Từ trước đến nay, mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt, một vấn đề hết sức cơ bản cho mọi nghiên cứu về Việt ngữ học vẫn chưa đạt được sự thống nhất giữa các nhà ngôn ngữ. Sự không đồng thuận này dẫn đến một thực trạng với mỗi quan điểm, cái tạm gọi là “âm đệm”, một thành phần của cấu trúc âm tiết tiếng Việt không tìm thấy một “chỗ đứng” ổn định của mình trong các mô hình kể trên. Thành phần âm đệm, có khi được xem như một đơn vị ngang hàng với âm chính, âm cuối trong vần, có khi lại được phân tách ra khỏi cấu trúc chiết đoạn của âm tiết, trở thành một đơn vị siêu đoạn với đầy đủ các tính chất của một thành tố mà phạm vi hoạt động của nó có vùng chức năng lớn hơn một chiết đoạn. Lựa chọn đề tài này, trước tiên, chúng tôi muốn đưa ra kiến giải về vị trí và vai trò của âm đệm trong mô hình cấu trúc âm tiết, làm cơ sở cho các nghiên cứu về âm vị học, ngữ âm học và các chuyên ngành khác của ngôn ngữ học.
Hiện nay, trong vốn từ vựng tiếng Việt, các tiếng có chứa âm đệm không nhiều. So với vốn từ của một ngôn ngữ, con số này bước đầu cho thấy âm đệm trong tiếng Việt không có giá trị khu biệt lớn trong toàn hệ thống. Nói cách khác, so với hệ thống, các hình tiết, nhất là các hình tiết thực có chứa âm đệm chỉ là thiểu số trong đa số. Dù vậy, âm đệm với tất cả các đặc tính của mình khi biểu hiện ra trên bề mặt chữ viết lại không hề đơn giản. Sự tồn tại của nó gây rất nhiều khó khăn trong việc học tiếng không chỉ với người nước ngoài mà còn với cả các trẻ em bản ngữ. Đề tài này đề cập đến vai trò của âm đệm và kiến giải về sự tồn tại của nó, theo hướng một giải pháp âm vị học có tính tiết kiệm, tự nhiên.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất trong sự đa dạng của các phương ngữ. Kiến giải về âm đệm giúp chúng ta lý giải được sự khác biệt giữa các phương ngữ, cụ thể là sự vắng mặt của âm đệm trong các phương ngữ Nam so với phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và tiếng Việt toàn dân.
Hơn nữa, trong quá trình thu thập tư liệu, chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình, một tập chuyên khảo nào cho riêng âm đệm nhìn từ góc độ đồng đại và cả lịch đại. Nếu có đề cập, chúng chỉ là một phần nhỏ trong khi trình bày về cấu trúc âm tiết tiếng Việt. Xuất phát từ những bất cập như thế, chúng tôi chọn đề tài “Các tiếng chứa âm đệm trong tiếng Việt - Nguồn gốc và hướng giải quyết” với hy vọng tìm ra một giải pháp âm vị học hữu ích nhất.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi đã khảo sát tất cả các tiếng có chứa âm đệm trong tiếng Việt và so sánh chúng qua các thời kỳ lịch sử nhằm mục đích:
- Mô tả các khả năng kết hợp của âm đệm trong âm tiết tiếng Việt.
- Tìm những lý giải về nguồn gốc của âm đệm.
- Đề ra một kiến giải về khả năng tồn tại của âm đệm trong tiếng Việt.
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thống kê tư liệu, mô tả, phân loại, so sánh.
Chúng tôi tạm chấp nhận thuật ngữ “âm đệm” như một khái niệm mang tính chất công cụ. Tư liệu dùng để khảo sát là tất cả các tiếng có chứa âm đệm trong từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên - 2002). Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo một số tư liệu về âm đệm được rút ra từ những công trình đã được công bố của các tác giả khác cùng những điều tra bước đầu về thực trạng phát âm âm đệm của các em học sinh tiểu học tại Hà Nội.
71 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 9340 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các tiếng chứa âm đệm trong tiếng Việt - Nguồn gốc và hướng giải quyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ trước đến nay, mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt, một vấn đề hết sức cơ bản cho mọi nghiên cứu về Việt ngữ học vẫn chưa đạt được sự thống nhất giữa các nhà ngôn ngữ. Sự không đồng thuận này dẫn đến một thực trạng với mỗi quan điểm, cái tạm gọi là “âm đệm”, một thành phần của cấu trúc âm tiết tiếng Việt không tìm thấy một “chỗ đứng” ổn định của mình trong các mô hình kể trên. Thành phần âm đệm, có khi được xem như một đơn vị ngang hàng với âm chính, âm cuối trong vần, có khi lại được phân tách ra khỏi cấu trúc chiết đoạn của âm tiết, trở thành một đơn vị siêu đoạn với đầy đủ các tính chất của một thành tố mà phạm vi hoạt động của nó có vùng chức năng lớn hơn một chiết đoạn. Lựa chọn đề tài này, trước tiên, chúng tôi muốn đưa ra kiến giải về vị trí và vai trò của âm đệm trong mô hình cấu trúc âm tiết, làm cơ sở cho các nghiên cứu về âm vị học, ngữ âm học và các chuyên ngành khác của ngôn ngữ học.
Hiện nay, trong vốn từ vựng tiếng Việt, các tiếng có chứa âm đệm không nhiều. So với vốn từ của một ngôn ngữ, con số này bước đầu cho thấy âm đệm trong tiếng Việt không có giá trị khu biệt lớn trong toàn hệ thống. Nói cách khác, so với hệ thống, các hình tiết, nhất là các hình tiết thực có chứa âm đệm chỉ là thiểu số trong đa số. Dù vậy, âm đệm với tất cả các đặc tính của mình khi biểu hiện ra trên bề mặt chữ viết lại không hề đơn giản. Sự tồn tại của nó gây rất nhiều khó khăn trong việc học tiếng không chỉ với người nước ngoài mà còn với cả các trẻ em bản ngữ. Đề tài này đề cập đến vai trò của âm đệm và kiến giải về sự tồn tại của nó, theo hướng một giải pháp âm vị học có tính tiết kiệm, tự nhiên.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất trong sự đa dạng của các phương ngữ. Kiến giải về âm đệm giúp chúng ta lý giải được sự khác biệt giữa các phương ngữ, cụ thể là sự vắng mặt của âm đệm trong các phương ngữ Nam so với phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và tiếng Việt toàn dân.
Hơn nữa, trong quá trình thu thập tư liệu, chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình, một tập chuyên khảo nào cho riêng âm đệm nhìn từ góc độ đồng đại và cả lịch đại. Nếu có đề cập, chúng chỉ là một phần nhỏ trong khi trình bày về cấu trúc âm tiết tiếng Việt. Xuất phát từ những bất cập như thế, chúng tôi chọn đề tài “Các tiếng chứa âm đệm trong tiếng Việt - Nguồn gốc và hướng giải quyết” với hy vọng tìm ra một giải pháp âm vị học hữu ích nhất.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi đã khảo sát tất cả các tiếng có chứa âm đệm trong tiếng Việt và so sánh chúng qua các thời kỳ lịch sử nhằm mục đích:
- Mô tả các khả năng kết hợp của âm đệm trong âm tiết tiếng Việt.
- Tìm những lý giải về nguồn gốc của âm đệm.
- Đề ra một kiến giải về khả năng tồn tại của âm đệm trong tiếng Việt.
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thống kê tư liệu, mô tả, phân loại, so sánh...
Chúng tôi tạm chấp nhận thuật ngữ “âm đệm” như một khái niệm mang tính chất công cụ. Tư liệu dùng để khảo sát là tất cả các tiếng có chứa âm đệm trong từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên - 2002). Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo một số tư liệu về âm đệm được rút ra từ những công trình đã được công bố của các tác giả khác cùng những điều tra bước đầu về thực trạng phát âm âm đệm của các em học sinh tiểu học tại Hà Nội.
4. Bố cục đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm những phần sau:
I. Thống kê và xử lý tư liệu.
II. Các quan niệm khác nhau về vị trí âm đệm trong cấu trúc âm tiết âm tiết tiếng Việt. Nguồn gốc của âm đệm.
III. Kiến giải về khả năng tồn tại của âm đệm tiếng Việt.
NỘI DUNG
I. THỐNG KÊ VÀ XỬ LÝ TƯ LIỆU
Khảo sát tất cả các tiếng có chứa âm đệm trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên tái bản năm 2002, chúng tôi có được những số liệu như sau:
1.Tổng số tiếng
Có tất cả là 575 tiếng có chứa âm đệm, trong đó:
- Số lượng phụ âm đầu C1 kết hợp được với âm đệm là: 20/23.
Ba phụ âm đầu còn lại trong tiếng Việt không kết hợp với âm đệm là /ʐ/, /f/ và /p/.
Trong số 20 phụ âm có khả năng kết hợp với âm đệm, xuất hiện nhiều nhất là các âm tiết bắt đầu bằng phụ âm:
/k/: 124 tiếng (21,56 %)
/h/: 57 tiếng (9,91 %)
/x/: 50 tiếng (8,69 %)
/t/: 50 tiếng (8,69%)
/s/: 45 tiếng (7,83%)
Xuất hiện ít nhất là các phụ âm đầu /b/:1 tiếng (boa), /v/: 1 tiếng (voan), /m/: 1 tiếng (moay), /n/: 2 tiếng (noãn, nuy).
- Số lượng phụ âm cuối C2 kết hợp được với âm đệm là: 6/6 âm cuối (/m/, /n/, /ŋ/, /j/, /w/ và / ?/, biểu hiện ra chữ viết là các chữ cái: c, i, n, ng, nh, ch, t, o, p, m, u.
- Số lượng nguyên âm V kết hợp được với âm đệm: 7/12 nguyên âm chính. (Theo hệ thống nguyên âm của Hoàng Cao Cương). Trong đó:
a: 281 tiếng (48,87 %)
ồ: 73 tiếng (12,69%)
ơ: 51 tiếng (8,87%)
e: 44 tiếng (7,65%)
ie: 52 tiếng (9,04%)
i: 73 tiếng (12,69%)
o: 1 tiếng (0,19%) (chỉ xuất hiện trong tiếng “quọ”)
Như vậy, tổng số vần (kết hợp với âm đệm) theo chính tả là: 64 vần. Cụ thể như sau:
- oa, oac, oai, oan, oanh, oach, oang, oac, oao, oap, oay (11 vần)
oăt, oăc, oăm, oăn, oăng. (5 vần)
oe, oen, oeo, oet. (4 vần)
uăc, uăm, uăn, uăng, uăt, uăp. (6 vần)
uân, uất, uây, uâng. (4 vần)
ua, uai, uac, uan, uang, uanh, uach, uat, uao, uau, uay, (11 vần)
ue, uen, ueo, uet (4 vần)
uêch, uênh, uê, uên, uêt, uêu. (6 vần)
uo (1 vần)
uơ (1 vần)
uy, uyên, uyêt, uych, uynh, uyt, uya, uyp, uyu. (9 vần)
ui, uit. (2 vần)
Còn nếu theo cách phiên âm thì còn 33 vần trong tiếng Việt có chứa yếu tố tròn môi. Đó là các vần: -a, -ak, -aj, -aŋ, -at, -aw, -ap, -aŋ+căng, -ak+căng, -aj+căng, -at+căng, -am+căng,-an+căng, -ap+căng, -Ɔ, -i, -ien, -iet, -ik, iŋ, -it, -ie, -ip, -iw,-ɤ, -ɤn+căng, -ɤt+căng, -ɤŋ +căng, -ɤj+căng, -ɛ, -ɛn, -ɛw, -ɛt. (đI kèm yếu tố tròn môi).
2. Phân loại tiếng
Chúng tôi chấp nhận cách phân loại tiếng của G.S Nguyễn Tài Cẩn [3] như sau:
Nhóm I: Tiếng vừa có nghĩa vừa độc lập; bao gồm các từ gốc Việt, các từ gốc Hán, gốc Âu đã được Việt hoá cao và các từ Hán Việt không có từ Việt cạnh tranh.
Nhóm II: Tiếng có nghĩa không độc lập: các từ Hán Việt.
Nhóm III: Tiếng vô nghĩa; bao gồm các từ phiên âm, từ ngẫu hợp, tiếng đệm trong từ láy và các tiếng không rõ nghĩa trong từ ghép.
Theo tiêu chí này, chúng tôi có được kết quả thống kê phân loại tiếng từ bảng các âm tiết chứa âm đệm trong tiếng Việt:
Nhóm I: 442 tiếng (76,87%)
Nhóm II: 38 tiếng (6,61%)
Nhóm III: 95 tiếng (16,52%)
3. Phân loại theo phạm vi sử dụng
Chúng tôi tạm chấp nhận cách phân loại tiếng theo phạm vi sử dụng của các tác giả Phạm Đức Dương và Phan Ngọc [13] như sau:
Trung hoà: 457 tiếng
Khẩu ngữ: 36 tiếng
Phương ngữ: 23 tiếng
Ít dùng: 39 tiếng
Văn chương: 36 tiếng
Vay mượn: 2 tiếng
Thông tục: 5 tiếng
Lưu ý: Một tiếng có thể tham gia đồng thời vào các nhóm khác nhau.
4. Nhận xét
Qua các số liệu thống kê trên, chúng tôi có một vài nhận xét như sau:
575 từ trong vốn từ của một ngôn ngữ là một con số rất nhỏ, nếu xét trên tổng số vốn từ của một ngôn ngữ. Như vậy chứng tỏ rằng tần số xuất hiện của âm đệm trong các văn bản của tiếng Việt sẽ có phần hạn chế hơn.
Các âm đệm thường xuất hiện trong các những đơn vị từ vựng như các từ tượng thanh, tượng hình, các từ vay mượn trong tiếng Hán bắt đầu bằng những âm đầu ngạc mềm như /k/: 124 tiếng (21,56 %) và âm họng như /h/:: 57 tiếng (9,91%) vốn là những âm không phổ biến trong tiếng Việt.
Trong 154 vần tiếng Việt chỉ có khoảng 64 vần theo chính tả (33 vần theo ngữ âm) chứa yếu tố tròn môi. Tuy nhiên, yếu tố tròn môi không phải chỉ ảnh hưởng đến phần vần mà ảnh hưởng đến toàn bộ âm tiết, nghĩa là nét tròn môI có từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc âm tiết.
Trong tiếng Việt, sự xuất hiện yếu tố tròn môi là có điều kiện:
Điệu vị tròn môi không xuất hiện khi C1 là các phụ âm [+môi] trong các hình vị thuần Việt. Điều này là kết quả của luật kết hợp theo tuyến tính của các âm vị. Một số trường hợp đặc biệt như /b/:1 tiếng (boa),/v/: 1 tiếng (voan), /m/: 1 tiếng (moay ơ). Đây là các tiếng có nguồn gốc ngoại lai trong tiếng Việt.
ĐIệu vị tròn môi ít xuất hiện trong các âm tiết tiếng Viêt có hạt nhân là các nguyên âm sau, tròn môi. Ngoại trừ nguyên âm /Ɔ/ trong từ “quọ” là một trường hợp rất hi hữu.
Điệu vị tròn môi không xuất hiện trong các âm tiết có hạt nhân là nguyên âm [+giữa, +cao].
Điệu vị tròn môi xuất hiện ít và đặc biệt khi C2 là các phụ âm hoặc bán nguyên âm có chứa yếu tố [+môi] (quắp, quắm, quào, ngoáo, ngoáp...)
Chúng tôi nhận thấy rằng có sự phân bố một cách đều đặn của thế đối lập [+tròn môI]/ [- tròn môI] trong các âm tiết mở, nửa mở. Có thể giải thích điều này ở chỗ trong các âm tiết này, cơ chế tạo nên khuôn âm tiết là giản dị nên về mặt tiềm năng có thể chứa thêm nhiều đIệu vị (hoặc [căng]/[lơI], hoặc [+tròn môi]/ [- tròn môI]).
Trong hai vế đối lập [+tròn môI]/[- tròn môI] thì về [- tròn môI] là vế bình thường, tự nhiên, không bị đánh dấu, có số lượng sản sinh cao. Vế [+tròn môI] là vế bị đánh dấu, không tự nhiên, cấu trúc phân lập, lực sản sinh yếu, nằm ở phần biên của hệ thống âm vị học tiếng Việt.
Từ những nhận xét trên, chúng tôi đề xuất kiến giải về khả năng tồn tại của âm đệm trong những phần tiếp theo.
II. CÁC QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ VỊ TRÍ ÂM ĐỆM TRONG CẤU TRÚC ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT. NGUỒN GỐC CỦA ÂM ĐỆM
1. Những quan niệm khác nhau về vị trí âm đệm trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt
Thuật ngữ “âm đệm” như chúng tôi đã nói ở phần đầu chỉ là một sự quy ước. Hiện nay, vấn đề có hay không có âm đệm trong cấu trúc âm tiết Tiếng Việt vẫn đang còn nhiều điều cần tranh luận. Tuy nhiên, để tiện cho việc nghiên cứu, trong tiểu luận này, chúng tôi tạm thời chấp nhận thuật ngữ “âm đệm” với tính chất quy ước và có tính công cụ.
Trước hết, để tiện cho việc phân loại các quan niệm khác nhau về âm đệm trong tiếng Việt, chúng ta cần xác định rõ ràng và thống nhất một số thuật ngữ có liên quan, trong đó có khái niệm đơn vị chiết đoạn (segmental) và đơn vị siêu đoạn (suprasegmental). Đơn vị chiết đoạn và đơn vị siêu đoạn là một đối lập âm vị học vô cùng quan trọng. Một hiện tượng âm thanh được gọi là chiết đoạn khi phạm vi hành chức của nó nằm trọn trong một chiết đoạn. Khái niệm chiết đoạn trong ngôn ngữ học được hiểu là: trong dãy thời gian liên tục, âm thanh lời nói được tuôn chảy, “tạo nên ngữ lưu”. Người ta tri nhận và cả phát âm ngữ lưu này bởi chuỗi các thời điểm có trong dòng thời gian mà ngữ lưu đó choán. Mỗi thời điểm là một chiết đoạn. Còn các đơn vị siêu đoạn tính thì ngược lại, có một thuộc tính quan trọng là vùng chức năng của chúng (functional domain) không thể chứa trong một chiết đoạn mà phải bao trùm lên nhiều chiết đoạn, có nghĩa là ít nhất vùng chức năng của chúng chứa trên một chiết đoạn.
Từ cách hiểu như trên, chúng tôi tạm phân chia các quan điểm về âm đệm của Tiếng Việt ra như sau:
Quan điểm cho rằng âm đệm là một đơn vị chiết đoạn.
Quan điểm cho rằng âm đệm là một đơn vị siêu đoạn.
1.1. Quan điểm cho rằng âm đệm là một đơn vị chiết đoạn
Khi khẳng định âm đệm là một đơn vị chiết đoạn, các tác giả đồng thời khẳng định vị trí của âm đệm trong cấu trúc âm tiết Tiếng Việt. Điều đó có nghĩa là âm đệm tồn tại với tư cách một đơn vị riêng, ngang hàng với các đơn vị chiết đoạn khác.
Tiêu biểu cho quan điểm này có thể kể tên các tác giả như: Đoàn Thiện Thuật (Ngữ âm tiếng Việt), Nguyễn Hữu Quỳnh (Giáo trình tiếng Việt hiện đại), Cù Đình Tú - Hoàng Văn Thung - Nguyễn Nguyên Trứ (Khái quát về lịch sử tiếng Việt và ngữ âm tiếng Việt hiện đại), Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến (Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt), Uỷ ban khoa học xã hội (Ngữ pháp tiếng Việt), Hữu Đạt - Trần Trí Dõi - Đào Thanh Lan (Cơ sở tiếng Việt).
Các tác giả này về cơ bản chấp nhận mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt như sau:
Thanh điệu
Âm đầu
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Chỉ có giáo trình Ngữ âm học tiếng Việt hiện đại của các tác giả Cù Đình Tú - Hoàng Văn Thung - Nguyễn Nguyên Trứ đưa ra một lược đồ khác, trong đó cấu trúc âm tiết được xác định như sau:
Thanh điệu
Âm đầu
Âm đệm
Âm gốc
Âm cuối
Sự khác biệt của giáo trình này là ở chỗ người viết cho rằng thanh điệu không phải là thuộc tính của âm đầu mà là thuộc tính của phần vần.
Tuy nhiên ở nhóm này, các tác giả đều xem âm đệm là một đơn vị chiết đoạn, tương đương với các đơn vị chiết đoạn khác trong âm tiết. Họ khẳng định: âm đệm là một “thành phần có chức năng tu chỉnh âm sắc của âm tiết” [18, tr174]. Trong “Ngữ âm học tiếng Việt hiện đại”, các tác giả giải thích: âm đệm là một yếu tố độc lập vì “sự tồn tại của các âm tiết trong đó có âm đệm mà không có phụ âm đầu (VD: oan) cũng như khả năng có thể tách âm đệm ra khỏi âm giữa vần trong cách nói lái (VD:: vinh quy/ quy vinh) chứng tỏ tính chất độc lập của âm đệm” [19, tr54].
1.2. Quan điểm cho rằng âm đệm là một đơn vị siêu đoạn
Theo quan điểm này có các tác giả: Hoàng Cao Cương, Phan Ngọc, Nguyễn Quang Hồng...
Như chúng ta đã biết, đơn vị siêu đoạn có một thuộc tính hết sức quan trọng là vùng chức năng (nơi một đơn vị chiết đoạn bộc lộ ra bằng tất cả những nội dung chiết đoạn của nó) không thể chứa trong một chiết đoạn mà phải bao trùm lên nhiều chiết đoạn.
Tác giả Nguyễn Quang Hồng trong cuốn “Âm tiết và loại hình ngôn ngữ” cho rằng: “Trong tất cả các cứ liệu có thể dùng làm cơ sở cho việc phân chiết âm vị học đối với tiếng Việt (...) không hề tìm thấy một cứ liệu nào minh chứng cho khả năng chia tách âm tiết ra làm ba phần bình đẳng như vậy cả. Sự thực là trong khi một âm tiết bị tách đôi, yếu tố ngữ âm được gọi là “âm đệm” nếu có, thì chỉ có thể hoặc là phụ thuộc vào âm đầu, hoặc là phụ thuộc vào âm vần cái, chứ không bao giờ tự mình tách hẳn ra làm một phần riêng”. [11, tr239]. Mà theo ông “xét từ một góc độ nào đó thì thanh điệu và âm đệm (...) là những thực thể âm thanh khác nhau. Song về mặt chức năng thì cả hai đại lượng ngữ âm này đều không chiếm giữ một vị trí tiếp nối với âm đầu và vần cái, do đó chúng đều không phải là những đơn vị ngữ âm chiết đoạn mà là những thuộc tính chung của âm tiết, được hình dung như những đại lượng nằm song song với âm đầu và vần cái trong cấu trúc chung của âm tiết tiếng Việt. [11, tr241]. Hay nói cách, theo ông, âm đệm là một đơn vi siêu đoạn tính.
Còn hai tác giả Phan Ngọc và Phạm Đức Dương, khi xác định các thành tố cấu trúc âm tiết Tiếng Việt không chấp nhận giới âm (âm đệm) mà vẫn chủ trương cấu trúc âm tiết tiếng Việt là CVC. Họ chỉ coi yếu tố “âm đệm” (như nhiều tác giả khác quan niệm) là “một tiêu chí đồng dạng với các yếu tố ngạc hoá, vang hoá, bên hoá... [13, tr107].
Tiêu biểu nhất cho quan điểm này là tác giả Hoàng Cao Cương. Tác giả này cho rằng nếu coi âm đệm là một đơn vị chiết đoạn như nhiều tác giả khác quan niệm (tiêu biểu là Đoàn Thiện Thuật) là một quan niệm sai lầm vì những lý do sau:
- Nếu xét theo quan niệm hệ thống, âm đệm muốn trở thành một tiểu hệ thống
trong hệ thống âm thanh tiếng Việt thì phải có ít nhất 3 đơn vị (vì có 3 đơn vị thì mới có những mối quan hệ để trở thành hệ thống được). Trong khi đó, theo tác giả Đoàn Thiện Thuật chỉ có 2 âm đệm /w/ và /zero/. Do đó mới chỉ có một quan hệ nên chưa thể tạo thành một tiểu hệ thống tương đương với các tiểu hệ thống khác (âm đầu, âm chính, âm cuối) trong hệ thống âm tiết tiếng Việt.
- Xét về lịch sử, các yếu tố từ vựng tương ứng với các tiết vị chứa âm đệm thường có phần tiền âm tiết (âm tiết một trong một cấu trúc âm tiết). Nét nổi trội trong các yếu tố từ hình này là yếu tố/ đặc tính [+tròn môi].
Từ những lý do nêu trên, tác giả đi đến kết luận: Để tránh lối mòn trong tư duy cổ điển, không nên coi âm đệm là một tiểu hệ thống ngang hàng với các tiểu hệ thống khác như: âm đầu, âm chính, âm cuối mà nên coi nó là một điệu vị của toàn âm tiết. Các điệu vị có ưu thế so với các âm vị ở chỗ: các điệu vị có thể tồn tại như một nét âm vị học do vùng chức năng của chúng trải dài trên một cấu trúc âm đoạn được khảo cứu. Hay nói cách khác, ông coi âm đệm như một đơn vị siêu đoạn tính.
1.3. Tiểu kết
Qua sự tổng hợp và đánh giá, chúng tôi nhận thấy rằng quan niệm cho âm đệm là một yếu tố chiết đoạn là quan niệm chưa có sức thuyết phục cũng như chưa đưa ra được những giải thích mang tính tự nhiên có trong ngôn ngữ. Giả định tồn tại cái gọi là “hệ thống” âm đệm trong tiếng Việt, chúng ta càng thấy rõ sự phi lý của quan đIểm này. Bởi lẽ, một hệ thống bao giờ cũng tồn tại ít nhất 3 đơn vị. Nếu tồn tại 2 đơn vị thì chúng ta không cần nhận thức chúng vì chỉ có một quan hệ và nó tồn tại như một hiện thực. “Hệ thống” âm đệm nếu được xem là tiểu hệ thống trong một hệ thống âm tiết tiếng Việt thì phương pháp luận ở đây phải chứng minh rằng: ngoài âm đệm và phi âm đệm còn phải có một yếu tố thứ ba nữa mới thoả mãn được những định nghĩa về hệ thống. Ví dụ như trong tiếng hán hiện đại, ngoài giới âm {u} còn có giới âm {i} và trường hợp zero về giới âm. Vậy trong tiếng Hán hiện đại, tồn tại một hệ thống âm đệm một cách chính danh. Còn trong tiếng Việt lại không phải như vậy. Chẳng những số âm vị ít mà xét về mặt lĩnh vực chức năng mà các âm đệm dường như rơi về phần biên của hệ thống. Các âm đệm thường xuất hiện trong những đơn vị từ vựng: tượng thanh, tượng hình, các từ vay mượn tiếng Hán bắt đầu bằng những âm đầu ngạc mềm hoặc họng, là những âm không phổ biến trong tiếng Việt.
Xét về lịch sử, các yếu tố từ vựng tương ứng với các tiết vị có âm đệm thường có phần tiền âm tiết (âm tiết một trong một cấu trúc âm tiết). Nét nổi trội trong các yếu tố từ hình này là yếu tố [+tròn môi]. Đó có thể là nét khu biệt của một âm môi, một nguyên âm dòng sau hoặc một âm đệm. Vì vậy, trong âm vị học tiếng Việt mở rộng để tránh lối mòn của một tư duy cổ điển không coi âm đệm là một tiểu hệ thống ngang với các tiểu hệ thống: âm đầu, âm chính, âm cuối mà là một đơn vị toàn âm tiết. Các đơn vị có ưu thế hơn so với các âm vị ở chỗ: các đơn vị có thể tồn tại như một nét âm vị học do vùng chức năng của chúng trải dài trên một cấu trúc chiết đoạn được khảo cứu. Chính do đặc tính này nên số lượng âm vị của đơn vị thường hữu hạn và ít ỏi. Nó tác động đến âm thanh theo kiểu cơ chế chứ không phảI theo kiểu yếu tố. (Các chiết đoạn tác động theo kiểu yếu tố do xếp chuỗi hình tuyến).
Như vậy, theo lý thuyết tâm biên, yếu tố tròn môi hay âm đệm phải được đối xử một cách hoàn toàn khác so với âm vị chiết đoạn có ở trong khuôn của âm tiết.
2. Nguồn gốc của âm đệm
Âm tiết tiếng Việt có một vị trí dành cho âm đệm_ đó là vị trí sau phụ âm đầu và trước nguyên âm chính. Ở vị trí này trong tiếng Việt chỉ có thể có một âm -w-. Âm đệm -w- là một bán nguyên âm cuối, có cấu tạo như nguyên âm /u/ nhưng khác nguyên âm /u/ về chức năng, nó có thêm đặc điểm của phụ âm, vì thế được gọi là bán nguyên âm. Chữ viết ghi âm đệm bằng hai chữ: “u” và “o” (ví dụ: toàn quân):
_ ghi là “o” khi trước nó không có phụ âm hoặc có phụ âm không phải là /k/ và sau nó là /a/, / /, /ă/. Ví dụ: oan, oa, hoa, hoen, hoàn,...
_ ghi là “u” trong các trường hợp còn lại. Ví dụ: uy, qua, tuế, uẩn,...
Âm đệm -w- không đi sau các phụ âm tròn môi và trước các nguyên âm dòng sau, nếu có cũng chỉ là một vài từ rất ít dùng hoặc từ vay mượn. Nếu -w- vắng mắt có thể cho đó là âm đệm zero, ví dụ: tàn.
Có thể nói âm đệm -w- có mặt trong toàn quốc ( riêng phương ngữ Nam Bộ có điểm khác biệt). Như trên đã thống kê, hiện nay trong tiếng Việt có tất cả 575 tiếng có chứa âm đệm. Vậy âm đệm trong tiếng Việt từ đâu đến? nó vốn là một âm vị thuần Việt hay là do một sự nhập hệ nào đó trong lịch sử tiếng Việt?
Đây là vấn đề liên quan đến nguồn gốc, đến mặt lịch đại của âm đệm trong tiếng Việt.Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn khi nghiên cứu về lịch sử ngữ âm tiếng Việt đã tìm hiểu về lai nguyên của hệ thống phhụ âm đầu, nguyên âm, phụ âm cuối và cả lai nguyên của âm đệm -w-. Theo giáo sư, âm đệm -w- xuất hiện trong tiếng Việt vào cuối thời kì Việt Mường chung( cách đây trên 1000 năm), do ảnh hưởng của tiếng Hán vào tiếng Việt trong quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ . Chính vì thế chúng ta cần nhìn lại quá trình tiếp xúc giữ