Mặc dùđồ nhựa,túi ni lông đem l ại nhiều tiệ n lợi cho khách hàng khi mua
sắm, nhưng chúng sẽ gây lãng phí năng lượng, tài nguyên và ô nhi ễm môi trường
nghiêm trọng nếu sử dụng quá mức v à thu gom, tái chế không tương xứng. Đặc
biệt hiện nay ở nhiều quốc gia tr ên thế giới, loại túi ni lông mỏng, dễ h ưhỏng
thư ờng bị phát tán khắp n ơi và gây nên nạn ‘ô nhiễm trắng’. Ví dụ; số luợng túi ni
lông s ử dụng hàng năm trên đ ầu người ở Ai-len ư ớc tính là 328 túi/ngư ời/năm, ở
Ôxtrâylia là 250 túi/người/năm, ở Scốt -len là 153 túi/ngư ời/năm. Mỗi năm có 500
tỷ túi ni lông đư ợc tiêu thụ trên toàn cầu, để sản xuất ra l ượng túi ni lông này, ước
tính phải tiêu tốn tới 12 triệu th ùng dầu thô, tương đương đ ể sản xuất ra 240 triệu
ga-lông xăng.
Đểxây dựng một xã hội sử dụng tiết kiệm nguồn t ài nguyên và thân thi ện môi
trường, cần thực hiện những biện pháp hiệu quả ban đầu nhằmquản lý tổng hợp
tài nguyên đó là thúc đ ẩy các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới để sản
xuất túi nhựa có độ bền cao, dễ tái sử dụng; h ướng dẫn và khuyến khích người
tiêu dùng gi ảm thiểu v à sử dụng hợp lý túi ni lông để bảo vệ môi tr ường, các hệ
sinh thái.
Để cung cấp cho các độc giả một số thông tin cần thiết về rác thải nhựa v à túi
ni lông trên thế giới và Việt Nam cùng với một số giải pháp quản lý v à công nghệ
xử lý,Trung tâm thông tin KH&CN Quốc gia giới thiệu Tổng luận: CHẤT THẢI
NHỰA, TÚI NI LÔNG & CÔNG NGHỆ XỬ LÝ . Tổng luận này đề cập chủ yếu tới
chất thải túi ni lông v à các biện pháp giảm thiểu trong t ình trang ô nhi ễm túi ni
lông đang di ễn ra lan tr àn ở nước ta.Hy vọng đây sẽ là một tàiliệu tham khảo
hữu ích.
36 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 4047 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chất thải nhựa, túi ni lông và công nghệ xử lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
TT Nội dung Chữ viết tắt
1 Polyethylene tỷ trọng thấp LDPE
2 Polyethylene tỷ trọng cao HDPE
3 Polypropylene PP
4 Polyvinyl chlorid PVC
5 Polyvinyl alcol PVA
6 Polystyrene PS
7 Polyethylene telephthalate PET
8 Nhựa Polyesster không no UPE
9 Giảm thiểu- Tái sử dụng-Tái chế 3R
10 Đánh giá vòng đời sản phẩm LCA
11 Bãi chôn lấp BCL
12 Phụ gia ngăn chặn lão hóa nhựa do tia cực tím Phụ gia UV
1
LỜI GIỚI THIỆU
Mặc dù đồ nhựa, túi ni lông đem lại nhiều tiện lợi cho khách hàng khi mua
sắm, nhưng chúng sẽ gây lãng phí năng lượng, tài nguyên và ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng nếu sử dụng quá mức và thu gom, tái chế không tương xứng. Đặc
biệt hiện nay ở nhiều quốc gia trên thế giới, loại túi ni lông mỏng, dễ hư hỏng
thường bị phát tán khắp nơi và gây nên nạn ‘ô nhiễm trắng’. Ví dụ; số luợng túi ni
lông sử dụng hàng năm trên đầu người ở Ai-len ước tính là 328 túi/người/năm, ở
Ôxtrâylia là 250 túi/người/năm, ở Scốt-len là 153 túi/người/năm. Mỗi năm có 500
tỷ túi ni lông được tiêu thụ trên toàn cầu, để sản xuất ra lượng túi ni lông này, ước
tính phải tiêu tốn tới 12 triệu thùng dầu thô, tương đương để sản xuất ra 240 triệu
ga-lông xăng.
Để xây dựng một xã hội sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên và thân thiện môi
trường, cần thực hiện những biện pháp hiệu quả ban đầu nhằm quản lý tổng hợp
tài nguyên đó là thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới để sản
xuất túi nhựa có độ bền cao, dễ tái sử dụng; hướng dẫn và khuyến khích người
tiêu dùng giảm thiểu và sử dụng hợp lý túi ni lông để bảo vệ môi trường, các hệ
sinh thái.
Để cung cấp cho các độc giả một số thông tin cần thiết về rác thải nhựa v à túi
ni lông trên thế giới và Việt Nam cùng với một số giải pháp quản lý và công nghệ
xử lý,Trung tâm thông tin KH&CN Quốc gia giới thiệu Tổng luận: CHẤT THẢI
NHỰA, TÚI NI LÔNG & CÔNG NGHỆ XỬ LÝ. Tổng luận này đề cập chủ yếu tới
chất thải túi ni lông và các biện pháp giảm thiểu trong tình trang ô nhiễm túi ni
lông đang diễn ra lan tràn ở nước ta. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo
hữu ích.
Trung tâm thông tin KH&CN Quốc gia
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Túi nhựa xuất hiện cách đây khoảng 150 năm - do nhà hóa học Anh, Alexander
Parkes phát minh, và đến nay chưa xác định chính xác được thời gian nó phân hủy.
Tuy nhiên, các nhà môi trường, khoa học gia đều cho rằng quá trình túi ni lông phân
hủy có thể mất từ 500 đến 1000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời. Dù
đã phân huỷ và lẫn vào đất thì chất nhựa PVC sẽ làm đất bị trơ, không giữ được nước
và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng .
Túi polyetylen (PE) hay còn gọi là túi ni lông được sử dụng lần đầu tiên vào những
năm 50 của Thế kỷ trước. Năm 1958, bắt đầu cạnh tranh với các loại túi giấy trong các
hiệu giặt khô.
Trong vòng 1 thập kỷ, gần 1/3 lượng túi ni lông được sử dụng để gói bánh mì. Vào
giữa những năm 70, nhiều tiểu thương Hoa Kỳ đã chuyển sang sử dụng túi ni lông làm
túi đựng hàng hóa thay thế cho túi giấy. Từ khi xuất hiện trong các siêu thị ở Hoa Kỳ
vào cuối thập niên 1970, túi ni lông đã có mặt khắp mọi nơi, là vật không thể thiếu của
người mua hàng trên thế giới. Nó nhẹ, chắc và rẻ hơn so với túi giấy. Ước tính, mỗi
năm nhân loại sử dụng khoảng 500 tỉ đến 1.000 tỉ túi nhựa.
Năm 1990, hoạt động tái chế túi nhựa tiêu dùng bắt đầu được tiến hành thông qua
mạng lưới thu gom tại siêu thị ở Hoa Kỳ và trong vòng 2 năm, gần một nửa số siêu thị
ở nước này đã có các kế hoạch thu gom túi nhựa tái chế tại cửa hàng. Vào năm 1996,
cứ 5 túi đựng hàng thì có tới 4 túi bằng ni lông.
Không kể những tác hại môi trường mà các thế hệ sau phải gánh chịu, túi ni lông
còn gây ra nhiều tác hại trước mắt, trực tiếp vào người sử dụng. Rác thải nhựa làm tắc
các đường dẫn nước thải gây ngập lụt cho đô thị, dẫn đến ruồi muỗi phát sinh, lây
truyền dịch bệnh… Bao bì ni lông cũng đe doạ trực tiếp tới sức khoẻ con người vì nó
chứa chì, cadimi… (có trong mực in tạo mầu trên các bao bì) có thể gây tác hại cho
não và là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi.
Vấn đề đối với rác thải nhựa là chúng không phân huỷ thành các chất vô hại, phân
huỷ rất chậm trong môi trường tự nhiên và là chất thải tồn tại lâu dài. Quá trình sản
xuất ra chai nhựa PET làm phát thải chất độc cao hơn 100 lần vào môi trường không
khí và nước, so với quá trình sản xuất chai thuỷ tinh cùng kích cỡ.
Các phát thải khác từ quá trình sản xuất nhựa gồm SO2, NOx, methanol, ethylene
oxide và các hợp chất hữu cơ bay hơi (volantile organic compounds-VOCs). Ngoài ra,
quá trình sản xuất và đốt cháy nhựa cũng tạo ra dioxin, một chất có độc tính rất cao
ngay cả ở nồng độ thấp. Bụi nhựa có thể hấp thụ chất độc như polychlorinated
biphenyl (PCBs) và thuốc bảo vệ thực vật DDT và tích tụ trong môi trường gây hại
đến sức khoẻ con người.
Để đối phó với nguồn ô nhiễm này, chính phủ nhiều nước trên thế giới đã có những biện
pháp hạn chế và thậm chí cấm hẳn việc phát túi ni lông cho khách hàng, nhưng ở Việt Nam
thì chưa. Luật Môi trường Việt Nam đã có mục quy định về vấn đề này, nhưng chúng ta vẫn
chưa thể ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể. Hy vọng trong thời gian tới Việt Nam sẽ
áp dụng các biện pháp có thể nhằm hạn chế sử dụng túi ni lông góp phần bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
3
I. KHÁI NIỆM VỀ NHỰA PHẾ THẢI CHẤT THẢI NI LÔNG
Chất thải ni lông gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE), sau khi sử dụng trở
thành rác thải. Trong rác thải sinh hoạt còn có các loại nhựa khác cũng có chứa các
loại nhựa phế thải. Rác thải ni lông thực chất là một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm
phần lớn là nhựa PE.
1.1. Các loại chính thường gặp: Polyethylene (LDPE; HDPE…); Polypropylene
(PP); Polyvinyl chlorid (PVC); Polystyrene (PS) ngoài ra trong rác thải sinh hoạt
thường gặp loại nhựa Polyester và Polyethylene telephthalate (PET).
Vật liệu nhựa đã được phát triển từ những năm đầu thế kỷ 20, được ứng dụng nhiều
trong đời sống sản xuất và quốc phòng. Nhiều loại đã thay thế các vật liệu truyền
thống như gỗ, thuỷ tinh, giấy, sắt thép làm bao bì, các chi tiết máy móc trong các
ngành như xây dựng, điện, điện tử và ô tô..
Sản lượng nhựa trên thế giới tăng bình quân hàng năm khoảng 3,5%. Năm 1997,
tổng sản lượng nhựa nói chung của thế giới là 127 triệu tấn, riêng Tây Âu là 27,978
triệu tấn, trong đó LDPE chiếm 20,5%, HDPE: 14%.
Chỉ tính riêng LDPE năm 1999 thế giới đã sản xuất 27,4 triệu tấn, năm 2000: 33,8
triệu tấn, HDPE năm 1999 là 16,3 triệu tấn, năm 2000: 20,6 triệu tấn.
Sản lượng LDPE của châu Á năm 1999: 5,5 triệu tấn; năm 2000: 7,8 triệu tấn;
HDPE năm 1999: 4,3 triệu tấn;năm 2000: 6,5 triệu tấn.
Mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người năm 1994 của một số nước và lãnh thổ trên
thế giới: Đài Loan (Trung Quốc) 144kg/người/năm; Hoa Kỳ:108kg/người/năm;
Singapo: 105,5kg/người/năm; Nhật Bản: 85kg/người/năm; Hàn Quốc: 79,4
kg/người/năm; Việt Nam năm 1994: 3,5kg/người/năm; 1998: 5,3 kg/ người/năm: năm
2003: 15 kg/người/năm.
1.2. Nhựa phế thải
Tất cả các đồ vật bằng nhựa sau sử dụng thải ra môi trường đều trở thành nhựa phế
thải. Theo tính chất của từng loại có thể phân ra như sau:
- Nhựa LDPE: Bao gói hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm là các túi ni lông; các chai
truyền dịch và xi lanh tiêm nhựa…
- Nhựa HDPE : Các loại chai nhựa đựng dầu gội đầu; sữa tươi, dầu nhớt và các đồ
gia dụng bằng nhựa….
- Nhựa PET: Vỏ chai nước khoáng, nước mắm, dầu ăn…..
- Nhựa PVC: Ống nước; tấm lợp nhựa; dây điện….
- Nhựa PP: Bao bì xác rắn; một số loại nhựa cứng…..
- Nhựa PS: Hộp xốp bọc vỏ máy; vỏ bút bi, cốc đựng nước….
1.3. Quản lý và xử lý chất thải nhựa:
* Trong quản lý và xử lý chất thải nhựa có thể được chia ra theo các công đoạn sau:
- Thu gom;
- Nhận dạng;
- Kiểm tra dòng chất thải độc hại;
4
- Phân loại;
- Rửa sạch;
- Áp dụng công nghệ xử lý đặc biệt;
- Khái quát các đặc tính sản phẩm;
- Hoàn thiện kế hoạch tái chế;
- Quản lý chất lượng;
- Tiếp thị.
* Các phương pháp tái chế và công nghệ:
Theo nguyên tắc có 3 phương pháp khác nhau để tái chế nhựa đó là:
- Tái chế bằng phương pháp vật lý
- Tái chế bằng phương pháp hoá học
- Tái chế bằng nhiệt
Tái chế bằng phương pháp vật lý:
Tiến hành phân loại kỹ và chuẩn bị các bước xử lý cần thiết để loại bỏ các thành
phần kim loại, cắt nhỏ, rửa sạch, sấy khô, nghiền, đóng kiện, thiêu kết. Vì tái chế nhựa
có thể gây ra các rủi ro về sức khoẻ, vì vậy khi bổ sung các chất phụ gia cần phải được
kiểm soát cẩn thận. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng có liên quan tới việc xuất khẩu
chất thải nhựa từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Việc phân tích các
thông tin hiện tại về các tác động bất lợi đối với sức khoẻ nghề nghiệp của con người
tiếp xúc trong môi trường tái chế nhựa còn chưa đầy đủ, dữ liệu về tác động của các
chất phụ gia trong nhựa đối với môi trường còn hạn chế.
Tái chế bằng phương pháp hóa học:
Các chất polime không ổn định trong môi trường nhiệt động học khi nhiệt độ gia
tăng sẽ bị biến chất, vì vậy có thể sử dụng các quy trình ép nhựa làm giảm trọng lượng
phân tử. Phương pháp này sẽ là bước xử lý trước khi tiến hành xử lý hóa học. Xử lý
hóa học chỉ có ý nghĩa khi các sản phẩm thu được không chỉ sử dụng làm nhiên liệu
mà còn làm vật liệu thô để sản xuất nhựa tổng hợp mới.
Tái chế bằng phương pháp nhiệt:
Chất thải nhựa là các polime liên kết ngang có thể được sử dụng làm phin lọc
hoặc để chuyển đổi thành các sản phẩm có trọng lượng phân tử thấp. Có thể tái
chế polyurethane (nhựa tổng hợp dùng chế tạo sơn), mặc dù có những hạn chế
nhất định. Chất thải là đế giày bằng polyurethane có thể được sử dụng để sản xuất
ra đế giày mới.
Tạo Polime sinh học và nhựa phân hủy sinh học dưới tác dụng của ánh sáng:
Việc tạo ra khả năng phân hủy của polime tổng hợp nghĩa là triệt tiêu độ bền của vật
liệu này.
Tuy nhiên, việc làm giảm chất lượng sản phẩm polime có thể gây ra nhiều vấn đề
tiếp sau đó. Phân hủy bề mặt vật liệu là phương pháp tái chế không làm vật liệu tự
tiêu hủy mà chỉ làm khối lượng chúng nhỏ hơn bằng phương pháp vật lý hay hóa học.
5
Sử dụng nhựa thải làm chất hoàn nguyên:
Chất thải nhựa sau một số công đoạn phục hồi có thể sử dụng làm chất hoàn nguyên
trong các lò cao thay cho sử dụng dầu nặng. Để sử dụng vào mục đích này, chất thải
nhựa phải được xử lý và nghiền nhỏ. Quy trình xử lý này sẽ là một phương pháp hiệu
quả khi chất thải nhựa hỗn hợp không thể sử dụng phương pháp tái chế bằng cơ khí
hay hóa học và trong trường hợp có nguồn nhựa phong phú.
1.4. Chi phí tái chế nhựa và các tác động kinh tế - xã hội và môi trường
- Chi phí tái chế nhựa và tiếp thị sản phẩm:
Các loại nhựa như Polyethylene (LDPE; HDPE…), Polystyrene (PS); Polyester và
các loại polime hàng hóa khác đã trở lên phổ biến, vì chúng có giá thấp. Các đồ dùng
có giá trị thấp được sản xuất từ các vật liệu thu hồi hầu như không phản ánh đúng giá
trị thực của chúng. Vì thế cần phải nghiên cứu phương pháp thu gom, phân loại, tái xử
lý và các vật liệu thu hồi có chi phí thấp .
Mục tiêu là phải tìm ra các sử dụng thứ cấp cho các loại nhựa tái chế, trước tiên là
trong các ngành đã sử dụng ban đầu. Trước hết cần xác định đặc điểm của chất thải
nhựa như các thanh chắn va đập ô tô, các chi tiết bằng nhựa của ô tô, máy tính gia
đình, các đồ gia dụng. Độ bền của polime có liên quan tới quy trình xử lý, nhưng sự
phối hợp sử dụng hợp lý có thể tạo ra khả năng tái sử dụng mà không bị mất đi nhiều
thuộc tính của nhựa. Ví dụ; loại polime công nghệ cao như polycarbonate ban đầu sử
dụng làm két nước ô tô được tái chế thành thanh chắn va đập ô tô và cuối cùng là sản
xuất các dụng cụ gia đình có hiệu suất sử dụng cao. Mặt khác, việc tái chế nhựa thể
hiện: chi phí tái chế cao, vật liệu hiệu suất cao thay cho: vật liệu thay thế có chi phí
thấp; nhựa nguyên chất có hiệu suất thấp. Nhựa tái chế bằng phương pháp kỹ thuật sẽ
cạnh tranh với hàng nhựa trên thị trường. Đối với nhựa chịu nhiệt được tái chế kỹ thuật
có hệ số độ bền cao, loại ít dẻo sẽ được sử dụng trong các sản phẩm nhất định; sản
lượng tăng trong khi chi phí sản xuất sẽ giảm và nguồn tài nguyên hạn chế.
Tái chế PET hoặc hoặc ni lông có thể chi phí thấp hơn sản phảm gốc và ít bị
mất đi các thuộc tính của nhựa. Chai nhựa PET có thể sản xuất bằng nhựa dẻo
100%. Các loại chai này không được sử dụng để đựng nước uống, nhưng trong
một số sản phẩm thương mại khác vẫn có thể tận dụng như lọ đựng sampoo và
các đồ mỹ phẩm.
- Tiếp thị:
Nếu không có sự đảm bảo về mặt thị trường đối với các vật liệu tái chế, thì thu gom
các vật liệu có thể tái chế là không khả thi, các vật liệu này sẽ đi tới các bãi chôn lấp
hoặc đem đi thiêu đốt. Thị trường nhựa tái chế có thể đứng vững khi các vật liệu tái
chế cạnh tranh được cả về giá và chất lượng so với sản phẩm nhựa tinh khiết ban đầu
và khi hệ thống chuyển đổi chất thải thành các vật liệu có thể sử dụng giành được một
vị trí thích đáng. Đặc tính của các loại nhựa, sản phẩm đặc trưng được liệt kê trong
bảng 1.
6
Bảng 1: Các loại nhựa và sản phẩm đặc trưng
Tên loại nhựa Đặc tính Thị trường sản phẩm sơ cấp
Các sản phẩm đặc trưng Polyethylene tỷ trọng thấp Chịu ẩm; trơ
(LDPE)
Bao gói Túi đựng rác; giấy gói Polyvinyl chlorid (PVC);
Trong suốt; giòn trừ khi Vật liệu xây dựng; bao gói Các ống xây dựng, giấy gói
bổ sung các chất làm thực phẩm; các chai đựng dầu
mềm ăn
Polyethylene tỷ trọng Dẻo ; hơi mờ
cao (HDPE)
Bao gói Sữa và các chai đựng chất
tẩy rửa; túi nhỏ có thể chứa
nước sôi
Polypropylene (PP) Cứng; chịu nhiệt và hóa Các dụng cụ gia đình, bao gói
chất
Chai đựng Xi-rô, sữa Polysterene (PS) Màu sáng; trong; chịu nhiệt tốt
chua; dụng cụ văn
phòng
Bao gói; các sản phẩm Đĩa, cốc sử dụng một lần; Polyethylene telephthalate
tiêu dùng băng cát-xét (PET)
Dai; có thể tạo ra chất Bao gói; các sản phẩm tiêu Chai đựng đồ uống nhẹ; hộp
không vỡ dùng đựng thuốc và thực phẩm
- Tác động kinh tế - xã hội - môi trường của các loại túi nhựa đựng hàng
Trên cơ sở nghiên cứu tác động của mỗi loại túi trong suốt vòng đời từ giai đoạn
sản xuất đến khi thải bỏ (Đánh giá vòng đời sản phẩm - LCA) có thể đánh giá một
cách đầy đủ tác động kinh tế-xã hội-môi trường của các loại túi thay thế xem bảng 2.
Bảng 2: Tác động kinh tế- xã hội- môi trường của các loại túi thay thế
Loại túi Vấn đề kinh tế Vấn đề xã hội Vấn đề môi trường
Túi HDPE - Thị trường đã - Tiện lợi đối với - Được sản xuất từ tài nguyên
mỏng sử có người tiêu dùng không tái tạo
dụng một - Hầu hết các - Chỉ một bộ phận - Có nhiều ảnh hưởng đến môi
lần (túi chợ, siêu thị sử rất nhỏ khách hàng trường (xấu cảnh quan, tắc
xốp) dụng loại túi quan tâm đến tác hại nghẽn cống rãnh, nguy hại cho
này đối với môi trường sinh vật…)
- Giá bán rẻ và do dùng túi - Có thể tái sử dụng trong gia
thường được đình (lót thùng rác)
phát miễn phí
cho khách hàng
Túi HDPE Không cần thay - Cũng tiện lợi như - Tác động môi trường của cả
mỏng sử đổi hệ thống túi từ hạt nhựa mới. vòng đời giảm do sử dụng
7
dụng một bán lẻ và - Phần nào gia tăng nguyên liệu tái chế
lần (túi không làm thay sự quan tâm của - Tạo thị trường cho ngành
xốp) có sử đổi hành vi tiêu người tiêu dùng đối công nghiệp tái chế HDPE.
dụng 50% dùng. với môi trường. - Phát sinh rác và ảnh hưởng
nguyên - Không ảnh hưởng đến môi trường như trường
liệu tái đến tổng lượng túi hợp túi mới
chế tiêu thụ
Túi dệt - Người tiêu - Không thuận tiện - Được sản xuất từ tài nguyên
HDPE sử dùng phải trả cho người tiêu dùng không tái tạo (dầu mỏ)
dụng tiền mua túi do phải tự đem túi - Giảm tiêu thụ túi sử dụng một
nhiều lần - Có thể làm khi đi mua hàng. lần (và do đó giảm các tác
mất thời gian - Túi sử dụng nhiều động môi trường có liên quan)
hơn tại quầy lần có thể tác động
tính tiền đến hành vi tiêu
dùng
Túi vải - Người tiêu - Không thuận tiện - Ngành công nghiệp cotton
cotton dùng phải trả cho người tiêu dùng tiêu thụ nhiều nước và hóa chất
tiền mua túi do phải tự đem túi - Giặt túi tiêu thụ nước, năng
- Có thể làm khi đi mua hàng. lượng và bột giặt
mất thời gian - Túi sử dụng nhiều - Giảm tiêu thụ túi sử dụng một
hơn tại quầy lần có thể tác động lần (và do đó giảm các tác
tính tiền đến hành vi tiêu động môi trường có liên quan)
dùng
Túi giấy - Có thể làm - Được sử dụng một - Sản xuất giấy tiêu thụ nhiều
mất thời gian lần vì vậy không thay nước và tạo ra nhiều nước thải
tại quầy tính đổi thói quen tiêu - Giấy có thể tái chế 100% nếu
tiền dùng. được thu gom.
- Không sử
dụng hàng hóa
nặng
Túi phân - Đắt tiền - Được sử dụng một - Được sản xuất từ tài nguyên
hủy sinh lần vì vậy không tái tạo (bột bắp, khoai tây,
học từ tinh thay đổi thói quen khoai mì).
bột tiêu dùng. - Có các tác động của nông
nghiệp bao gồm tiêu thụ nước
và hóa chất (phân bón, thuốc
trừ sâu), thoái hóa đất.
- Túi sẽ được phân hủy trong
bãi chôn lấp (BCL) nhưng phải
mất một thời gian dài (do điều
kiện thiếu ẩm và không khí)
- Giảm tác động phát sinh rác
8
làm mất mỹ quan, nghẽn cống
rãnh… do nhanh chóng bị
phân hủy trong môi trường mở.
Túi phân - Đắt tiền - Được sử dụng một - Được sản xuất từ tài nguyên
hủy quang lần vì vậy không không tái tạo (dầu mỏ).
học (PE thay đổi thói quen - Có cùng tác động đối với chất
thêm phụ tiêu dùng. thải rắn trong BCL như túi ni
gia nhạy lông thông thường.
UV) - Giảm tác động phát sinh rác
làm mất mỹ quan, nghẽn cống
rãnh… do nhanh chóng bị
phân hủy bởi ánh sáng mặt
trời.
Túi phân - Đắt tiền - Được sử dụng một - Được sản xuất từ tài nguyên
hủy sinh lần vì vậy không không tái tạo (dầu mỏ).
học (PE thay đổi thói quen - Túi sẽ phân hủy trong BCL
với các tiêu dùng nhưng phải mất một thời gian
chất xúc dài (do điều kiện thiếu ẩm và
tác thúc không khí).
đẩy phân - Giảm tác động phát sinh rác
hủy) làm mất mỹ quan, nghẽn cống
rãnh… do nhanh chóng bị
phân hủy trong môi trường mở.
( Nolan-ITU, 2002)
II. GIẢM THIỂU,TÁI SỬ DỤNG VÀ TÁI CHẾ NHỰA THẢI, TÚI NI
LÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1 Tình hình giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế ở một số nước trên thế giới
2.1.1 Tình hình chung
Túi ni lông được sản xuất từ nhựa polyethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ và quá
trình tự phân hủy của nó diễn ra rất chậm. Thực tế, dưới tác động của ánh sáng, túi xốp
vỡ ra thành nhiều phân tử nhựa nhỏ hơn, độc hại hơn và cuối cùng gây ô nhiễm cho
đất và nguồn nước. Chúng có thể len lỏi vào thức ăn của động vật và con người. Khi
không được vứt ra bãi rác hoặc đốt bỏ, túi nhựa thường được nước đưa ra biển thông
qua đường cống thải, sông rạch. Theo Cơ quan Khảo sát Nam cực của Vương quốc
Anh, túi nhựa được thấy trôi nổi ở vùng biển phía Bắc Bắc cực trong khi Trung tâm
bảo tồn môi trường biển của Hoa Kỳ gần đây cho biết túi nhựa chiếm hơn 10% số rác
thải dạt vào bờ biển nước này. Túi ni lông có thể là thảm họa cho đời sống của nhiều
sinh vật. Theo Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã thế giới, nhiều cá thể thuộc khoảng 200
loài sinh vật biển (như cá voi, cá heo, hải cẩu, rùa...) đã chết sau khi nuốt phải túi ni
9
lông do nhầm là thức ăn; nhiều loài thủy sản cũng bị chết ngạt khi chui vào túi ni lông.
Để giảm thiểu lượng nhựa thải, túi ni lông hiện nay thế giới đang đi vào áp dụng các
phương pháp tái chế, tái sử dụng…
Tái chế: Hiện nay trên thế giới đang áp dụng quy trình chế biến các thành phần
có thể tạo ra các sản phẩm mới sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.
Tái sử dụng: Sau khi sử dụng sản phẩm vẫn còn giữ được hình dáng, chức năng
ban đầu vẫn có thể sử dụng được, có thể đưa vào chu trình sản xuất- lưu thông -
tiêu dùng - phế thải.
Một số loại hình tái chế như:
- Tái tạo giá trị: Đây là quá trình mà trong đó chất liệu và kết cấu ban đầu được tái
tạo lại thông qua quá trình xử lý. Hình thức và mục đích ban đầu có thể được tái tạo.
- Tái chế vật lý: Đây là hình thức tái tạo giá trị, nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc hoá
học của vật liệu.
- Tái chế hoá học: Là hình thức tái tạo, trong đó vật liệu được tái chế bị các quá
trình hoá