Hai thận được định vị ngay dưới các xương sường cuối cùng, ở hai bên cột sống.
Hai thận có hình dạng như hạt đậu, với phần hõm vào gọi là rốn thận.
Thận có một lớp bên ngoài gọi là vỏ thận, chứa các đơn vị lọc thận.
Phần trung tâm thận, gọi là tủy thận có khoảng 10 đến 15 cấu trúc hình tháp, gọi là trụ thận.
Các ống dẫn nước tiểu vào một bộ phận có hình như một cái tách nước, gọi là đài bể thận.
Xung quanh thận được bao bọc bởi một lớp mỡ để giữ thận & tránh chấn thương cho thận, gọi là các mạc treo thận
25 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chế độ dinh dưỡng cho ngườ bệnh thận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM
Khoa Kỹ Thuật Hóa Học
Bộ Môn Dinh Dưỡng Thực Phẩm
Đề tài
Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn
ThS. Trần Thị Thu Trà
Trần Thị Cẩm Châu
Dương Hoài Luân
Trần Lê Phương
Bùi Thế Hiển
MỤC LỤC
I. Cấu tạo và chức năng của thận, hệ niệu
2
1.Cấu tạo thận và hệ niệu 2
2. Chức năng cũa thận 3
3. Quá trình lọc máu tại thận 3
II. Các bệnh về thận thường gặp 3
1. Dị tật bẩm sinh 3
2. Hội chứng thận hư 3
3. Suy thận 4
4. Cao huyết áp 4
5. Sỏi thận 4
6. Viêm thận 5
7. Co thắt đường tiểu 5
8. Tình trạng nhiễm trùng đường tiểu 5
III. Chế độ ăn hợp lý cho người bệnh thận 5
1. Cách tính năng lượng 5
2. Các bước xây dựng khẩu phần ăn 7
3. Xây dựng khẩu phần ăn cho người bệnh thận 7
3.1 Nhóm người có hội chứng thận hư 7
3.2 Suy thận 9
3.3 Sỏi thận 10
3.4 Sau ghép thận 13
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA THẬN, HỆ NIỆU
Cấu tạo thận và hệ niệu
Hai thận được định vị ngay dưới các xương sường cuối cùng, ở hai bên cột sống.
Hai thận có hình dạng như hạt đậu, với phần hõm vào gọi là rốn thận.
Thận có một lớp bên ngoài gọi là vỏ thận, chứa các đơn vị lọc thận.
Phần trung tâm thận, gọi là tủy thận có khoảng 10 đến 15 cấu trúc hình tháp, gọi là trụ thận.
Các ống dẫn nước tiểu vào một bộ phận có hình như một cái tách nước, gọi là đài bể thận.
Xung quanh thận được bao bọc bởi một lớp mỡ để giữ thận & tránh chấn thương cho thận, gọi là các mạc treo thận.
Chức năng của thận
Thận & hệ đường tiểu (bao gồm nệu quản, bàng quang & niệu đạo) lọc & thải trừ những chất thải trong cơ thể. Nếu không có thận, các chất thải tồn đọng & gia tăng trong máu gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Nước tiểu là một dạng chất thải từ máu sau khi được lọc sạch ở thận. Nước tiểu có chứa các chất chuyển hóa của cơ thể như muối, các chất độc & nước mà trước đây chúng ở trong máu.
Ngoài việc lọc & thải chất độc cho cơ thể, thận còn điều chỉnh một số hoạt động quan trọng. Ví dụ, thận kiểm soát & cân bằng lượng nước trong cơ thể, đảm bảo cho tất cả các tế bào có đủ nước trong quá trình hoạt động để đảm bảo cho sức khỏe.
Trung bình cứ một phút có một lít máu được lọc qua thận, có nghĩa là có một lưu lượng máu là 1,609 lít chảy qua thận mỗi ngày. Ở người bình thường, lúc nào cũng tồn tại khoảng 1/4 tổng lượng máu của cơ thể ở thận. Khoảng thời gian để thận có thể lọc sạch một thể tích máu trong cơ thể là khoảng 50 phút.
Ngoài việc lọc thải chất độc trong máu, sản xuất ra nước tiểu, đảm bảo lượng nước cho cơ thể, thận còn đảm bảo áp lực mạch máu (huyết áp) & duy trì nồng độ muối trong máu. Muối trong máu được duy trì bởi men renin, được sản xuất ra từ thận.
Thận cũng đóng vai trò như là một tuyến nội tiết, tiết ra nội tiết tố erythropoietin, chất kích thích tăng tạo hồng cầu cho máu. Cuối cùng, thận còn đóng vai trò cân bằng môi trường axít-kiềm cho máu & các dịch khác trong cơ thể, cân bằng pH này rất cần thiết cho các chức năng sống bình thường.
Quá trình lọc máu tại thận
Máu được đưa vào các tiểu cầu thận qua hệ thống các mao mạch & ở đó máu được lọc các chất thải, cân bằng lượng muối, nước, cân bằng môi trường pH. Máu sau khi được lọc sạch theo các tĩnh mạch thận để trở về tim để tim tống đi đến các tế bào.
Lượng máu liên tục được lưu chuyển ở thận làm cho thận có màu đỏ sậm. Trong khi máu đang lưu trú tại thận, nước & các thành phần như đường và các chất dinh dưỡng khác được tái hấp thụ đưa trở ngược lại dòng máu. Các chất không được đưa trở ngược vào máu hình thành nên nước tiểu. Thành phần của nước tiểu bao gồm nước, các chất như urê (chất sinh ra trong quá trình phân hủy protein), muối, các amino acid, các thành phần của mật, ammoniac, & các chất thải khác. Nước tiểu còn chứa urochrome, một chất nhuộm màu có trong máu, làm cho nước tiểu có màu vàng nhạt.
Có một cấu trúc hình phểu thu nhận nước tiểu từ các tiểu cầu thận, gọi là đài bể thận, dẫn nước tiểu xuống niệu quản đến bàng quang. Nước tiểu được tích tụ trong bàng quang đến một thể tích nào đó rồi kích thích cảm giác buồn tiểu để đi tiểu ra ngoài.
Bàng quang là một túi cơ có thể giãn rộng chứa một thể tích nước tiểu khoảng nửa lít nằm trong vùng xương chậu, ngay sau xương mu. Khi bàng quang đầy, các đầu dây thần kinh ở thành bàng quang gởi tín hiệu đến não ra lệnh cho cơ thể bằng cảm giác buồn tiểu.
CÁC BỆNH VỀ THẬN THƯỜNG GẶP
Cũng như tất cả các bộ phận khác trong cơ thể, thận & hệ niệu cũng có thể bị các rối loạn & bệnh lý. Ở trẻ con & tuổi thanh thiếu niên, các bệnh lý thường gặp ở hệ thống này bao gồm
Các dị tật bẩm sinh
Sự phát triển bất thường của bào thai có thể gây ra các tình trạng dị tật cho thận & hệ niệu như bất thường về hình dạng & kích thước. Một dị tật bẩm sinh thường thấy là có hai niệu quản cho một thận. Tỷ lệ xuất hiện bất thường này vào khoảng 1/125, dị tật này là nguy cơ gây ra các bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu về sau. Một dạng di tật khác như thận hình lưng ngựa, xuất hiện khi hai thận không đính vào cuốn thận để có vị trí thẳng đứng như bình thường, mà hai thận trở nên nằm ngang hơn trông giống như hình lưng ngựa. Tỷ lệ xuất hiện bệnh này vào khoảng 1/500, phát triển thành bệnh khi trẻ lớn lên.
Hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư (HCTH) là hội chứng lâm sàng và sinh hóa xuất hiện ở nhiều bệnh do tổn thương ở cầu thận, đặc trưng bằng những dấu hiệu sau: Phù, Protein niệu cao, Protein máu giảm, Lipid máu tăng.
Viêm cầu thận chia ra:
- Viêm cầu thận cấp: Viêm cầu thận cấp thường xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn cấp tính ở cổ họng, ngoài da, răng miệng; đa số là do liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A. Bệnh thường gặp ở trẻ em.
- Viêm cầu thận bán cấp.
- Viêm cầu thận mạn tính: thường làm giảm sức đề kháng của cơ thể nên gây biến chứng nhiễm trùng như nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu. Khi bị nhiễm trùng thì lại càng làm cho bệnh viêm cầu thận mãn nặng thêm và tạo thành đợt viêm cầu thận cấp trên nền viêm cầu thận mãn như phù nhiều hơn, tăng huyết áp nhiều hơn, tiểu ra máu. Bệnh tiến triển sau nhiều năm (có thể đến vài chục năm) sẽ dẫn đến suy thận giai đoạn cuối.
Nguyên nhân:
- Do nguyên phát ở cầu thận.
- Do thứ phát do các bệnh toàn thể hoặc những trường hợp bệnh lý khác dẫn đến
Đông y đã tổng kết và quy thành ba nhóm nguyên nhân sau:
- Do thời tiết khí hậu thất thường và dễ sinh bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh ở tỳ vị.
- Do thất tình: Bẩy trạng thái tình cảm quá mức kéo dài sẽ gây bệnh: buồn quá hại phế, lo nghĩ quá hại tỳ, kinh sợ quá hại thận...
- Do lao động ở môi trường nhiều độc hại, no đói thất thường hoặc ăn uống phải chất độc hoặc bị trùng thú độc cắn.
Như vậy muốn phòng bệnh cần phòng tránh ba nhóm nguyên nhân trên. Khi không may mắc các bệnh ở hầu họng, viêm mũi xoang, bệnh ngoài da... cần được chữa chu đáo.
Suy thận
Có hai dạng suy thận cấp và mãn tính:
- Suy thận cấp là tình trạng suy giảm chức năng thận diễn ra nhanh chóng trong vài ngày. thường do một tình trạng nhiễm khuẩn, chấn thương, sốc, suy tim, ngộ độc hoặc dùng thuốc quá liều. Việc điều trị bao gồm điều chỉnh lại các chức năng thận, chạy thận nhân tạo hoặc thậm chí phẫu thuật.
- Suy thận mạn tính diễn ra lâu hơn. Suy thận mạn tính gây ra bởi các bệnh lý mạn tính như tình trạng cao huyết áp kéo dài, dị tật bẩm sinh ở thận & hệ niệu. Nếu các nguyên nhân được chẩn đoán & điều trị sớm có thể làm giảm tình trạng suy thận, tuy nhiên không hồi phục lại được chức năng thận đã bị suy yếu. Một số trường hợp cần phải thay thận.
Cả hai tình trạng suy thận đều dẫn đến tình trạng ngộ độc cho cơ thể bởi các chất thải trong máu không được loại trừ ra ngoài.
Cao huyết áp
Huyết áp cao là hậu quả của một bệnh lý tại thận. Bình thường, thận có chức năng điều hòa lượng muối & nước trong máu bằng cách sản xuất ra men renin kiểm soát hàm lượng các chất này. Một khi có bệnh lý ở thận, men renin không đảm bảo được việc thải muối & nước trong máu làm cho thể tích máu trong lòng mạch tăng lên gây ra cao huyết áp.
Sỏi thận
Đây là tình trạng bệnh lý gây ra bởi quá trình ứ đọng chất calcium, muối & các khoáng chất khác hình thành nên cục rắn chắc, gọi là sỏi. Sỏi thận là những tinh thể lắng đọng như một hòn sỏi tí hon hình thành trong thận. Đa số sỏi thận nằm lại nơi chúng hình thành và vô hại, nhưng đôi khi một hòn sỏi trôi xuống niệu quản dẫn từ thận xuống bàng quang, gây ra những cơn đau thắt vật vã gọi là đau sỏi thận – một tình trạng bệnh lý phải nhập viện.
Sỏi thận gây ra tình trạng tắt nghẽn dìng nước tiểu, hoặc tắt nghẽn dòng máu chảy qua thận. Sỏi thận gây ra các cơn đau quặng bụng. Sỏi có thể tự được thải ra ngoài hoặc cần phải được điều trị lấy sỏi ra
Sỏi thận phổ biến ở nam giới hơn ở nữ giới, tỉ lệ ba trên một.Tuy nhiên thay đổi chế độ ăn uống có thể ngăn ngừa sỏi thận tái phát. Có 4 loại sạn thận tùy theo hóa chất cấu tạo sạn.
Khoảng 90% các viên sỏi thận cấu tạo bằng calcium oxalate. Vì calcium là sản phẩm thải của quá trình tiêu hóa thịt, nhiều bác sĩ yêu cầu giảm số lượng thức ăn từ đạm động vật.
Viêm thận
Là một tình trạng thận bị viêm nhiễm. Nguyên nhân có thể do nhiễm khuẩn hoặc tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công thận, hoặc tình trạng viêm thận tự phát (không rõ nguyên nhân). Viêm thận thường được phát hiện bởi tình trạng tiểu ra đạm.
Nhiễm trùng đường tiểu
Là một tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên hệ niệu. Nguyên nhân thường do vi khuẩn, thường thấy nhất là tình trạng vi khuẩn từ hậu môn (như E. Coli, tìm thấy trong phân) đi ngược qua và xâm nhập vào niệu đạo gây ra nhiễm trùng. Nhiễm trùng tiểu, nếu không được điều trị có thể gây ra nhiễm trùng thận (gọi là nhiễm trùng tiểu cao). Hầu hết các nhiễm trùng tiểu thường thấy là nhiễm trùng tiểu thấp (như viêm bàng quang, viêm niệu đạo). Nhiễm trùng tiểu thường thấy ở trẻ gái hơn trẻ trai, lý do là cấu tạo hệ niệu của nữ có niệu đạo ngắn hơn & dễ nhiễm trùng hơn.
Tình trạng co thắt đường tiểu
Đây là tình trạng thường gây ra dội ngược nước tiểu tư bàng quang trở ngược lên niệu quản, hoặc thậm chí dội ngược lên đến thận. Tình trạng này xuất hiện khoảng 1% ở các trẻ & có dấu hiệu di truyền. Bệnh lý gây ra nhiều phiền toái cho hoạt động thường nhật của trẻ và là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng tiểu.
CHẾ ĐỘ ĂN HỢP LÝ CHO NGƯỜI BỊ BỆNH THẬN
Các cách tính năng lượng
Cách 1: Tính dựa vào cân nặng, độ tuổi và mức độ năng lượng
Công thức tính chuyển hóa cơ bản dựa theo cân nặng
Nhóm tuổi (năm)
Chuyển hóa cơ bản (Kcal/ngày)
Nam
Nữ
18 - 30
15.3 W + 679
11.6 W + 487
30 - 60
14.7 W + 496
8.7 W + 829
W: khối lượng của cơ thể (kg)
Hệ số nhu cầu năng lượng cả ngày của người trưởng thành so với chuyển hóa cơ bản
Loại lao động
Nam
Nữ
Lao động nhẹ
1.55
1.56
Lao động vừa
1.78
1.61
Lao động nặng
1.82
2.10
Cách 2: Dựa theo hệ số REE
Nhu cầu năng lượng lúc nghỉ: Năng lượng tối thiểu cho các hoạt động trong cơ thể lúc nghỉ được gọi là REE (Restiny Energy Expenditure). REE tùy thuộc vào tuổi, giới tính, trọng lượng cơ thể (TLCT) được tính theo bảng sau:
Tuổi
Kcal/24h
Nam
Nữ
0<=3
(60,9*TLCT) - 54
(60,1*TLCT) - 54
3>=10
(22,7*TLCT) + 495
(22,5*TLCT) + 499
10<=18
(17,5*TLCT) + 651
(12,2*TLCT) + 746
18<=30
(15,3*TLCT) + 679
(14,7*TLCT) + 496
30<=60
(11,6*TLCT) + 879
(8,7*TLCT) + 829
Từ 60 trở lên
(13,5*TLCT) + 487
(10,5*TLCT) + 596
Ví dụ: Tính cho nam thanh niên 20 tuổi, 55kg
Nhu cầu năng lượng lúc nghỉ trong một ngày là:
REE= (15,3*55) + 697 = 1520,5Kcal
Nhu cầu năng lượng theo hoạt động cơ thể
Theo tổ chức y tế thế giới, nhu cầu năng lượng cơ thể được tính như sau:
Hoạt động (24h)
Nhu cầu theo thời gian (24h)
Nghỉ ngơi: ngủ, nằm nghỉ...
REE*1.0
Rất nhẹ: ngồi, đứng, đánh máy, lái xe, nấu ăn, thêu, ăn uống...
REE*1.5
Nhẹ: đi bộ trên đường bằng phẳng, lau nhà, chơi golf, bóng bàn...
REE*2.5
Vừa: Đi xe đạp, Tenis, nhảy múa, cuốc đất, khiêng vác...
REE* 5.0
Nặng: cử tạ, đá bóng, leo núi, mang vật nặng, leo dốc, chặt cây, đào đất...
REE*7.0
Ví dụ: Nam thanh niên 20, nặng 55kg. Có hoạt động trong 24h: leo núi hay luyện tập cử tạ 3 giờ, ngủ-nghỉ 8h, làm thư ký văn phòng 8h, ăn uống 2h, làm việc nhà 3h
Nhu cầu năng lượng trong 1 ngày (24h) điển hình như sau:
Hoạt động
Thời gian (giờ)
Tính theo REE/24
Nghỉ, ngủ: 1.0
* 8
8
Rất nhẹ: 1.5
* (8+ 2)
15
Nhẹ: 2.5
* 3
7,5
Vừa: 5.0
* 0
0
Nặng:7.0
* 3
21
Tổng cộng:
24giờ
51,5 REE/24
= 1520,5 * 51,5 / 24 = 3262,7 Kcal
Các bước xây dựng khẩu phần ăn
Xác định số cân nặng, số tuổi, hoạt động hằng ngày.
Xác định số calo nên ăn vào một ngày dựa vào hai cách trên:
Chọn cách phân chia bữa ăn thích hợp, ví dụ 3 bữa mõi ngày với 3/10 vào buổi sáng, 4/10 vào buổi trưa, 3/10 vào buổi tối.
Xác định tỷ lệ % calo do đạm, béo, bột đường cung cấp, ví dụ 12:18:70
Đổi những tỷ lệ đạm, đường béo ra thức ăn cụ thể với hệ số sinh nhiệt của
Protêin : 4 Kcal/g
Lipid : 9 Kcal/g
Glucid : 4 Kcal/g
Xây dựng khẩu phần ăn cho người bệnh thận
Nhóm người có hội chứng thận hư (HCTH)
Nguyên tắc ăn uống : Ăn nhẹ và ăn nhạt.
Giàu chất đạm (protein): Do mất nhiều protein qua nước tiểu, làm giảm protein máu, giảm áp lực keo gây phù, teo cơ, suy dinh dưỡng, do đó chế độ ăn phải bù đủ lượng đạm cho chuyển hóa của cơ thể và số lượng đạm mất qua nước tiểu. Nhưng cũng không nên ăn quá nhiều đạm vì có thể sẽ làm xơ hóa cầu thận dẫn đến suy thận và làm tăng urê trong máu. Do đó khi viêm cầu thận mạn tính biến chứng thành suy thận thì người bệnh hạn chế protid. Lượng đạm trung bình 1 ngày khoảng 1g/kg/ngày + lượng protein mất qua nước tiểu trong 24 giờ. Trong đó 2/3 là đạm động vật có giá trị sinh học cao từ thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa. 1/3 là đạm thực vật từ gạo, mì, đậu đỗ...
Bột đường: 30 Kcal/kg cân nặng mỗi ngày.
Chất béo: Nên ăn giảm chất béo (20-25g/ngày). Do rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng cholesterol, vì vậy không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như óc, lòng, các loại phủ tạng động vật, bơ, mỡ, trứng. Ðặc biệt nên tránh quan niệm "ăn thận bổ thận", vì trong thận (bầu dục) có chứa nhiều cholesterol. Khi chế biến thức ăn nên hấp, luộc; Hạn chế xào, rán, quay. Nên dùng các loại dầu thực vật như: Dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu lạc, dầu vừng để thay thế mỡ.
Năng lượng: Ðảm bảo đủ năng lượng từ 35-40kcalo/kg/ngày.
Các vitamin, muối khoáng và nước:
- Lượng nước trong chế độ ăn và uống hàng ngày bằng lượng nước tiểu + 500ml.
- Ăn nhạt, bớt muối, mì chính: 1-2g muối/ngày.
- Ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, beta caroten, vitamin A, selenium (như các loại rau xanh, quả chín có màu đỏ và vàng: đu đủ, cà rốt, xoài, giá đỗ, cam...) vì các loại vi chất dinh dưỡng nêu trên có tác dụng chống oxy hóa, chống tăng các gốc tự do - là những chất gây xơ hóa cầu thận, chóng dẫn đến suy thận. Trong những trường hợp tiểu ít và có kali máu tăng thì phải hạn chế rau quả
Những thực phẩm nào nên dùng cho bệnh nhân HCTH?
Chất đường bột: Các loại gạo, mì, khoai sắn đều dùng được.
Chất béo: Các loại dầu thực vật (dầu đậu tương, dầu mè, lạc vừng...). Không nên dùng chất béo có nguồn gốc từ động vật.
Chất đạm: Ăn thịt nạc, cá nạc, trứng sữa, đậu đỗ... Nên sử dụng sữa bột tách bơ (sữa gầy) để tăng cường lượng đạm và calci.
Các loại rau quả: Ăn được tất cả các loại rau quả như người bình thường, trừ trường hợp tiểu ít thì phải hạn chế rau quả.
Những thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế dùng cho bệnh nhân bị HCTH
Chất bột đường: Không cần kiêng một loại nào.
Chất béo: Giảm số lượng, hạn chế ăn mỡ động vật. Nên chế biến bằng cách hấp, luộc; Hạn chế xào, rán.
Chất đạm: Không sử dụng các phủ tạng động vật như tim, gan, thận, óc, dạ dày... Hạn chế trứng: 1-2 quả/tuần.
Các loại rau quả: Nếu bệnh nhân không tiểu được thì không nên ăn các loại quả có hàm lượng Kali cao như cam, chanh, chuối, dứa, mận...
Gia vị: Chất cay (hành, tỏi, ớt).
Tuyệt đối kiêng rượu, thuốc lá, cà phê, chè đặc.
Lưu ý: Ăn nhạt hoàn toàn trong giai đoạn phù; Khi hết phù có thể ăn 2 thìa cà phê nước mắm 1 ngày.
Cách tính năng lượng (tính theo cách thứ nhất)
Tính năng lượng cho một bệnh nhân nam lao động nhẹ, nặng 60 kg, ở độ tuổi 18 – 30 trong một ngày
Năng lượng chuyển hóa cơ bản
15.3 W + 679 = 15.3 * 60 + 679 = 1597 Kcal/ngày
Năng lượng cần thiết trong một ngày
1.55 * 1597 = 2475.35 Kcal/ngày.
Khẩu phần ăn cho người bị hội chứng thận hư
Tỷ lệ các chất sinh nhiệt đối với người bị hội chứng thận hư là: P: L: G = 16 : 10 : 74
Thành phần calo do Protein, Lipid, Glucid cung cấp là:
Nguồn
Năng lượng (kcal)
Số lượng (g)
Prôtêin
2475.35 x 16/100 = 396.056
396.056 : 4 = 99.014g
Lipid
2475.35 x 10/100 = 247.535
247.535 : 9 = 27.5g
Glucid
2475.35 x 74/100 = 1831.759
1831.759 : 4 = 457.94g.
Tổng
2475.35
Năng lượng được phân bố như sau:
Buổi
Năng lượng (kcal)
Protein (g)
Lipid (g)
Glucid (g)
Sáng
30%*2475.35=742.6
29.7
8.25
137.38
Phụ 1
10%*2475.35=247.5
10
2.75
13.74
Trưa
20%*2475=495.07
20
5.5
27.5
Phụ 2
10%*2475.35=247.5
10
2.75
13.74
Tối:
20%*2475=495.07
20
5.5
27.5
Phụ 3
10%*2475.35=247.5
10
2.75
13.74
Tổng
2475.35
99.014
27.5
457.94
Thực đơn cho cả tuần:
Thứ 2:
Buổi
Tên món ăn
Thức ăn
Số lượng
Năng lượng
Protein
Chất béo
Glucid
Chất xơ
Natri
Kali
Sáng
Bánh bao
200 g
438
12.2
1
95
1
0
0
Sữa
200ml
148
7.8
8.8
9.6
0
760
0
Củ sắn
100g
152
1.1
0.2
36.4
1.5
2
394
738
21.1
10
141
2.5
762
394
Phụ 1
Lêkima
200g
212
8.6
0.8
43
0
0
0
Dâu tây
100g
43
1.8
0.4
8.1
4
0
0
255
10.4
1.2
51.1
4
0
0
Trưa
Cơm
Gạo tẻ
100g
344
7.9
1
76.2
0.4
5
241
Cá lóc kho
Cá lóc
100g
97
18.2
2.7
0
0
0
0
Cải luộc
Cải xanh
100g
15
1.7
0
2.1
1.8
29
221
Tráng miệng
Dưa bở
200g
36
1
0.4
7.2
1.4
0
0
492
28.8
4.1
85.5
3.6
34
462
Phụ 2
Trứng vịt lộn
100g
182
13.6
12.4
4
0
0
0
Mãng cầu xiêm
200g
100
3.6
0
21.4
3.8
0
0
282
17.2
12.4
25.4
3.8
0
0
Tối
Gạo tẻ
100g
344
7.9
1
76.2
0.4
5
241
Dưa giá
30g
12
1.5
0
14.4
0.6
0
0
Cải xanh
100g
15
1.7
0
2.1
1.8
29
221
Đậu phụ
100g
95
10.9
5.4
0.7
0.4
0
0
Dưa lê
100g
18
0.4
0
4.2
0.5
0
0
484
22.4
6.4
97.6
3.7
34
462
Phụ 3
Bánh bao
100g
219
6.1
0.5
47.5
0.5
0
0
Dưa lê
100g
18
0.4
0
4.2
0.5
0
0
237
6.5
0.5
51.7
1
0
0
Tổng
2488
106.4
34.6
452.3
18.6
830
1318
Thứ 3:
Buổi
Tên món ăn
Thức ăn
Số lượng
Năng lượng
Protein
Chất béo
Glucid
Chất xơ
Natri
Kali
Sáng
Bún bò
Bún
300g
300
5.1
0
77.1
1.5
0
0
Thịt bò
100g
118
21
3.8
0
0
83
378
Bắp
150g
294
6.2
3.5
59.4
1.8
0
0
712
32.3
7.3
136.5
3.3
83
378
Phụ 1
Bắp tươi
100g
196
4.1
2.3
39.6
1.2
0
0
Dâu tây
200g
86
3.6
0.8
16.2
8
0
0
282
7.7
3.1
55.8
9.2
0
0
Trưa
Cơm
Gạo tẻ
100g
344
7.9
1
76.2
0.4
5
241
Cá rô kho chuối xanh
Cá rô
50g
50
10
2.8
0
0
0
0
Chuối xanh
30g
22
0.4
0
5
0.3
0
0
Canh bí
Thịt heo nạc
30g
42
5.7
2.1
0
0
0
0
Bí đao xanh
100g
12
0.6
0
2.4
1
13
150
Tráng miệng
Mãng cầu xiêm
100g
50
1.8
0
10.7
1.9
0
0
520
26.4
5.9
94.3
3.6
18
391
Phụ 2
Chôm chôm
200g
144
3
0
33
0
0
0
Củ sắn
50g
76
0.6
0.1
18
0.8
1
197
220
3.6
0.1
51
0.8
1
197
Tối
Cơm
Gạo tẻ
100g
344
7.9
1
76.2
0.4
5
241
Gà luộc
Thịt gà
50g
100
10.1
6.5
0
0
0
0
Bầu luộc
Bầu
100g
14
0.6
0
2.9
1
0
0
Xà lách
100g
15
1.5
0
2.2
0.5
59
33
Tráng miệng
Ổi
100g
33
0.6
0
7.7
6
4
291
506
20.7
7.5
89
7.9
68
565
Phụ 3
Bánh bao
100g
219
6.1
0.5
47.5
0.5
0
0
Dưa lê
100g
18
0.4
0
4.2
0.5
0
0
237
6.5
0.5
51.7
1
0
0
Tổng
2477
97.2
24.4
478.3
25.8
170
1531
Thứ 4:
Buổi
Tên món ăn
Thức ăn
Số lượng
Năng lượng
Protein
Chất béo
Glucid
Chất xơ
Natri
Kali
Sáng
Bún giò heo
Bún
300g
300
5.1
0
77.1
1.5
0
0
Giò heo bỏ xương
100g
230
15.7
18.6
0
0
0
0
Sữa
300ml
222
11.7
13.2
14.4
0
1140
0
752
32.5
31.8
92.1
1.5
1140
0
Phụ 1
Chôm chôm
200g
144
3