Đề tài Cây dừa cạn Catharanthus roseus và nhóm hợp chất Vinca alkaloid

Dừa cạn Catharanthus roseus. G. Don thuộc họ Trúc đào Apocynaceae là một trong những loại cây cảnh phổ biến đồng thời cũng là một loại dược thảo dân gian. Người ta đã khám phá ra được khả năng chữa bệnh của loại cây này là nhờ nó chứa nhiều loại hợp chất alkaloid. Từ dừa cạn người ta có thể chiết được chất chữa ung thư như vinblastine, vincristine và chữa cao huyết áp như ajmalicin, serpentin

doc57 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4207 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cây dừa cạn Catharanthus roseus và nhóm hợp chất Vinca alkaloid, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tra cứu các bảng Bảng 1: Ảnh hưởng của nồng độ đường sucrose đến sự nuôi cấy huyền phù tế bào 57 Phụ lục 2: Tra cứu các hình Hình 1 : 1. Cành đang nở hoa; 2.Quả; 3.Hạt 8 Hình 2: Hạt của cây C.roseus 9 Hình 3: Ba giống C.roseus 10 Hình 4: Công thức hóa học của leurosidine, vincristine, vinblastine, leurosine, catharine, vinamidine 18 Hình 5: Công thức hóa học của ajmalicin 18 Hình 6: Công thức hóa học của vinflunine 19 Hình 7: Công thức hóa học của vinblastine 19 Hình 8: Công thức hóa học của vincristine 20 Hình 9: Con đường chuyền hóa thành vinblastine và vincristine 22 Hình 10: Con đường sinh tổng hợp Vinblastine 23 Hình 11: Quá trình sinh tổng hợp vincristine từ vinblastine 24 Hình 12: Cơ chế ức chế sự hình thành cấu trúc vi ống của vinca alkaloid 26 Hình 13: Cấu trúc hóa học của vinblastine sulfate 28 Hình 14: Sản phẩm và cấu trúc hóa học của vincristine sulfate 30 Hình 15: Sơ đồ quá trình chiết tách bằng SFE 34 Hình 16: Bình Soxhlet 34 Hình 17: Sơ đồ một bộ chưng cất lôi cuốn hơi nước 36 Hình 18: Sản phẩm mô sẹo và cây mọc từ hạt nhân tạo 54 Hình 19: Sản phẩm rễ tơ 55 Phụ lục 3: Tra cứu các đồ thị Đồ thị 1: Đường cong tăng trưởng của dịch huyền phù tế bào trong môi trường có bổ sung các nồng độ đường khác nhau 58 GIỚI THIỆU Dừa cạn Catharanthus roseus. G. Don thuộc họ Trúc đào Apocynaceae là một trong những loại cây cảnh phổ biến đồng thời cũng là một loại dược thảo dân gian. Người ta đã khám phá ra được khả năng chữa bệnh của loại cây này là nhờ nó chứa nhiều loại hợp chất alkaloid. Từ dừa cạn người ta có thể chiết được chất chữa ung thư như vinblastine, vincristine và chữa cao huyết áp như ajmalicin, serpentin. Hiện nay, nhu cầu về C.roseus trên thế giờ rất cao, nhưng thực tế, trong điều kiện tự nhiên sự nhân giống C.roseus bằng con đường sinh sản hữu tính rất chậm và còn phụ thuộc nhiều vào môi trường. Mặt khác, lượng alkaloid thu được từ tự nhiên là rất thấp nên không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Vì vậy em chọn đề tài “Cây dừa cạn Catharanthus roseus và nhóm hợp chất Vinca alkaloid” với mục đích là tìm hiểu về dược tính, cách thu nhận và ứng dụng của nó hiện nay. Nhờ có giá trị dược tính nên C.roseus đã trở thành đối tượng của nhiều nghiên cứu sinh học. Những nghiên cứu này chủ yếu liên quan tới điều kiện nuôi cấy in vitro của những cơ quan, mô và tế bào khác nhau, quá trình tách những indole alkaloid và xác định cấu trúc hóa học của nó cũng như quá trình sinh tổng hợp và hóa tổng hợp của nó. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Catharanthus Giống Catharanthus (thuộc họ trúc đào Apocynaceae) gồm có 8 loài, hầu hết là cây thân thảo lâu năm. Trong số đó chỉ có loài Catharanthus pusillus có nguồn gốc từ Ấn Độ, còn tất cả các loài còn lại có nguồn gốc từ Madagascar. Số lượng nhiễm sắc thể cho tất cả các loài Catharanthus đều là 2n=16. Tám loài thuộc giống này đó là: Catharanthus coriaceus Markgr. Madagascar. Catharanthus lanceus (Bojer ex A.DC.) Pichon. Madagascar. Catharanthus longifolius (Pichon) Pichon. Madagascar. Catharanthus ovalis Markgr. Madagascar. Catharanthus pusillus (Murray) G. Don. India subcontinent. Catharanthus roseus (L) G. Don. Madagascar. Catharanthus scitulus (Pichon) Pichon. Madagascar. Catharanthus trichophyllus (Baker) pichon. Madagascar Những giống Catharanthus có nguồn gốc từ Madagascar thường được trồng để làm cảnh. Được biết đến nhiều nhất đó là loài Madagascar Periwinkle hay còn gọi là Vinca nhờ vào khả năng chịu hạn và chịu nóng của nó. Ngoài việc được biết đến như một loại cây cảnh, từ lâu dịch chiết alkaloid từ Catharanthus roseus đã được sử dụng trong y học dân gian như một loại thuốc chống đái tháo đường, lợi tiểu, chữa tiêu chảy, xuất huyết, giúp vết thương mau lành, chống viêm mắt, làm se da….và ngày nay người ta còn tìm ra được một công dụng hết sức quan trọng của loài Catharanthus roseus đó là khả năng trị bệnh ung thư rất hiệu quả.[6] Catharanthus roseus (L).G.Don [1] Tên gọi Tên khoa học: Catharanthus roseus (L) G. Don; Vinca rosea L; Lochnera rosea Reich. Tên khác: bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân hoa, phjắc pót đông (Tày), dương giác, Madagascar periwinkle Họ: Trúc đào (Apocynaceae). Đặc điểm thực vật Cây dừa cạn là cây thân thảo sống lâu năm, cao 40-60 cm, phân nhiều cành, cây có bộ rễ phát triển, thân gỗ ở phía gốc, mềm ở phần trên. Mọc thành bụi dày. Lá mọc đối, thuôn dài, đầu lá hơi nhọn, cuống lá hẹp nhọn, dài 4-6cm, rộng 2-3 cm, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt. Hoa trắng hoặc hồng, có mùi thơm. Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá gần ngọn. Quả gồm 2 đại, dài 2-4cm, rộng 2-3cm, mọc thẳng đứng, hơi ngả sang hai bên, trên vỏ có vạch dọc, đầu quả hơi tù, trong quả chứa 12-20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng, trên mặt hạt có các hột nổi thành đường chạy dọc. Mùa hoa quả gần như quanh năm. 3 2 1 Hình 1 : 1. Cành đang nở hoa; 2.Quả; 3.Hạt Hình 2: Hạt của cây C.roseus Phân bố Chi Catharanthus G.Don có nguồn gốc ở Madagascar. Loài dừa cạn được di nhập sang nhiều nước nhiệt đới ở Nam Á cũng như Đông Nam Á trong đó có Việt Nam và đảo Hải Nam Trung Quốc. Vào giữa thế kỷ 18, dừa cạn được trồng ở Paris, sau đó có mặt ở nhiều vườn thực vật khác ở Châu Âu. Ở Việt Nam, dừa cạn là cây hoang dại, có vùng phân bố tự nhiên tương đối đặc trưng từ tỉnh Quảng Ninh đến Kiên Giang dọc theo vùng ven biển, tập trung ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định và Phú Yên. Ngoài ra còn có ở Côn Đảo và Phú Quốc. Ở những vùng phân bố tự nhiên ven biển, dừa cạn có khi mọc gần như thuần loại trên các bãi cát dưới rừng phi lao, trảng cỏ cây bụi thấp, có khả năng chịu đựng điều kiện đất đai khô cằn của vùng cát ven biển. Dừa cạn còn được trồng khắp nơi trong nước để làm cảnh và làm thuốc. Phân loại [6] Catharanthus roseus G.Don. là nguồn giàu alkaloid thuộc chủng loại alkaloid terpenoid indole được cô lập từ 3 giống cây khác nhau: ‘roseus’ với hoa màu tím hoặc hồng. ‘albus’ với hoa màu trắng. ‘ocellatus’ với hoa màu trắng nhụy đỏ. Trong đó hoa màu đỏ tím có hàm lượng vincristine và vinblastine cao nhất. Hình 3: Ba giống C.roseus Trồng trọt và thu hoạch Dừa cạn là loại cây ưa sáng, ưa ẩm và có khả năng chịu được hạn. Trong điều kiện trồng trọt, khi được cung cấp đầy đủ điều kiện cần thiết, cây sinh trưởng phát triển mạnh, khối lượng chất xanh thu được có thể cao gấp đôi cây mọc từ thiên nhiên. Cây mọc từ hạt trong tự nhiên vào khoảng 40%, nếu được xử lý có thể tăng lên 90% [9]. Cây trồng từ hạt ra hoa sau 4-5 tháng. Trong thời kì sinh trưởng mạnh, nếu bị cắt, cây tái sinh chồi khỏe. Nguồn dừa cạn mọc tự nhiên ở Việt Nam tương đối dồi dào. Trước năm 1975, miền Bắc đã từng xuất khẩu sang Đông Âu 1-3 tấn/năm. Những năm gần đây, lượng xuất khẩu sang Pháp (khoảng trên 10 tấn/năm) thường xuyên hơn, nhưng chủ yếu là từ cây trồng tại Phú Yên. [1] Vào năm 1970, Viện Dược Liệu đã tiến hành nghiên cứu kỹ thuật trồng dừa cạn trên quy mô sản xuất. Cây được nhân giống bằng hạt, mỗi hecta cần gieo 500-700gr hạt trong vườn ươm. Thời vụ gieo hạt vào tháng 9-10 hoặc tháng 1-2. Cần ngâm hạt 3-4 giờ, vớt ra để ráo rồi gieo lên luống vườn ươm đã được chuẩn bị kỹ. Sau đó phủ rơm rồi tưới nước. Sau khoảng một tuần, hạt nảy mầm, cần tháo bỏ rơm rạ. Khi cây có 3-4 đôi lá thật (khoảng 40-45 ngày sau khi gieo) đánh đi trồng. Có thể gieo thẳng nhưng cách này tốn công chăm sóc. [1] Dừa cạn ưa đất pha cát, đất phù sa, hơi chịu hạn nhưng kém chịu úng. Đất cần làm kỹ, lên luống cao 20cm, mặt luống rộng 50-60cm, dung 10-15 tấn phân chuồng hoai mục và 120-150 kg super lân để bón lót. Trồng với khoảng cách 30x30cm, sau khi trồng cần tưới ngay để cây mau bén rễ. Tưới thúc cho mỗi hecta 100-200kg ure, tưới 2 lần, cách nhau 1 tháng. Mặc dù cây chịu được hạn nhưng phải giữ đủ ẩm thường xuyên. Chú ý thoát nước nhanh sau khi mưa lớn. Khi mới trồng, cây thường bị sâu bám phá hoại. Cây trong vườn có thể bị Phytophthora làm cho chết hàng loạt. Cần tỉa bớt cho đất thoáng và phun phòng bằng Boxdeaux. [1] Sau khi trồng 3-4 tháng, cây cho thu hoạch, cành mang lá dài 10-15cm được cắt về phơi sấy khô. Ở đất thoát nước và chăm bón tốt có thể thu hoạch nhiều lứa. Trung bình 1 hecta thu được 1-1,2 tấn lá khô mỗi lứa. Ta có thể thu rễ để chiết ajmalicin. Một số công dụng chủ yếu Theo kinh nghiệm dân gian ở Việt Nam và Trung Quốc, có nơi dùng thân và lá phơi khô sắc uống để thông tiểu tiện, chữa bệnh đi tiểu đỏ và ít, làm thuốc điều kinh, tẩy giun, chữa sốt, săn da, chữa bệnh ngoài da. Ở Nam Châu Phi, Ấn Độ, châu Úc, quần đảo Antilles người dân dùng trị bệnh đái tháo đường. Có nơi dùng chữa tiêu hóa kém và lỵ. Chính nhờ thực nghiệm trên chuột mà các nhà khoa học Canada đã phát hiện tác dụng làm giảm bạch cầu của một số chất tách được từ dừa cạn và dẫn đến sự phát hiện ra chất vincaleucoblastin và 3 alkaloid khác cũng có tác dụng chống u là leurosin, leurocristin và leurosidin. Ngoài ra người ta còn phát hiện ra tác dụng tẩy giun khá mạnh, tác dụng lợi tiểu của catharanthin, vindolinin và vindolidin. Những thí nghiệm dùng trên người bệnh được bắt đầu vào những năm 1960 ở Mỹ, Pháp và một số nước khác, tuy nhiên có nhiều ý kiến khác nhau. Mặc dù vậy, vì hiện nay chưa có loại thuốc nào khác tốt hơn, nên như cầu về dừa cạn vẫn cứ tăng lên. Cũng vì mục đích chữa các khối u nên khi mua dừa cạn, người ta đặc biệt chú ý tới hàm lượng alkaloid toàn phần, và trong số alkaloid toàn phần ấy có hàm lượng vincaleucoblastin là bao nhiêu.[1][6] CHƯƠNG 2: CÁC HỢP CHẤT ANKALOID TRONG CÂY C.roseus Alkaloid trong loài Catharanthus roseus C.roseus đã thu được rất nhiều sự quan tâm từ công nghiệp dược phẩm, có khoảng 70 loại alkaloid hữu ích đã được phát hiện (G.H.Svobda và cộng sự (1991). Trong đó chiếm nhiều nhất là hai loại alkaloid vinblastine (vincaleukoblastine) và vincristine (leurocristine).[1] Alkaloid 2.1.1.1 Khái niệm Alkaloid là những chất hữu cơ có chứa dị vòng nitơ, và có tính base. Thường gặp trong nhiều loại thực vật và đôi khi còn tìm thấy trong một vài loài động vật. Đặc biệt, alkaloid có hoạt tính sinh lý rất cao đối với cơ thể con người và động vật, nhất là đối với hệ thần kinh. Với chỉ một lượng nhỏ alkaloid là chất độc gây chết người nhưng lại có khi nó là thần dược trị bệnh đặc hiệu. Hàm lượng alkaloid có thể đạt tới 10% trong các loại rau quả thông dụng như khoai tây, chè, cà phê.[7] 2.1.1.2 Phân loại Các alkaloid thông thường được phân loại theo đặc trưng phân tử chung của chúng, dựa theo kiểu trao đổi chất được sử dụng để tạo ra phân tử. Khi không biết nhiều về tổng hợp sinh học của alkaloid, thì chúng được gộp nhóm theo tên của các hợp chất đã biết. Ví dụ: do các cấu trúc phân tử xuất hiện trong sản phẩm cuối cùng nên các alkaloid thuốc phiện đôi khi còn được gọi là các “phenanthren”. Hay gọi tên dựa theo nhóm động/thực vật mà từ đó người ta chiết xuất ra các alkaloid ví dụ như các alkaloid chiết từ cây dừa cạn vinca thì được gọi chung là các vinca alkaloid. Khi người ta biết nhiều hơn về một alkaloid cụ thể nào đó, thì việc gộp nhóm thường lấy theo tên gọi của amin quan trọng về mặt sinh học và nổi bật nhất trong tiến trình tổng hợp. Các nhóm ankaloid hiện nay gồm có: Nhóm pyridin: piperin, coniin, trigonellin, arecaidin, guvacin, pilocarpin, cytisin, nicotin, spartein, pelletierin. Nhóm pyrrolidin: hygrin, cuscohygrin, nicotin Nhóm tropan: atropin, cocain, ecgonin, scopolamin . Nhóm quinolin: quinin, quinidin, dihydroquinin, dihydroquinidin, strychnin, brucin, veratrin, cevadin Nhóm isoquinolin: Các alkaloid gốc thuốc phiện như : morphin, codein, thebain, papaverin, narcotin, sanguinarin, narcein, hydrastin, berberin Nhóm phenethylamin: mescalin, ephedrin, dopamin, amphetamin Nhóm indol: Các tryptamin: DMT, N-metyltryptamin, psilocybin, serotonin. Các ergolin: Các ancaloit từ ngũ cốc/cỏ như ergin, ergotamin, acid lysergic. Các beta-cacbolin: harmin, harmalin, yohimbin, reserpin, emetin. Các alkaloid từ chi Ba gạc (Rauwolfia): reserpin. Nhóm purin: Các xanthin ( caffein, theobromin, theophyllin). Nhóm terpenoit: Các alkaloid aconit: aconitin. Các steroit: solanin, samandari (các hợp chất amoni bậc bốn): muscarin, cholin, neurin. Các vinca alkaloid: Vinblastin, vincristin….. Tính chất của các alkaloid Tính chất vật lý Phân tử lượng: khoảng 100-900. Các alkaloid không chứa các nguyên tử ôxy trong cấu trúc thông thường là chất lỏng ở điều kiện nhiệt độ phòng (ví dụ nicotin, spartein, coniin). Các alkaloid với các nguyên tử ôxy trong cấu trúc nói chung là các chất rắn kết tinh ở điều kiện nhiệt độ phòng (ví dụ: berberin). Hầu hết alkaloid base gần như không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ như CHCl3, eter, các alcol dây carbon ngắn. Một số alkaloid do có thêm nhóm phân cực như –OH, nên tan được một phần trong nước hoặc trong kiềm (Morphin, Cephalin). Ngược lại với base, các muối alkaloid nói chung tan được trong nước và alcol, hầu như không tan trong dung môi hữu cơ. Có một số ngoại lệ như Ephedrin, Colchixin, Ecgovonin các base của chúng tan được trong nước, đồng thời cũng khá tan trong dung môi hữu cơ, còn các muối của chúng thì ngược lại. Alkaloid có N bậc 4 và N- oxid khác tan trong nước và trong kiềm, rất ít tan trong dung môi hữu cơ. Các muối của chúng có độ tan khác nhau tùy thuộc vào gốc acid tạo ra chúng. Tính chất hóa học Alkaloid là các base yếu, đa số làm xanh giấy quỳ tím. Với acid thường tạo muối tan trong nước và kết tinh. Tính kiềm phụ thuộc vào khả năng sẵn có của các cặp điện tử đơn độc trên nguyên tử nitơ & và kiểu khác (dị) vòng cùng các phần thay thế. Tính base giảm dần theo thứ tự muối amoni bậc 4, amin bậc 1, amin bậc 2, amin bậc 3. Muối của alkaloid rất bền, nhưng chúng bị phân hủy bởi tia sáng mặt trời hoặc tia tử ngoại. Phần đông alkaloid có vị đắng . Tạo tủa với các dung dịch acid phosphotungstic, phosphomolipdic, picric… Ngoài tính base, các alkaloid có phản ứng tương tự nhau như đối với một thuốc thử, gọi tên chung là các thuốc thử alkaloid. Alkaloid trong catharanthus [1] Alkaloid toàn phần có ở lá dừa cạn với hàm lượng 0.37-1.15%, thân 0.40%, rễ chính 0.7-2.4%, rễ phụ 0.9-3.7%, hoa 0.14-0.84%, vỏ quả 1.14%, hạt 0.18%. Có khoảng 150 loại alkaloid đã được chiết từ Catharanthus roseus. Trong số đó đặc biệt chú ý là nhóm 20 alkaloid dimeric, là những nhóm có hoạt tính chống ung thư, bao gồm vincristine và vinblastine. Vinblastine có ở lá với hàm lượng 0.013-0.063%, ở bộ phận trên mặt đất 0.0015%, ở rễ 0.23%. Nếu cây bị bệnh asteryllow-virus thì sẽ không có vinblastine. Vincristine có hàm lượng thấp hơn 0.0003-0.0015%. Lá dừa cạn thu thập ở nhiều địa phương khác nhau chứa 0.7-1.2% alkaloid toàn phần, cao nhất ở Phú Yên (1.21-1.62%). Vinblastine có với hàm lượng 1.6-2 phần vạn ở lá. Thời gian thu hái nguyên liệu tốt nhất để trên cây có hàm lượng hoạt chất cao là vào cuối tháng 8 đến giữa tháng 9 dương lịch. Theo Lê Thị Tuyết Anh và cộng sự, hàm lượng alkaloid toàn phần ở cây dừa cạn thu thập hoang dại ở Phú Yên đạt cao nhất là 0.892-0.982% ở lá và 1.38-1.445% ở rễ vào mùa khô. Ngoài hai alkaloid chính là vinblastine và vincristine được chiết xuất, nhiều tác giả đã bán tổng hợp được vinblastine từ cathanthin và vindolin có ở dừa cạn và vincristine (có với hàm lượng thấp) từ vinblastine (có với hàm lượng cao hơn). Mai Ngọc Tâm và cộng sự, 1997 đã chứng minh rễ dừa cạn ở vùng Nha Trang chứa ajmalicin 0,18%, serpentin 0,27%, tetrahydroalstonin, tabersonin, lochnericin, catharanthin và akuamin. Nhiều tác giả khác (Phạm Thanh Kỳ và cộng sự, 1995; Trần Văn Thanh và cộng sự, 1996 và 1999) đã chiết xuất ajmalicin từ rễ dừa cạn. Trần Văn Thanh và cộng sự, 1996 và 1999 đã chiết xuất alkaloid toàn phần từ rễ, làm giàu ajmalicin bằng phương pháp hydro hóa serpentin, sau đó mới chiết xuất ajmalicin, tạo hiệu suất chiết xuất cao hơn gấp 2 lần. Vì những alkaloid này chỉ là thành phần nhỏ của cây (vincristine thu được từ cây thuốc thô chỉ đạt hiệu suất 0,0002%), vì vậy nếu muốn sản xuất thì ta phải cần số lượng rất lớn nguyên liệu thô để trích ly. Hình 4: Công thức hóa học của leurosidine, vincristine, vinblastine, leurosine, catharine, vinamidine Hình 5: Công thức hóa học của ajmalicin Hình 6: Công thức hóa học của vinflunine Các vinca alkaloid chính Vinbastine 2.2.1.1 Công thức Hình 7: Công thức hóa học của vinblastine Công thức phân tử: C48H58N4O9 Tên hóa học: dimethyl (2β,3β,4β,5α,12β,19α)- 15-[(5S,9S)- 5-ethyl- 5-hydroxy- 9-(methoxycarbonyl)- 1,4,5,6,7,8,9,10-octahydro- 2H- 3,7 methanoaza- cycloundecino[5,4-b]indol- 9-yl]- 3-hydroxy- 16-methoxy- 1-methyl- 6,7-didehydroaspidospermidine- 3,4-dicarboxylate Tên gọi khác: vincaleukoblastine Tên thương mại: Cytoblastin Đặc điểm Là tinh thể hình kim (kết tinh từ methanol), điểm chảy 211-2160. Không tan trong nước, ether dầu hỏa, tan trong alcol, aceton, ethyl acetat, chloroform. [1] Hấp thu: Vinblastine hấp thu nhanh chóng theo đường tiêm tĩnh mạch. Phân bố: thuốc phân bố nhanh vào các mô của cơ thể. Thuốc liên kết nhiều với protein huyết tương. Vinblastine ít qua hàng rào máu não và không đạt nồng độ điều trị trong dịch não tủy. Chuyển hóa: Vinblatine được chuyển hóa nhiều, chủ yếu ở gan để thành desacetyl vinblastine là chất có hoạt tính mạnh hơn vincristine, tính trên cơ sở khối lượng. Thải trừ: thuốc thải trừ qua mật vào phân và nước tiểu, một số đào thải dưới dạng thuốc không biến đổi. Vincristine Công thức Hình 8: Công thức hóa học của vincristine Công thức phân tử: C46H56N4O10 Tên hóa học: methyl (1R,9R,10S,11R,12R,19R)- 11-(acetyloxy)- 12-ethyl- 4-[(13S,15S,17S)- 17-ethyl- 17-hydroxy- 13-(methoxycarbonyl)- 1,11 diazatetracyclo [13.3.1.04,12.05,10]nonadeca- 4(12),5,7,9-tetraen- 13-yl]- 8-formyl- 10-hydroxy- 5-methoxy- 8,16-diazapentacyclo [10.6.1.01,9.02,7.016,19] nonadeca- 2,4,6,13-tetraene- 10-carboxylate Tên gọi khác: leurocristine Tên thương mại: Oncovin, Vincasar, Vincrex và cũng có thể gọi là sunlfat vincristine. Đặc điểm Là tinh thể hình phiến, điểm chảy: 218-2200 Phân bố: sau khi tiêm, vincristine nhanh chóng phân bố vào các mô cơ thể và gắn với các yếu tố máu đã hình thành, đặc biệt là hồng cầu và tiểu cầu. Vincristine không xâm nhập hệ thần kinh trung ương với mức độ đáng kể. Chuyển hóa và bài tiết: vincristine được chuyển hóa nhiều ở gan. Con đường thải trừ chính là qua đường mật đi ra phân. Một phần ba liều dùng có thể được phục hồi trong phân trong vòng 24 giờ đầu và hai phần ba trong vòng 72 giờ. Chỉ có 12% liều được bài tiết qua thận. Khoảng một nửa liều được phục hồi trong phân và nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa Sinh tổng hợp [6] Vinblastine và vincristine được tạo thành từ sự ghép nối của hai monomer alkaloid: catharanthine (indole) và vindoline (dihydroindole), cả hai đều xuất hiện tự do trong cây. Vincristine cũng có cấu trúc tương tự như vinblastine nhưng thay nhóm fromyl bằng một nhóm methyl trên phân tử nitrogen indole của vindoline. Hình 9: Con đường chuyền hóa thành vinblastine và vincristine Những alkaloid này được hình thành bởi sự kết hợp của hai nửa: một nửa là indole và một nửa là dihydroindole. Vì thế, chúng được biết đến với tên gọi là “dimer alkaloid” hoặc “bisindole alkaloid”. Sự khác nhau của Catharanthus alkaloid phụ thuộc vào loại alkaloid terpenoid indole. Chúng gồm hai nửa bắt nguồn từ hai quá trình chuyển hóa riêng biệt- quá trình mevalonate cho nửa không chứa tryptophan; và nửa tryptophan nhận được từ quá trình tryptophan. Cấu trúc phức tạp của những alkaloid này luôn có mặt hai nguyên tử nitơ. Một là indole nitơ (nửa bắt nguồn từ tryptophan). Và nguyên tử nitơ thứ hai được tạo thành từ sự tách rời của hai carbon tại vị trí β của vòng indole. Nửa không có tryptophan bắt nguồn từ acid mevalonic và nó là một C10-geraniol (monoterpenoid). Geraniol được tạo thành , thông qua một chuỗi chuyển hóa sẽ chuyển thành dạng loganin và sau đó là secologanin (một monoterpenoid glucoside). Chìa khóa trung gian trong thuyết phát sinh sinh học của những alkaloid monoterpene indole là 3α (S)-strictosidine, tạo thành từ sự ngưng hoạt tính enzyme của trytamine và secologanin. Enzym