Ởnhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, quyền lực Nhà nước thống nhất, có sự
phân công và phối hợp giữa ba quyền: lập pháp, hành pháp và tưpháp. Quyền tưpháp là
một trong ba quyền hợp thành quyền lực Nhà nước, được hiểu là hoạt động xét xửcủa
các Toà án và những hoạt động của cơquan Nhà nước, các tổchức khác trực tiếp liên
quan đến hoạt động xét xửcủa Toà án như điều tra, công tố, bổtrợtưpháp, nhằm bảo
vệchế độxã hội chủnghĩa, pháp chếxã hội chủnghĩa, lợi ích hợp pháp của công dân,
tôn trọng và duy trì công lý. Toà án nhân dân là nơi biểu hiện tập trung quyền tưpháp,
sửdụng công khai các kết quảcủa hoạt động điều tra, công tố, bào chữa, giám định tư
pháp thông qua các thủtục tốtụng do luật định để đưa ra phán quyết cuối cùng thểhiện
quyền lực Nhà nước. Hoạt động xét xửcủa Toà án nhân dân cũng là nơi thểhiện chất
lượng hoạt động và uy tín của hệthống cơquan tưpháp nói riêng và của toàn bộhệ
thống cơquan Nhà nước nói chung. Với ý nghĩa đó, việc cải cách các cơquan Tưpháp
và các hoạt động tưpháp là đòi hỏi tựthân, xuất phát từvịtrí, vai trò quan trọng của
quyền tưpháp trong cơcấu quyền lực nhà nước.
Qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, hệthống tưpháp đã đạt được những
thành tựu quan trọng. Trong phạm vi, chức năng và nhiệm vụcủa mình, các cơquan tư
pháp đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệvà củng cốchính quyền Cách mạng của
nhân dân, bảo vệchế độXHCN, pháp chếXHCN và quyền dân chủcủa nhân dân, bảo
vệtài sản của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân, bảo vệtính mạng, tựdo, danh dựvà
nhân phẩm của công dân.
Cải cách tưpháp là nhiệm vụquan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủnghĩa, được Đảng và Nhà nước quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo. Trong những năm qua, Ban Chấp hành Trung ương, BộChính trị
Đảng CSVN đã có một sốNghịquyết, Chỉthịvềxây dựng, hoàn thiện Nhà nước và
Pháp luật, trong đó có nhấn mạnh đến nội dung đổi mới tổchức và hoạt động của các cơ
quan tưpháp nhưNghịquyết Trung ương 8 (Khóa VII); Nghịquyết Trung ương 3
(Khóa VIII), Nghịquyết trung ương 7 (Khóa VIII); Nghịquyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứIX; Nghịquyết số08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của BộChính trị"vềmột sốnhiệm
vụtrọng tâm công tác tưpháp trong thời gian tới"; và đặc biệt là ngày 2 tháng 6 năm
2005 BộChính trị đã ban hành Nghịquyết số49 – NQ/TW "vềChiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020". Theo đó, vấn đề đổi mới, cải cách hệthống cơquan tưpháp từtổ
9
chức đến cơchếhoạt động, năng lực của cán bộ đã được quán triệt là nhiệm vụcấp bách
của toà Đảng, toàn dân và toàn quân nhằm tạo sựchuyển biến mạnh mẽtrong việc xây
dựng các cơquan tưpháp trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quảgóp
phần thực hiện tốt nhiệm vụbảo vệtrật tựan toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của
nhân dân, hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của dân, do dân và
vì dân.
Thểchếhoá chủtrương của Đảng, trong 20 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã
có nhiều nỗlực trong việc cải cách bộmáy nhà nước nói chung và cải cách tưpháp nói
riêng. Nhờ đó, tưpháp Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng, tổchức và hoạt
động của các cơquan tưpháp đã được củng cốvà phát triển từng bước đáp ứng yêu cầu
của công cuộc đổi mới đất nước.
Tuy nhiên, những kết quả đó mới là bước đầu và mới tập trung vào giải quyết
những vấn đềbức xúc nhất. Công tác tưpháp còn bộc lộnhiều hạn chế. "Tổchức bộ
máy, chức năng, nhiệm vụ, cơchếhoạt động của các cơquan tưpháp còn bất hợp lý.
Đội ngũcán bộtưpháp, bổtrợtưpháp còn yếu, thậm chí có một sốcán bộsa sút về
phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghềnghiệp. Vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều
tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử. Cơsởvật chất, phương tiện làm việc của cơquan tư
pháp còn thiếu thốn, lạc hậu.”
(1)
.
Cùng với những hạn chếnêu trên, nhiệm vụcải cách tưpháp đang đứng trước
nhiều thách thức. Cụthể:
- Tình hình phạm tội diễn biến phức tạp, một sốloại tội phạm có chiều hướng gia
tăng vềsốvụ, với tính chất và hậu quảngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn tội phạm tinh
vi, có tổchức chặt chẽvà nguy hiểm hơn. Tội phạm tham nhũng chưa được ngăn chặn
có hiệu quả. Đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên và người nước ngòai chiếm tỷlệ
ngày càng cao. Loại tội phạm có tổchức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, tội phạm
khủng bố, bắt cóc con tin, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tốnước ngoài, tội
phạm trong lĩnh vực tin học sẽdiễn biến phức tạp và có xu hướng ngày càng gia tăng.
- Các khiếu kiện hành chính, các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, và các loại
khiếu kiện và tranh chấp có yếu tốnước ngoài có chiều hướng tăng vềsốlượng và phức
tạp, đa dạng hơn.
415 trang |
Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 2461 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của tòa án trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC XÃ HỘI CẤP NHÀ NƯỚC (2001 – 2005)
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA
NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN
MÃ SỐ: KX 04
===[·¶]===
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KX.04.06
CẢI CÁCH CÁC CƠ QUAN TƯ PHÁP, HOÀN THIỆN HỆ
THỐNG CÁC THỦ TỤC TƯ PHÁP, NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ
HIỆU LỰC XÉT XỬ CỦA TOÀ ÁN TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
Chủ nhiệm đề tài: TS. UÔNG CHU LƯU
Thư ký đề tài: TS. DƯƠNG THỊ THANH MAI
6443
03/7/2007
Hà Nội 2006
2
Những người thực hiện:
Chủ nhiệm Đề tài: TS. Uông Chu Lưu
Thư ký Đề tài: TS. Dương Thị Thanh Mai
Các cán bộ tham gia nghiên cứu:
1. PGS.TS Hoàng Thế Liên
2. PGS.TS Trần Đình Nhã
3. PGS.TS Nguyễn Tất Viễn
4. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Anh
5. PGS.TS Thái Vĩnh Thắng
6. TS. Nguyễn Đình Lộc
7. TS. Phạm Văn Lợi
8. TS. Nguyễn Thanh Thuỷ
9. TS. Nguyễn Văn Tuân
10. TS. Lê Thư
11. TS. Lê Hữu Thể
12. TS. Đỗ Văn Đương
13. TS. Ngô Cường
14. TS. Vũ Hồng Anh
15. TS. Trần Huy Liệu
16. TS. Phan Hữu Thư
17. TS. Nguyễn Văn Luật
18. LG. Ngô Văn Thâu
19. Th.s Nguyễn Văn Hiển
20. Ths. Đỗ Thị Ngọc
21. Th.s Cao Xuân Phong
22. Th.s Nguyễn Viết Sách
23. Th.s Lê Tuấn Sơn
24. CN. Trần Thu Anh
25. CN. Nguyễn Văn Bốn
26. CN. Đinh Bích Hà
27. CN. Chu Thị Hoa
28. CN. Lê Thị Hoàng Thanh
29. CN. Nguyễn Thị Hồng Tươi
3
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
BLDS Bộ luật dân sự
BLLĐ Bộ luật lao động
BLHS Bộ luật hình sự
HĐBT Hội đồng Bộ trưởng
PLTTGQVAKT Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh té
PLTTGQVAHC Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án hành chính
PLTTGQVADS Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự
PLTTGQTCLĐ Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động
TANDTC Toà án nhân dân tối cao
VKSNDTC Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
THA Thi hành án
TTHS Tố tụng hình sự
TTDS Tố tụng dân sự
TVQH Thường vụ Quốc hội
XLVPHC Xử lý vi phạm hành chính
TTHC Tố tụng hành chính
UBND Uỷ ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
4
MỤC LỤC
Mở đầu:
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Trang
8
2. Tình hình nghiên cứu 10
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài 12
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Đề tài 12
5. Quá trình triển khai Đề tài 13
6. Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu của Đề tài
7. Cơ cấu báo cáo tổng hợp của Đề tài
14
16
CHƯƠNG I: QUYỀN TƯ PHÁP VÀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TƯ
PHÁP TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN VÀ VÌ NHÂN DÂN
17
I. QUYỀN TƯ PHÁP THEO QUAN ĐIỂM TỔ CHỨC, THỰC THI QUYỀN
LỰC NHÀ NƯỚC TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA
17
1. Quyền tư pháp trong tổ chức, phân công lao động quyền lực nhà nước 18
2. Thực hiện quyền tư pháp và hệ thống tư pháp 21
II. CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYỀN TƯ PHÁP 38
1. Quan niệm 38
2. Hệ thống các nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền tư pháp 40
III. THỦ TỤC TƯ PHÁP VÀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TƯ PHÁP TRONG
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
67
1. Khái niệm, phạm vi và đặc trưng của các thủ tục tư pháp ở Việt Nam 67
2. Các nguyên tắc của thủ tục tư pháp 69
3. Các yêu cầu đổi mới thủ tục tư pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp
quyền
71
5
4. Thủ tục tố tụng hình sự và thi hành án hình sự 73
5. Thủ tục tố tụng dân sự và thi hành án dân sự 74
6. Thủ tục tố tụng hành chính và thi hành án hành chính 77
IV. TOÀ ÁN VÀ HIỆU QUẢ XÉT XỬ CỦA TOÀ ÁN 78
1. Vị trí, vai trò trung tâm của Toà án trong hệ thống tư pháp 78
2. Những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền đối với tổ chức và hoạt động của
toà án
82
3. Hiệu quả xét xử của toà án 84
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TƯ
PHÁP THỜI KỲ ĐỔI MỚI (TỪ ĐẠI HỘI VI ĐẾN ĐẠI HỘI IX)
95
I. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TƯ
PHÁP VIỆT NAM TRƯỚC ĐẠI HỘI ĐẢNG VI (1986)
95
II. SỰ PHÁT TRIỂN QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TỪ KHI THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI
(1986) ĐẾN NAY
102
1. Nhận thức của Đảng về vị trí của đổi mới các cơ quan tư pháp trong tiến trình
thực hiện đường lối đổi mới
102
2. Những quan điểm, chủ trương cụ thể của Đảng về cải cách tư pháp theo định
hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân
107
III. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ
QUAN TƯ PHÁP, THỦ TỤC TƯ PHÁP TỪ ĐẠI HỘI ĐẢNG VI ĐẾN NAY
114
1. Một số thành tựu chung về đổi mới tổ chức và hoạt động các cơ quan tư pháp 115
2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của từng loại cơ quan tư pháp 120
CHƯƠNG III: CẢI CÁCH TƯ TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
237
I. QUAN NIỆM CẢI CÁCH TƯ PHÁP, CÁC TIỀN ĐỀ VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở NƯỚC TA TRONG ĐIỀU
237
6
KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN
1. Quan niệm về cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam
237
2. Các tiền đề và thách thức đối với công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện
nay
239
II/ MỤC TIÊU, CÁC QUAN ĐIỂM KHOA HỌC VỀ CẢI CÁCH TƯ PHÁP
TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN CỦA
DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
242
1. Phương pháp luận và các cách tiếp cận nghiên cáu để hình thành các quan
điểm khoa học về cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
243
2. Mục tiêu cải cách tư pháp 244
3. Các quan điểm cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN
245
III/ CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI CẢI CÁCH HỆ THỐNG TƯ PHÁP
TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
252
1. Yêu cầu Tư pháp dân chủ, gần dân, hiểu dân, giúp dân 252
2. Yêu cầu Tư pháp công khai, nghiêm minh, công bằng, nhân đạo, trách nhiệm
trước dân, trước nhà nước
253
3. Yêu cầu đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan của các cơ quan và chức
danh tư pháp trong khi thực hiện quyền tư pháp
254
IV/ NHỮNG NỘI DUNG CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP 255
1. Hoàn thiện thể chế về tư pháp 255
2.Cải cách tổ chức và hoạt động của toà án 257
3. Cải cách tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát 272
4. Cải cách tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra 275
5. Cải cách tổ chức và hoạt động của cơ quan Thi hành án 277
7
6. Cải cách tổ chức và hoạt động bổ trợ tư pháp 284
7. Cải cách các thủ tục tư pháp 297
8. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh 307
Kết luận và kiến nghị chung 314
Danh mục tài liệu tham khảo 318
8
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, quyền lực Nhà nước thống nhất, có sự
phân công và phối hợp giữa ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền tư pháp là
một trong ba quyền hợp thành quyền lực Nhà nước, được hiểu là hoạt động xét xử của
các Toà án và những hoạt động của cơ quan Nhà nước, các tổ chức khác trực tiếp liên
quan đến hoạt động xét xử của Toà án như điều tra, công tố, bổ trợ tư pháp, nhằm bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, pháp chế xã hội chủ nghĩa, lợi ích hợp pháp của công dân,
tôn trọng và duy trì công lý. Toà án nhân dân là nơi biểu hiện tập trung quyền tư pháp,
sử dụng công khai các kết quả của hoạt động điều tra, công tố, bào chữa, giám định tư
pháp thông qua các thủ tục tố tụng do luật định để đưa ra phán quyết cuối cùng thể hiện
quyền lực Nhà nước. Hoạt động xét xử của Toà án nhân dân cũng là nơi thể hiện chất
lượng hoạt động và uy tín của hệ thống cơ quan tư pháp nói riêng và của toàn bộ hệ
thống cơ quan Nhà nước nói chung. Với ý nghĩa đó, việc cải cách các cơ quan Tư pháp
và các hoạt động tư pháp là đòi hỏi tự thân, xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của
quyền tư pháp trong cơ cấu quyền lực nhà nước.
Qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, hệ thống tư pháp đã đạt được những
thành tựu quan trọng. Trong phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của mình, các cơ quan tư
pháp đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và củng cố chính quyền Cách mạng của
nhân dân, bảo vệ chế độ XHCN, pháp chế XHCN và quyền dân chủ của nhân dân, bảo
vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự và
nhân phẩm của công dân.
Cải cách tư pháp là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, được Đảng và Nhà nước quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo. Trong những năm qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị
Đảng CSVN đã có một số Nghị quyết, Chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước và
Pháp luật, trong đó có nhấn mạnh đến nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ
quan tư pháp như Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa VII); Nghị quyết Trung ương 3
(Khóa VIII), Nghị quyết trung ương 7 (Khóa VIII); Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị "về một số nhiệm
vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới"; và đặc biệt là ngày 2 tháng 6 năm
2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49 – NQ/TW "về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020". Theo đó, vấn đề đổi mới, cải cách hệ thống cơ quan tư pháp từ tổ
9
chức đến cơ chế hoạt động, năng lực của cán bộ đã được quán triệt là nhiệm vụ cấp bách
của toà Đảng, toàn dân và toàn quân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây
dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp
phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của
nhân dân, hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và
vì dân.
Thể chế hoá chủ trương của Đảng, trong 20 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã
có nhiều nỗ lực trong việc cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách tư pháp nói
riêng. Nhờ đó, tư pháp Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng, tổ chức và hoạt
động của các cơ quan tư pháp đã được củng cố và phát triển từng bước đáp ứng yêu cầu
của công cuộc đổi mới đất nước.
Tuy nhiên, những kết quả đó mới là bước đầu và mới tập trung vào giải quyết
những vấn đề bức xúc nhất. Công tác tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế. "Tổ chức bộ
máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý.
Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về
phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều
tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan tư
pháp còn thiếu thốn, lạc hậu.”(1).
Cùng với những hạn chế nêu trên, nhiệm vụ cải cách tư pháp đang đứng trước
nhiều thách thức. Cụ thể:
- Tình hình phạm tội diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm có chiều hướng gia
tăng về số vụ, với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn tội phạm tinh
vi, có tổ chức chặt chẽ và nguy hiểm hơn. Tội phạm tham nhũng chưa được ngăn chặn
có hiệu quả. Đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên và người nước ngòai chiếm tỷ lệ
ngày càng cao. Loại tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, tội phạm
khủng bố, bắt cóc con tin, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội
phạm trong lĩnh vực tin học sẽ diễn biến phức tạp và có xu hướng ngày càng gia tăng.
- Các khiếu kiện hành chính, các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, và các loại
khiếu kiện và tranh chấp có yếu tố nước ngoài có chiều hướng tăng về số lượng và phức
tạp, đa dạng hơn.
1 Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49 – NQ/TW "về Chiến lược cải cách tư pháp"
10
- Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp ngày càng cao. Việc
xử lý tội phạm, giải quyết các khiếu kiện, bảo vệ quyền công dân phải được thực hiện có
hiệu quả, kịp thời, nghiêm minh, bảo đảm công lý. Các cơ quan tư pháp phải thật sự là
chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là
công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả
với các loại tội phạm và vi phạm.
- Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội của đất nước cũng đặt ra yêu cầu
phải đề ra những nội dung cải cách tư pháp sao cho phù hợp, thống nhất, đồng bộ với
đổi mới hoạt động lập pháp, cải cách hành chính.
Xuất phát từ những đòi hỏi của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và thực
trạng tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp đã trình bày trên đây, việc nghiên cứu
thực hiện đề tài KX 04-06 "Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ
tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Toà án trong nhà nước pháp quyền
XHCN của dân, do dân, vì dân" là cần thiết. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải
cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả
và hiệu lực xét xử của Toà án phù hợp với quá trình đổi mới công tác lập pháp và
chương trình cải cách hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nhằm góp phần hoàn thiện các vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt
động của cơ quan tư pháp, thời gian qua các cơ quan chức năng như Toà án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an... đã có nhiều chương
trình trao đổi và hợp tác với các cơ quan của các nước Pháp, Đức, Thuỵ Điển, Nga, Nhật
Bản, Trung Quốc, Canada...và các tổ chức quốc tế như WB, ACB, UNDP, SIDA,
JICA... về hoạt động tư pháp. Trong đó có nhiều Hội nghị, Hội thảo, Toạ đàm, khảo sát
thực tế... trong và ngoài nước đã cho chúng ta một bức tranh nhiều mầu sắc về tổ chức
và hoạt động hệ thống cơ quan tư pháp của các nước. Ngoài ra, ở các nước cũng có
nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như: Phương hướng cải cách tư pháp của
nước ngoài - Lưu Lập Hiến, Tạ Bằng Toàn; Quyền tư pháp trong hệ thống phân chia
quyền lực - A.P. Phô-côv; Từ việc hình thành hệ thống tư pháp tới việc cải cách tư pháp
- X.Vư-sin-xki; Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền - G.I.Ni-ki-phi-ô-rop; Hệ
11
thống tư pháp hình sự Italia, Vai trò công tố viên trong hệ thống tư pháp hình sự Hoa
Kỳ, Quyền tư pháp ở Cộng hoà Belarus – thực trạng và triển vọng phát triển...
Đây là những kinh nghiệm quý giúp cho chúng ta có cái nhìn bao quát về hệ
thống tư pháp các nước trên thế giới để từ đó lựa chọn một mô hình tổ chức và hoạt
động của cơ quan tư pháp phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam trong điều kiện
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Những định hướng lớn về cải cách tư pháp nói riêng và cải cách bộ máy nhà
nước nói chung liên tục được đề cập qua các kỳ Đại hội Đảng VI, VII, VIII và IX là nền
tảng tư tưởng vững chắc cho công cuộc đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ
quan tư pháp nước ta. Chúng ta cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu khá đa dạng và
tương đối cụ thể về cải cách tư pháp dưới nhiều góc độ khác nhau, điển hình là các đề
tài khoa học cấp nhà nước: "Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy lập pháp,
hành pháp, tư pháp ở nước ta gắn với nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN"
- 1993; "Cải cách hệ thống tư pháp Việt Nam" - 1992; "Cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc đổi mới tổ chức và hoạt động của thi hành án Việt Nam trong giai đoạn mới" -
2000; các đề tài khoa học cấp bộ như: "Đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án nhân
dân" - 1990; "Xây dựng mô hình quản lý thống nhất công tác thi hành án" - 1996; "Hoàn
thiện chế định hội thẩm nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp" - 1998; "Cơ sở lý
luận và thực tiễn của việc xã hội hoá một số hoạt động của cơ quan tư pháp" - 1998, v.v.
Ngoài ra, còn có một số công trình khoa học có giá trị tham khảo như: sách "Tổng hợp
các kiến nghị khoa học góp phần đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp" -
Viện nghiên cứu khoa học pháp lý 2000; "Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự
nghiệp đổi mới" - GS.TSKH. Đào Trí Úc; "Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam", v.v.
Các công trình khoa học này đã góp phần làm rõ hơn các vấn đề lý luận và thực
tiễn về mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp nước ta, phúc đáp
những yêu cầu bức xúc của cuộc sống. Trong số đó, có nhiều kiến giải, luận điểm khoa
học đã được vận dụng vào thực tiễn và thu được những kết quả khả quan, như: chế độ
bổ nhiệm thẩm phán; thành lập các toà kinh tế, lao động, hành chính; cơ cấu hội đồng
xét xử của các toà án này đã thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ Thẩm phán cao hơn Hội
thẩm nhân dân; thẩm quyền xét xử của Toà án cấp huyện từng bước được mở rộng để
tiến tới xây dựng toà án theo nguyên tắc hai cấp xét xử; xác định rõ hơn thẩm quyền của
12
Uỷ ban kiểm sát và Viện trưởng Viện kiểm sát; tổ chức của cơ quan điều tra, thi hành án
từng bước được kiện toàn.
Tuy nhiên, vì các lý do khác nhau nên những công trình nghiên cứu trên chưa
giải quyết một cách đầy đủ, toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt
động của các cơ quan tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
Thực tế cũng cho thấy, cải cách tư pháp ở nước ta mặc dù đã được các kỳ Đại hội Đảng
trong giai đoạn đổi mới (1986 đến nay) luôn đề cập nhưng so với cải cách trong lĩnh vực
lập pháp, hành pháp thì vẫn đang còn rất chậm, kết quả đạt được còn hạn chế, nhiều vấn
đề mặc dù đã được Nghị quyết Đảng chỉ rất rõ nhưng đến nay vẫn chưa được thể chế
hoá thành pháp luật. Tình hình này có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên
nhân là do nhiều vấn đề về mặt lý luận về cải cách tư pháp chưa được giải quyết triệt để.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài
Mục tiêu tổng quát của đề tài KX.04.06 là xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn
nhằm cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu lực và
hiệu quả xét xử của tòa án phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền
XHCN của dân, do dân, vì dân.
Để thực hiện được mục tiêu này, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ:
- Làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn khái niệm, vị trí, vai trò, bản chất, đặc trưng
của các cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước;
- Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp;
- Phương hướng cải cách các cơ quan tư pháp; xác định mô hình tổ chức, hoạt
động của các cơ quan tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân, vì dân.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Đề tài
Cơ sở phương pháp luận thực hiện đề tài là Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cách tiếp cận của Ban
chủ nhiệm đề tài là cách tiếp cận tổng thể: đặt mỗi cơ quan trong một tổng thể các cơ
quan tư pháp có mối quan hệ tương tác lẫn nhau và đặt hệ thống các cơ quan tư pháp
trong mối tương quan với hệ thống các cơ quan lập pháp và hành pháp của Nhà nước.
13
Ngoài các phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng,
phương pháp suy luận logic, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu bằng cả một số phương pháp
nghiên cứu đặc thù khác như:
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: trong lĩnh vực tư pháp, số lượng các đề tài đã
triển khai nghiên cứu tương đối nhiều. Tuy còn có hạn chế về nhận thức, về quan điểm
đổi mới và về tính hệ thống nhưng mỗi đề tài đều đã đạt được những kết quả nhất định
có thể được kết thừa một cách có chọn lọc. Phương pháp này sẽ góp phần làm phong
phú lượng thông tin đầu vào của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: trước đây, do nhiều yếu tố khách quan và
chủ quan, việc nghiên cứu của chúng ta thường mang nặng tính lý luận. Để tạo các luận
cứ vững chắc cho nghiên cứu lý luận và nâng cao sức thuyết phục và tính khả thi của
các kiến nghị, đề tài chú trọng công tác nghiên cứu thực tiễn được thực hiện thông qua
các cuộc điều tra xã hội học, khảo sát.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: mỗi vấn đề và cách giải quyết vấn đề đặt ra
trong đề tài được so sánh, đối chiếu với các giai đoạn phát triển khác của lịch sử và đối
chiếu với những yêu cầu về lý luận, khả năng đáp ứng của thực