Đề tài Các tiêu chí xác định tộc người ở Việt Nam hiện nay

Vấn đề dân tộc ngày càng trở thành vấn đề thời sự trong đời sống chính trị các quốc gia trên thế giới. Một trong những vấn đề các nước đều quan tâm, đó là cần có những giải pháp để giải quyết công tác dân tộc thật tốt. Chủ nghĩa Mác-Lênin chủ trương “Vấn đề dân tộc là một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng vô sản, một bộ phận của vấn đề chuyên chính vô sản(1). Thực hiện thật tốt công tác dân tộc ở một mức có nhiều tộc người như nước ta, là góp phần vào sự thắng lợi của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ đã qua và con đường sắp tới. Việt Nam là quốc gia đa tộc người với hơn 54 dân tộc anh em, sinh sống từ Lũng Cú - Hà giang đến đất mũi Cà Mau. Các dân tộc anh em vốn có quan hệ tốt đẹp, có truyền thống đoàn kết, tương trợ, cùng có ý thức chung về một quốc gia thống nhất. Vấn đề cần đặt ra khi thực hiện công tác dân tộc đó là cần nắm vững đặc điểm của các tộc người để thực hiện chính sách của Đảng ta đề ra về quyền bình đẳng của các tộc người. Để làm được điều đó, công tác xác định thành phần tộc người cần được coi trọng, để góp phần xây dựng những chủ trương, giải pháp, để thực hiện tốt công tác dân tộc. Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khoá IX của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân tộc đi vào cuộc sống hơn một năm qua, đã khẳng định “các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển.”. Để thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chúng ta cần nghiên cứu đặc điểm của từng tộc người, xác định thật khoa học, chính xác thành phần tộc người, để góp phần tham mưu về hoạch định chính sách đối với từng tộc người, cũng như toàn bộ chính sách dân tộc nói chung. Vì vậy, tác giả muốn đề cập đến công tác xác định thành phần tộc người ở Việt Nam làm đề tài tiểu luận của mình.

doc15 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 13868 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các tiêu chí xác định tộc người ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ ------  CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LỜI NÓI ĐẦU Vấn đề dân tộc ngày càng trở thành vấn đề thời sự trong đời sống chính trị các quốc gia trên thế giới. Một trong những vấn đề các nước đều quan tâm, đó là cần có những giải pháp để giải quyết công tác dân tộc thật tốt. Chủ nghĩa Mác-Lênin chủ trương “Vấn đề dân tộc là một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng vô sản, một bộ phận của vấn đề chuyên chính vô sản(1). Thực hiện thật tốt công tác dân tộc ở một mức có nhiều tộc người như nước ta, là góp phần vào sự thắng lợi của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ đã qua và con đường sắp tới. Việt Nam là quốc gia đa tộc người với hơn 54 dân tộc anh em, sinh sống từ Lũng Cú - Hà giang đến đất mũi Cà Mau. Các dân tộc anh em vốn có quan hệ tốt đẹp, có truyền thống đoàn kết, tương trợ, cùng có ý thức chung về một quốc gia thống nhất. Vấn đề cần đặt ra khi thực hiện công tác dân tộc đó là cần nắm vững đặc điểm của các tộc người để thực hiện chính sách của Đảng ta đề ra về quyền bình đẳng của các tộc người. Để làm được điều đó, công tác xác định thành phần tộc người cần được coi trọng, để góp phần xây dựng những chủ trương, giải pháp, để thực hiện tốt công tác dân tộc. Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khoá IX của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân tộc đi vào cuộc sống hơn một năm qua, đã khẳng định “các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển...”. Để thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chúng ta cần nghiên cứu đặc điểm của từng tộc người, xác định thật khoa học, chính xác thành phần tộc người, để góp phần tham mưu về hoạch định chính sách đối với từng tộc người, cũng như toàn bộ chính sách dân tộc nói chung. Vì vậy, tác giả muốn đề cập đến công tác xác định thành phần tộc người ở Việt Nam làm đề tài tiểu luận của mình. I. VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH CÁC TIÊU CHÍ TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM 1. Định nghĩa tộc người Tộc người là khái niệm cơ bản, là nền tảng của Dân tộc học, nó chính là đối tượng nghiên cứu của ngành này. Các nhà nghiên cứu hiện nay còn chưa hoàn toàn thống nhất về cách hiểu khái niệm tộc người. Ở Việt Nam hiện nay, thuật ngữ “tộc người” chưa được sử dụng phổ biến. Cụ thể, thuật ngữ “dân tộc” dùng để chỉ 54 “dân tộc” ở Việt Nam, như dân tộc kinh, dân tộc Tày, dân tộc Bana... Thực ra, trong trường hợp này, “các dân tộc” ở đây là “các tộc người”. Vì vậy, câu “Dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc” phải viết là “Dân tộc Việt Nam có 54 tộc người”. Vấn đề này cần được thống nhất trong cả nước, cả trong giới khoa học, cũng như quần chúng nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng, trong văn bản chính thức của Nhà nước về sử dụng các khái niệm thuật ngữ. Về khái niệm tộc người, đã có nhiều khái niệm của nhiều học giả trong và ngoài nước như quan điểm của R.Breton (trong “các tộc người”) đã đưa ra hai định nghĩa. Thứ nhất theo nghĩa hẹp: “Tộc người (Etsnie) có thể là một nhóm các cá nhân cùng có chung tiếng mẹ đẻ...”. Thứ hai theo nghĩa rộng: “Tộc người được định nghĩa là một nhóm cá nhân liên kết với nhau bởi một phức hợp các tính chất chùng - về mặt nhân chủng, ngôn ngữ, chính trị - lịch sử v.v.... mà sự kết hợp các tính chất đó làm một hệ thống riêng, một cơ cấu mang tính văn hoá là chủ yếu; một nền văn hoá. Như thế, tộc người được coi là một tập thể, hay đúng hơn là một cộng đồng gắn bó với nhau bởi một nền văn hoá riêng”(1). Các học giả Xô Viết cũng có những định nghĩa về tộc người rất đáng chú ý. Các học giả trong nước cũng có định nghĩa về tộc người. Ví dụ như Đặng Nghiêm Vạn, Ngô văn Lệ cơ bản tán thành những luận điểm chính của Viện sĩ Xô Viết Bromlei đã đưa ra định nghĩa như sau: “Dân tộc (tộc người) là một tập đoàn người ổn định dựa trên những mối liên hệ chung về địa cực cư trú, tiếng nói, sinh hoạt, kinh tế, các đặc điểm sinh hoạt văn hoá, trên cơ sở những mối liên hệ đó, mỗi tộc người có một ý thức về thành phần tộc người và tên gọi của mình”(2). Trong khi đó, Lê Sĩ Giáo, Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng nhấn mạnh: “Khái niệm dân tộc thực chất phải được hiểu là tộc người (Ethnic)...”, ... “Tộc người là hình thức đặc biệt của một tập đoàn xã hội xuất hiện không phải do ý nguyện của con người mà là trong kết quả của quá trình tự nhiên - lịch sử. Điểm đặc trưng của các tộc người là ở chỗ nõ có tính bền vững và giống như là những quy tắc các tộc người tồn tại hàng nghìn, hàng nghìn năm. Mỗi tộc người có sự thống nhất bên trong xác định, cả những nét đặc trưng để phân định nó với các tộc người khác. Ý thức tự giác của những con người hợp thành tộc người riêng biệt đóng vai trò quan trọng cả trong sự thống nhất hỗ tương, cả trong sự dị biệt với các cộng đồng tương tự khác trong hình thái phản đế của sự phân định “chúng ta” và “nó”(3). Nhìn chung, định nghĩa về tộc người vẫn còn tiếp tục, và sự khác biệt về định nghĩa tộc người là ở trong các tiêu chí để xác định thế nào là tộc người. 2. Xác định các tiêu chí tộc người ở Việt Nam Các học giả trên thế giới và Việt Nam rất quan tâm đến việc xác định các tiêu chí tộc người. Các nhà Dân tộc học và Nhân học Xô Viết, trong việc xác định các tiêu chí tộc người, đã xem xét theo một hệ đặc trưng về lãnh thổ, ngôn ngữ, văn hoá, ý thức tự giác tộc người, tâm lý, kinh tế tôn giáo, nhân chủng, và thậm chí là cả yếu tố nội tộc hôn. Một số học giả Trung Quốc cũng đưa ra những tiêu chí riêng. Như, học giả Yangqu Zhu trong công trình “Dân tộc học khái luận” cho rằng các đặc trưng cơ bản của tộc người bao gồm sự cộng đồng về ngôn ngữ, về lãnh thổ, về kinh tế, về ý thức tự giác tộc người cùng những biểu hiện thống nhất về văn hoá. Ở Việt Nam, ngành Dân tộc học đã ra đời từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX. Năm 1968 Viện Dân tộc học được thành lập, ban đầu với nhiệm vụ tập trung, điều tra nghiên cứu xác định các thành phần dân tộc (tộc người) ở Việt Nam. Năm 1973, hai hội thảo đã diễn ra liên tiếp tại Hà Nội về tiêu chí xác định dân tộc (tộc người) và thành phần các dân tộc (tộc người) ở Việt Nam. Hội thảo đã thống nhất lấy Dân tộc (tộc người) làm đơn vị cơ bản trong việc xác định thành phần các dân tộc (tộc người) ở Việt Nam. Đồng thời, nhất trí về ba tiêu chí để xác định một dân tộc (tộc người) đó là: 1. Có tiếng nói chung (ngôn ngữ). 2. Có chung những đặc điểm sinh hoạt văn hoá. 3. Có cùng ý thức tự giác, tự nhận cùng một dân tộc(tộc người) Năm 2002, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Viện Dân tộc học và Viện Ngôn ngữ đã phối hợp tổ chức “Hội thảo bàn về tiêu chí xác định lại thành phần một số dân tộc ở Việt Nam”. Đã có nhiều ý kiến được nêu ra về các tiêu chí xác định lại thành phần tộc người để phù hợp với thời kỳ mới. Tuy nhiên, định nghĩa và tiêu chí xác định tộc người Việt Nam đưa ra trong thập niên 70 vẫn được chấp nhận, tạm thời vẫn chưa có định nghĩa và hệ tiêu chí khác xác định tộc người chính thức được thừa nhận và thay thế định nghĩa tộc người và ba tiêu chí xác định tộc người ở Việt Nam. II. CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM Các tiêu chí xác định tộc người ở Việt Nam được nhất trí thông qua từ những năm 70 của thế kỷ XX là cơ sở để xác định tộc người ở nước ta. Các nhà Dân tộc học đưa ra ba tiêu chí về ngôn ngữ, đặc trưng văn hoá, ý thức tự giác tộc người dựa trên các đặc điểm của nước ta. Chúng ta thấy rằng, có rất nhiều tiêu chí xác định tộc người như lãnh thổ, cơ sở kinh tế,... lại chưa được đưa vào hệ tiêu chí xác định tộc người ở Việt Nam. Trước hết cần phải tìm hiểu một vài nét sơ lược về đặc điểm của sự hình thành quốc gia đa tộc người Việt Nam. 1. Đặc điểm của quốc gia đa dân tộc Việt Nam Thứ nhất, ở Việt Nam, nhà nước ra đời sớm trên cơ sở sự cấu kết của các cộng đồng trên cơ sở đấu tranh chống thiên nhiên (trị thuỷ) và chống kẻ thù từ bên ngoài. Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thiên niên kỷ I trước công nguyên, là liên minh của 15 bộ lạc. Tiếp đó là nhà nước Âu lạc là sự phối hợp của hai nhóm cư dân khác nhau là Tây Âu và Lạc Việt. Cùng với dòng chảy của văn minh sông Hồng là văn hoá Sa Huỳnh ở miền Trung, với sự ra đời của nhà nước Chămpa với cư dân nói ngôn ngữ Malayo - Polynesian... Ngay từ khi hình thành nhà nước sơ khai, đất nưcớ ta đã là quốc gia đa tộc người. Thứ hai, mảnh đất Việt Nam là nơi giao lưu tộc người và kinh tế, văn hoá từ thời cổ đại. Do vị trí địa lý đặc biệt, trên địa bàn nước ta đã diễn ra nhiều làn sáng di cư, từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông... Vì thế cùng với cư dân bản địa phát sinh trên lãnh thổ nước ta như cư dân Việt - Mường, một bộ phận lớn cư dân Tày - Thái... thì nhiều tộc người đã di cư sang nước ta như thời nhà Nguyễn, nhiều tộc người từ đất nước Trung Hoa sang như: Nùng, Giáy, Bố y, ... đặc biệt là người Hoa... Quá trình di cư đó diễn ra ở nhiều thời điểm khác nhau làm cho các tộc người bị xé lẻ, làm cho sự phân bố mang tính phân bố xen kẽ rất cao. Như người Dao có mặt ở 13 tỉnh thành. Nên ý thức về lãnh thổ không còn rõ nét. Thứ ba, các tộc người ở Việt Nam tập hợp thành một cộng đồng sinh hoạt kinh tế thống nhất. Các vùng, miền trao đổi buôn bán với nhau. Từ xa xưa, trao đổi, buôn bán đã được tiến hành, người dân miền núi cần muối, đồ kim khí, diêm tiêu... từ miền đồng bằng mang lên. Người dân đồng bằng cần trâu, bò, tre, nứa... từ miền ngược xuống. Các chợ miền núi là nơi trao đổi buôn bán của nhiều tộc người, ở đây sinh hoạt kinh tế chung, rộng rãi là phổ biến... Trên đây là một vài đặc điểm cơ bản về đặc điểm cơ bản về quan hệ tộc người ở Việt Nam. Qua đó, chúng ta thấy rằng, các tiêu chí lãnh thổ, sinh hoạt kinh tế... không thể lấy làm tiêu chí để xác định tộc người ở Việt Nam. 2. Ba tiêu chí xác định tộc người ở Việt Nam 2.1. Ngôn ngữ - Ngôn ngữ là một trong ba tiêu chí để xác định tộc người, và là tiêu chí không thể thiếu, trừ những trường hợp ngoại lệ. Các nhà ngôn ngữ đã nói: “Ngôn ngữ còn dân tộc còn, tộc người còn”. Mỗi tộc người ở Việt Nam có một ngôn ngữ riêng, ngôn ngữ mẹ đẻ của từng tộc người. Tiếng mẹ đẻ gắn liền với quá trình sáng tạo tộc người và quá trình phát triển tộc người. Qua ngôn ngữ ta sẽ thấy được lối tư duy của mỗi tộc người khác nhau, từ hệ thống ngữ pháp, thanh điệu... Ngôn ngữ, chúng ta thấy cách ứng xử, thấy sự giao thoa văn hoá... Ngôn ngữ của một dân tộc nào đó là công cụ giao tiếp, là biểu hiện “linh hồn” dân tộc, là di sản thiêng liêng của muôn đời để lại. Qua ngôn ngữ của người Tày, ta thấy được sự tinh tế của ngôn ngữ được sáng tạo ra qua bao đời nay, như câu nói: “Pỏ xắc phing fầy án pỏ chạn phing fầy com” (người Chăm, khi sưởi lửa thì ngả người về đằng sau, người lười, khi sưởi lửa thì cúi khom về đằng trước). qua tư thế người sưởi lửa mà nói lên kẻ chăm người lời. Khi diễn tả “làm một việc thửa”, người việt nói “Chở củi về rừng”, người Tày nói “Tháp nặm mừa to bó” (gánh nước về nguồn). Câu nói này vừa thể hiện được tư duy, cách ứng xử của người Tày, vừa nói lên được địa bàn cư trú. Vì vùng dân tộc, củi có thể để ở sát ngay cạnh bên nhà nên, nếu người Tày cũng nói như người Kinh tề dẫu còn cái ý “vô tình nị”. Nhiều tộc người có chữ viết riêng, đây là tài sản quý báu của tộc người nói riêng cũng như dân tộc Việt Nam ta nói chung. Thực hiện chính sách dân tộc (trong đó có chính sách về ngôn ngữ) của Đảng, Nhà nước ta đã xây dựng chữ viết cho một số dân tộc trên cơ sở đảm bảo nguyện vọng của dân tộc thiết tha có chữ viết, có số dân tương đối đông và sống tương đối tập trung... Thực tế trên đất nước ta hiện nay, là tình trạng tiếp xúc ngôn ngữ do di cư, do địa bàn cư trú cài răng lược, nên nảy ra nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ. Đây là hiện tượng song ngữ và đa ngữ. Bên cạnh đó, các nhóm tộc người địa phương cùng một nguồn gốc hầu như bị khoảng không gian cách trở phân li và rất ít quan hệ với nhau. Mỗi bộ phận của tộc người này đều mang sắc thái riêng trong qúa trình tồn tại và phát triển. Do đó tiếng nói của nọi dần dần có những nét khác biệt ở từng vùng, tạo nên tiếng nói của một nhóm địa phương như năm nganh của tiếng Mèo (Hmông) hoặc các phương ngôn khá phức tạp của tiếng Dao. Một thực tế gần đây, là ngôn ngữ các tộc người thiểu số tiếp xúc, giao thao với tiếng Việt, một mặt vốn từ vựng của ngôn ngữ các tộc người thiểu số vay mượn từ tiếng Việt, như các thuật ngữ khoa học kỹ thuật, hoặc các từ chỉ hiện tượng mới như xã viên, ban quản trị,… Mặt khác, tiếng mẹ đẻ phạm vi sử dụng thu hẹp trong nội bộ gia đình, một bộ phận tộc người quên tiếng mẹ đẻ. người Ơ Đu chỉ học tiếng mẹ đẻ khi già, để khi chết có thể giao tiếp với tổ tiên, trong sinh hoạt hàng ngày họ dùng tiếng Thái, tiếng Khơ mú… Vì vậy, việc dựa vào ngôn ngữ để xác định tộc người ngày càng khó khăn. Tuy nhiên, tiêu chí ngôn ngữ rất quan trọng, nhưng không phải là duy nhất. Để xác định tộc người ngoài ngôn ngữ, ta cần xem xét ở những tiêu chí khác, để có cái nhìn toàn diện hơn. 2.2. Tiêu chí đặc trưng văn hoá Các tộc người ở Việt Nam cùng sinh sống trên một không gian văn hoá nhất định. Vì thế các tộc người vừa có những nét văn hoá tương đồng, vừa có những đặc trưng văn hoá riêng của từng tộc người. GS. Đặng Nghiêm Vạn cho rằng: “Muốn xác định văn hoá như một tiêu chí của một tộc người hay một dân tộc, trước hết phải nghiên cứu tổng hợp những yếu tố văn hoá vật thể và phi vật thể theo nghĩa rộng của nó. Đó là tất cả nhưng gì mà tộc người hay dân tộc đó sáng tạo hay tiếp biến của các tộc người, dân tộc khác trong quá trình lịch sử, được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác. Từ đó, các tộc người và dân tộc mới chọn lọc ra những yếu tố gì được coi là thân thương, là thiêng liêng, là đặc trưng để phân biệt bản thân với các tộc người dân tộc khác”(1). Văn hoá là bộ gen văn hoá tộc người, và tạo nên bản sắc của văn hóa tộc người “Văn hoá còn thì tộc người còn”. Văn hoá tộc người với những nét đặc trưng trong cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Như trong việc ở, người Mường ở nhà sàn, người ÊĐÊ ở nhà dài, người Việt ở sàn đất. Về văn hoá ẩm thực thì vô cùng phong phú và đa dạng những nét đặc trưng riêng về thức ăn (Người Việt ăn cơm tẻ, người Hmông ăn ngô; người Mường uống rượu cần…) về khẩu vị, cách chế biến… Văn hoá mặc, thể hiện những đặc trưng trên trang phục của người phụ nữ biểu lộ rõ rệt tính tộc người qua bố cục màu sác, hoa văn cũng như qua kiểu may cắt áo, quần váy, rộng hẹp, dài ngắn khác nhau. Như người Mường khăn đội của người phụ nữ màu trắng là một mảnh vải trắng không hoàn toànêu, áo cánh màu trắng, thân ngắn, thường xẻ ở ngực. Váy gồm hai phần chính là thân váy và cạp váy (thêu nhiều hoa văn trang trí)… Bên cạnh đó, cách đặt tên con của cư dân thuộc ngôn ngữ Tạng Miến có tục lấy tên Cha làm tên đầu của con (phụ tử liên danh) từ đó dựng lên phả hệ của tổ tiên có khi lên đến 20, 30 đời. Ngoài ra, mỗi dân tộc có nền văn học dân gian đa dạng và phong phú, tạo nên bản sắc riêng cũng như thể hiện được sự tinh tuý của mỗi tộc người. Người Mường, thể chất có một nền văn học dân gian khá phong phú, những chuyện cổ tích, ca dao tục ngữ kể về nguồn gốc dân tộc, ca ngợi tinh thần chống thiên nhiên, chống lại sự áp bức của giai cấp thống trị. Như truyện thơ Út lót. Hồ điều, nàng Nga, Hai Mối, và đặc biệt bài mo “Đẻ đất, đẻ nước” là tài liệu văn học dân gian, tài liệu dân tộc học và lịch sử của dân tộc Mường. Nói về đặc trưng văn hoá của từng tộc người, cũng cần chú ý đặt nó trong sự thống nhất của nền văn hoá Việt Nam. Ngày nay, những tác động của nền kinh tế thị trường, của sự giao lưu tiếp xúc văn hoá ngoại lai đang đặt ra cho chúng ta làm sao vừa bảo tồn được những giá trị quí báu của cha ông để lại, vừa phát huy những giá trị đó trong cuộc sống hiện nay. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc nói chung và của từng tộc người nói riêng là góp phần vào sự tồn tại và phát triển của từng tộc người, của cả dân tộc Việt Nam ta. 2.3. Tiêu chí, ý thức tự giác tộc người Ý thức tự giác tộc người xuất hiện khi các cá nhân, bộ phận cùng sinh sống trong một khu vực lịch sử - văn hoá nhất định, và ở họ hình thành lên một ý thức tự giác mình là một thành viên của một cộng đồng đó, của tộc người đó. Dẫn theo GS. Đặng Nghiêm Vạn, ý kiến của J.Poirier về ý thức tự giác tộc người, “thể hiện nên ý muốn cùng nhau chung sống thường gọi là ý thức tự giác tộc người, một ý thức về tên gọi, một tưởng niệm về một quá khứ truyền thống có tính lịch sử huyền thoại, một biểu hiện về lối sống và văn hoá những mô típ nhiều vẻ, khác nhau về hình thức, nguyên liệu và màu sắc(1). Các tự ý thức “cái ta” để phân biệt với khác ta, cái ta ở đây là tộc người mình với tộc người khác, dân tộc Việt Nam ta với các dân tộc, quốc gia khác. Con người Việt Nam ta, dù là tộc người nào, cũng đều mang trong mình ý thức của cộng đồng quốc gia dân tộc, lại vừa mang ý thức về tộc người. Ở Việt Nam, tiêu chí ý thức tự giác tộc người rất quan trọng, nhiều chỗ là tiêu chí có ý nghĩa quyết định thể hiện rõ ở những yếu tố sau: Một là: Các tộc người ở Việt Nam đều ý thức về dân tộc mình qua những truyền thuyết huyền thoại về nguồn gốc chung của tộc người, về quê hương xa xưa của tổ tiên, về anh hùng lịch sử của tộc người… Hai là: Các dân tộc với dân số ít, bị xé lẻ, cư trú ở vùng hẻo lánh, do tiếp biến văn hoá một cách tự nhiên khá sâu sắc dễ bị hút vào các tộc người khác có dân số đông hơn, thì tiêu chí ý thức tộc người có thể có tính quyết định dường như là duy nhất. Trường hợp, có những nhóm địa phương như Tày Mường, Tày Thanh, Tày Mười, trở lại nhận mình là người Thái khi tiếp xúc với người đồng tộc ở Tây Bắc… Ba là: Ý thức tự giác tộc người thể hiện ở tộc danh có thể là tự gọi hay tên các tộc người khác gán cho. Các tộc người đều có tên riêng, và mjốn gọi theo tên tự gọi. Tuy nhiên tộc danh nhiều khi không trùng khớp với tộc người. Bốn là: Khi xác định tộc người, các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu một cách toàn diện, khoa học, không nên có sự áp đặt, cũng không nên buông xuôi để học tự khai tự báo một cách đơn giản. Thực tế cho ta thấy rằng, nhiều tộc người do những điều kiện khác nhau có thể tự ý thức tự giác tộc người khác nhau, như muốn mình thuộc tộc người lớn hơn, hoặc do muốn phân li… Tiêu chí ý thức tự giác tộc người ở Việt Nam là tiêu chí rất quan trọng, đối với một số tộc người là tiêu chí quyết định duy nhất. Việc xác định thành phần tộc người ở Việt Nam, cần có cách nhìn toàn diện, gồm cả ba tiêu chí, là ngôn ngữ, đặc trưng văn hoá, và ý thức tự giác tộc người. Tóm lại, trong thời gian qua việc xác định thành phần tộc người ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, nhiều vấn đề đặt ra cho các nhà Dân tộc học nước ta như xác định lại thành phần tộc người (như tộc người Cao Lan - Sán Chỉ, Bru- Vân Kiều…) cũng như xác định lại các tiêu chí xác định tộc người. Bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay, đặt công tác dân tộc nói chung và việc xác định thành phần tộc người ở Việt Nam nói riêng, cần có bước phát triển mới. Xác định thành phần các tộc người, để từng tộc người vừa có ý thức là thành viên của từng tộc người, vừa có ý thức xây dựng một quốc gia thống nhất. Xác định đầy đủ, khoa học, chính xác từng tộc người là nhiệm vụ, cũng như sự ưu việt của chế độ ta như lời Lê Nin từng nói về quyền bình đẳng của các dân tộc, tiếp bước truyền thống lâu dài của dân tộc ta là đoàn kết để tạo nên sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù, mọi khó khăn thử thách./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phan Hữu Dật - Lâm Bá Nam, chính sách dân tộc của các chính quyền nhà nước phong kiến Việt Nam (X - XIX) nxb CTQG, H.2001. Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb CTQG, H-2003. Phan Hữu Dật, Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam - Nxb ĐHQG Hà Nội - 1998. Lê Sĩ Giáo (chủ biên) - Hoàng Lương - Lâm Bá Nam - Lê Ngọc Thắng - Dân tộc học đại cương, Nxb GD (Tái bản lần thứ ba), 1999. J.V.Stalin, Vấn đề dân tộc trong vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nxb Sự thật, H, 1962. Bùi Đăng Khoa, Nguy cơ xung đột dân tộc tôn giáo dâng khắp toàn cầu - Tạp chí Dân tộc học, số 1-2004. Bùi Đăng Khoa, Nguy cơ xung đột dân tộc tôn giáo dâng khắp toàn cầu, tạp chí Dân tộc học, số 1- 2004. Ngô văn Lệ - Nguyễn Văn Tiệp