Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình cho hoạt động thể dục thể thao ở thành phố Hồ Chí Minh, 2003-2004
Khoa học công nghệ càng phát triển thì xã hội càng hiện đại. Quá trình cơ khí hóa, đô thị hóa, tự động hóa trong sảnxuất và trong sinh hoạt đã làm thay đổi căn bản các điều kiện sống của con người. Việc giảm đáng kể khối lượng vận động cộng với chế độ ăn uống dư thừa calo cùng những căn thẳng về tâm lý trong cuộc sống đã ảnh hưởng tiêu cựcđến hoạt động của các cơ quan và hệ thống khác nhau trong cơ thể người, đặc biệt là hệ thống tim mạch. Ngày nay, tỷ lệ bệnh nhân bị mắc các bệnh liên quan đến tim mạch đang chiếm vị trí hàng đầu (xơ vữa động mạch, bệnh thiếu máu cơ tim, huyết áp cao, ); ngoài ra, các bệnh như: thoái hóa xương khớp, suy nhược thần kinh, thừa cân, tiểu đường, cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao. Nhiều người cho rằng đó là các căn bệnh của thời văn minh. Xét ở khía cạnh kinh tế, khicuộc sống mỗi ngày một hiện đại, mức độ phức tạp và nhịp độ công việc ngày càng cao thì nó đòi hỏi con người cần phải có thể lực tốt hơn. Do đó, việc sức khoẻ con người suy giảm sẽ dễ rơi vào tình trạng “stress” (tình trạng tâm lý căng thẳng, khủng hoảng) và dễ mắc các bệnh thời văn minhnhư đã đề cập ở trên. Từ đó, nó làm ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất sản xuất xã hội, số lượng và chất lượng của tăng trưởng kinh tế,đồng thời làm giảm tốc độ phát triển kinh tế. Để ngăn ngừa và chống lại sự gia tăng các căn bệnh của thời văn minh, làm ảnh hưởng đến sức khoẻcon người và sự phát triển kinh tế của đất nước, một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng là cần phải bù đắp vào sự thiếu hụt vận động bằng việc thường xuyên tập luyện thể dục thể thaovà có chế độ ăn uống hợp lý. Theo tháp nhu cầu của Abraham Maslow (1908 – 1970) , khi các nhu cầu cơ bản (nhu cầu vật chất: ăn mặc, ở, ) của con người được thỏa mãn, con người có khuynh hướng muốn được thỏa mãn các nhu cầu cao hơn (như các nhu cầu về tinh thần; vui chơi, giải trí, thể thao, ). Được xem là thành phố phát triển và năng động nhất nước - Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - cũng là nơi đi đầu trong việc phát triển các lĩnh vực vui chơi giải trí, TDTT. Và phần chi tiêu cho các hoạt động này ngày một tăng cao. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Tp.HCM, nếu chi tiêu bình quân 1người/ tháng (so với tổng chi tiêu bình quân 1 người/tháng) cho các hoạt động vui chơi, giải trí là 2,7%năm 2002 thì đến năm 2004,con số này là 3,6%. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu của người dân TP.HCM cho các hoạt động TDTT, thiết nghĩ, là việc làm thiết thực và mang ý nghĩa thực tiễn. Trong giới hạn của luận văn, tác giả muốn đi sâu vào nghiên cứu “các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình cho hoạt động thể dục thể thao ở thành phố Hồ Chí Minh, 2003-04”.