Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009, nền kinh tế thế giới hiện nay vẫn đang trên đà phục hồi một cách chậm chạp. Mặc dù suy thoái kép đã không xảy ra như một số chuyên gia dự đoán nhưng những cuộc khủng hoảng liên tiếp ở quy mô quốc gia hay khu vực những năm qua đã khiến cho mục tiêu phục hồi trở lại mức tăng trưởng như trước khủng hoảng vẫn còn khá xa, bất chấp những nỗ lực của các chính phủ và tổ chức quốc tế. Đặc biệt đến năm 2014, khi các nước châu Á có nhiều bước tiến trong tăng trưởng kinh tế thì các nước phát triển như khu vực EU, Nga đang xuất hiện những dấu hiệu suy thoái, Nhật Bản và Trung Quốc tăng trưởng chậm lại. Bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, xung đột mâu thuẫn xảy ra ở nhiều nơi đặc biệt là căng thẳng trên biển Đông đã tác động mạnh mẽ đến thị trường ngoại hối quốc tế cũng như Việt Nam. Trong khi đó, NHNN vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách duy trì tỷ giá ổn định trong biên độ cho phép. Vấn đề cấp thiết được đặt ra là cần có một cái nhìn toàn diện về các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó tới tỷ giá, thông qua đó NHNN có thể linh hoạt sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ cũng như các giải pháp cần thiết để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Trên cơ sở đã phân tích, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam ” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận này chủ yếu tập trung làm rõ các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến biến động tỷ giá USD/VND trong giai đoạn 2010 – 2015, từ đó xây dựng mô hình dự báo tỷ giá và đề xuất một số mục tiêu ngắn và trung hạn cho việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái tại Việt Nam.

docx82 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 10668 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHNN Ngân hàng nhà nước NHTW Ngân hàng trung ương NHTM Ngân hàng thương mại IMF ( International monetary Fund) Quỹ tiền tệ quốc tế GSO ( General Statistics Office) Tổng cục thống kê SBV ( The State Bank of Vietnam) Ngân hàng nhà nước Việt Nam WB ( World Bank) Ngân hàng thế giới IRP Ngang giá lãi suất PPP Ngang giá sức mua RER Tỷ giá thực NER Tỷ giá danh nghĩa NEER Tỷ giá danh nghĩa đa phương REER Tỷ giá thực đa phương DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Hiệu ứng lạm phát lên tỷ giá 9 Hình 1.2: Điểm cân bằng của mô hình Mundell – Fleming 17 Hình 1.3: Mở rộng tiền tệ trong chế độ tỷ giá thả nổi 18 Hình 1.4: Chính sách mở rộng tài khóa trong chế độ tỷ giá thả nổi 19 Hình 1.5: Mở rộng tiền tệ trong chế độ tỷ giá cố định 19 Hình 1.6: Chính sách mở rộng tài khóa trong chế độ tỷ giá thả nổi 20 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng quý giai đoạn 2010 – 2015 24 Biểu đồ 2.2: Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 26 Biểu đồ 2.3: Lượng ngoại hối dự trữ của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới giai đoạn 2000 – 2013 27 Biểu đồ 2.4: Diễn biến tỷ giá USD/VNĐ năm 2010 28 Biểu đồ 2.5: Diễn biến tỷ giá USD/VNĐ năm 2011 29 Biểu đồ 2.6: Diễn biến tỷ giá USD/VNĐ năm 2013 31 Biểu đồ 2.7: Biến động tỷ giá USD/VNĐ năm 2014 33 Biểu đồ 2.8: Biến động giá vàng thế giới và tỷ giá USD/VNĐ 36 Biểu đồ 2.9: Kết quả kiểm định độ trễ tối ưu cho mô hình 40 Biểu đồ 2.10: Kết quả ước lượng độ trễ tối ưu 48 Biểu đồ 3.1: Kết quả ước lượng độ trễ tối ưu 57 Biểu đồ 3.2: Kết quả dự báo tỷ giá USD/VNĐ các quý 2015 59 Biểu đồ 3.3: So sánh kết quả dự báo từ mô hình và các nguồn khác 59 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Ví dụ về ngang giá sức mua 13 Bảng 2.1: Số liệu về GDP, tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 23 Bảng 2.2: Chỉ số CPI của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 25 Bảng 2.3: Mô tả biến sử dụng trong mô hình kiểm định tác động của lạm phát, lãi suất và thu nhập đến tỷ giá hối đoái 37 Bảng 2.4: Kết quả kiểm định tương quan giữa các biến trong mô hình 38 Bảng 2.5: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình 38 Bảng 2.6: Kết quả kiểm định Bounds test 39 Bảng 2.7: Kết quả ước lượng hệ số dài hạn cho mô hình 41 Bảng 2.8: Kết quả ước lượng hệ số ngắn hạn của mô hình 42 Bảng 2.9: Kết quả kiểm định Wald 43 Bảng 2.10: Kết quả ước lượng mô hình sau bỏ biến 44 Bảng 2.11: Kết quả kiểm định White test 44 Bảng 2.12: Kết quả kiểm định tự tương quan bậc 1 45 Bảng 2.13: Kết quả kiểm định tự tương quan bậc 2 45 Bảng 2.13: Mô tả biến trong mô hình 46 Bảng 2.14: Kết quả kiểm định sự tương quan giữa các biến 47 Bảng 2.15: Kết quả kiểm định tính dừng của mẫu số liệu 47 Bảng 2.16: Kết quả ước lượng các hệ số dài hạn 49 Bảng 2.16: Kết quả mô hình trong ngắn hạn 50 Bảng 3.1: Mô tả dữ liệu 55 Bảng 3.2 : Kết quả kiểm định sự tương quan của các biến 55 Bảng 3.3: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình 56 Bảng 3.4: Kết quả kiểm định Bounds Test 57 Bảng 3.5: Kết quả ước lượng mô hình sau khi bỏ biến thừa 58 DANH MỤC PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009, nền kinh tế thế giới hiện nay vẫn đang trên đà phục hồi một cách chậm chạp. Mặc dù suy thoái kép đã không xảy ra như một số chuyên gia dự đoán nhưng những cuộc khủng hoảng liên tiếp ở quy mô quốc gia hay khu vực những năm qua đã khiến cho mục tiêu phục hồi trở lại mức tăng trưởng như trước khủng hoảng vẫn còn khá xa, bất chấp những nỗ lực của các chính phủ và tổ chức quốc tế. Đặc biệt đến năm 2014, khi các nước châu Á có nhiều bước tiến trong tăng trưởng kinh tế thì các nước phát triển như khu vực EU, Nga đang xuất hiện những dấu hiệu suy thoái, Nhật Bản và Trung Quốc tăng trưởng chậm lại. Bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, xung đột mâu thuẫn xảy ra ở nhiều nơi đặc biệt là căng thẳng trên biển Đông đã tác động mạnh mẽ đến thị trường ngoại hối quốc tế cũng như Việt Nam. Trong khi đó, NHNN vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách duy trì tỷ giá ổn định trong biên độ cho phép. Vấn đề cấp thiết được đặt ra là cần có một cái nhìn toàn diện về các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó tới tỷ giá, thông qua đó NHNN có thể linh hoạt sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ cũng như các giải pháp cần thiết để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Trên cơ sở đã phân tích, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam ” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận này chủ yếu tập trung làm rõ các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến biến động tỷ giá USD/VND trong giai đoạn 2010 – 2015, từ đó xây dựng mô hình dự báo tỷ giá và đề xuất một số mục tiêu ngắn và trung hạn cho việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các nhân tố ảnh hưởng đến biến động tỷ giá. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian và thông tin thu thập, khóa luận tập trung vào nghiên cứu diễn biến tỷ giá và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá USD/VNĐ giai đoạn 2010 – 2015 mà không thể khảo sát cho tỷ giá các loại ngoại tệ khác. Thời gian: Từ quý I/2010 đến quý I/2015. Các số liệu sử dụng trong mô hình được sử dụng từ quý I/2007 đến quý I/2015 Không gian: Thị trường ngoại hối Việt Nam 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung giải quyết ba vấn đề chính: Thứ nhất, đưa ra hệ thống cơ sở lý luận về tỷ giá. Tìm ra các nhân tố tác động tới tỷ giá trong ngắn, trung và dài hạn Thứ hai, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động tỷ giá và xây dựng mô hình kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó Thứ ba, xây dựng mô hình dự báo tỷ giá và đề xuất một số mục tiêu điều hành tỷ giá 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài áp dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tổng hợp, logic, so sánh đối chiếu, thống kê bảng số liệu, mô hình kinh tế lượng, hệ thống hóa và luận giải. 6. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tỷ giá hối đoái. Chương 2: Khảo sát và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái tại Việt Nam. Chương 3: Mô hình dự đoán tỷ giá – khuyến nghị về điều hành chính sách tỷ giá hướng đến các mục tiêu ngắn, trung và dài hạn. Mặc dù có nhiều cố gắng và nỗ lực song do hạn chế về thời gian, tài liệu và kinh nghiệm nên khóa luận không thể tránh khỏi những điểm thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại thương đã trang bị cho tôi các kiến thức quý báu trong thời gian học ở trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS,TS. Đặng Thị Nhàn, người đã hết lòng hướng dẫn, tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm khóa luận. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Tỷ giá hối đoái Khái niệm tỷ giá hối đoái Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có hệ thống tiền tệ riêng. Tuy nhiên, nhu cầu tham gia vào các lĩnh vực thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và các quan hệ tài chính quốc tế khác đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau. Việc thanh toán giữa các quốc gia yêu cầu việc chuyển đổi đồng tiền của nước này sang nước khác hoặc cũng có thể là chuyển đổi sang đồng tiền của nước thứ ba. Vì vậy, vấn đề chuyển đổi đồng tiền giữa các quốc gia để xác định giá trị giao dịch thanh toán có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này đã nảy sinh phạm trù tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế. Vậy tỷ giá hối đoái là gì? Sau đây là một số khái niệm về tỷ giá đang được sử dụng phổ biến trên thế giới Theo GS,TS Nguyễn Văn Tiến, 2012, Giáo trình Tài Chính Quốc Tế, Nhà xuất bản thống kê, trang 295 : Theo Thomas P. Fitch: Tỷ giá là giá chuyển đổi để đổi một đồng tiền này lấy đồng tiền khác. Theo Peter Collin: Tỷ lệ trao đổi hay tỷ giá là giá cả, tại đó một đồng tiền này đổi lấy đồng tiền kia. Theo Keith Pibean: Tỷ giá, đơn giản là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác. Theo David K. Eiteman: Tỷ giá là giá cả của đồng tiền một quốc gia được thể hiện bằng số đơn vị đồng tiền khác hoặc hàng hóa ( điển hình là vàng hoặc bạc). Theo Frederic S. Mishkin: Giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác gọi là tỷ giá. Theo giáo trình tài chính quốc tế. Học viện Tài chính . NXB Tài chính 2002, trang 238: “Thực chất của tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa các đồng tiền và là mức giá mà tại đó các đồng tiền có thể chuyển đổi được cho nhau”. Theo Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, năm 2010: “ Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị của Việt Nam”. Như vậy, từ các điểm chung trong các định nghĩa về tỷ giá nêu trên, được thừa nhận rộng rãi ngày nay theo cơ chế kinh tế thị trường, tỷ giá được định nghĩa như sau: “Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác”. Theo khái niệm này, tỷ giá được hiểu hoàn chỉnh hơn, vì nó khắc phục được một số hạn chế như: Hạn chế về quy định là đồng tiền của một quốc gia – bởi hiện nay ngoài đồng tiền của các quốc gia còn có các đồng tiền chung như EUR, SDR, Hạn chế về gắn tỷ giá thông qua hàng hóa (đặc trưng là vàng, bạc) do hiện nay IMF cấm các quốc gia thành viên không được gắn đồng tiền quốc gia với vàng bạc nên trên thực tế không còn quốc gia nào gắn tiền tệ của mình với vàng và bạc nữa. Hạn chế về tương quan sức mua giữa các đồng tiền. Trong cơ chế kinh tế thị trường, tỷ giá là giá cả được xác định theo quy luật quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá thường xuyên biến đổi để phản ánh những thay đổi trong các biến số xác định như lạm phát, lãi suất, tăng trưởng kinh tế, Phương pháp yết tỷ giá Hiện nay trên thế giới sử dụng đồng thời hai phương pháp yết tỷ giá là: - Yết tỷ giá trực tiếp: là phương pháp biểu thị một đơn vị ngoại tệ bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ trong nước. Đối với phương pháp trực tiếp thì ngoại tệ là đồng tiền yết giá, đồng tiền trong nước là đồng tiền định giá. Đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng phương pháp trực tiếp, trong đó có Việt Nam. Ví dụ: Tại ngân hàng Vietcombank, Hà Nội niêm yết USD/VND = 21.465/525 Có nghĩa là: Tại Hà Nội ngân hàng mua 1 USD trả 21.465 VND và bán 1USD thu 21.525 VND. - Yết giá gián tiếp: là phương pháp biểu thị một đơn vị tiền tệ trong nước bằng bao nhiêu đơn vị tiền ngoại tệ. Đối với phương pháp gián tiếp thì tiền trong nước là đồng tiền yết giá, còn ngoại tệ là đồng tiền định giá. Hiện nay trên thế giới chỉ có 5 đồng tiền dùng phương pháp yết giá gián tiếp gồm GBP, AUD, NZD, EUR và SDR. USD yết giá gián tiếp với mọi loại tiền trừ 5 đồng tiền trên. Ví dụ: Tại Mỹ niêm yết: EUR/USD 0,9726/0,9731 có nghĩa là tại Mỹ ngân hàng mua 1 EUR giá 1/0,9731 USD và bán 1 EUR giá 1/0,9726 USD. Phân loại tỷ giá hối đoái Dựa theo các tiêu chí khác nhau mà người ta chia tỷ giá hối đoái thành nhiều loại khác nhau. Sau đây là một số tiêu chí phân loại tỷ giá hối đoái thường gặp: Căn cứ vào chính sách tỷ giá Tỷ giá chính thức: - Official Rate (ở Việt Nam ngày nay là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng): Là tỷ giá do NHTW công bố. Nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động khác liên quan đến tỷ giá chính thức. Ngoài ra, ở Việt Nam tỷ giá chính thức còn là cơ sở để các NHTM xác định tỷ giá kinh doanh trong biên độ cho phép. Tỷ giá chợ đen: là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định. Tỷ giá cố định: Là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ dao động hạn hẹp. Dưới áp lực cung cầu của thị trường, để duy trì tỷ giá cố định, buộc NHTW phải thường xuyên can thiệp, do đó làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi. Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp. Tỷ giá thả nổi có điều tiết: Là tỷ giá được thả nổi, nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế. Căn cứ theo nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ Tỷ giá giao ngay (Spot rate): Là tỷ giá được thỏa thuận vào ngày hôm nay nhưng giao dịch ngoại tệ sẽ xảy ra trong vòng 2 ngày sau đó (T+2). Tỷ giá kỳ hạn (Forward rate): Là tỷ giá được thỏa thuận vào ngày hôm nay nhưng áp dụng cho ngày giao dịch ngoại tệ tương lai sau ngày thỏa thuận. Theo giao dịch này, hai bên mua bán sẽ cam kết mua bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ diễn ra trong tương lai. Ngoài ra, còn có các tỷ giá khác như: Tỷ giá mua vào (Bid rate), tỷ giá bán ra (Ask rate), tỷ giá tiền mặt (Bank note rate), tỷ giá chuyển khoản ( Transfer rate), tỷ giá mở cửa (Opening rate), tỷ giá đóng cửa (Closing rate), tỷ giá chéo (Cross rate). Căn cứ theo phương pháp xác định Tỷ giá danh nghĩa (Normial exchange rate – NER): Là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hoàn hóa và dịch vụ giữa chúng. Ví dụ: 1 USD = 21.465 VND, ở đây 1 đô la Mỹ có giá là 21.465 VND. Tỷ giá này được gọi là tỷ giá danh nghĩa bởi vì nó chưa đề cập đến tương quan sức mua giữa USD và VND, cụ thể chúng ta chưa biết rõ là 1 USD mua được bao nhiêu hàng hóa ở Việt Nam. Có thể 1 USD mua được hàng hóa ở Mỹ là bằng, ít hơn hay nhiều hơn so với 21.465 VND mua ở Việt Nam. Tỷ giá thực ( Real exchange rate – RER) bằng tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước và nước ngoài, do đó, nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ. Công thức tính tỷ giá thực : + Tỷ giá thực trạng thái tĩnh : e=E×P*P Trong đó: e là tỷ giá thực – dạng chỉ số E là tỷ giá danh nghĩa P* là mức giá cả ở nước ngoài bằng ngoại tệ P là mức giá cả trong nước bằng nội tệ + Tỷ giá thực trạng thái động: erto=eto×CPIto*CPIto Trong đó: eort là chỉ số tỷ giá thực tại thời điểm t so với thời điểm 0 Eto là chỉ số tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm t so với thời điểm 0 CPI0t là chỉ số giá trong nước tại thời điểm t so với thời điểm 0 CPI0*t là chỉ số giá ở nước ngoài tại thời điểm t so với thời điểm 0 Tỷ giá danh nghĩa đa phương ( Norminal effective exchange rate - NEER) là chỉ số tỷ giá trung bình của một đồng tiền so với các đồng tiền còn lại. Việc xác định NEER dựa trên tỷ trọng thương mại một nước với nhóm các nước có sử dụng đồng tiền tham gia trong rổ tiền tệ. Vì vậy, về tổng thể NEER được sử dụng để xem xét một đồng tiền là mạnh hay yếu. Tỷ giá thực đa phương ( Real effective exchange rate – REER) bằng tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER) đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát trong nước với tất cả các nước còn lại, do đó, nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại. REER là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại của một nước so với tất cả các nước bạn hàng còn lại. Do vậy nên các nước hiện nay đều tính toán và công bố tỷ số này. Tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế Tỷ giá hối đoái giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế của một quốc gia cũng như các quan hệ quốc tế thông qua việc phản ánh tương quan các giá trị đồng tiền của các nước khác nhau. Nó có thể làm tăng, giảm, mở rộng hay thu hẹp các hoạt động kinh tế đối ngoại, trước hết là các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế trong nước như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tính cân bằng của cán cân thanh toán, mức độ ổn định của lạm phát Tác động đến lạm phát Một đồng nội tệ mạnh có thể khuyến khích người tiêu dùng và các công ty của nước đó mua hàng hóa từ các nước khác. Trường hợp này làm tăng tính cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài và buộc các nhà sản xuất nội địa không được tăng giá hàng. Vì vậy, một đồng nội tệ yếu tạo áp lực tăng lạm phát trong nước và tỷ lệ lạm phát cao lại tạo áp lực giảm giá trị đồng nội tệ. Một đồng nội tệ mạnh tạo áp lực giảm lạm phát do giá nguyên vật liệu nhập khẩu giảm đi, buộc các doanh nghiệp trong nước hạ giá bán sản phẩm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ đó lại tạo áp lực tăng giá đồng nội tệ. Tác động tới cán cân thương mại quốc tế Diễn biến tăng giảm của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu thông qua giá cả. Khi tỷ giá hối đoái thay đổi kéo theo sự thay đổi của giá hàng xuất nhập khẩu và khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Chính vì thế, tỷ giá là một công cụ vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại quốc tế theo một mục tiêu đã định trước của một quốc gia. Đối với hoạt động xuất khẩu, trong trường hợp các điều kiện khác giữ nguyên, khi tỷ giá hối đoái tăng, có nghĩa là đồng nội tệ mất giá, thì giá hàng hóa dịch vụ của nước đó sẽ giảm đi tương đối so với nước ngoài. Dẫn đến cầu về xuất khẩu hàng hóa dịch vụ nước đó sẽ tăng, cầu về hàng hóa nước ngoài sẽ giảm và tạo sự thặng dư cho cán cân thương mại. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, tức là đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ, thì giá hàng hóa nội địa sẽ đắt hơn tương đối so với nước ngoài. Điều này sẽ làm hạn chế xuất khẩu, tăng nhập khẩu mở rộng cạnh tranh với hàng hóa sản xuất trong nước. Tình hình này có xu hướng làm cho cán cân thương mại bị thiếu hụt. Tuy nhiên, đây là cơ hội cho các nhà nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu nguyên liệu, máy móc để phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước. Tác động đến hoạt động đầu tư và tín dụng quốc tế Đầu tư quốc tế: Đối với hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI): Tỷ giá hối đoái tác động tới giá trị phần vốn mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư hoặc góp vốn kinh doanh tính theo đồng tiền của nước ngoài đầu tư. Bên cạnh đó, tỷ giá còn tác động tới khoản lợi nhuận chuyển ra nước ngoài của nhà đầu tư và quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Vì vậy, những biến động của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư từ phía đối tác nước ngoài Đối với đầu tư gián tiếp: Đây là loại hình đầu tư vào lĩnh vực mua bán, kinh doanh các loại chứng khoán. Khi tỷ giá hối đoái thay đổi nó sẽ tác động lên giá cả của các loại chứng khoán trên thị trường. Chẳng hạn, khi tỷ giá hối đoái tăng lên, các nhà đầu tư sẽ đổ dồn vào mua các loại chứng khoán niêm yết bằng đồng tiền lên giá đó để những biến động của tỷ giá ít ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Ngược lại, khi tỷ giá của một đồng tiền giảm, hay đồng tiền đó mất giá, các chủ đầu tư sẽ bán tháo các chứng khoán niêm yết bằng đồng tiền xuống giá để chuyển sang các loại hình đầu tư khác. Nếu điều này xảy ra, nó sẽ tác động tiêu cực không nhỏ đến nền kinh tế, đặc biệt là với các nước có thị trường chứng khoán phát triển. Tín dụng quốc tế Đối với người nước ngoài cho vay bằng ngoại tệ, tỷ giá hối đoái giảm sẽ làm giảm giá trị khoản tiền cho vay và khoản lãi thu về so với mức họ được hưởng nếu tỷ giá không biến đổi. Ngược lại, khi tỷ giá tăng, ngươi cho vay sẽ thu được lợi từ gia tăng giá trị khoản vốn cho vay và tiền lãi thu được Đối với người đi vay, khi tỷ giá tăng lên thì giá trị khoản vay và lãi phải trả tính theo đồng nội tệ tăng lên tương đương. Trong trường hợp này, họ thường có xu hướng muốn chuyển các tài khoản ở ngân hàng của họ sang tài khoản ngoại tệ lên giá để bảo toàn lượng tiền có được trước những biến động của tỷ giá. Nếu điều này xảy ra thì cầu ngoại tệ tiếp tục tăng lên đẩy tỷ giá tiếp tục lên cao. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn Hành vi bầy đàn Banejee (1992) cho rằng hành vi bầy đàn là hành vi mọi người hành động theo những gì người khác đang làm, thậm chí ngay cả khi thông tin riêng của họ cho thấy nên hành động một cách khác đi. Có rất nhiều nghiên cứu về phân tích tâm lý nhà đầu tư cho thấy rằng, các nhà đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng của các biến động vĩ mô và tâm lý bầy đàn khi tham gia đầu tư. Tâm lý, kỳ
Tài liệu liên quan