Chùa Tây Phương
Hội Cầu Ngư Thuận An
Hội Khơ Mú
Hội Tháp Bà
Hội Chùa Bà
Hội Chùa Yên Tử
Một số đặc điểm của hoạt động du lịch trong dịp Tết 2007.
Đặc trưng của tour Tết và sau Tết là ít tuyến mới (chủ yếu làm mới trên tour cũ như thêm một số điểm tham quan, hoặc nối hai tour thành một; nâng chất lượng dịch vụ như chọn khách sạn có vị trí tốt, chọn nhà hàng có món ăn ngon). Chẳng hạn, du khách đi du lịch các tuyến miền Trung còn được tham quan điểm du lịch mới là thác Yang Điền ở Đồng Nai với thảo nguyên, hồ, thác, sông, suối nhân tạo hoặc kết hợp tour Ninh Chữ (Phan Rang) với Phan Thiết, hoặc Phan Rang với Đà Lạt. Tuyến Campuchia được làm mới bằng cách tham