Đề tài Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn thực hiện tại Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Nhà nước một thành viên (MTV) Xuân Hoà

Trong đời sống xã hội của chúng ta nhu cầu giao lưu trao đổi buôn bán gọi chung là giao dịch dân sự là một nhu cầu tất yếu khách quan. Để điều chỉnh và đảm bảo tính hiệu lực của các giao dịch đó pháp luật về hợp đồng đã ra đời và ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng đặc biệt của mình. Hợp đồng chính là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ nào đó. Pháp luật về hợp đồng hiện nay đã cơ bản hoàn thiện với những quy định ràng buộc chặt chẽ. Để hiểu rõ hơn bản chất, vai trò, nội dung các hình thức, chủ thể và các vấn đề khác của hợp đồng. Thông qua quá trình nghiên cứu thực tại Công ty Xuân Hoà, tôi chọn đề tài “Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn tại Công ty trách nhiện hữu hạn Nhà nước một thành viên Xuân Hoà”. Đồng thời đây cũng là dịp tôi khải nghiệm những kiến thức mà mình đã tích luỹ được trong suất thời gian ngồi trên Giảng Đường đại học. Bố cục của bài viết được kết cấu thành ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận về hợp đồng đại lý. Chương II: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng đại lý tại Công ty. Chương III: Kiến nghị Trong suất quá trình thực tập và nghiên cứu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà, tôi đã được sự giúp đỡ rất tận tình của toàn thể CBCNV của Công ty đặc biệt là những CBCNV phòng Kinh doanh nơi tôi trực tiếp thực tập. Hơn nữa với sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Thị Thanh Thuỷ và ThS Vũ Văn Ngọc đã giúp tôi hoàn thành đề tài thực tập chuyên ngành của mình. Thông qua bài viết này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới toàn thể Công ty, TS Nguyễn Thị Thanh Thuỷ và ThS Vũ Văn Ngọc đã giúp tôi hoàn thành đề tài thực tập của mình

docx85 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn thực hiện tại Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Nhà nước một thành viên (MTV) Xuân Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh viên: Bùi Minh Thành Lớp: Luật Kinh Doanh K45 Giáo viên hướng dẫn: Ts Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Ths Vũ Văn Ngọc Đề tài: Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn thực hiện tại Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Nhà nước một thành viên (MTV) Xuân Hoà M ục l ục Mở đầu 4 Chương I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ 5 1. Cơ sở lý lụân về hợp đồng trong nền kinh tế thị trường. 5 1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng kinh tế. 5 1.2 Vai trò của hợp đồng trong nền kinh tế thị trường 7 2. Khái quát về hợp đồng đại lý. 8 2.1 Quá trình phát triển của pháp luật về hợp đồng đại lý 8 2.2 Khái quát về đại lý thương mại 12 2.3 Những điểm mới về hợp đồng đại lý trong Luật thương mại 2005. 3 3. Giao kết hợp đồng đại lý. 14 3.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng đại lý. 14 3.2 Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý. 15 3.3 Nội dung giao kết hợp đồng đại lý 15 3.4 Hình thức giao kết hợp đồng đại lý 16 3.5 Trình tự thủ tục giao kết hợp đồng đại lý. 16 4. Thực hiện hợp đồng đại lý. 17 4.1 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng đại lý. 17 4.2 Các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng đại lý. 18 5. Sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng đại lý. 19 6. Trách nhiệm pháp lý khi vị phạm hợp đồng. 19 7. Giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý. 21 7.1 Giải quyết bằng hoà giải. 21 7.2 Giải quyết bằng trọng tài. 21 7.3 Giải quyết bằng toà án. 23 CHƯƠNG II THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY. I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUÂN HOÀ. 27 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Xuân hoà. 27 1.1 Giới thiệu chung về công ty Xuân Hoà 27 1.2 Những khởi đầu xây dựng. 28 2. Khái quát về quá trình hoạt động của công ty 30 2.1 Giai đoạn sản xuất theo kế hoạch. 30 2.2 Giai đoạn tiếp tục đổi mới. 34 3. Tổ chức bộ máy tại Công ty. 38 3.1 Cơ cấu tổ chức. 38 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty. 39 3.3 Phạm vi hoạt động của Công ty Xuân Hoà 42 4. Tình hình nhân sự và lao động tại Công ty. 42 4.1 Phân loại lao động. 43 4.2 Chế độ tiền lương. 43 4.3 Chế độ BHXH,BHYT,KPCĐ. 44 4.4 Thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi. 44 4.5 Hình thức kỷ luật lao động. 45 4.6 Tranh chấp lao động và tình hình giải quyết tranh chấp. 45 5. Một vài nét chính về việc thực hiện pháp luật và nghĩa vụ của Công ty. 46 5.1 Việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá. 46 5.2 Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả. 46 5.3 Việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. 46 5.4. Việc thực hiện trách nhiệm đối với xã hội 47 6. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và mục tiêu của Công ty. 48 II QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY. 50 1. Khái quát về hoạt động đại lý của Công ty Xuân Hòa. 50 2. Những nội dung cơ bản trong giao kết hợp đồng đại lý của Công ty. 56 2.1 Chủ thể giao kết. 56 2.2 Nguyên tắc, căn cứ giao kết hợp đồng. 58 2.3 Nội dung giao kết hợp đồng. 58 2.4 Quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm. 63 3. Thực tế thực hiện các điều khoản về hợp đồng đại lý đại tại Công ty. 64 3.1 Thực hiện các điều khoản về số lượng, chủng loại. 64 3.2 Thực hiện các điều khoản về trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên. 65 3.3 Thực hiện các điều khoản về thanh toán tiền hàng. 65 3.4 Thực hiện các điều khoản về thời hạn và phụ lục hợp đồng. 65 3.5 Thực hiện các điều khoản khác trong hợp đồng. 67 CHƯƠNG III KIẾN NGHỊ 1. Khó khăn bất cập trong hoạt động đại lý của Công ty. 68 1.1 Do có sự thay đổi các quy định pháp luật về hoạt động đại lý 68 1.2 Do các nguyên nhân chủ quan từ phía Công ty. 69 1.3 Do các nguyên nhân khác. 71 2. Kiến nghị 72 2.1 Kiến nghị về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. 72 2.2 Kiến nghị về việc hoàn thiện chế độ hợp đồng nói chung. 73 2.3 Kiến nghị về việc hoàn thiện chế độ hợp đồng đại lý. 75 2.4 Kiến nghị đối với Công ty Xuân Hoà. 76 2.5 Kiến nghị đối với đại lý. 79 Kết luận 81 Danh mục tài liệu tham khảo 82 Mở bài Trong đời sống xã hội của chúng ta nhu cầu giao lưu trao đổi buôn bán…gọi chung là giao dịch dân sự là một nhu cầu tất yếu khách quan. Để điều chỉnh và đảm bảo tính hiệu lực của các giao dịch đó pháp luật về hợp đồng đã ra đời và ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng đặc biệt của mình. Hợp đồng chính là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ nào đó. Pháp luật về hợp đồng hiện nay đã cơ bản hoàn thiện với những quy định ràng buộc chặt chẽ.. Để hiểu rõ hơn bản chất, vai trò, nội dung các hình thức, chủ thể và các vấn đề khác của hợp đồng. Thông qua quá trình nghiên cứu thực tại Công ty Xuân Hoà, tôi chọn đề tài “Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn tại Công ty trách nhiện hữu hạn Nhà nước một thành viên Xuân Hoà”. Đồng thời đây cũng là dịp tôi khải nghiệm những kiến thức mà mình đã tích luỹ được trong suất thời gian ngồi trên Giảng Đường đại học. Bố cục của bài viết được kết cấu thành ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận về hợp đồng đại lý. Chương II: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng đại lý tại Công ty. Chương III: Kiến nghị Trong suất quá trình thực tập và nghiên cứu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà, tôi đã được sự giúp đỡ rất tận tình của toàn thể CBCNV của Công ty đặc biệt là những CBCNV phòng Kinh doanh nơi tôi trực tiếp thực tập. Hơn nữa với sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Thị Thanh Thuỷ và ThS Vũ Văn Ngọc đã giúp tôi hoàn thành đề tài thực tập chuyên ngành của mình. Thông qua bài viết này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới toàn thể Công ty, TS Nguyễn Thị Thanh Thuỷ và ThS Vũ Văn Ngọc đã giúp tôi hoàn thành đề tài thực tập của mình Chương I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ 1. Cơ sở lý lụân về hợp đồng trong nền kinh tế thị trường. 1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng kinh tế. *Khái niệm Hợp đồng kinh tế: Theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Như vậy, theo khái niệm này thì mục đích của hợp đồng kinh tế nhằm thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác. Về hình thức của hợp đồng chủ yếu là văn bản. Còn các hình thức lời nói, thông điệp, dữ liệu điện tử cũng như các hình thức khác chưa được quy định chính thức. Chủ thể của hợp đồng kinh tế trong pháp lệnh này là các pháp nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh. Nhưng theo quan điểm mới thì hợp đồng kinh tế được hiểu theo nghĩa rộng hơn về chủ thể và hình thức. Chủ thể của hợp đồng kinh tế giờ đây không chỉ dừng lại ở pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh nữa mà rộng ra với người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ gia đình, hộ nông dân, ngư dân, cá thể, cá nhân, tổ chức nước ngoài. Nhưng mục đích thì vẫn không thay đổi đó là sinh lời không kể việc giao kết hợp đồng để thực hiện các công việc khác nhau như sản xuất, kinh doanh,... Hợp đồng thương mại: Trong Luật thương mại 2005 của Việt nam không quy định cụ thể hợp đồng thương mại như thế nào. Mà chỉ đề cập đến các khái niệm hoạt động thương mại, hành vi thương mại, vi phạm hợp đồng…Tuy nhiên, theo các quy định có liên quan trong Luật thương mại, chúng ta có thể nhận biết được hoạt động thương mại qua các yếu tố như chủ thể, mục đích, hình thức quan hệ thương mại. Về chủ thể: Theo điều 2 của Luật thương mại: các thương nhân hoạt động thương mại, các tổ chức cá nhân hoạt động có liên quan đến thương mại đều là chủ thể của Luật thương mại. Để trở thành thương nhân các cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện để kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động thương mại thì cơ quan nhà nước có toàn quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân. Về mục đích: hợp đồng trong lĩnh vực thưong mại là nhằm thực hiện các hành vi thương mại cụ thể sau: mua bán hàng hóa, đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại, gia công trong thương mại, đấu giá hàng hóa, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa... Về hình thức: theo quy định của Luật thương mại, hình thức của hợp đồng thương mại có thể là lời nói, văn bản, hành vi cụ thể hoặc các thông điệp, dữ liệu điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác. Như vậy, hình thức của hợp đồng theo Luật thương mại cũng rất đa dạng và phong phú. Thông qua chủ thể, mục đích, hình thức của hợp đồng thương mại chúng ta có thể hiểu hợp đồng thương mại tương tự như hợp đồng kinh tế. Vì thực ra hai lĩnh vực này có quan hệ với nhau vô cùng chặt chẽ. Hiện nay hai loại hợp đồng này có tên gọi chung là hợp đồng kinh doanh thương mại. * Đặc điểm của hợp đồng kinh doanh thương mại. Về nội dung: hợp đồng kinh doanh thương mại được giao kết nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là việc thực hiện các công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi. Về hình thức: hợp đồng kinh doanh thương mại được giao kết dưới các hình thức văn bản hoặc các tài liệu giao dịch khác có giá trị pháp lý tương đương như: điện, báo, telex, fax.... Về chủ thể: hợp đồng kinh doanh thương mại được giao kết giữa pháp nhân với pháp nhân hoặc giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Như vậy, trong quan hệ hợp đồng kinh tế phải có ít nhất một bên là pháp nhân. Ngoài ra, những người làm công tác khoa học, nghệ nhân, hộ gia đình, hộ nông dân, hộ ngư dân, các tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng kinh tế khi họ ký kết hợp đồng kinh tế với pháp nhân. 1.2 Vai trò của hợp đồng trong nền kinh tế thị trường. Như chúng ta đã biết trong nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp trước đây hợp đồng kinh tế được coi là một công cụ cơ bản để quản lý nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hợp đồng kinh tế được kí kết theo chỉ tiêu theo kế hoạch của Nhà nước. Mỗi khi các chỉ tiêu kế hoạch thay đổi thì các bên tham gia kí kết hợp đồng cũng phải thay đổi nội dung kí kết cho phù hợp. Nếu các bên vị phạm hợp đồng tức là vi phạm kế hoạch của Nhà nước. Như vậy trong giai đoạn này chỉ tiêu kế hoạch là cơ sở để các bên tham gia kí kết hợp đồng. Trong giai đoạn này, hợp đồng kinh tế chỉ là phương tiện để các xí nghiệp, các đơn vị của Nhà nước trao đổi sản phẩm với nhau một cách hình thức, đó là sự ghi nhận sự cấp phát vật tư, sản phẩm của Nhà nước cho các đơn vị kinh tế và sự giao nộp sản phẩm của các đơn vị kinh tế cho Nhà nước. Hợp đồng kinh tế hoàn toàn mất đi ý nghĩa đích thực của nó với tư cách là hình thức pháp lý chủ yếu của quan hệ trao đổi. Trong nền kinh tế thị trường hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận của các chủ thể kinh doanh theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, các bên cùng có lợi. Nhà nước chỉ có thể sử dụng pháp luật để tác động vào các quan hệ hợp đồng để đảm bảo lợi ích chính đáng của các bên tham gia quan hệ hợp đồng và lợi ích chung của toàn xã hội. Trong nền kinh tế thị trường sản phẩm được làm ra để trao đổi mua bán do đó hợp đồng là công cụ, là cơ sở để xây dựng và thực hiện kế hoạch của các chủ thể kinh doanh, làm cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ phù hợp với thị trường. Qua đó các nhà sản xuất kinh doanh có căn cứ để xây dưng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho mình. Đó là mục tiêu đầu vào, nơi tiêu thụ sản phẩm đầu ra, chất lượng số lượng, giá…Sự thỏa thuận đó đảm bảo sự bình đẳng thực sự của các bên, thể hiện ý chí nguyện vọng của họ. Hợp đồng luôn phản ánh những đòi hỏi, những điều kiện cụ thể của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng kinh tế. Rõ ràng hợp đồng kinh tế là công cụ của các nhà kinh doanh chứ không phải công cụ của nhà nước như trước đây. Vì thông qua việc đàm phán giao kết hợp đồng người ta có thể nắm được nhu cầu của thị trường về sản phẩm dịch vụ của mình và kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch sản xuất kinh doanh. Hợp đồng kinh tế có tác dụng chuyển các quan hệ kinh tế khách quan thành các quan hệ pháp luật cụ thể cho nên nó trở thành hình thức pháp lý để hình thành quan hệ thị trường. Hợp đồng kinh tế được giao kết đúng với pháp luật của nhà nước cho nên nó được coi là luật của các bên tham gia giao kết. Khi đã giao kết các bên phụ thuộc lẫn nhau, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích của các bên. Như vậy vai trò của hợp đồng kinh tế trong giai đoạn hiện nay khác với vai trò của hợp đồng kinh tế trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung bao cấp trước đây vì vây phải hiểu rõ vai trò bản chất của hợp đồng kinh tế mới có thể xây dựng được những quy định về hợp đồng kinh tế với những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường. 2. Khái quát về hợp đồng đại lý. Trước khi có luật thương mại 1997, việc giao kết và thực hiện hợp đồng đại ly vẫn phải dựa trên các văn bản pháp luật chung về hợp đồng. Vì vậy việc nghiên cứu khái quát về hợp đồng đại lý thực chất là nghiên cứu về hợp đồng nói chung. 2.1 Quá trình phát triển của pháp luật về hợp đồng đại lý. * Chế độ hợp đồng kinh tế trước pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 Sau khi Miền bắc được hoàn toàn giải phóng thì cách mạng Việt nam chuyển sang một giai đoạn mới: xây dựng CNXH ở Miền bắc làm hậu phương vững chắc để chi viện cho Miền nam; thực hiện cuộc cách mạng dân chủ ở Miền nam. Trong thời kỳ quá độ này ta có nhiều thành phần kinh tế cùng đan xen tồn tại, kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể mới hình thành, kinh tế tư bản tư doanh còn chưa được cải tạo, kinh tế cá thể vẫn còn tồn tại. Để điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, Chính phủ đã ban hành điều lệ tạm thời về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh ban hành kèm theo Nghị định số 735/TTg ngày 10/4/1956. Văn bản này không điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức nhằm mục đích lợi nhuận. Như vậy,thông qua điều lệ tạm thời này Chính phủ đã có một văn bản pháp luật riêng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong hoạt động kinh doanh. Theo văn bản pháp luật này thì hợp đồng được hiểu là bằng cách: hai hay nhiều đơn vị kinh doanh tự nguyện cam kết với nhau để thực hiện nhiệm vụ nhất định, trong thời hạn nhất định nhằm mục đích phát triển kinh doanh công thương nghiệp góp phần thực hiện kế hoạch nhà nước. Hợp đồng kinh doanh được xây dựng trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng, thật thà các bên cùng có lợi và cùng có lợi cho sự phát triển kinh tế đất nước. Việc thi hành điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh đã góp phần vào công việc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước, động viên sự đóng góp của các thành phần kinh tế. Có thể nói điều lệ tạm thời này là văn bản pháp luật đầu tiên đặt nền móng cho sự ra đời của chế độ hợp đồng kinh tế ở nước ta. Năm 1960 khi mà chúng ta đã căn bản hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN và mở đầu cho việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Lúc bấy giờ trong nền kinh tế về cơ bản chỉ tổn tại hai thành phần kinh tế là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Hoạt động kinh tế phải tuân theo kế hoạch thống nhất của nhà nước. Do vậy điều lệ tạm thời số 735/TTg không còn phù hợp nữa vì việc ký kết hợp đồng kinh doanh không còn là việc riêng của các nhà kinh doanh nữa mà là trực tiếp phục vụ cho chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước. Trong điều kiện đó, Chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh tế kèm theo Nghị định số 04/TTg ngày 4/1/1960 để thay thế điều lệ cũ. Khái niệm hợp đồng kinh tế đã được sử dụng đầu tiên trong Nghị định này .Có thể nói đây là sự ra đời của chế độ hợp đồng kinh tế và cũng chính là sự ra đời của hợp đồng kinh tế ở nước ta. Mục đích của việc ban hành điều lệ này là thông qua việc ký kết hợp đồng kinh tế mà tăng cường trách nhiệm và quan hệ giữa các xí nghiệp quốc doanh, cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện kế hoạch của nhà nước và những nguyên tắc của chế độ hoạch toán kinh tế. Hợp đồng kinh tế nói trong điều lệ tạm thời này là hoạt động sản xuất về cung ứng và tiêu thụ hàng hóa về vận tải, bao thầu xây dựng…Cở sở để ký kết hợp đồng kinh tế là chỉ tiêu kế hoạch. Theo đó, hợp đồng kinh tế chỉ tồn tại trong khu vực kinh tế quốc doanh. Hợp đồng được ký giữa các đơn vị kinh tế quốc doanh, các hợp tác xã không được coi là hợp đồng kinh tế vì các hợp tác xã chưa phải là đơn vị hạch toán kinh tế , trình độ kế hoạch còn thấp. Điều lệ tạm thời này được áp dụng đến năm 1975. Qua 15 năm thực hiện cùng với nhiều văn bản liên quan đã dần đưa hợp đồng kinh tế vào nề nếp, góp phần thúc đẩy công tác kế hoạch hóa, hoàn thành kế hoạch của nhà nước. Nhưng trong điều kiện mới đã đến lúc cần phải có điều lệ chính thức về hợp đồng kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu mới của quản lý kinh tế với mục tiêu: xóa bỏ lối quản lý hành chính bao cấp, thực hiện quản lý theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN, khắc phục các tổ chức quản lý thủ công, phân tán theo lối sản xuất nhỏ, xây dựng cách tổ chức quản lý thủ công phân tán theo lối sản xuất nhỏ, xây dựng cách thức quản lý nên công nghiệp lớn nhằm thúc đẩy quá trình đưa nền kinh tế chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn XHCN. Đồng thời tăng cường pháp chế XHCN. Ngày 10/3/1975 Chính phủ đã ban hành điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế kèm theo Nghị định số 54-CP. * Giai đoạn từ năm 1989 đến 2005.. Ngày 25/5/1989, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế được ban hành, và là văn bản pháp luật đã điều chỉnh quan hệ kinh tế một cách chung nhất trong bối cảnh những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Các văn bản được ban hành sau đó như Nghị định 17/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Quyết định số 18/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh và nhiều văn bản khác hướng dẫn của cơ quan có liên quan hình thành nên một hệ thống pháp luật về hợp đồng kinh tế. Ngoài những thành công của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế trong việc quản lý kinh doanh, góp phần tăng cường pháp luật trong lĩnh vực kinh tế bước đầu tạo đà cho việc sản xuất kinh doanh theo pháp luật trong lĩnh vực kinh tế bước đầu tạo đà cho việc sản xuất kinh doanh theo pháp luật trong cơ chế kinh tế mới. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày càng tỏ ra không phù hợp với sự sôi động của nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy cũng đã có nhiều quan điểm khác nhau về sự tồn tại, sửa đổi thay vì bỏ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế hoặc đưa ra những chế định hợp đồng trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế vào Bộ luật dân sự. Năm 1995, Quốc hội đã thông qua Bộ Luật dân sự với 838 điều, đánh dấu một bước quan trọng vì xét về đối tượng điều chỉnh phạm vi áp dụng đến nội dung cũng như kỹ thuật lập pháp, có thể nói Bộ luật dân sự đã góp phần vô cùng quan trọng vào việc thực hiện chính sách đổi mới và nhất là việc dân sự hoá các quan hệ xã hôi vốn đã được hành chính hoá trong nhiều năm duy trì cơ chế quản lý tập trung kế hoạch hoá, nhất là các quy định về chế độ hợp đồng. Hoạt động đại lý trong nền kinh tế thị trường diễn ra ngày càng sôi động, chính vì vậy mà Chính phủ ban hành Nghị định 25/CP ngày 25/4/1996 về quy chế đại lý mua bán hàng hoá để điều chỉnh các hợp đồng đại lý. Từ giai đoạn này mới có một văn bản pháp luật riêng rã điều chỉnh hoạt động đại lý. Còn trước đó lĩnh vực này cũng được các quy định của hợp đồng kinh tế điều chỉnh. Nhưng hoạt động thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ đòi hỏi phải có một văn bản pháp luật riêng điều chỉnh. Để đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế, Luật thương mại đã được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1998: Trong đó có quy định về hợp đồng đại lý. Về bản chất, Luật thương mại sẽ bổ sung cho Bộ luật dân sự. Do vậy, các quy định của hợp đồng thương mại trong Luật thương mại được xây dựng và cụ thể hoá trên các nguyên tắc của hợp đồng dân sự. Sau hơn 7 năm có hiệu lực áp dụng, Luật thương mại cũng đã bộc lộ nhiều bất cập và thiếu đồng bộ cần phải sửa đổi. * Giai đoạn 2
Tài liệu liên quan