Trong trường hợp pháp luật về tương trợ tư pháp về dân sự của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về tương trợ tư pháp về dân sự được quy định tại Phụ lục I của Thông tư liên tịch này.
2. Áp dụng pháp luật Việt Nam trong tương trợ tư pháp về dân sự.
a) Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng pháp luật Việt Nam trong quá trình thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài; yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
b) Cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện Việt Nam) thực hiện ủy thác tư pháp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ở trong nước thì áp dụng quy định pháp luật của Việt Nam, phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và không trái với pháp luật của nước sở tại.
c) Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài hoặc yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự thì áp dụng quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp; trường hợp pháp luật tương trợ tư pháp không có quy định thì áp dụng pháp luật tố tụng dân sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
3. Áp dụng pháp luật nước ngoài trong tương trợ tư pháp về dân sự.
Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài áp dụng pháp luật nước ngoài khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài quy định về vấn đề này;
b) Việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế;
c) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đề nghị áp dụng pháp luật của nước đó.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, đề nghị Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật nước ngoài; trong trường hợp không đủ điều kiện để áp dụng pháp luật nước ngoài thì trả lời bằng văn bản cho nước đã yêu cầu biết
88 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các văn bản pháp luật về tư pháp quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TƯ PHÁP – BỘ NGOẠI GIAO - TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Số: /2010/TTLT-BTP-BNG-TANDTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn áp dụng một số quy định pháp luật tương trợ tư pháp
về dân sự
Căn cứ Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII, Kỳ họp thứ hai thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI, Kỳ họp thứ năm thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Để thực hiện thống nhất Luật Tương trợ tư pháp, Bộ luật tố tụng dân sự liên ngành Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Toà án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số nội dung như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư liên tịch này hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam với nước ngoài và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong tương trợ tư pháp về dân sự.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự với Việt Nam.
Điều 3. Áp dụng pháp luật trong tương trợ tư pháp về dân sự
1. Áp dụng điều ước quốc tế trong tương trợ tư pháp về dân sự.
Trong trường hợp pháp luật về tương trợ tư pháp về dân sự của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về tương trợ tư pháp về dân sự được quy định tại Phụ lục I của Thông tư liên tịch này.
2. Áp dụng pháp luật Việt Nam trong tương trợ tư pháp về dân sự.
a) Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng pháp luật Việt Nam trong quá trình thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài; yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
b) Cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện Việt Nam) thực hiện ủy thác tư pháp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ở trong nước thì áp dụng quy định pháp luật của Việt Nam, phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và không trái với pháp luật của nước sở tại.
c) Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài hoặc yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự thì áp dụng quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp; trường hợp pháp luật tương trợ tư pháp không có quy định thì áp dụng pháp luật tố tụng dân sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
3. Áp dụng pháp luật nước ngoài trong tương trợ tư pháp về dân sự.
Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài áp dụng pháp luật nước ngoài khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài quy định về vấn đề này;
b) Việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế;
c) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đề nghị áp dụng pháp luật của nước đó.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, đề nghị Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật nước ngoài; trong trường hợp không đủ điều kiện để áp dụng pháp luật nước ngoài thì trả lời bằng văn bản cho nước đã yêu cầu biết.
4. Áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong trương trợ tư pháp về dân sự.
Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài; yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp, nếu việc áp dụng đó không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
Các nước đang áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam được quy định tại Phụ lục II của Thông tư liên tịch này.
Điều 4. Ngôn ngữ trong tương trợ tư pháp về dân sự
1. Trường hợp giữa Việt Nam và nước được yêu cầu tương trợ tư pháp đã có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì ngôn ngữ trong tương trợ tư pháp là ngôn ngữ của nước ký kết được yêu cầu hoặc ngôn ngữ khác được quy định trong điều ước quốc tế đó.
Ví dụ: Theo quy định tại Điều 4 của Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga ký ngày 25-8-1998 thì, yêu cầu tương trợ tư pháp được lập bằng ngôn ngữ của Bên ký kết yêu cầu, kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của Bên ký kết được yêu cầu hoặc tiếng Anh. Do vậy, khi lập hồ sơ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Liên bang Nga thực hiện tương trợ tư pháp thì, Tòa án phải lập hồ sơ gồm một bản bằng tiếng Việt và một bản bằng tiếng Nga hoặc tiếng Anh.
2. Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp cho Công dân Việt Nam ở nước ngoài thì ngôn ngữ ủy thác tư pháp là tiếng Việt. Hồ sơ tương trợ tư pháp về dân sự trong trường hợp này không phải chứng thực.
3. Trường hợp giữa Việt Nam và nước được yêu cầu tương trợ tư pháp chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hồ sơ phải kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của nước được yêu cầu tương trợ tư pháp hoặc dịch ra một ngôn ngữ khác mà nước được yêu cầu chấp nhận.
Trong trường hợp Tòa án lập hồ sơ không xác định được ngôn ngữ tương trợ tư pháp mà nước được yêu cầu tương trợ tư pháp chấp nhận, thì Toà án đề nghị Vụ hợp quốc tế Bộ Tư pháp xác định và trả lời bằng văn bản. Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tư pháp có trách nhiệm xác định ngôn ngữ tương trợ tư pháp mà nước được yêu cầu chấp nhận và trả lời bằng văn bản cho Toà án có yêu cầu trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
4. Tòa án lập hồ sơ yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự phải dịch hồ sơ ra ngôn ngữ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này. Bản dịch hồ sơ tương trợ tư pháp về dân sự phải được chứng thực hợp pháp.
5. Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự mà Việt Nam và nước đó chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì Bộ Tư pháp thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập hồ sơ ủy thác tư pháp bằng ngôn ngữ của nước họ kèm theo bản dịch ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Trường hợp hồ sơ được gửi kèm theo bản dịch tiếng Anh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm dịch hồ sơ ra tiếng Việt trước khi chuyển cho Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện. Trường hợp này hồ sơ ủy thác tư pháp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 5. Chi phí tương trợ tư pháp về dân sự
1. Chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài.
a) Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài yêu cầu Tòa án Việt Nam thực hiện tương trợ tư pháp thì phải nộp lệ phí là 5.000.000 đồng cho Bộ Tư pháp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Bộ Tư pháp nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp, trừ trường hợp giữa Việt Nam và nước yêu cầu có thỏa thuận khác hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Trường hợp phạm vi yêu cầu tương trợ tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có phát sinh các chi phí bất thường như: chi phí giám định; chi phí định giá; phí phí cho người làm chứng, chi phí cho người phiên dịch, chi phí cho luật sư hoặc các chi phí khác theo quy định của pháp luật Việt Nam thì Bộ Tư pháp thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có yêu cầu tương trợ tư pháp biết để họ nộp tiền cho các chi phí phát sinh đó.
b) Bộ Tư pháp dự tính các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp và thông báo cho cơ quan đã yêu cầu tương trợ tư pháp biết. Bộ Tư pháp chỉ chuyển hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện khi hồ sơ đó hợp lệ và đã thanh toán hoặc cam kết thanh toán đầy đủ lệ phí và các chi phí phát sinh (nếu có).
2. Chi phí yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp.
a) Cá nhân, tổ chức Việt Nam yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh yêu cầu ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì phải nộp lệ phí cho Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật. Hồ sơ ủy thác tư pháp chỉ được lập và gửi ra nước ngoài sau khi cá nhân, tổ chức đã nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định.
b) Trường hợp nước được yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp yêu cầu đóng chi phí để thực hiện ủy thác tư pháp thì Bộ Tư pháp thông báo cho cá nhân, tổ chức Việt Nam về việc nộp chi phí theo quy định của Việt Nam và của nước được yêu cầu. Trong thời hạn mười ngày làm việc, trước ngày quyết định lập hồ sơ ủy thác tư pháp, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo cho cá nhân, tổ chức về chi phí thực hiện ủy thác tư pháp. Hồ sơ ủy thác tư pháp chỉ được lập và gửi ra nước ngoài sau khi cá nhân, tổ chức đã nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định.
3. Hỗ trợ chi phí thực hiện ủy thác tư pháp.
a) Cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài có yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp có thể được xem xét hỗ trợ chi phí thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trên cơ sở có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b) Công dân Việt Nam thuộc trường hợp được trợ giúp pháp lý thì có thể được xem xét hỗ trợ chi phí thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định tại Nghị định số 92/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tương trợ tư pháp.
Chương II
YÊU CẦU NƯỚC NGOÀI TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ
Điều 6. Về văn bản ủy thác tư pháp về dân sự
Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự phải có các nội dung quy định tại Điều 12 của Luật Tương trợ tư pháp, cụ thể như sau:
1. Về ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản; tên, địa chỉ cơ quan ủy thác tư pháp (khoản 1 và 2 Điều 12 Luật Tương trợ tư pháp).
Tại phần tiêu ngữ của văn bản ủy thác tư pháp về dân sự Tòa án lập hồ sơ ủy thác phải ghi rõ địa điểm và ngày, tháng, năm lập hồ sơ ủy thác tư pháp. Tại phần nội dung, mục tên địa chỉ cơ quan ủy thác tư pháp: Tòa án ghi tên và địa chỉ Tòa án.
Ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội lập hồ sơ ủy thác tư pháp, thì tại mục địa điểm và ngày, tháng, năm lập hồ sơ Tòa án ghi tại phần tiêu ngữ như sau: “Hà nội, ngày 20 tháng 10 năm 2010”. Tại phần nội dung, mục, tên địa chỉ cơ quan ủy thác tư pháp, Tòa án ghi như sau: “Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; Địa chỉ: số 43 Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Việt Nam”.
2. Về tên, địa chỉ cơ quan được ủy thác tư pháp (khoản 3 Điều 12 Luật Tương trợ tư pháp).
a) Tòa án ghi đầy đủ tên, địa chỉ cơ quan được ủy thác tư pháp theo quy định về địa giới hành chính của nước được ủy thác tư pháp.
Ví dụ: tại mục tên, địa chỉ cơ quan được ủy thác tư pháp Tòa án ghi: “Tòa án A; Địa chỉ: số 20, đường B, quận C, thành phố D, bang F, Liên Bang Nga.”
b) Nếu Tòa án đã thu thập, xác minh thông tin nhưng vẫn không tìm được tên, địa chỉ chính xác của cơ quan được ủy thác, hoặc thiếu chính xác (ở những chi tiết cụ thể) hoặc không đầy đủ (chỉ đến thành phố, bang…) thì ghi là Toà án hoặc Cơ quan có thẩm quyền của nước được ủy thác tư pháp nơi cư trú, làm việc của cá nhân, tổ chức liên quan trực tiếp đến uỷ thác tư pháp.
Ví dụ: tại mục tên của cơ quan được ủy thác tư pháp Tòa án ghi: “Tòa án hoặc Cơ quan có thẩm quyền (nơi cá nhân Nguyễn Văn A cư trú).” tại mục địa chỉ cơ quan được ủy thác tư pháp Tòa án ghi theo địa chỉ của cá nhân Nguyễn Văn A: “số 48, đường B, quận C, thành phố D, bang Queenland, Australia”.
c) Trường hợp Tòa án ủy thác cho Cơ quan đại diện Việt Nam cho công dân Việt Nam đang thường trú tại nước ngoài thì, tại phần tên, địa chỉ của cơ quan nước ngoài được uỷ thác, Tòa án ghi tên Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi công dân Việt Nam cư trú.
Ví dụ: Tòa án ủy thác tư pháp cho Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào để tống đạt văn bản tố tụng cho công dân Việt Nam tại Lào thì tại mục tên, địa chỉ cơ quan được ủy thác tư pháp Tòa án ghi là: “Đại sứ quán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”.
3. Về họ, tên, địa chỉ nơi thường trú hoặc nơi làm việc của cá nhân; tên đầy đủ, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp (khoản 4 Điều 12 Luật Tương trợ tư pháp).
a) Trước khi tiến hành lập hồ sơ ủy thác tư pháp, Tòa án phải thu thập, xác minh chính xác các thông tin như: họ tên, địa chỉ, nơi cư trú hoặc nơi làm việc đối với cá nhân và tên đầy đủ, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức. Việc ghi tên, địa chỉ, nơi thường trú của cá nhân, tên đầy đủ, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức được thực hiện như hướng dẫn tại khoản 2 Điều này.
b) Qua thu thập, xác minh thông tin về cá nhân, cơ quan tổ chức mà Tòa án biết được các thông tin khác liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp như: giới tính, quốc tịch, nghề nghiệp, người đại diện theo pháp luật, người thân thích của họ, hoặc tên cơ quan nơi người đó làm việc đối với cá nhân; chi nhánh, văn phòng đại diện, người đại diện theo pháp luật đối với tổ chức thì Tòa án ghi những thông tin này vào sau mục họ, tên, địa chỉ nơi thường trú hoặc nơi làm việc của cá nhân; tên đầy đủ, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp.
4. Về nội dung công việc được ủy thác tư pháp về dân sự phải nêu rõ mục đích ủy thác, công việc và các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật có thể áp dụng, các biện pháp để thực hiện ủy thác và thời hạn thực hiện ủy thác (khoản 5 Điều 12 Luật Tương trợ tư pháp).
a) Về mục đích ủy thác tư pháp.
Tòa án phải nêu rõ mục đích ủy thác tư pháp trong văn bản ủy thác tư pháp về dân sự. Ví dụ: ủy thác tư pháp để tống đạt thông báo của Tòa án về việc thụ lý vụ án (Điều 174 của Bộ luật tố tụng dân sự).
Trường hợp yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp có nhiều mục đích khác nhau thì Tòa án phải nêu đầy đủ tất cả các mục đích yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp đó. Ví dụ: Tòa án yêu cầu tương trợ tư pháp vừa đề thông báo về việc thụ lý vụ án vừa ủy thác thu thập chứng cứ thì Tòa án phải ghi đầy đủ các mục đích này.
b) Về công việc và các tính tiết liên quan.
Tòa án ghi tóm tắt nội dung vụ việc dân sự mà Tòa án đang giải quyết, cung cấp các thông tin cần thiết khác có liên quan đến việc thực hiện ủy thác tư pháp. Tòa án ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung công việc mà Tòa án yêu cầu cơ quan thực hiện ủy thác tư pháp thực hiện.
Ví dụ: Tòa án thụ lý vụ án yêu cầu cấp dưỡng nuôi con mà cần phải ủy thác tư pháp cho bị đơn đang ở nước ngoài thì cùng với việc tóm tắt nội dung vụ án, cung cấp các thông tin của bị đơn đang ở nước được yêu cầu. Tòa án có thể yêu cầu có quan có thẩm quyền việc xác minh nơi làm việc và mức thu nhập của bị đơn; tài sản thuộc quyền sở hữu của bị đơn; các câu hỏi dùng để lấy lời khai của bị đơn; đề nghị bị đơn tham dự phiên tòa, trường hợp không tham dự thì ủy quyền cho người khác hoặc đề nghị Tòa án giải quyết vắng mặt....
c) Về trích dẫn điều luật có thể áp dụng.
Tùy theo nội dung ủy thác tư pháp mà Tòa án có thể trích dẫn điều luật áp dụng cho yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp.
Ví dụ: Tòa án tống đạt thông báo về việc thụ lý vụ án cho đương sự đang ở nước ngoài thì Tòa án trích dẫn Điều 174 và Điều 175 của Bộ luật tố tụng dân sự.
d) Về các biện pháp thực hiện ủy thác tư pháp.
Tòa án đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện ủy thác tư pháp theo các biện pháp như sau:
d1) Thực hiện ủy thác tư pháp theo cách thức mà pháp luật Việt Nam quy định nếu đề nghị đó không trái với pháp luật của nước được yêu cầu.
d2) Đề nghị cơ quan được yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp chuyển yêu cầu đó cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện và thông báo cho Tòa án đã yêu cầu biết nếu cơ quan được yêu cầu không có thẩm quyền thực hiện.
d3) Đề nghị cơ quan được yêu cầu căn cứ theo pháp luật của nước mình tiến hành các biện pháp cần thiết để xác minh địa chỉ nếu không thể thực hiện được theo địa chỉ đã nêu trong văn bản yêu cầu.
d4) Đề nghị thông báo cho Tòa án đã yêu cầu bổ sung thông tin để thực hiện ủy thác tư pháp biết trong trường hợp cần thiết.
e) Về thời hạn thực hiện ủy thác tư pháp.
Tòa án đề nghị cơ quan thực hiện ủy thác tư pháp thông báo cho Tòa án yêu cầu nếu trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được ủy thác tư pháp của Tòa án Việt Nam mà ủy thác tư pháp chưa thể thực hiện được thì Cơ quan được yêu cầu thông báo cho Bộ Tư pháp Việt Nam biết về nguyên nhân kéo dài và thời hạn có thể thực hiện được ủy thác đó.
Tòa án đề nghị cơ quan thực hiện ủy thác tư pháp thông báo cho Tòa án yêu cầu nếu trong thời hạn ba tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu mà không thể thực hiện được ủy thác tư pháp thì phải thông báo cho Bộ Tư pháp Việt Nam biết lý do không thể thực hiện được ủy thác tư pháp.
Điều 7. Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự
1. Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự phải có các văn bản quy định tại Điều 11 Luật Tương trợ tư pháp, cụ thể như sau:
a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự là Công văn của Toà án gửi Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp đề nghị chuyển hồ sơ uỷ thác cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
b) Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự là văn bản quy định tại Điều 6 của Thông tư liên tịch này;
c) Giấy tờ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước được ủy thác.
Tòa án lập hồ sơ ủy thác tư pháp phải lập các giấy tờ khác theo yêu cầu của nước được ủy thác tư pháp mà Luật Tương trợ tư pháp và Thông tư liên tịch này chưa quy định nhưng đã được quy định trong trong các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
d) Các giấy tờ, tài liệu khác phục vụ cho việc thực hiện ủy thác tư pháp. Ngoài các tài liệu quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này, Tòa án còn phải gửi kèm theo các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện ủy thác.
Ví dụ: Tòa án ủy thác tư pháp để thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu thì bên cạnh việc lập hồ sơ ủy thác tư pháp theo quy định. Tòa án còn phải ban hành quyết định ủy thác thu thập chứng cứ và gửi quyết định này được gửi kèm theo hồ sơ ủy thác tư pháp.
2. Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự phải được Tòa án lập theo cách thức sau đây:
a) Các văn bản trong hồ sơ ủy thác tư pháp được trình bày theo đúng quy định của pháp luật về kỹ thuật trình bày văn bản, phù hợp với quy định tại Điều 6 và khoản 1 Điều 7 của Thông tư liên tịch này và pháp luật của nước được ủy thác;
b) Ngôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Luật Tương trợ tư pháp và hướng dẫn tại Điều 4 của Thông tư liên tịch này;
c) Hồ sơ ủy thác tư pháp được lập thành năm bộ; ba bộ gửi cho Bộ Tư pháp (trừ trường hợp pháp luật của nước được uỷ thác quy định số lượng nhiều hơn); một bộ lưu vào hồ sơ giải quyết vụ việc dân sự; một bộ gửi cho Vụ Thống kê - Tổng hợp, Toà án nhân dân tối cao.
3. Hồ sơ ủy thác tư pháp phải được Chánh án hoặc Phó Chánh án được Chánh án uỷ nhiệm ký và đóng dấu của Toà án theo quy định.
4. Trường hợp vụ việc cần ủy thác tư pháp cho nhiều đương sự mà vừa có đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài vừa có đương sự là người nước ngoài thì Tòa án vừa phải lập hồ sơ ủy thác tư pháp gửi cơ quan đại diện Việt Nam vừa phải lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định.
Điều 8. Gửi hồ sơ yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự
a) Tòa án hoàn chỉnh hồ sơ ủy thác tư pháp, vào sổ hồ sơ tương trợ tư pháp về dân sự (phần uỷ thác đi) và gửi ba bộ cho Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp để kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi một bộ cho Vụ Thống kê - Tổng hợp, Toà án nhân dân tối cao để theo dõi, tổng hợp chung.
b) Trường hợp quy định của điều ước quốc tế hoặc pháp luật nước ngoài liên quan có nội dung chưa rõ, thì Tòa án có thể gửi yêu cầu bằng văn bản về Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp để được giải thích. Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp có trách nhiệ