Có lẽ chúng ta đã nói không ít về nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ hệ thống tài chính – hệ thống mà gần đây được chứng minh là yếu ớt, mỏng manh một cách đáng kinh ngạc. Có lẽ nào không ai trong số chúng ta nhìn thấy những bước đi thầm lặng của cuộc khủng hoảng khi nó dần xảy ra?” – Trích Harvard Business Review“HBS In theNew”.
20 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài CEO của hôm qua, hôm nay và ngày mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài : CEO của hôm qua, hôm nay và ngày mai
LỜI MỞ ĐẦU
“Có lẽ chúng ta đã nói không ít về nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ hệ thống tài
chính – hệ thống mà gần đây được chứng minh là yếu ớt, mỏng manh một cách
đáng kinh ngạc. Có lẽ nào không ai trong số chúng ta nhìn thấy những bước đi thầm
lặng của cuộc khủng hoảng khi nó dần xảy ra?” – Trích Harvard Business Review
“HBS In the New”.
Vâng, đó là một lời mở đầu có lẽ hơi lạ cho tất cả những ai làm lãnh đạo của các
doanh nghiệp hay tập đoàn lớn của nước Mỹ giàu có và hùng mạnh. Các doanh
nghiệp vốn luôn tự hào có các CEO đẳng cấp, tài ba và có “tầm nhìn chiến lược”.
Như vậy, “sự thông thái” và “tầm nhìn chiến lược” như vậy lại không thấy được
một rủi ro vô cùng lớn được che lấp đi bằng những con số tăng trưởng một cách vô
cùng “kinh ngạc” như vậy?. Vấn đề còn nhiều tranh cải xung quanh nguyên nhân
dẫn đến cuộc đại suy thoái này.
Bài viết này chỉ tiếp cận vai trò của các CEO trong cuộc khủng hoảng và đặt ra một
ý niệm về tố chất CEO trong giai đoạn mới như thế nào? Và bài học cho các CEO
Việt Nam trong bối cảnh suy thoái hiện nay.
Người thực hiện : Lâm Văn Rồi – Khoá CEO 48 Trang 1
Đề tài : CEO của hôm qua, hôm nay và ngày mai
I. Bối cảnh khủng hoảng kinh tế Mỹ trong năm 2008 :
o 2004-2006: Lãi suất ở Mỹ tăng từ 1% lên 5,35%, thị trường địa ốc Mỹ bắt đầu xuống
giá. Các khoản vay địa ốc dưới chuẩn không trả được tăng vọt đến mức báo động.
o Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ cuối năm 2007 và năm 2008 đột nhiên lâm vào
một trong những cuộc khủng hoảng chưa từng có. Hàng trăm tỷ USD đã tiêu tan. Sự
lây lan vẫn chưa chấm dứt, hậu quả vẫn chưa lường hết được.
o Tháng 6/ 2007: Hai quỹ phòng hộ (Hedge Fund – một loại quỹ có tính đại chúng thấp
và không bị quản chế quá chặt) của Bear Stearns – ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ
- quỵ ngã sau khi đánh cược vào các chứng khoán được đảm bảo bằng các khoảng cho
vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ.
o Tháng 7/ 2007: Ngân hàng IKB của Đức trở thành ngân hàng đầu tiên tại Châu Âu
chịu ảnh hưởng bở những khoảng đầu tư xấu trên thị trường cho vay dưới chuẩn ở Mỹ.
Trong khi đó, Ngân Hàng SachsenLB của Đức phải nhận sự cứu trợ từ chính phủ.
o Ngày 15/10/2007: Citigroup – Tập đoàn ngân hàng hàng đầu nước Mỹ - công bố lợi
nhuận Quý 3 bất ngờ giảm 57% do các khoản thua lỗ và trích lập dự phòng lên đến 6,5
tỉ USD. Giám Đốc điều hành Citigroup Charles Prince từ chức vào ngày 04/11.
o Ngày 17/12/2007: cuộc khủng hoảng tín dụng đã lan sang châu Úc với nạn nhân là Tập
đoàn Centro Properties, một chủ sở hữu của các phố buôn bán lớn ở Mỹ tại Úc sau khi
tập đoàn này đưa ra cảnh báo lợi nhuận giảm. Cổ phiếu của Centro Properties đã tụt
giá 70% tại các giao dịch ở Sydney.
o Ngày 11/01/2008 : Bank of America – ngân hàng lớ nhất nước Mỹ về tiền gửi và vốn
hoá thị trường – đã bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Countrywide Financial sau khi ngân
hàng cho vay thế chấp địa ốc này thông báo phá sản do các khoản vay khó đòi quá lớn.
o Ngày 30/01/2008 : Ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ UBS công bố trích lập dự phòng 4 tỷ
USD, nâng tổng số tiền trích lập dự phòng lên 18,4 tỷ USD do những thất thoát liên
quan đến cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố.
o Ngày 17/02/2008: Anh quốc hữu hoá Ngân Hàng Northern Rock.
o Ngày 28/02/2008: Ngân Hàng DZ bank của Đức được đưa vào danh sách các nạn nhân
của cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn với tổng giá trị tài sản mất giá là 1,36 tỉ
EUR.
Người thực hiện : Lâm Văn Rồi – Khoá CEO 48 Trang 2
Đề tài : CEO của hôm qua, hôm nay và ngày mai
o 17-3-2008: Bear Stearns, ngân hàng lớn thứ năm ở Wall Street, mới năm ngoái có giá
khoảng 18 tỉ đô la phải bán cho JP Morgan Chase với giá 2 đô la/cổ phiếu so với giá
172 đô la/cổ phiếu đầu năm 2007. Fed (New York) đứng đằng sau cho vay 29 tỉ đô la
để bảo lãnh các khoản nợ khó đòi.
o Ngày 29/04/2008: Deutsche Bank lần đầu tiên trong năm năm công bố một khoản thua
lỗ trước thuế sau khi buộc phải trích lập dự phòng 4,2 tỉ USD cho các khoản nợ xấu và
các chứng khoán được bảo đảm bởi các khoản thế chấp bất động sản.
o Ngày 11-7-2008: Ngân hàng IndyMac bị đặt dưới quyền kiểm soát của Fed và sau đó
tuyên bố phá sản. Đây là một trong những vụ đóng cửa ngân hàng lớn nhất từ trước tới
nay sau khi những người gửi tiền đã rút ra hơn 1,3 tỉ USD trong vòng 11 ngày.
o Ngày 31/07/2008: Deutsche Ban công bố khoản trích lập dự phòng tiếp theo là 3,6 tỉ
USD, nâng tổng số tiền ngân hàng này mất lên 11 tỷ USD. Deutsche Ban trở thành một
trong 10 nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu.
o Ngày 6-7/09/2008: Fed nắm quyền kiểm soát Fannie Mae và Freddie Mac, hai tập
đoàn bảo lãnh tín dụng địa ốc lớn nhất Mỹ.Sở dĩ FED và bộ tài chính Mỹ đoạt quyền
kiểm soát của hai tập đoàn chuyên cho vay thế chấp này nhằm mục đích là hỗ trợ thị
trường nhà đất Mỹ.
o Ngày 11/09/2008: Lehman Brothers tuyên bố đang nỗ lực tìm kiếm đối tác để bán lại
chính mình. Cổ phiếu của ngân hàng đầu tư này tụt giảm 45%.
o Ngày 14/09/2008: Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers tuyên bố phá sản. Bank of
America cho biết sẽ mua Merrill Lynch với giá 29USD/CP sau khi từ chối lời đề nghị
mua lại của Lehman Brothers.
o Ngày 15/09/2008: Merrill Lynch, lo sợ số phận tương tự Lehman Brothers, phải bán
cho Bank of America với giá 50 tỉ đô la. Đây là một ngày vô cùng tồi tệ của phố Wall
kễ từ khi thị trường này mở cửa trở lại sau vụ khủng bố 2 toà tháp đôi tại Mỹ vào ngày
11/09/2001. Tập đoàn American International Group – tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế
giới – mất khả năng thanh toán do những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố.
o Ngày 16/09/2008: Ngân hàng trung ương các nước trên thế gới đã đổ hàng tỉ USD vào
các thị trường tiền tệ với nỗ lực hạ nhiệt tình trạng căng thẳng và ngăn chặn sự đóng
băng hệt thống tài chính toàn cầu.Cổ phiếu của AIG giảm gần một nửa. Fed đồng ý
Người thực hiện : Lâm Văn Rồi – Khoá CEO 48 Trang 3
Đề tài : CEO của hôm qua, hôm nay và ngày mai
cho AIG vay 85 tỉ đô la đổi lại quyền nắm giữ 80% cổ phiếu của hãng bảo hiểm này.
Ngân hàng Barclays của Anh mua lại một phần tài sản tại Bắc Mỹ của Lehman với trị
giá 1,75 tỉ USD.
o Ngày 17/09/2008: Cổ phiếu của Goldman Sachs và Morgan Stanley giảm mạnh. Tập
đoàn Lloyds TSB của Anh mua lại đối thủ HBOS. Uỷ ban chứng khoán Mỹ kiềm chế
tình trạng bán khống.
o Ngày 18/09/2008: Fed và ngân hàng trung ương các nước khác bơm 180 tỉ đô la để
tháo băng tín dụng ngân hàng.
o Ngày 19/09/2008: Chính phủ Mỹ tuyên bố một kế hoạch tổng thể để cứu hệ thống tài
chính, gồm một chương trình mua lại các khoản vay thế chấp xấu với chi phí ước tính
lên đến 700 tỉ đô la.
o Ngày 20-21/09/2008: Công bố các chi tiết bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USB. Hai ngân
hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley được chuyển đổi thành tập đoàn ngân hàng
đa năng, đánh dấu sự kết thúc mô hình ngân hàng đầu tư tại phố Wall.
o Ngày 22/09/2008: tập đoàn Nomura Holding của Nhật trả 525 USD để thâu tóm hoạt
động của Lehman tại châu Á. Sau đó, Nomura cũng mua lại Lehman tại Châu Âu và
Trung Đông. Mitsubishi UFJ Financial đồng ý mua 20% cổ phần của Morgan Stanley.
o Ngày 23/09/2008: Warren Buffett trả 5 tỷ USD mua 9% cổ phần của Goldman Sachs.
Cục điều tra liên quan Mỹ (FBI) điều tra Fannie, FGreddie, AIG và Lehman vì nghi
ngờ có sự gian lận trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ.
o Ngày 25/09/2008: Washington Mutual Inc. (WaMu), một rong những ngân hàng lớn
nhất nước Mỹ đã sụp đổ cũng do đã đánh cược rất lớn và thị trường cho vay thế chấp.
Cơ Quan Bảo Hiểm Tiền Gửi Liên Bang Mỹ (FDIC) đã đoạt quyền kiểm soát WaMu
và sau đó bán các tài sản của ngân hàng tiết kiệm lớn nhất Mỹ cho JPMorgan Chase &
Co với giá 1,9 tỷ USD. Với 307 tỷ USD tổng tài sản, WaMu đã trở thành ngân hàng bị
phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ. “Sự sụp đổ của Washington Mutual cho thấy bất kể
tập đoàn tài chính lớn tới cỡ nào cũng có thể sụp đổ, và nếu bạn nhìn trong số 10 tập
đoàn lớn nhất tại Mỹ đang chịu nhiều áp lực nhất thì đó chính là Wachovia”, Stan
Smith, một chuyên gia ngân hàng tại Đại học University of Central Florida tại Orlando
nhận định.Washington Mutual sụp đổ là do thua lỗ 19 tỷ USD phát sinh từ các khoản
nợ xấu cho vay thế chấp và phải đối mặt với một đợt sóng rút tiền gửi ồ ạt của khách
Người thực hiện : Lâm Văn Rồi – Khoá CEO 48 Trang 4
Đề tài : CEO của hôm qua, hôm nay và ngày mai
hàng. Chỉ trong vòng 10 ngày (kể từ 15/9), các khách hàng của WaMu đã rút tổng
cộng 16,7 tỷ USD từ ngân hàng có trụ sở tại Seattle này. Việc rút tiền ồ ạt đã khiến Cơ
quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) buộc phải phong toả ngân hàng tiết kiệm
lớn nhất nước Mỹ này.
o Khủng hoảng tài chính ở Mỹ, xuất phát từ chuyện cho vay dưới chuẩn trên thị trường
địa ốc diễn ra ngấm ngầm từ năm ngoái. Thế nhưng thủ phạm chính cho hàng loạt
cuộc sụp đổ các đại công ty tài chính và ngân hàng đầu tư trong thời gian qua là giới
đầu cơ với công cụ mua bán khống.
o Một khi giới này tin chắc cổ phiếu của những tập đoàn dính líu đến cho vay dưới
chuẩn sẽ sụt giảm, họ ồ ạt vay những cổ phiếu này rồi ồ ạt bán ra, tạo nên một áp lực
giảm giá lớn không gì cứu vãn nổi. Sau khi giá giảm đến một mức nào đó, họ sẽ mua
và trả lại nơi cho vay cộng thêm một ít phí, còn bao nhiêu tiền chênh lệch họ sẽ hưởng
trọn.
o Thời gian qua, họ còn áp dụng cách thức mua bán khống đến hai lần (naked short
sale), tức là thậm chí không thèm vay chứng khoán nữa mà cứ ra lệnh bán theo kiểu
“đánh xuống” vì lợi dụng khe hở, mua bán ba ngày sau mới giao cổ phiếu. Bộ trưởng
Tư pháp bang New York, Andrew Cuomo than: “Họ giống như kẻ hôi của sau một cơn
bão”.
o Ngay cả ứng cử viên tổng thống John McCain cũng cho rằng Ủy ban Chứng khoán
Hoa Kỳ (SEC) đã duy trì các quy định cho phép những kẻ đầu cơ biến thị trường
chứng khoán thành canh bạc lớn và tuyên bố: “Nếu tôi là tổng thống, tôi đã sa thải
ngay [Christopher Cox, Chủ tịch SEC]”.
o Trước nay quan niệm của giới quản lý thị trường chứng khoán cho rằng bán khống là
một phần tất yếu của hoạt động giao dịch, nhờ nó mà giá chứng khoán không bị đẩy
lên cao một cách giả tạo. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều tập đoàn rõ ràng phải chờ
đến bàn tay cứu vớt của Chính phủ Mỹ, xu hướng giảm giá cổ phiếu của họ là quá rõ,
giới đầu cơ không thể nào bỏ qua cơ hội “đánh hôi” kiếm lời.
o Thế nhưng để cho giới đầu cơ có cơ hội ngàn vàng như thế, lỗi chính là ở các tập đoàn
tài chính quá tham lam và vô trách nhiệm. Đây là kết luận của hầu hết các nhà phân
tích khi nhìn lại nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hiện nay.
Người thực hiện : Lâm Văn Rồi – Khoá CEO 48 Trang 5
Đề tài : CEO của hôm qua, hôm nay và ngày mai
o Vậy thì, xét cho tới cùng ai sẽ là người phải đứng ra chịu trách nhiệm cho cuộc suy
thoái kinh tế năm 2008 này? Không thể phủ nhận rằng đó là một thất bại tập thể,
không của riêng ai – có nghĩa nó không chỉ là thất bại của những tổ chức an ninh,
những thể chế tài chính, mà nó còn là của lãnh đạo tất cả các cấp của doanh nghiệp và
của cấp lãnh đạo nước Mỹ.
II. Phân tích nguyên nhân của sự khủng hoảng ở góc độ vai trò lãnh đạo trong
cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008:
1. Khủng hoảng tài chính cho ta thấy gì?:
oTrước khi bắt đầu, ta hãy nói tới các tân sinh viên của chúng ta, nơi đó sẽ là bắt đầu câu
chuyện. Hầu hết các Sinh Viên của Mỹ (cũng như Việt Nam) đều muốn tham gia vào
lĩnh vực Tài Chính – Ngân Hàng, vì đây là những ngành rất “hot”. Với quan điểm “tài
chính” là huyết mạch sống còn và người làm tài chính giỏi giống như “một vị thánh” đã
giúp “con thuyền doanh nghiệp lướt trên các ngọn sống bão táp” để đi tới thành công. Vì
vậy, thật không lạ lẫm khi bất kỳ ai làm về tài chính đều được quyền “tự hào” về công
việc của họ.
oXin điểm lại một vài điểm của cuộc khủng hoảng: chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm mà
chứng khoán tài chính đã mất giá đến hơn 70%. Hàng triệu người Mỹ và Anh mất nhà.
Vô số triệu người khác trên thế giới đã thấy tài sản của mình rớt giá thê thảm, và có lẽ cả
cuộc đời làm việc cũng chẳng hy vọng khôi phục lại. Trách ai đây? Tất nhiên là các ngân
hàng đầu tư, nơi dàn dựng toàn bộ những tín dụng bất động sản rủi ro, và những “sản
phẩm” khác với những cái tên đầy quyến rũ. Tại sao quá nhiều người mất quá nhiều tiền
chỉ vì hành động của một nhóm quá nhỏ như vậy.
oVậy tại sao những sinh viên trẻ vẫn lao vào ngân hàng đầu tư và làm lãnh đạo của các
tập đoàn công ty lớn trong ngành tài chính? Trước tiên, những người trong nghề này tự
trả lương cho mình rất cao, bất kể người khác thế nào. Tổng tiền thưởng năm 2008 ở
quận tài chính London lên đến 6 tỷ Euro (hay 9 tỷ USD). Mặc dù thua lỗ của các công ty
tài chính ở đó cao hơn gấp 10 lần.
oĐừng ngộ nhận mà nghĩ rằng lương và thưởng cần phải gắn với lợi nhuận công ty. Năm
ngoái, Tổng giám đốc một quỹ đầu tư được thưởng 350 triệu USD, trong khi cổ phiếu
của công ty này mất giá 37% ngay sau khi lên sàn. Với những người đứng đầu doanh
Người thực hiện : Lâm Văn Rồi – Khoá CEO 48 Trang 6
Đề tài : CEO của hôm qua, hôm nay và ngày mai
nghiệp lớn của nước Mỹ, Giám Đốc bao giờ cũng được hưởng mức lương cao ngất
ngưỡng.
oNhư vậy, liệu xã hội đã có quá lời khi ca tụng những “nhân tài của ngành tài chính” cũng
như vai trò “chiến lược của các CEO” này không? Vì sao, với vai trò lèo lái doanh
nghiệp, “phụng sự xã hội” và “tư duy chiến lược “ như vậy mà lại gây ra cuộc khủng
hoảng nghiêm trọng này? Chúng ta sẽ đi vào phân tích nguyên nhân của cuộc khủng
hoảng dưới góc nhìn “đạo đức trong kinh doanh” và “niềm tin vào lãnh đạo”.
2. Đi tìm nguyên nhân :
oNguyên nhân thì rất nhiều, nhưng chắc chắn rằng một nguyên nhân vô cùng quan trọng
mà ai làm CEO cũng phải biết đó là vấn đề đạo đức và khủng hoảng về niềm tin.
oVấn đề đạo đức trong kinh doanh đã có từ rất lâu đời, theo mạng Washington Profile –
ngay ở trong xã hội tư bản – những bộ phận lành mạnh của giới kinh doanh cũng cố
gắng thiết lập những tiêu chí đạo đức cho các hoạt động thương mại của mình. Và vấn
đề đạo đức đã có nền móng từ hàng nghìn năm trước, Aristotle đã từng nói không ít điều
có thể coi là cơ sở của đạo đức kinh doanh thời hiện đại. Theo GS James O’Toole của
Trường Đại Học Tổng hợp Nam California, chính triết gia thời Hy Lạp cổ đại này là
người thức tế nhất và có “tâm hồn doanh nhân” nhất trong lịch sử triết học của loài
người. Chính Aristotle đã nêu ra ý tưởng rằng : nhiệm vụ chính của người thủ lĩnh không
phải là gia tăng quyền lực của mình trước cấp dưới mà là tạo ra những điều kiện để tất cả
cán bộ dưới quyền của mình có thể thể hiện được mọi năng lực ở mức cao nhất. Chính
GS O’Toole đã thống kê những câu hỏi mà Aristotle đã lập ra và ngày nay có thể khiến
các nhà quản lý hiện đại phải đau đầu đi tìm câu trả lời: “tôi muốn người ta đối xử với
tôi như thế nào khi tôi là thanh viên của cơ quan?”, “Những tiền đề tiềm năng nào có
được để phát triển các tài năng và cả tiềm năng của các thành viên trong cơ quan?”, Tôi
có nhận nhiều hơn công sức đóng góp của mình vào quỹ chung hay không?”, “Liệu hệ
thống phân chia lợi nhuận đang có ảnh hưởng như thế nào tới không khí đạo đức chung
của cơ quan?”, “các nhân viên sẽ được nhận tiền thưởng chiếm bao nhiêu phần trăm số
lợi nhuận thu được nhờ áp dụng các sáng kiến và ý tưởng của họ?”…đây toàn là những
câu hỏi rất thời sự.
Người thực hiện : Lâm Văn Rồi – Khoá CEO 48 Trang 7
Đề tài : CEO của hôm qua, hôm nay và ngày mai
oTuy nhiên, theo Viện Đạo Đức Kinh Doanh Quốc Tế (International Business Ethics
Institute) ở Mỹ đã từng xác định 4 công việc mà các công ty cần phải thực hiện để củng
cố và gia tăng uy tính cho thương hiệu của mình và cả người lãnh đạo:
Trung thực với nhà đầu tư và người tiêu dùng.
Cải thiện ngày một tốt hơn tình hình nội bộ công ty bằng cách gia tăng tinh thần
trách nhiệm và lợi ích của nhân viên, giảm biến động đội ngũ cán bộ, tăng năng
suất lao động…
Đánh bóng thương hiệu một cách chuyên nghiệp và thực chất.
Xử lý môt cách bài bản những việc liên quan đến cổ phiếu và tài chính – chỉ có
ứng xử thật đàng hoàng với luật pháp thì mới có thể tạo dựng tương lai lâu dài và
bền chắc.
oThật vậy, bản thân là CEO của các doanh nghiệp này là phải đảm bảo lợi nhuận thật lớn
để làm vui lòng nhà đầu tư và gia tăng giá trị của doanh nghiệp mà bản thân mình đang
điều hành. Điều này xét cho cùng là không sai, và đó còn lại nhiệm vụ tối quan trọng của
một CEO. Áp lực này đè lên vai của người CEO rất lớn, và họ tự hứa với bản thân mình
phải hoàn thành nhiệm vụ này một cách xuất sắc nhất có thể và họ có quyền đòi hỏi một
phần tưởng thưởng thật hậu hĩnh cho những gì họ đóng góp.Tuy nhiên, từ cuộc khủng
hoảng cho ta thấy cái gọi là “tạo ra giá trị gia tăng cho cổ đông và doanh nghiệp” chẳng
qua là thể hiện một lòng tham vô đáy cho bản thân của CEO nói chung và trong lĩnh vực
đầu tư tài chính của Mỹ nói riêng.
oNgay từ lúc bắt đầu nhập môn về quản trị và lãnh đạo, bất cứ ai cũng được đào tạo rất
bài bản nào là “tư duy chiến lược”, “tầm nhìn xuyên thế kỷ”, “phụng sự xã hội”, nào là
“dẫn dắt”…các kiến thức như một hành trang cho tất cả những ai muốn trở thành một
giám đốc. Và khi thành thạo và bước lên ngôi vị CEO, luôn luôn làm sao cho doanh
nghiệp của mình phát triển và giúp ích cho xã hội như họ đã từng học. Họ mong muốn
mang lại cho doanh nghiệp một con đường phát triển dài hạn, đóng góp cho xã hội thật
nhiều của cải và mang lại cho biết bao con người những giá trị về vai trò lãnh đạo của
một CEO đẳng cấp.Và như thế, dưới áp lực đó các CEO này ngày càng phải tạo ra nhiều
“giá trị” để cho thấy được tài ba của họ. Họ lao vào con đường “gia tăng giá trị” một
cách mãnh liệt và coi đó như là một tiêu chuẩn đẳng cấp.
Người thực hiện : Lâm Văn Rồi – Khoá CEO 48 Trang 8
Đề tài : CEO của hôm qua, hôm nay và ngày mai
oQuay lại cuộc khủng hoảng, ta xem xét câu nhận xét khá hay của GS Light “Khi nhìn
vào một tổ chức tài chính, rất khó để nhận thấy ai đang phải gánh chịu những rủi ro gì.
Nói cách khác, tính thanh khoản đã biến mất… Đó chính là tình trạng mà chúng ta
đang phải trải qua hiện nay”. Qua câu nói ấy hàm ý điều gì về những định chế tài chính
được quản lý bởi những CEO “đương đại”: đó là “những chứng khoán phái sinh phức
tạp và chứa đựng nhiều rủi ro” được bảo lãnh bởi những công ty đánh giá tín dụng với
những chỉ số “đẹp” về mức độ sinh lời. Chứng khoán phái sinh và chứng khoán hóa,
mặc dù giúp tăng nguồn tài chính và phân tán rủi ro, nhưng nó đã dẫn đến việc giá cả
của trái phiếu và cổ phiếu ngày càng xa rời giá trị đích thực của tài sản bảo đảm. Đây là
một rủi ro rất lớn và nguy hiểm, nó không những ảnh hưởng đơn thuần riêng của doanh
nghiệp mà nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống định chế tài chính của một quốc gia.
oNhư vậy, ở vai trò đó tại sao các CEO lại không dừng lại để đặt ra câu hỏi “Liệu những
điều này sẽ sinh ra rủi ro như thế nào?” với lại những nhà lãnh đạo của hầu hết các công
ty lớn đều là những người biết định hình về rủi ro chứ chẳng phải là kẻ liều mạng. Tới
đây lại nảy sinh một vấn đề khác rồi, đó là “sự đồng thuận của những kẻ tham lam trên
phố Wall”. Để đảm bảo cho các chứng khoán phái sinh phức tạp đó lại hình thành nên
các công ty đánh giá tín dụng và “họ đã bắt tay nhau” cùng đi vào hố sâu của cuộc khủng
hoảng. Cứ như thế họ cứ lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn và khủng hoảng đã đến là điều
tất yếu. Đây là một minh chứng cho quan điểm chung từ trước tới nay đều cho rằng rủi
ro và thành công đều có mối tương quan thuận – đều này có nghĩa là để giành được
những thành quả thực sự vĩ đại và phát triển vượt bậc, bạn cần phải đánh đổi và chấp
nhận rủi ro thảm bại lớn. Quan điểm đó không có gì là sai, tuy nhiên nó không phải là
cái lý để các vị CEO hàng đầu này lao đầu một cách “hăng say” và “liều lĩnh” đến như
vậy. Nếu đặt sự tăng trưởng bền vững hàng đầu, và đạo đức kinh doanh của các vị đưa
lên bàn cân thì cớ sự cho cuộc khủng hoảng cũng bớt căng thẳng và giúp ích cho biết
bao các nhà đầu tư và cả các nền kinh tế phụ thuộc.
oNhư vậy, các vị CEO này đã vi phạm nguyên tắc đầu tiên của đạo đức trong kinh doanh
đó là “phải trung thực với nhà đầu tư và người tiê