Đề tài Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại: lý luận, pháp luật và thực tiễn tài phán

Vì lẽ, ngoại trừ một vài biệt lệ, một hợp đồng có thể khi là thương mại khi là dân sự, cho nên không thể phân chia các hợp đồng thành hai loại có bản chất khác nhau: một có bản chất thương mại, một có bản chất dân sự, và nghiên cứu chúng trong hai lĩnh vực riêng biệt, một trong luật dân sự, một trong luật thương mại. Mọi hợp đồng cần được xem xét theo nguyên tắc đại tổng được qui định trong Bộ luật dân sự vốn vẫn được coi là luật chung áp dụng cho mọi giao dịch trong xã hội. Tuy nhiên, theo qui định của Luật thương mại, các hợp đồng thương mại cũng bị chi phối bởi một vài qui tắc khác với qui tắc chung liên quan đến vấn đề chứng cứ và trách nhiệm trong trường hợp vi phạm hợp đồng. Nhưng khuynh hướng chung hiện nay của các nền pháp luật trên thế giới là phải xóa bỏ ngay các sự khác biệt này bởi lẽ các qui tắc đặc thù của Luật thương mại nhằm đảm bảo sự an toàn mau lẹ và trong các giao dịch tỏ ra thích hợp hơn và cần được áp dụng cho mọi giao dịch thương mại và dân sự.(1) Hiện nay, pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam nằm rải rác trong rất nhiều văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao thấp khác nhau và cũng chưa có bất kì thử nghiệm nào nhằm thống nhất hóa hệ thống các văn bản pháp luật về hợp đồng cũng như chỉ ra sự liên kết, liên thông hoặc tính hệ thống của pháp luật hợp đồng nói chung. Tuân thủ nguyên tắc về mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng, có thể thấy rằng, các qui định chung của pháp luật hợp đồng được qui định từ các điều từ 388 – 411 Bộ luật dân sự 2005 có thể được áp dụng chotất cả các loại hợp đồng khác nhau. Bên cạnh các qui định chung đó, Bộ luật dân sự 2005 có các qui định riêng cho các hợp đồng chuyên biệt. Các qui định về các hợp đồng chuyên biệt, theo nghĩa rộng có thể bao gồm tất cả các hợp đồng khác mang tính luật tư( ví dụ: hợp đồng lao động, tín dụng, hợp đồng thương mại ); đó là các qui định riêng so với nguyên tắc chung của Bộ luật dân sự 2005 . Đối với những vấn đề mà luật tư đã qui định thì áp dụng luật tư để điều chỉnh, đối với những vấn đề luật tư chưa đề cập đến thì áp dụng luật chung để điều chỉnh. Nói cách khác, Các hoạt động có 1 tính chất thương mại, nếu được quy định tại một luật riêng hay đã được qui định trong bộ Luật thương mại thì sẽ được điều chỉnh bởi luật đó, và các hoạt động không được quy định trong Luật thương mại và cũng không được quy định trong một luật riêng khác, thì sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự.

pdf53 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4100 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại: lý luận, pháp luật và thực tiễn tài phán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT LUẬN VĂN TÊN ĐỀ TÀI: Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên :Nguyễn Như Dạ Ngọc Nguyễn Mai Hân MSSV : 5044052 Lớp:Luật thương mại_ K30 Năm học: 2008- 2009 CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ HIỆU CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI: LÝ LUẬN, PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TÀI PHÁN MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 1.1 Sơ lược về hợp đồng và hợp đồng thương mại.................................................. 1 1.1.1 Khái niệm ..................................................................................................... 2 1.1.2 Hình thành hợp đồng.................................................................................... 3 1.1.3 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại ......................................... 5 1.1.3.1 Năng lực chủ thể .................................................................................... 5 1.1.3.2 Sự tự nguyện,tự do của các bên giao kết hợp đồng ............................... 7 1.1.3.3 Nội dung và mục đích của hợp đồng...................................................... 8 1.1.3.4 Hình thức của hợp đồng ......................................................................... 11 1.2 Sơ lược hợp đồng vô hiệu và phân loại hợp đồng vô hiệu ............................... 13 CHƯƠNG 2: CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ HIỆU CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 2.1 Khái quát những qui định của pháp luật về các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại ...................................................... 15  Định nghĩa ....................................................................................................... 2.2 Các trường hợp vô hiệu cụ thể của hợp đồng thương mại .............................. 16 2.2.1 Hợp đồng thương mại vô hiệu do vi phạm điều cấm pháp luật, trái đạo đức xã hội ........................................................ 16 2.2.2 Hợp đồng thương mại vô hiệu do giả tạo .................................................... 17 2.2.3 Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ hình thức .......................................... 19 2.2.4 Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện ................................................................. 21 2.2.5 Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa ....................................................... 22 2.2.5.1 Hợp đồng lừa dối.................................................................................... 22 2.2.5.2 Hợp đồng vô hiệu do đe dọa .................................................................. 25 2.2.6 Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn ................................................................ 27 2.2.7 Hợp đồng vô hiệu do người kí hợp đồng không đúng thẩm quyền................................................................................ 31 2.3 Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu ............................................................. 34 CHƯƠNG 3:THỰC TIỄN TÀI PHÁN CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ HIỆU CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.1 Nhìn chung về thực tiễn tài phán các hợp đồng thương mại vô hiệu ............ 38 3.2 Một số kiến nghị ............................................................................................. 45 LỜI KẾT ............................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 48 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... LỜI MỞ ĐẦU  Hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, nền kinh tế thế nước ta phải phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa , bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường để tạo thêm uy tín và sức mạnh cho nước ta trên trường thế giới.  Tham gia sân chơi, khi Việt Nam là thành viên của tổ chức kinh tế thế giới (WTO) và là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc; nền kinh tế nước nhà cần phải vững mạnh, hệ thống pháp luật liên quan phải thông thoáng nhưng chặt chẽ để các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm, thu hút đầu tư. Hơn hết các cá nhân, tổ chức, pháp nhân hoạt động thương mại cần thiết phải bản lĩnh, thông minh và không chỉ dừng lại ở biết luật mà còn hiểu đúng, hiểu sâu và nắm bắt kịp thời, chính xác các qui định pháp luật hiện hành để thu lợi nhuận và hạn chế rủi ro cho chính bản thân.  Công cụ để xác lập quyền, nghĩa vụ của các chủ thể hoạt động thương mại là hợp đồng. Do đó, hợp đồng phải tuân thủ theo qui định của pháp luật để có hiệu lực ràng buộc các bên kết ước, gióp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của những chủ thể kinh doanh chân chính.  Bất cứ một vấn đề nào, khi nắm được những kiến thức cơ bản cũng mang lại những lợi ích nhất định. Khi có những tranh chấp, rủi ro bất ngờ có liên quan đến hợp đồng và hợp đồng thương mại bị tuyên bố vô hiệu sẽ khó tránh khỏi tổn thất. Cho nên, phải hiểu sâu, hiểu rõ các qui định của pháp luật hiện hành về các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại để tiến hành kinh doanh có hiệu quả. Chính vì vậy, tôi xin có một vài dòng phân tích để các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại được rõ ràng hơn trong lý luận, pháp luật và thực tiễn tài phán.  Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tư liệu nhưng với những kiến thức và khả năng nhìn nhận vấn đề có giới hạn nên bài viết sẽ còn nhiều hạn chế và thiếu sót.Vì vậy, mong thầy cô góp thêm ý kiến để vấn đề được cụ thể và khái quát hơn. Xin chân thành cảm ơn. SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân Luận văn tốt nghiệp Đại học 1 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 1.1 Sơ lược về hợp đồng và hợp đồng thương mại 1.1.1 Khái niệm  Mối quan hệ giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại Trong một nền kinh tế thị trường vai trò của hợp đồng vô cùng quan trọng, đó là một công cụ pháp lý hết sức quan trọng, đó là công cụ pháp lý thông dụng nhất trong việc kinh doanh buôn bán. Trong pháp chế Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, danh từ “hợp đồng” được xuất hiện lần đầu tiên trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế công bố ngày 28/09/1989 và pháp lệnh về hợp đồng dân sự công bố ngày 07/05/1991. Theo hai văn bản này, hợp đồng kinh tế bao gồm các hợp đồng được kí kết nhằm mục đích kinh doanh giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với tư nhân có đăng kí kinh doanh theo pháp luật. Các tranh chấp phát sinh trong việc thi hành hợp đồng kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa kinh tế, các hợp đồng khác không phải là hợp đồng kinh tế đều là hợp đồng dân sự. Như vậy, một hợp đồng được coi là hợp đồng kinh tế hay dân sự tùy theo chủ thể và mục đích theo đuổi: hợp đồng mua bán là hợp đồng kinh tế nếu được kí kết giữa các công ty với nhau, giữa công ty và tư nhân có đăng kí kinh doanh nhằm mục đích kinh doanh; hợp đồng là dân sự nếu được kí kết giữa các cá nhân với nhau. Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, luật pháp không phân biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế ( còn gọi là hợp đồng thương mại), các qui định về hợp đồng dân sự được áp dụng cho hợp đồng thương mại ( Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Ý, Pháp). Tuy nhiên , tại Pháp một số hợp đồng do mục đích của nó được xem là hành vi thương mại bị chi phối bởi các qui tắc của Bộ luật thương mại. Tại Việt Nam hai pháp lệnh nói trên nay đã bị bãi bỏ và Bộ luật dân sự 2005 chỉ còn dự liệu một lọai hợp đồng là hợp đồng dân sự. Tuy nhiên luật thương mại công bố ngày 27/06/2005 quy định một số giao dịch được xem là hoạt động thương mại, Điều 3 Luật thương mại 2005: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Các hợp đồng thực hiện các hoạt động thương mại này do Luật thương mại chi phối; do đó chúng ta có thể tạm gọi các hợp đồng này là các hợp đồng thương mại. Nhưng lợi ích của sự phân biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại chẳng còn là bao khi mà ngày nay Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2005 đã qui tụ mọi tranh tụng về một mối: Tòa án dân sự xét xử mọi tranh chấp về dân sự, thương mại, lao động…Mặc dù vậy các hợp đồng thực hiện hoạt động thương mại được dự liệu trong Luật thương mại cũng có những đặc tính riêng của nó, ngoài các qui tắc chung cho mọi hợp đồng được dự liệu trong luật dân sự. Nói chung các hợp đồng không được phân chia thành hai loại: hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại. Ví dụ: hợp đồng mua bán một chiếc xe ôtô giữa người bán là công ty sản xuất và người mua là công ty kinh doanh xe là hợp đồng thương mại SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân Luận văn tốt nghiệp Đại học 2 đối với cả hai bên; nếu nhà sản xuất bán chiếc xe ấy cho một tư nhân mua để sử dụng thì hợp đồng có tính cách thương mại đối với người bán, còn dân sự đối với người mua; sau đó nếu người mua này bán lại cho một tư nhân khác để sử dụng thì khi đó hợp đồng là dân sự đối với cả hai bên. Cũng có những hợp đồng luôn luôn là dân sự vì đó là các hợp đồng không đền bù bởi vì mọi hoạt động thương mại đều theo đuổi mục đích lợi nhuận. Vì lẽ, ngoại trừ một vài biệt lệ, một hợp đồng có thể khi là thương mại khi là dân sự, cho nên không thể phân chia các hợp đồng thành hai loại có bản chất khác nhau: một có bản chất thương mại, một có bản chất dân sự, và nghiên cứu chúng trong hai lĩnh vực riêng biệt, một trong luật dân sự, một trong luật thương mại. Mọi hợp đồng cần được xem xét theo nguyên tắc đại tổng được qui định trong Bộ luật dân sự vốn vẫn được coi là luật chung áp dụng cho mọi giao dịch trong xã hội. Tuy nhiên, theo qui định của Luật thương mại, các hợp đồng thương mại cũng bị chi phối bởi một vài qui tắc khác với qui tắc chung liên quan đến vấn đề chứng cứ và trách nhiệm trong trường hợp vi phạm hợp đồng. Nhưng khuynh hướng chung hiện nay của các nền pháp luật trên thế giới là phải xóa bỏ ngay các sự khác biệt này bởi lẽ các qui tắc đặc thù của Luật thương mại nhằm đảm bảo sự an toàn mau lẹ và trong các giao dịch tỏ ra thích hợp hơn và cần được áp dụng cho mọi giao dịch thương mại và dân sự.(1) Hiện nay, pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam nằm rải rác trong rất nhiều văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao thấp khác nhau và cũng chưa có bất kì thử nghiệm nào nhằm thống nhất hóa hệ thống các văn bản pháp luật về hợp đồng cũng như chỉ ra sự liên kết, liên thông hoặc tính hệ thống của pháp luật hợp đồng nói chung. Tuân thủ nguyên tắc về mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng, có thể thấy rằng, các qui định chung của pháp luật hợp đồng được qui định từ các điều từ 388 – 411 Bộ luật dân sự 2005 có thể được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng khác nhau. Bên cạnh các qui định chung đó, Bộ luật dân sự 2005 có các qui định riêng cho các hợp đồng chuyên biệt. Các qui định về các hợp đồng chuyên biệt, theo nghĩa rộng có thể bao gồm tất cả các hợp đồng khác mang tính luật tư ( ví dụ: hợp đồng lao động, tín dụng, hợp đồng thương mại…); đó là các qui định riêng so với nguyên tắc chung của Bộ luật dân sự 2005 . Đối với những vấn đề mà luật tư đã qui định thì áp dụng luật tư để điều chỉnh, đối với những vấn đề luật tư chưa đề cập đến thì áp dụng luật chung để điều chỉnh. Nói cách khác, Các hoạt động có 1tính chất thương mại, nếu được quy định tại một luật riêng hay đã được qui định trong bộ Luật thương mại thì sẽ được điều chỉnh bởi luật đó, và các hoạt động không được quy định trong Luật thương mại và cũng không được quy định trong một luật riêng khác, thì sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự. (1): Các hợp đồng thương mại thông dụng – Ts.Luật sư Nguyễn Mạnh Bách – NXB Giao thông vận tải 2007 – Tr 5-7 (2): Trích trong “Giáo trình luật dân sự Việt Nam (quyển 2-tập 1)” - Trường ĐHCT – Khoa luật – Ts.Nguyễn Ngọc Điện chủ biên – Tr 4-5 SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân Luận văn tốt nghiệp Đại học 3  Khái niệm hợp đồng Hợp đồng là công cụ chủ yếu để xác lập quan hệ giữa người và người liên quan đến tài sản trong một xã hội có tổ chức. Các quan hệ ấy không chỉ hình thành trong lĩnh vực dân sự mà cả trong các lĩnh vực thương mại, lao động, thậm chí trong lĩnh vực hành chính. Mỗi loại hợp đồng, trong mỗi lĩnh vực, có những đặc điểm rất riêng và, do đó, được chi phối bởi những quy định riêng. Tuy nhiên, là sản phẩm của sự gặp gỡ ý chí, tất cả các hợp đồng đều hình thành và vận hành trên cơ sở nguyên tắc tự do kết ước và những nguyên tắc cơ bản khác mà xoay quanh những nguyên tắc đó, một hệ thống các quy tắc pháp lý được xây dựng và tạo thành luật về quan hệ kết ước hay còn gọi là luật chung về hợp đồng.  Vậy,hợp đồng là sự thỏa thuận của hai hay nhiều bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Để quan hệ hợp đồng được xác lập một cách có hiệu lực, cần tồn tại các điều kiện theo Điều 388 Bộ luật dân sự 2005  Tồn tại một sự thỏa thuận  Giữa các bên có thẩm quyền giao kết hợp đồng  Dựa trên việc thống nhất ý chí giữa các bên  Mục đích của giao dịch phải hợp pháp  Thỏa thuận được xác lập theo một hình thức do pháp luật xác định Chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của chủ thể tham gia giao dịch. Mọi cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buột đối với các bên và được pháp luật bảo hộ.Theo Khoản 1 Điều 122 Bộ luật dân sự 2005, giao dịch có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:  Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự  Mục đích và nội dung giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội  Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện 1.1.2 Hình thành hợp đồng Điều 404 Bộ luật dân sự 2005 có qui định:“Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết”. Nói một cách khác, cần tồn tại một sự thống nhất về ý chí giữa bên đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng và bên chấp nhận giao kết hợp đồng về một nội dung xác định thì hợp đồng được hình thành. Khoản 1 Điều 390 Bộ luật dân sự 2005: “ Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể”. Như vậy đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực khi đáp ứng được các yêu cầu: thể hiện được ý chí, nội dung giao kết hợp đồng và xác định rõ bên được đề nghị. Nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng cần mang tính xác định, cần mô tả các nội dung được coi là chủ yếu của một quan hệ hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng nếu thỏa mãn yêu cầu theo luật định sẽ có hiệu lực vào thời điểm được gửi tới người nhận. SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân Luận văn tốt nghiệp Đại học 4  Đối với đề nghị giao kết hợp đồng có xác định rõ thời hạn trả lời: Trong thời hạn đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực, người được đề nghị có quyền chấp nhận, sửa đổi hoặc không chấp nhận; nếu người được đề nghị chấp nhận thì đó là một hành vi thể hiện ý chí của người được đề nghị, chấp nhận toàn bộ các điều kiện mà đề nghị đưa ra. Chấp nhận này phải được chuyển đến cho người đề nghị thì hợp đồng mới được coi là đã được xác lập Nói cách khác, trong trường hợp này, đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực làm phát sinh trách nhiệm của bên đề nghị và quyền của bên nhận có thể ràng buột bên đề nghị bởi các nghĩa vụ hợp đồng và bên đề nghị giao kết hợp đồng không được mời người thứ ba giao kết trong thời hạn chờ đợi bên được đề nghị trả lời và phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình (Khoản 2 Điều 390 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 )  Đối với đê nghị giao kết hợp đồng không có xác định rõ thời hạn trả lời: Có thể nói đây là một thiếu sót trong một đề nghị giao kết hợp đồng. Và theo các nhà làm luật người đề nghị giao kết hợp đồng cần được bảo vệ khi bên được đề nghị cố ý trì hoãn việc trả lời. Không có lý do gì để bảo vệ cho hành vi cố ý gây thiệt hại