Việt Nam là nước có dân số trẻ, có nguồn lao động dồi dào, có hàng triệu người chưa có việc làm, mỗi năm lại có hơn 1 triệu người bước vào tuổi lao động. Đặc biệt, quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế dẫn đến sự thay đổi cơ bản trong quan hệ lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn; việc tổ chức sắp xếp lại sản xuất trong các doanh nghiệp dẫn đến hàng chục vạn lao động dôi dư, làm cho sức ép về lao động – việc làm ngày càng trở nên gay gắt, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
37 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cầu lao động và các giải pháp để kích cầu lao động ở Việt Nam trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là nước có dân số trẻ, có nguồn lao động dồi dào, có hàng triệu người chưa có việc làm, mỗi năm lại có hơn 1 triệu người bước vào tuổi lao động. Đặc biệt, quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế dẫn đến sự thay đổi cơ bản trong quan hệ lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn; việc tổ chức sắp xếp lại sản xuất trong các doanh nghiệp dẫn đến hàng chục vạn lao động dôi dư, làm cho sức ép về lao động – việc làm ngày càng trở nên gay gắt, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Từ 2000-2007,cầu lao động của nền kinh tế liên tục tăng tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao, cung chưa đáp ứng được cầu.Vì vấn đề giải quyết việc làm gắn chặt với nhu cầu sử dụng lao động của nền kinh tế nên việc nghiên cứ thực trạng cầu lao động, tìm ra giải pháp kích thích nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong giai đoạn tới có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Trên cơ sở kiến thức đã được học và nghiên cứu thực tế về thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2000-2007, nhận thức được tầm quan trọng của cầu lao động trong vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam và những hạn chế còn tồn tại, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài : “Cầu lao động và các giải pháp để kích cầu lao động ở Việt Nam trong những năm gần đây” để nghiên cứu một mặt nhằm đánh giá tầm quan trọng của đề tài , đồng thởi tìm ra thực trạng cầu lao động, nguyên nhân ,giải pháp và dự báo ngắn hạn cho thị trường lao động Việt Nam trong giai đoạn tới , đồng thời hoàn thiện thêm vốn tri thức nhỏ bé của mình, hỗ trợ cho quá trình học tập cũng như nghiên cứu sau này. Đề án của em gồm 3 phần chính:
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẦU LAO ĐỘNG
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CẦU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY. (2001-2007)
CHƯƠNG III : DỰ BÁO CẦU LAO ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KÍCH CÂU
LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM.
Trong bài luận này, do trình độ kiến thức còn chưa sâu,chưa đầy đủ và do giới hạn về thời gian nên mặc dù đã rất cố gắng song bài viết của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót.Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo và giúp đỡ của thầy giáo bộ môn để hoàn thiện hơn nữa bài viết này cũng như kiến thức chuyên ngành của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
A/ LỜI NÓI ĐẦU
B/ NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẦU LAO ĐỘNG
KHÁI NIỆM VỀ CẦU LAO ĐỘNG
Khái niệm cầu lao động.
Cơ sở xác định cầu lao động.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU LAO ĐỘNG
KÍCH CẦU LAO ĐỘNG
3.1 KHÁI NIỆM KÍCH CẦU LAO ĐỘNG
3.2 TẠI SAO PHẢI KÍCH CẦU LAO ĐỘNG
3.3 Ý NGHĨA
3.4 CÁC GIẢI PHÀP KÍCH CẦU LAO ĐỘNG
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CẦU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY. (2000-2006)
GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM THỜI KỲ
ĐỔI MỚI.
THỰC TRẠNG CẦU LAO ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Về số lượng
Cầu lao động xét theo khu vực kinh tế
Cầu lao động trong khu vực kinh tế nhà nước
Cầu lao động trong khu vực ngoài quốc doanh
Cầu lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Cầu lao động xét theo cơ cấu ngành
Nhóm ngành nông- lâm- ngư nghiệp
Nhóm ngành công nghiệp- xây dựng
Ngành dịch vụ
Về chất lượng
Về thể lực
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật
Về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CẦU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
a.Đánh giá chung
b.Nguyên nhân
CHƯƠNG III : CÁC GIẢI PHÁP KÍCH CÂU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
DỰ BÁO CẦU LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
CÁC GIẢI PHÁP KÍCH CẦU VỀ SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG
C/ KẾT LUẬN
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẦU LAO ĐỘNG
1.Khái niệm về cầu lao động
Khái niệm
Chúng ta đã biết sức lao động do con người tạo ra và cũng là một dịch vụ hay hàng hoá. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động.
Xét trên phạm vi nền kinh tế, cầu lao động (hay cầu về sức lao động) được hiểu là nhu cầu thu hút sức lao động của toàn bộ nền kinh tế. Hiểu một cách đơn giản cầu lao động là số lao động đang có việc làm trong nền kinh tế.
Xét trên phạm vi doanh nghiệp , cầu lao động là nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Đó là lượng lao động mà người cần sử dụng lao động có thể thuê ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được. Cầu lao động trong doanh nghiệp bao gồm hai loại chính , đó là cầu thực tế và cầu dẫn xuất. Thông thường ta thường dùng thuật ngữ cầu thực tế để chỉ cầu lao động của doanh nghiệp. Đó là nhu cầu thực tế về lao động của doanh nghiệp , phụ thuộc qui mô doanh nghiệp, trình độ kỹ thuật của công nhân, năng suất lao động và nhu cầu lao động của thị trường. Cầu lao động là cầu dẫn xuất hoặc cầu gián tiếp vì xuất phát tư nhu cầu về sản phẩm mới có nhu cầu về lao động để sản xuất ra sản phẩm đó.Cầu lao động khác với lượng cầu về lao động. Cầu lao động mô tả toàn bộ hành vi mà nhà sản xuất có thể mua hàng hoá sức lao động ở mỗi mức giá. Mỗi mức giá lại có một lượng cầu xác định.
Cơ sở xác định cầu lao động
Hãy lấy ví dụ về quyết định thuê mướn lao động của một doanh nghiệp:
Giả sử giá sản phẩm là P = 2 nghìn đồng
Số lao động sẽ thuê
(người)
Số lượng sản phẩm
làm ra
Sản phẩm cận biên của lao động (chiếc) MPE
Giá trị sản phẩm biên của lao động (nghìn đồng)VMPE
1
2
3
4
5
6
15
33
53
70
84
95
15
18
20
17
14
11
30
36
40
34
28
22
Trong đó sản phẩm cận biên của lao động (MPE ) là số sản phẩm tăng thêm khi ta thuê thêm một đơn vị lao động. Và giá trị sản phẩm biên của lao động (VMPE) được tính bằng công thức : VMPE =MPE . P . Điều kiện để doanh nghiệp ra quyết định thuê bao nhiêu lao động và cũng là điều kiện xác định cầu lao động khi và chỉ khi: tiền lương bằng giá trị sản phẩm biên của lao động (W = VPME ) Do đó giả sử mức lương là 28000 đồng thì doanh nghiệp sẽ thuê thêm 5 lao động.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng cầu lao động
Số lượng cầu lao động là số lao động đang có và sắp có việc làm trong nền kinh tế. Bao gồm cầu thực tế và cầu tiềm năng. Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng cầu lao động bao gồm:
Cầu sản phẩm
Cầu lao động là cầu dẫn xuất, phát sinh do cầu sản phẩm, do vậy lượng cầu về một loại lao động nào đó được xác định dựa trên 2 cơ sở:
Năng suất lao động để sản xuất ra hàng hoá hoặc dịch vụ.
Giá cả của các loại hàng hoá dịch vụ đó.
Như vậy để xác định cầu lao động phải dựa trên hiệu suất biên của lao động ( MPE ) và giá cả của hàng hoá - dịch vụ ( P). Quy tắc xác định cầu lao động: tiền lương bằng giá trị sản phẩm biên của lao động (W = MPE . P ).
Cầu lao động tỷ lệ thuận với cầu hàng hoá. Khi nhu cầu của xã hội về một loại hàng hoá -dịch vụ nào đó tăng lên thì nhu cầu về lao động để sản xuất mặt hàng đó sẽ tăng và ngược lại.
Năng suất lao động
Năng suất lao động tác động đến cầu lao động theo 2 chiều. Khi năng suất lao động tăng , cầu lao động có thể tăng để tối đa hoá lợi nhuận nhưng cũng có thể giảm để giữ nguyên kế hoạch sản xuất. Năng suất lao động tăng có thể là do đổi mới thiết bị công nghệ, tổ chức lại quy trình sản xuất
Tình hình phát triển kinh tế
Chúng ta biết rằng : kinh tế càng phát triển thì mỗi nhà sản xuất đều có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất hơn, do vậy nhu cầu về lao động của nhà sản xuất sẽ tăng và ngược lại.Trong thực tế, kinh tế phát triển kéo theo chất lượng cuộc sống của nhân dân được nâng cao. Khi mà những nhu cầu cơ bản của con người được đáp ứng thì họ lại có những nhu cầu khác cao hơn về vật chất và tinh thần. Khi đó cầu về một số hàng hoá - dịch vụ sẽ tăng và điều này kích thích cung về hàng hoá - dịch vụ đó tăng. Vì cầu lao động là cầu dẫn xuất , nên trong trường hợp này, cầu lao động tất yếu phải tăng để đáp ứng nhu cầu tăng thêm về các hàng hoá và dịch vụ.
Tiền lương
Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ đến giá cả sức lao động (tiền lương) , khi tiền lương tăng ( hoặc giảm) sẽ làm cho cầu về lao động giảm ( hoặc tăng). Như vậy cầu lao động và tiền lương có quan hệ tỷ lệ nghịch.
Tại sao vậy? Ta đã biết tiền lương là một yếu tố thuộc về chi phí sản xuất nên khi tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tăng thì tiền lương mà các doanh nghiệp phải trả cho nhân viên của họ cũng phải tăng tương ứng.
Hoặc nếu thị trường khan hiếm lao động thì giá cả sức lao động cũng tăng. Tiền lương tăng làm chi phí sản xuất tăng, điều đó có nghĩa là chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm tăng. Lúc này các nhà đầu tư thường đưa ra quyết định là thuê ít nhân công hơn để hạn chế việc tăng chi phí trong quá trình sản xuất. Như vậy, khi giá cả sức lao động tăng thì nhà sản xuất giảm đầu vào về lao động, còn khi giá cả sức lao động giảm thì một đồng lương sẽ thuê được nhiều nhân công hơn trước nên nhà sản xuất sẽ có xu hướng tăng cầu lao động.
Giá cả các nguồn lực khác
Khi giá cả các nguồn lực khác trở nên đắt đỏ, một đồng vốn bỏ ra sẽ mua được ít đầu vào hơn, vì thế các doanh nghiệp thường có xu hướng thuê ít nhân công hơn. Nói cách khác là cầu lao động giảm và ngược lại.
Trong trường hợp vốn và lao động là 2 yếu tố bổ sung hoàn toàn cho nhau thì khi giá của yếu tố đầu vào thay đổi , cầu yếu tố đầu vào khác sẽ thay đổi ngược chiều (tỷ lệ nghịch). Trong trường hợp vốn và lao động là 2 yếu tố thay thế hoàn cho nhau thì khi giá đầu vào này thay đổi, cầu yếu tố khác sẽ thay đổi cùng chiều ( tỷ lệ thuận ).
Ngoài ra còn một số yếu tố khác như : chi phí điều chỉnh lực lượng ,chế độ chính sách của nhà nước, chính sách tạo việc làm. Chính sách của nhà nước về việc làm, đầu tư, thu nhập,tiền lương đều có tác động đến cầu lao động.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cầu lao động
Có 4 nhân tố chủ yếu sau:
Chất lượng sản phẩm ,chất lượng công việc
Trên thị trường, những hàng hoá -dịch vụ có chất lượng tốt ,giá thành rẻ thì lượng cầu về mặt hàng đó tăng do vậy cầu lao động để sản xuất hàng hoá-dịch vụ đó tăng và ngược lại. Tuy nhiên muốn hàng hoá sản xuất ra đảm bảo chất lượng thì đầu vào về lao động của doanh nghiệp cũng phải có chất lượng tốt .Và trong nền kinh tế cạnh tranh, chất lượng hàng hoá dịch vụ không ngừng tăng nên yêu cầu về chất lượng lao động cũng tăng lên nhanh chóng.Chất lượng công việc cũng có quan hệ tỷ lệ thuận với cầu lao động.
Quy mô, trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý,quan hệ kinh doanh quốc tế.
Thông thường những doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ bé, trình độ kỹ thuật và trình độ quản lý chưa cao sẽ có yêu cầu về chất lượng lao động đầu vào thấp hơn các doanh nghiệp quy mô lớn, trình độ kỹ thuật và trình độ quản lý cao. Đặc biệt những công ty lớn có quan hệ giao dịch quốc tế, các tập đoàn xuyên quốc gia thường có yêu cầu cao nhất về chất lượng lao động.
Tình hình phát triển kinh tế và các chính sách của nhà nước.
Tình hình phát triển kinh tế cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới số lượng và chất lượng cầu lao động. Ở các nước nghèo, do kinh tế chậm phát triển nên khả năng được áp dụng công nghệ mới là rất ít, công nghệ và dây chuyền sản xuất phần lớn đều lạc hậu so với các nước phát triển nên yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động là không cao và có xu hướng tăng chậm.Cho dù nhà sản xuất có đặt ra yêu cầu cao về chất lượng lao động thì một mặt là sẽ có rất ít lao động đáp ứng được yêu cầu do chất lượng cung lao động thấp, mặt khác vốn đầu tư ít và cơ sở vật chất, kỹ thuật lạc hậu lại là rào cản hạn chế việc vận dụng, phát triển năng lực chuyên môn của những người này. Như vậy tình hình phát triển kinh tế có tác động rất lớn đến chất lượng cầu lao động, kinh tế càng phát triển thì chất lượng cầu lao động càng cao và ngược lại.
Ngoài yếu tố trên, các chính sách của nhà nước cũng có tác động lớn đến chất lượng cầu lao động và chủ yếu là theo hướng tích cực.Chúng ta thấy rằng muốn nâng cao chất lượng cầu lao động thì phải nâng cao chất lượng cung lao động. Nếu nhà nước có các chính sách tác động tích cực đến chất lượng cung lao động thì sẽ làm tăng chất lượng cầu lao động và ngược lại.Ví dụ các chính sách về việc làm, chính sách xoá đói giảm nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống, chính sách về cải cách tiền lương cho người lao động , chính sách cải cách giáo dục đại học, đổi mới phương pháp và nội dung giảng dạy, chính sách cho sinh viên nghèo vay vốn ,chính sách ....tất cả đều có tác dụng làm tăng chất lượng cầu lao động .
Chất lượng cung lao động
Cung lao động trên thị trường là tổng số lao động mà thị trường có thể cung cấp. Chất lượng cung lao động chính là khả năng thực tế của người lao động về mặt thể lực, trí lực và đạo đức khi tham gia vào các quá trình lao động. Chất lượng cung lao động thường được đánh giá qua 3 tiêu chí : sức khoẻ, trình độ chuyên môn -kỹ thuật và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Khi chất lượng cung lao động tăng thì chất lượng cầu lao động cũng tăng lên và ngược lại.Thật vậy, Chất lượng lao động thấp sẽ có tác động xấu tới khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.Ở các nước chậm phát triển, lực lượng lao động rất dồi dào song đại bộ phận người lao động lại có thể lực yếu, năng lực về chuyên môn kỹ thuật kém ..., điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định thuê nhân công của các nhà đầu tư. Các hãng đầu tư nước ngoài sẽ bỏ qua thị trường này vì chất lượng cung lao động không đáp ứng đủ yêu cầu của họ. Còn các hãng đầu tư trong nước buộc phải đặt ra yêu cầu thầp hơn mức mong muốn và phải thuê lao động trong nước với số lượng và chất lượng thấp, như vậy vô hình chung là chất lượng cầu lao động không những không thể tăng mà đã giảm theo chất lượng cung lao động. Ở các nước phát triển, người lao động không những có thể lực tốt , năng lực chuyên môn cao mà còn có nhiều cơ hội được học tập,giáo dục và tiếp cận với những công nghệ hiện đại tiên tiến nhất .Do đó chất lượng cung lao động cao tất yếu đẩy chất lượng cầu lao động tăng theo. Hơn nữa, trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các hãng lớn luôn có xu hướng đặt ra các yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng lao động đầu vào. Chính điều này lại có tác động trở lại chất lượng cung lao động theo hướng tích cực. Chất lượng cung làm tăng chất lượng cầu và chất lượng cầu lại có xu hướng kích thích đẩy chất lượng cung tăng lên.
3.Kích cầu lao động
Khái niệm
Kích cầu lao động là quá trình tác động nhằm kích thích nhu cầu về lao động của nhà sản xuất theo chiều hướng tích cực với những mục tiêu kinh tế -xã hội nhất định.
Lý do
Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng có nguồn lao động rất dồi dào đến mức dư thừa. Tình trạng dư thừa lao động xuất phát từ nhiều nguyên nhân song nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do cung tăng nhanh hơn cầu,cung chưa đáp ứng cầu về chất lượng.Vì vậy tìm ra các giải pháp kích cầu dể sử dụng một cách tối đa cung lao động có vai trò vô cùng quan trọng nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Các giải pháp chung để kích cầu lao động
-Về phía nhà nước:
+Khai thác, mở rộng và phát triển các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân, phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động.
+Đưa ra các chính sách cải cách tiền công, tiền lương hợp lý.
+Kiểm soát yếu tố giá cả, tiền lương và phân phối thu nhập.
+Gắn giáo dục đào tạo với việc làm.
+Thu hút vốn đầu tư từ mọi nguồn, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
+Đẩy mạnh các chương trình quốc gia về việc làm.
-Về phía doanh nghiệp:
+Mở rộng quy mô sản xuất.
+ Mở các lớp đào tạo trong doanh nghiệp (ngoài doanh nghiệp) để nâng cao trình độ kỹ thuật cho nhân viên.
+Trả lương hợp lý và có các khuyến khích.
+Tăng năng suất lao động, xác định đúng đắn cầu hàng hoá dịch vụ của thị trường đối với mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất, từ đó mở rộng chiến lược quảng bá sản phẩm và phát triển thương hiệu.
+Tuyển mộ, tuyển chọn lao động giỏi từ thị trường lao động.
* * *
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CẦU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
1.Đôi nét về nguồn lao động Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Việt Nam là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao so với dân số, mức tăng lao động cao, trung bình mỗi năm có khoảng 1,2 triệu người bước vào độ tuổi lao động bổ sung thêm cho lực lượng lao động. Đây là nguồn lực có tiềm năng cao, cần được quan tâm, bồi dưỡng và đào tạo cả về thể chất và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, để có thể tạo ra một lực lượng lao động đủ mạnh phục vụ cho thị trường lao động trong tương lai.
Về số lượng lao động : theo điều tra Lao động-Việc làm 01/07/2005, lực lượng lao động cả nước là 44.385 nghìn người (trong đó nữ chiếm 48,7%), bình quân hàng năm tăng 844 nghìn người với tốc độ tương đương 1,7%/năm (giai đoạn 1996-2005); Năm 2005, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chiếm 94,2%, trên độ tuổi lao động chiếm 5,8%; nhóm lực lượng lao động trẻ (15-34) là 20.165,6 nghìn người chiếm 45,44%, nhóm lực lượng lao động trung niên (35-54) là 20.582,1 nghìn người chiếm 46,38% và nhóm lực lượng lao động cao tuổi (trên 55) là 3.637,3 nghìn người chiếm 8,18%. Nhìn chung lực lượng lao động liên tục tăng và tăng nhanh trong thời gian qua đã và sẽ tạo ra sức ép rất lớn về việc làm cho nền kinh tế.
Về chất lượng lao động, nhờ có các chính sách hỗ trợ đào tạo, dạy nghề trong các năm qua, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo nghề đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trình độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động cả nước tiếp tục được nâng cao, năm 2005, tỷ lệ mù chữ của lực lượng lao động là 4,04%, tốt nghiệp PTCS là 32,6%, tốt nghiệp PTTH là 21,2%, đây là một trong những điều kiện quan trọng giúp người lao động tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiếp thu các kỹ năng lao động mới. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động được nâng lên, năm 1996, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 12,3%, năm 2005 là 24,79%, với tốc độ tăng bình quân là 1,85%/năm; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề nói chung là 19%.
Về phân bố lao động, với đặc thù là quốc gia có vị trí địa lý phức tạp, địa hình bị chia cắt, hiểm trở, dân số phân bố không đều giữa miền núi và đồng bằng, thành thị và nông thôn đã dẫn đến hệ quả phân bố lao động kể cả số lượng và chất lượng không đồng đều giữa các khu vực (trong đó nông thôn chiếm 75,1%), giữa các vùng, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng (22,41%), Đồng bằng sông Cửu Long (21,44%), thấp nhất là vùng Tây Bắc (3,18%);
Như vậy , nguồn lao động dồi dào đã tao ra một lượng cung lao động rất lớn cho nền kinh tế, điều này đòi hỏi Nhà nước và các doanh nghiệp phải có một chiến lược về cầu lao động nhằm sử dụng tối đa nguồn lực con người, đồng thời giảm sức ép về việc làm cho nền kinh tế. Vậy thực trạng cầu lao động ở nước ta hiện nay như thế nào, liệu nó đã đáp ứng đủ nhu cầu về việc làm của người lao động hay chưa, chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần 2.
2.Thực trạng cầu lao động trong thời kỳ 2000-2007
Nhìn chung, cầu lao động của nền kinh tế có xu hướng tăng cả về số lượng và chất lượng. Tuỳ theo từng khu vực kinh tế, từng ngành nghề , từng địa bàn mà nhu cầu sử dụng lao động có khác nhau. Nếu xét theo khu vực kinh tế thì khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực thu hút nhiều lao động hơn hai khu vực còn lại ( khu vực Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài). Xét theo cơ cấu ngành, ngành nông nghiệp vẫn là ngành có tỷ lệ lao động lớn nhất, tiếp theo là ngành dịch vụ và cuối cùng là công nghiệp- xây dựng. Các thành phố lớn như thành phố Hồ CHí Minh, Hà Nội, Hải Phòng ...là nơi có cầu lao động lớn. Địa bàn thu hút nhiều lao động tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam, vùng có tỷ lệ lao động làm công ăn lương lớn nhất là Đông Nam Bộ (44%), Duyên hải Nam Trung bộ (27,9%), Đồng bằng sông Cửu Long (26,7%) và thấp nhất là Tây Bắc (9,2%). Thành phố HCM dẫn đầu cả nước về nhu cầu tuyển dụng với 50%, Hà Nội đứng thứ nhì với 32%.
2.1 Cầu lao động về số lượng.
Từ năm 2000 đến năm 2007, cầu lao động liên tục tăng. Trong 5 năm, từ 2001-2006, cả nước tạo việc làm cho trên 7,5 triệu lao động, tăng 25% so với giai đoạn 1996-2000. Cụ thể, năm 2002 toàn quốc đã tạo thêm chỗ làm mới cho 1,42 triệu lao động ,tăng 1,4% so với năm 2001. Ngoài ra, trong năm đã xuất khẩu được trên 46 nghìn lao động, vượt 15,3% kế hoạch. Riêng Quỹ Quốc gia Hỗ trợ việc làm đã giải quyết việc làm cho khoảng 32 vạn lao động, đạt 106,6% kế hoạch. . Năm 2003, toàn quốc đã giải quyết việc làm cho khoảng 1,52 triệu người, đạt 101