Đề tài Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo khu vực kinh tế trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005

Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, Chính sách tài chính quốc gia hướng vào việc tạo ra vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong toàn xã hội, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân . là yếu tố quyết định sống còn đối với các doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung. Chính vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề cấp bách đặt ra đối với nước ta trong bối cảnh hiện nay.

doc55 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo khu vực kinh tế trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt……………………………………………………………2 Danh mục bảng biểu……………………………………………………………3 Lời mở đầu……………………………………………………………………..4 Phần I: Giới thiệu đề tài nghiên cứu………………........................................... 6 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài……………….……………….6 Xác định vấn đề nghiên cứu……………………………….………….....7 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài……………………………………….….7 Ý nghĩa của đề tài…………………………………………………….….8 Phương pháp số liệu mảng………………………………………………9 Phần II: Phân tích thực trạng…………………………………………………..14 Tổng quan tình hình hoạt động của các DN từ 2000 đến 2005………...14 Tình hình hoạt động của các DN theo KVKT từ năm 2000 đến năm 2005……………………………………………………………………..16 Hoạt động của DNNN……………………………………………….16 Hoạt động của DNTN………………………………………………. 22 Hoạt động của DN FDI……………………………………………....23 Quan hệ về hoạt động kinh doanh của DN theo KVKT……….………..23 So sánh tỷ suất sử dụng vốn theo ngành của các KVKT…………….24 So sánh lợi nhuận trên lao động theo KVKT………………………...27 So sánh mức trang bị vốn cho lao động theo KVKT………………...28 Phần III: Mô hình kinh tế lượng………………………………………………..30 Số liệu…………………………………………………………….30 Mô hình biến mảng……………………………………………….32 Phần IV : Kết luận chung và khuyến nghị……………………………………...45 Nhận xét chung…………………………………………………………..45 Khuyến nghị……………………………………………………………...51 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp. DNNN : Doanh nghiệp nhà nước. DNTN : Doanh nghiệp tư nhân. DN FDI : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. ULOLS : Ước lượng bình phương nhỏ nhất. KVKT : Khu vực kinh tế. DANH MỤC BẢNG BIỂU. Bảng 1: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNNN theo ngành kinh tế………………24 Bảng 2: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNTN theo ngành kinh tế………………24 Bảng 3: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNTN theo ngành kinh tế………………25 Hình 2.1: Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận trên vốn theo năm của các khu vực kinh tế…..........................................................................................................................27 Hình 2.2: Biểu đồ mức trang bị vốn cho 1 lao động theo năm của các khu vực kinh tế…..........................................................................................................................29 Bảng 3.1: Ước lượng mô hình tác động cố định của DNNN……………………..33 Bảng 3.2: Ước lượng mô hình tác động ngẫu nhiên của DNNN……….………...33 Bảng 3.3: Kiểm định Hausman cho khu vực nhà nước…………………………...34 Bảng 3.4: Ước lượng mô hình tác động cố định của DNTN……………………..35 Bảng 3.5: Ước lượng mô hình tác động ngẫu nhiên của DNTN…………………35 Bảng 3.6: Kiểm định Hausman cho khu vực tư nhân…………………………….36 Bảng 3.7: Ước lượng mô hình tác động cố định của DN FDI……………………37 Bảng 3.8: Ước lượng mô hình tác động ngẫu nhiên của DN FDI………………..38 Bảng 3.9: Kiểm định Hausman cho khu vực FDI…………………………….….39 Bảng 3.10: Ước lượng mô hình tác động cố định cho ngành 1…………………..40 Bảng 3.11: Ước lượng mô hình tác động ngẫu nhiên cho ngành 1………………41 Bảng 3.12: Kiểm định Hausman cho mô hình ước lượng của ngành 1…………..42 Bảng 4: bảng tổng kết về sự ảnh hưởng của lao động và vốn đến lợi nhuận của DN trong nền kinh tế………………………………………………………………….43 Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo khu vực kinh tế trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005. Lời mở đầu Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, Chính sách tài chính quốc gia hướng vào việc tạo ra vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong toàn xã hội, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân…. là yếu tố quyết định sống còn đối với các doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung. Chính vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề cấp bách đặt ra đối với nước ta trong bối cảnh hiện nay. Trong quá trình hội nhập và phát triển nền kinh tế quốc tế, nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của tất cả các nước trên thế giới. Để đạt được điều đó, nước ta phải cố gắng rất nhiều. Nước ta là nước có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, cơ chế quản lý còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Chính vì vậy, để cùng hội nhập và thực hiện tiến trình phát triển kinh tế trên toàn thế giới, nước ta đang có những chính sách mới được đưa ra để phù hợp với điều kiện của đất nước. Tìm ra được những ngành nghề để phát huy sức mạnh và những lợi thế riêng của đất nước, xem xét khu vực kinh tế nào hoạt động có hiệu quả để phát huy và hoàn thiện, khu vực kinh tế nào còn nhiều yếu kém và hạn chế thì cần đổi mới và có chính sách hỗ trợ kịp thời. Đó chính là vấn đề được đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm. Để thực hiện được mục tiêu đó, yếu tố mà nhà nước có thể nhận định được để đưa ra các chính sách sao cho phù hợp nhất chính là hiệu quả hoạt động giữa các ngành nghề kinh tế và giữa các khu vực kinh tế. Tìm ra các yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp, việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong các khu vực sở hữu khác nhau, trong các ngành kinh tế khác nhau để có những chính sách tác động trực tiếp và gián tiếp luôn là bài toán hóc búa với các doanh nghiệp nói riêng và nhà nước nói chung. Qua nghiên cứu và được các thầy cô hướng dẫn tận tình, các cô chú và anh chị trong phòng phân tích và dự báo chiến lược của bộ lao động thương binh và xã hội, do vậy em quyết định chọn đề tài : “ Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo khu vực kinh tế”. Do thời gian hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, vì vậy đề tài này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp quý báu của các thầy cô để việc nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. PHẦN I: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài. Tình hình thế giới: Ở các nước có nền kinh tế phát triển, việc sử dụng vốn là yếu tố hàng đầu góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển các ngành nghề đòi hỏi kĩ thuật cao. Một số nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Anh… lượng vốn đầu tư vào các ngành công nghệ cao chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số vốn. Bên cạnh đó việc thực hiện chính sách xuất khẩu để thu lợi nhuận, đồng thời có thêm lượng vốn để đầu tư là chính sách hàng đầu của các nước phát triển. Các nước phát triển trên thế giới luôn tận dụng được các nguồn lực để nâng cao sức cạnh tranh trong kinh doanh, sử dụng vốn hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tình hình trong nước: Việt Nam là một trong những nước đang trên đà phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, vì vâỵ nước ta đang đứng trước những khó khăn và thử thách lớn. Nước ta là nước có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, giá cả nguồn nhân lực rẻ nhưng không vì thế mà yếu tố này có thể thay thế được cho lượng vốn đầu tư. Bởi vậy, để thực hiện quá trình phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho các đơn vị kinh tế cũng như người dân trong cả nước, chúng ta cần xem xét nguồn vốn bị chi phối bởi những nhân tố nào, đầu tư vốn trong ngành nào mang lại lợi nhuận cao, có khả năng cạnh tranh với các nước và tận dụng được lợi thế so sánh của mình. Tìm hiểu cách thức sử dụng vốn, lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề cấp thiết đối với nước ta hiện nay để có thể đưa ra được các chính sách tác động phù hợp và kịp thời đối với nền kinh tế của đất nước. Xác định vấn đề nghiên cứu. Như đã nói ở trên, nhu cầu cần thiết được đặt ra là xem xét yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp theo ngành kinh tế và sự khác nhau về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu vực kinh tế. Trước tiên, ta nghiên cứu vấn đề theo chuỗi thời gian từ năm 2000 đến năm 2005. Đề tài này được đưa ra nhằm đánh giá được ngành nào đạt hiệu quả kinh tế cao, ngành nào chưa cao, nguyên nhân tại sao lại có sự khác biệt đó. Đặc biệt, trong đề tài này, yếu tố quan trọng nhất đó là tìm hiểu hiệu quả của việc sử dụng vốn và lao động trong các doanh nghiệp khác nhau như thế nào trong khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này nhằm tìm ra yếu tố tác động đến kết các doanh nghiệp trong các khu vực kinh tế. Yếu tố nào tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì nên chú trọng hoàn thiện và phát huy hơn nữa. Còn yếu tố nào tác động tiêu cực thì nên đưa ra biện pháp khắc phục cho phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nước. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu vấn đề hiệu quả sử dụng vốn của nước ta hiện nay với mục đích tìm ra được ngành kinh tế phù hợp với thế mạnh phát triển của đất nước. Mục tiêu nghiên cứu vấn đề nhằm đưa ra được mô hình chính xác, và thực hiện trong khoảng thời gian gần đây nhất, từ đó có thể đưa ra được xu thế sử dụng vốn của ngành nào là phù hợp nhất với tình hình phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Trong mô hình xây dựng biến biến phụ thuộc là lợi nhuận, các biến độc lập là vốn, lao động và chi phí trung gian. Việc xây dựng mô hình nhằm mục đích kiểm định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận theo những chiều hướng nào. Mô hình được thực hiện theo thời gian từ năm 2000 đến năm 2005, các biến giải thích là vốn, lao động và chi phí trung gian sẽ ảnh hưởng ra sao đến lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó có thể xác định được hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiêp. Đề tài cũng nhằm mục tiêu đánh giá xem hiệu quả sử dụng ở các khu vực kinh tế theo chiều hướng nào để điều chỉnh các chính sách một cách hợp lý nhằm mục tiêu để các doanh nghiệp tìm ra đường đi đúng đắn, nâng cao được khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một khu vực kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong các khu vực kinh tế khác nhau. Ý nghĩa của đề tài. Đây là một đề tài không hề mới, vấn đề này được nghiên cứu từ rất lâu. Tuy nhiên, hiệu quả sử trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN luôn là đề tài được tranh cãi nhiều. Trong những năm qua, các nhà hoạch định chính sách luôn dựa vào hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng lao động như thế nào trong DN để có biện pháp hỗ trợ những ngành còn yếu kém tìm ra hướng đi phù hợp cho các doanh nghiệp, đồng thời có thể đưa ra biện pháp bảo hộ cho hoạt động của một số các doanh nghiệp trong những lĩnh vực như độc quyền như điện, xăng…. Đề tài này đưa ra được yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này để đánh giá hiểuhiệu quả sử dụng vốn trong ngành nào là đạt kết quả cao, khu vực kinh tế nào sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Ngoài ra đề tài nghiên cứu có sử dụng phương pháp số liệu mảng. Đây là phương pháp xử lý dữ liệu còn khá mới, tuy nhiên trong việc phân tích số liệu thì đây là một phần mềm khá hữu dụng và đưa ra các ước lượng mang tính chính xác. Sử dụng phương pháp biến mảng để nghiên cứu vấn đề một cách tổng quan, và tránh được những khuyết tật của mô hình trong khi ước lượng, do vậy sẽ có được những ước lượng chính xác hơn. 1.5. Phương pháp số liệu mảng. 1.5.1. Định nghĩa về phương pháp số liệu mảng. Trong cùng những đơn vị quan sát trong một mẫu tiêu biểu được khảo sát từ 2 lần trở lên, kết quả quan sát được biểu diễn dưới dạng bảng số liệu theo chiều dọc, thực hiện theo thời gian. NSLY( The National Longitudinal Survey of Youth) đã bắt đầu với các cuộc khảo sát vạch ra ranh giới vào năm 1979 và cùng những cá nhân đó được phỏng vấn nhiều lần từ đó, hàng năm đến tận năm 1994 theo chu kỳ 2 năm 1 lần. Tuy nhiên, đơn vị quan sát dữ liệu mảng không chỉ là những cá nhân, mà còn là hộ gia đình, doanh nghiệp, hoặc các vùng địa lý, có thể tồn tại trong thực thể và giữ tính đồng nhất qua thời gian. Số liệu mảng bao gồm những mẫu tiêu biểu và độ dài chuỗi theo thời gian. Việc ghép như vậy ở các mô hình hồi quy để phù hợp với mô hình kinh tế, phân tích được nhiều khía cạnh phức tạp hơn so với việc sử dụng dữ liệu đơn. Việc phân tích số liệu mảng có thể thấy sự khác biệt và xu hướng diễn ra theo thời gian của các mục tiêu nghiên cứu. Việc sử dụng số liệu mảng có thể giải quyết các vấn đề về sai lệch mà nguyên nhân là do không quan sát được tính đồng nhất trong số liệu điều tra mẫu, đây là vấn đề chung trong việc điều chỉnh mô hình với dữ liệu được chia cắt theo thời gian. Lý do thứ 2 mà chúng ta có thể khai thác được từ phương pháp phân tích số liệu mảng đó chính là phân tích để có thể bộc lộ ra những chức năng mà rất khó để phát hiện được trong số liệu mẫu.Chính vì vậy, phương pháp số liệu mảng ngày càng được sử dụng nhiều trong việc sử lý số liệu. Điều hấp dẫn thứ 3 của phương pháp số liệu mảng là chúng thường có số lượng quan sát rất rộng, và các quan sát kết nối đối tượng ở nhiều thời điểm khác nhau. Nếu có n đơn vị quan sát và cuộc khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian T, thì có khả năng là sẽ có nT quan sát trong chuỗi thời gian T và n đơn vị tương đương. Trong trường hợp của NLSY, có hơn 6000 cá nhân tham gia thí dụ điểm. Cuộc khảo sát được thực hiện 19 lần vào năm 2004, như vậy tổng số quan sát đã lên đến 100000 quan sát. Hơn thế nữa, việc thực hiện và duy trì chúng rất cần chi phí rất cao, nên phương pháp số liệu mảng hướng tới nội dung nghiên cứu toàn diện và hoàn thiện hơn. 1.5.2. Mô hình tổng quát của phương pháp số liệu mảng. Ta có phương trình như sau: Yij = β1 + β2*X2ij +… + βk* Xkij + Ui +εij. Trong đó: Yij: là biến phụ thuộc của quan sát i trong thời kỳ j. Xkij: biến ngoại sinh. Với mỗi cá thể, Ui là ảnh hưởng của yếu tố không quan sát đuợc và không thay đổi theo thời gian, nó đặc trưng cho mỗi cá thể. Nếu Ui tương quan với bất kỳ biến Xj nào thì ước lượng hồi quy từ hồi quy Y theo Xj sẽ bị ảnh hưởng chéo bởi những yếu tố không đồng nhất không quan sát được. Thậm chí, nếu Ui không tương quan với bất kỳ một biến giải thích nào thì sự có mặt của nó cũng là nguyên nhân làm cho các ước lượng OLS không hiệu quả,và sai số tiêu chuẩn không có hiệu lực. Vì vậy, ta phải tìm cách loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố không quan sát được. Có 2 loại mô hình được sử dụng phổ biến là: Mô hình tác động cố định. Mô hình tác động ngẫu nhiên. 1.5.2.1. Mô hình tác động cố định. Mô hình tác động cá thể riêng biệt cho phép mỗi đơn vị theo không gian (mỗi cá thể, mỗi doanh nghiệp, hoặc mỗi quốc gia,...) có số hạng chặn khác nhau mặc dù tất cả các hệ số góc là như nhau, cho nên: (2) trong đó có phân bố xác định và độc lập đối với và . Hệ số là biến ngẫu nhiên thể hiện các đặc tính không quan sát được, trong phần này chúng ta giả thiết nó là biến ngoại sinh. (3) nghĩa là, số hạng sai số được giả thiết là có kỳ vọng có điều kiện theo giá trị quá khứ, hiện tại và tương lai của các biến giải thích bằng 0. Trong mô hình (2), khi αi được coi như một biến ngẫu nhiên không quan sát được, nó có khả năng tương quan với các biến quan sát được xit . Mô hình dạng này là mô hình tác động cố định. Trong mô hình sử dụng số liệu mảng, nếu αi và εij không có tương quan với nhau, khi đó ta có thể coi αi như một biến giải thích thông thường, khi đó αi không thay đổi theo j mà chỉ thay đổi theo i. Trong việc sử dụng số liệu mảng, khả năng ước lượng mô hình tác động cố định (fixed effects model - FE) là khá chính xác. Trong mô hình tác động cố định, những đặc tính không quan sát được của mỗi cá thể có thể tương quan với các biến giải thích. Những đặc tính không quan sát được có thể dẫn đến khuyết tật của mô hình như bỏ sót biến, về nguyên tắc khuyết tật này của mô hình có thể được khắc phục bằng phương pháp biến công cụ khi sử dụng số liệu chéo, nhưng trong thực hành thì rất khó có thể tìm được một biến công cụ thực sự giá trị. Số liệu mảng với rất ít thời kỳ (giả sử có hai thời kỳ) cho chúng ta cách để xử lý nếu tác động riêng biệt của cá thể không quan sát được và không thay đổi theo thời gian. 1.5.2.2. Mô hình tác động ngẫu nhiên. Trong trường hợp các biến mà chúng ta quan tâm là hằng số cho mỗi cá thể, hồi quy ảnh hưởng cố định sẽ không phải là công cụ hiệu quả bởi vì nó không bao gồm các biến này. Hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên đưa ra 2 điều kiện và cung cấp cách giải quyết cho vấn đề này. Trong mô hình tác động ngẫu nhiên, Ui có tương quan đến εij, do đó ta không thể xét Ui như một biến độc lập do vi phạm giả thiết của OLS, điều này dẫn đến các ước lượng bị chệch và không vững, như vậy việc ước lượng mô hình sẽ có thể không chính xác. Để giải quyết vấn đề này, ta phải gộp 2 yếu tố này vào để trở thành một sai số ngẫu nhiên. Ta có mô hình như sau: Yij = β1 + β2*X2ij +… + βk* Xkij + Ui +εij. = β1 + β2*X2ij +… + βk* Xkij + vit Trong đó, Vit = Ui +εij. 1.5.3. Kiểm định Hausman. Để xem xét mô hình nào phù hợp hơn ta sử dụng kiểm định Hausman. Đây là kiểm định nhằm giúp ta lựa chọn nên sử dụng mô hình tác động cố định hay là mô hình tác động ngẫu nhiên. Thực chất kiểm định Hausman để xem xét có tồn tại tự tương quan giữa Ui và εit hay không? Nếu không tồn tại hiện tượng tự tương quan thì khi đó các ULOLS sẽ là UL vững và hiệu quả. Nếu có tồn tại tương quan, ULOLS sẽ chệch và không vững. Do vậy, để có thể phân tích chính xác, tránh được những khuyết tật của mô hình ta sử dụng kiểm định này để lựa chọn mô hình phù hợp hơn. Kiểm định Hausman là kiểm định giả thiết: H0: Ui và biến độc lập không tương quan. H1: Ui và biến độc lập có tương quan. Khi giá trị(Prob>chi2) chi2) >0.05, lúc đó cho ta chấp nhận giả thiết H0, tức là Ui và biến độc lập không tương quan.Khi đó, để tránh những sai lầm của mô hình, có thể dẫn đến những ước lượng không chính xác,ta sẽ sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên. Phần II: Tình hình thực tế về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam theo khu vực kinh tế giai đoạn từ 2000 đến năm 2005. A. Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2005. Ngày 11 tháng 5 năm 2000, tổng cục thống kê công bố kết quả điều tra thực trạng doanh nghiệp Việt Nam trong 3 năm từ năm 2002 đến năm 2004. Điểm đáng lo ngại nhất là số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng quy mô nhỏ, phân tán và công nghệ kĩ thuật thủ công lạc hậu. Năm 2004, bình quân 1 doanh nghiệp chỉ có 72 lao động và 24 tỷ đồng tiền vốn. Năm 2000, số lao động là 84 và vốn sử dụng là 26 tỷ đồng. Như vậy, xu hướng quy mô nhỏ ngày càng phát triển do 3 năm qua, doanh nghiệp mới chủ yếu là tư nhân với quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Doanh nghiệp dưới 10 lao động chiếm 46%, từ 10 đến dưới 50 lao động chiếm 35%. Về quy mô vốn, số doanh nghiệp dưới 10 tỷ đồng chiếm 86%, trong đó hơn 1 nửa là dưới 1 tỷ đồng. Những ngành tập trung nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn là công nghiệp, bình quân 154 lao động và 32 tỷ đồng tiền vốn, tiếp đó là vận tải, thong tin liên lạc và xây dựng. Quy mô nhỏ và phân tán là ngành thương nghiệp, bình quân 18 lao động và 6 tỷ đồng tiền vốn. Doanh nghiệp ngành khách sạn nhà hang bình quân là 27 lao động và 9 tỷ đồng tiền vốn. Do phần lớn doanh nghiệp có mức vốn thấp (dưới 10 tỷ đồng) nên khả năng trang bị máy móc thiết bị, kĩ thuật công nghệ tiên tiến là rất hạn chế. Mức trang bị tài sản cố định cho 1 lao động ngoài quốc doanh là 50 triệu đồng, chỉ bằng 20% so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng cục thống kê cũng chỉ ra rằng, Doanh nghiệp phát triển còn mang tính tự phát, chưa có định hướng rõ rang. Số doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 77,5% số doanh nghiệp được thành lập từ năm 2000 trở lại đây, nhưng biến động tới gần 20% hàng năm. Nhiều tỉnh có hàng nghìn doanh nghiệp nhưng từ 70 đến 80% trong số đó chỉ có từ 1 đến 5 lao động và số vốn không quá 5 tỷ đồnh như Long An, Đồng Tháp, Nam Định… Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài phát triển ổn định và có định hướng rõ ràng hơn, nhưng rất ít doanh nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt Việt Nam chưa có 1 tập đoàn kinh tế lớn mạnh nào. Trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam được xem là đáng lo ngại. Số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ tăng từ 19% năm 2000 lên hơn 23% năm 2003, với mức lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm, gần bằng 1/4 số vốn hoạt động của các doanh nghiệp này. Trong khi đó, số doanh nghiệp kinh doanh có lãi, năm cao nhất mới chiếm 73% với mức lãi
Tài liệu liên quan