Đề tài Chỉ tiêu đánh giá chất lượng dầu béo

q Lipid là nhóm hợp chất hữu cơ tự nhiên, rất phổ biến trong tế bào động vật và thực vật, có thành phần hóa học và cấu tạo khác nhau nhưng đều có chung tính không tan trong nước và tan trong các dung môi hữu cơ (ete, cloroform, benzen, ete petrol, toluen.). Lipid là hợp phần quan trọng của màng sinh chất, là nguồn cung cấp năng lượng (37,6.106 J/kg) và là nguồn cung cấp các vitamin cho cơ thể (A,D,E,K,F).

doc25 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 15281 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chỉ tiêu đánh giá chất lượng dầu béo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trước hết chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô Minh Nguyệt đã tạo cơ hội cho chúng tôi có dịp làm quen với cách học lý thú. Chính trong lúc tìm tài liệu chuẩn bị cho bài thuyết trình, chúng tôi có cơ hội tìm hiểu sâu hơn môn học về môn học mình đang nghiên cứu . Cũng nhờ đó chúng tôi càng nhận thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của ngành mình đang theo học. Có một điều không phải ai cũng nhận ra, nhờ hợp tác làm việc, tôn trọng ý kiến lẫn nhau, tình cảm giữa những người bạn thân càng thân thiết hơn, gắn bó hơn và gần gũi hơn. Xin chân thành cảm ơn cô. Hoài Phong – Ngọc Phú MỤC LỤC Trang Phần 1– GIỚI THIỆU 3 Đôi nét về dầu béo 3 Các yêu cầu đối với dầu mỡ thực phẩm. 4 Các yêu cầu cần thiết đối với dầu mỡ thực phẩm Danh mục TCVN về dầu mỡ thực phẩm Chỉ tiêu đánh giá chất lượng dầu béo 8 Trạng thái cảm quan Tiêu chuẩn hóa lý Tiêu chuẩn vi sinh Phần 2– CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DẦU BÉO 9 Trạng thái cảm quan 9 Màu sắc Mùi Độ trong Chỉ số hóa lý 9 Định lượng chất béo tự do Định lượng chất béo toàn phần Định lượng bơ trong sữa Phương pháp Adam – Rose – Gottlieb Xác định tỷ trọng Xác định chỉ số khúc xạ Chỉ số xà phòng hóa Chỉ số acid Chỉ số ester Chỉ số Reichert Meisei Chỉ số Ponlenske Chỉ số iod Chỉ số acetyl Hàm lượng chất không xà Xác định độ chua Chỉ số Peroxide Phản ứng Preiss Xác định sự pha trộn giữa các loại dầu. 17 Phần 3 – CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHO MỘT SỐ LOẠI DẦU 18 Dầu bắp 18 Dầu rum 19 Dầu hướng dương 20 Dầu đậu nành 21 Dầu lạc 22 Phụ lục : Ăn đúng cách để làm giảm mỡ máu 23 Tài liệu tham khảo 25 Phần 1– GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ DẦU BÉO Lipid xuất phát từ tiếng Hi Lạp , "lipos" nghĩa là chất béo. Lipid là nhóm hợp chất hữu cơ tự nhiên, rất phổ biến trong tế bào động vật và thực vật, có thành phần hóa học và cấu tạo khác nhau nhưng đều có chung tính không tan trong nước và tan trong các dung môi hữu cơ (ete, cloroform, benzen, ete petrol, toluen...). Lipid là hợp phần quan trọng của màng sinh chất, là nguồn cung cấp năng lượng (37,6.106 J/kg) và là nguồn cung cấp các vitamin cho cơ thể (A,D,E,K,F). Có thể nói dầu mỡ tự nhiên là các triglyceride hỗn tạp. Trong dầu hoặc mỡ tự nhiên, các triglyceride đơn rất ít, trong lúc đó hàm lượng các triglyceride hỗn tạp rất cao. Thí dụ : ở mỡ lá của lợn : Tristearin 0% stearodiolein 15% b- palmitodiolein 42 – 57% b-palmitostearoolein 21 – 36% b-palmitodistearin 2% dipalmitostearin 3% dipalmitoolein 2% Triglyceride của động vật trên cạn và chim thì rắn gọi chung là mỡ, còn của cá và các động vật dưới nước thì lỏng gọi là dầu động vật. Tỉ lệ acid béo không no trong dầu cá đặc biệt là cá trích có thể lên đến 75%. Chất béo lấy từ thực vật gọi là dầu thực vật. Trong cây, glyceride là thành phần chủ yếu của hạt. Hạt của một số cây chứa rất nhiều glyceride gọi là hạt có dầu, là nguyên liệu công nghiệp để lấy dầu (bông, lanh, thầu dầu, lạc, cải, hướng dương…). Hạtï một số cây khác có thể có ít dầu hơn nhưng không một cây nào mà hạt không có dầu. Bơ, mỡ động vật trong thành phần có hàm lượng acid bão hòa rất cao, chủ yếu là acid mạch ngắn ( <C14 ). Bởi vì độ bão hòa cao, bơ và những acid béo như vậy ở thể rắn ở nhiệt độ thường.Trái lại , các loại dầu thực vật không no những đoạn uốn ngay vị trí Carbon nối đôi ( acid béo không no dạng cis) , làm cho chúng không thể xếp gọn trong mạng tinh thể nên chúng có dạng lỏng ở nhiệt độ thường. Hiện nay, người ta cho rằng các loại dầu béo không no ( chứa acid oleic) tốt cho sức khỏe hơn so với phần lớn các chất béo bão hòa. Dầu béo dùng trong thực phẩm phải qua chế biến, để loại bỏ những chất có thể gây ngộ độc cũng như các chất có tính chất không mong muốn, đồøng thời để bổ sung thêm các chất cần thiết. Dầu ăn ngày nay có thể đi từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, sản phẩm tạo ra cũng rất phong phú đa dạng: dầu lạc, dầu đậu nành, dầu rum, dầu bắp… Một sồ nhãn hiệu dầu ăn trên thị trường Việt Nam như: Marvella, Neptune, Tường An... CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI DẦU MỠ THỰC PHẨM A. Yêu cầu cần thiết đối với các loại dầu mỡ thực phẩm: Dầu mỡ thực phẩm dù sử dụng dưới hình thức nào cuối cùng phải được đồng hoá trong cơ thể. Do đó các loại dầu mỡ thực phẩm cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: Không độc đối với người. Có hệ số đồng hóa cao và giá trị dinh dưỡng cao. Có mùi vị thơm ngon khi dùng riêng hoặc dùng chế biến các loại thực phẩm. Có tính ổn định cao, ít biến đổi trong các quá trình chế biến, bảo quản. Các tạp chất không có giá trị dinh dưỡng càng ít càng tốt. Từ những yêu cầu trên, dựa vào những nguồn dầu mỡ đã quen biết qua kinh nghiệm thực tế sử dụng, người ta có thể rút ra một số yêu cầu cụ thể như sau: Về màu sắc : không màu hoặc màu vàng nhạt. Về mùi vị : không mùi hoặc có mùi thơm nhẹ đặc trưng, phù hợp với thức ăn, khi ăn không gây cảm giác khó chịu. Về thành phần : không chứa các axit béo tự do, các chất nhựa, chất sáp các độc tố hoặc các chất gây rối loạn sinh lý. Nói chung dầu mỡ càng nhiều triglyxerin nguyên chất càng tốt. B. Danh mục một số tiêu chuẩn Việt Nam về dầu mỡ thực phẩm: TCVN 2625:1999 (ISO 5555:1991) Dầu mỡ động vật và thực vật. Lấy mẫu. Thay thế TCVN 2625-78._Sx2(99) Số trang: 29tr(A4) TCVN 2627:1993 Dầu thực vật. Phương pháp xác định màu sắc, mùi và độ trong. Thay thế:TCVN 2627-78 Số trang: 6tr(A4) TCVN 2628:1993 Dầu thực vật. Phương pháp xác định chỉ số Reichert-Meisol và chỉ số Polenske. Thay thế TCVN 2628-78 Số trang: 5tr(A4) TCVN 2636:1993 Dầu thực vật. Phương pháp xác định hàm lượng tro. Thay thế:TCVN 2636-78 Số trang: 4tr(A4) TCVN 2638:1993 Dầu thực vật. Phương pháp xác định hàm lượng xà phòng. Thay thế TCVN 2638-78 Số trang: 6tr(A4) TCVN 2640:1999 (ISO 6320:1995) Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định chỉ số khúc xạ. Thay thế:TCVN 2640:1993. Sx2(99) Số trang: 6tr(A4) TCVN 2641:1993 Dầu thực vật. Phương pháp xác định điểm cháy. Thay thế TCVN 2641-78 Số trang: 4tr(A4) TCVN 2642:1993 Dầu thực vật. Phương pháp xác định độ nhớt. Thay thế TCVN 2642-78 Số trang: 7tr(A4) TCVN 6032:1995 (ISO 935:1988) Mỡ và dầu động vật và thực vật. Phương pháp xác định chuẩn độ. Số trang: 7tr(A4) TCVN 6117:1996 (ISO 6883:1995) Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định khối lượng qui ước theo thể tích Số trang: 11tr(A4) TCVN 6118:1996 (ISO 934:1980) Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định hàm lượng nước. Phương pháp tách. Số trang: 6tr(A4) TCVN 6119:1996 (ISO 6321:1991) Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định điểm nóng chảy trong ống mao dẫn (điểm trượt) Số trang: 9tr(A4) TCVN 6120:1996 (ISO 662:1980) Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi. Số trang: 6tr(A4) TCVN 6121:1996 (ISO 3960:1977) Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định chỉ số peroxide. Số trang: 7tr(A4) TCVN 6122:1996 (ISO 3961:1989) Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định chỉ số iôt. Số trang: 6tr(A4) TCVN 6123-1:1996 (ISO 3596/1:1988) Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định chất không xà phóng hóa. Phần 1: Phương pháp dùng chất chiết đietyl este (phương pháp chuẩn). Số trang: 11tr(A4) TCVN 6122-2:1996 (ISO 3596/2:1988) Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định chất không xà phòng hóa. Phần 2: Phương pháp nhanh dùng chất chiết Hexan. Số trang: 7tr(A4) TCVN 6125:1996 (ISO 663:1992) Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định hàm lượng chất không hòa tan. Số trang: 7tr(A4) TCVN 6126:1996 (ISO 3657:1988) Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định chỉ số xà phòng. Số trang: 6tr(A4) TCVN 6127:1996 (ISO 660:1983) Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định chỉ số axit và độ axit.. Số trang: 10tr(A4) TCVN 6128:1996 (ISO 661:1989) Dầu mỡ động vật và thực vật. Chuẩn bị mẫu thử. Số trang: 5tr(A4) TCVN 6349:1998 (ISO 5558:1982) Dầu, mỡ động vật và thực vật. Phát hiện và nhận biết các chất chống oxi hóa. Phương pháp sắc ký lớp mỏng. Số trang: 7tr(A4) TCVN 6350:1998 (ISO 6463:1982) Dầu, mỡ động vật và thực vật. Xác định butylhydroxyanisol (BHA) và butylhydroxytoluen (BHT). Phương pháp sắc ký khí lỏng. Số trang: 7tr(A4) TCVN 6351:1998 (ISO 6884:1985) Dầu, mỡ động vật và thực vật. Xác định độ tro. Số trang: 5tr(A4) TCVN 6352:1998 (ISO 8294:1998) Dầu, mỡ động vật và thực vật. Xác định hàm lượng đồng, sắt, niken. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò Graphit. Số trang: 10tr(A4) TCVN 6353:1994 (ISO 12193:1994) Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định hàm lượng chì. Phương pháp quang phổ hấp thụ dùng lò Graphit. Số trang: 9tr(A4) TCVN 6354:1998 Dầu, mỡ động vật và thực vật. Xác định asen bằng phương pháp dùng bạc dietyldithiocacbamat. Số trang: 5tr(A4) TCVN 6562:1999 (CAC/RM 15-1969) Dầu mỡ động vật và thực vật. Đáng giá hàm lượng chất béo sữa. Số trang: 10tr(A4) TCVN 6563:1999 (CAC/RM 18-1969) Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định hàm lượng vitamin E (Tocopherol). Số trang: 15tr(A4) TCVN 6760:2000 (ISO 9832:1992) Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định dư lượng Hexan kỹ thuật. Số trang: 10tr(A4) TCVN 6761:2000 (ISO 9936:1997) Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định hàm lượng tocopherol và tocotrienol. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao. Số trang: 13tr(A4) TCVN 6762:2000 (ISO 7366:1987) Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định hàm lượng 1-monoglyxerit và glyxerol tự do. Số trang: 8tr(A4) TCVN 6763:2000 (ISO 6886:1996) Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định khả năng chịu oxi hóa (thử oxi hóa nhanh). Số trang: 13tr(A4) TCVN 6764:2000 (ISO 6464:1983) Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định hàm lượng galat. Phương pháp hấp thụ phân tử. Số trang: 7tr(A4) TCVN 6765:2000 (ISO 8293:1990) Dầu mỡ động vật và thực vật. Xác định độ giãn nở. Số trang: 12tr(A4) Chỉ tiêu đánh giá chất lượng dầu mỡ Một mẫu dầu tốt phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau Trạng thái cảm quan (TCVN 2627 –1993) Trong suốt đặc trưng cho từng loại Không bị vẫn đục Không bị ôi khét Không có màu sắc, mùi vị la ï(xét ở 50ØC) Chỉ tiêu lý hoá Hàm lượng nước : £ 0.2 – 0.3% Độ chua : £ 6 độ (số ml dd NaOH 1N dùng để trung hoà 100g dầu) Phản ứng Kreiss (dùng xác định độ ôi khét ) : âm tính Chỉ số peroxide: không quá 5 (số ml Natri thiosulphate (Na2S2O3) 0.002N dùng để khử 1g dầu) Hàm lượng kim loại cho phép : As 0.10 ppm (mg/kg) Pb 0.10 ppm Cu 0.10 ppm Sn 40.00 ppm Zn 40.00 ppm Hg 0.05 ppm Cd 1.00 ppm Sb 1.00 ppm Chỉ tiêu vi sinh Tổng số vi khuẩn hiếm khí 103/g Coliform 10/g E.coli 3/g S aureus 0 Salmonella 0 Tổng số bào tử nấm mốc 0 Kiểm nghiệm chất lượng dầu mỡ : Xác định trạng thái cảm quan Kiểm nghiệm các chỉ số đặc hiệu (chỉ số lý hóa) của dầu mỡ : như tỷ trọng, khúc xạ, acid, xà phòng hóa, ete, ecetyl,iod, Reichert – Meissi , Ponlenske, chất không xà phòng hóa, hàm lượng nước, độ chua tự do, chỉ số peroxide, phản ứng Kreiss. Kiểm nghiệm vệ sinh của dầu mỡ : Xác định tạp chất trong dầu mỡ : đất , cát, bã các tế bào nguyên liệu, đó các chất không hòa tan trong ete dầu hỏa Kiểm nghiệm gian dối do pha trộn các loại dầu với nhau Phần 2 – CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DẦU BÉO XÁC ĐỊNH TRẠNG THÁI CẢM QUAN Phương pháp xác định trạng thái cảm quan dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam TVCN 2627 – 1993 Màu sắc Xác định bằng phương pháp cảm quan Rót dầu vào cốc thủy tinh ( đường kính 50 mm, cao 100mm) , chiều cao lớp dầu không được thấp hơn 50mm, quan sát trên nền trắng. Dùng các từ thích hợp để diễn tả như : vàng nhạt, vàng, vàng sẫm, vàng với ánh xanh lá cây … Xác định bằng thang màu Iod chuẩn Xác định bằng thang màu Kali bicromat Xác định bằng máy so màu Lovibond Xác định mùi Phết một lớp dầu mỏng lên mặt kính hoặc xoa vào lòng bàn tay rồi tiến hành ngửi để đánh giá Để nhận biết mùi dễ dàng hơn, cho 30ml dầu vào cốc thủy tinh, làm nóng đến 50ØC , dùng đũa thủy tinh khuấy nhanh rồi tiến hành thử. Khi cần thiết có thể đem so sánh với mẫu dầu phẩm chất tốt. Xác định độ trong Dầu phải trộn đều trước khi tiến hành xác định độ trong . Đối với dầu đông đặc thì phải đun sơ bộ đến 50ØC trên bếp cách thủy trong 30 phút , làm nguội đến 20ØC và lắc đều. Rót 100ml dầu vào ống thủy tinh không màu (đường kính 30mm) và để yên ở nhiệt độ 20ØC trong 24h (dầu thầu dầu trong 48h). Quan sát dầu để lắng yên với ánh sáng phản chiếu trên nèn trắng. Mẫu dầu được xem như trong suốt nếu không vẩn đục hoặc những sợi lơ lửng. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ HÓA LÝ Định lượng chất béo tự do bằng phương pháp Soxlhet Nguyên lý : Dùng ete nóng để hòa tan tất cả các chất béo tự do trong thực phẩm. Sau khi để bay hơi hết ete, cân chất béo còn lại và tính ra hàm lượng lipid có trong 100g thực phẩm. Định lượng lipid toàn phần theo Weibull – Stoldt: Nguyên lý: Giải phóng lipid từ các hợp chất với protit và gluxit, bằng cách thủy phân acid ở môi trường có cồn. Sau đó chiết lipid bằng phương pháp Soxlhet. Phương pháp nhanh chóng theo Gerber ( trường hợp định lượng bơ trong sữa) Nguyên lý : Hòa tan các chất không phải lipid bằng acid sulfuric. Ly tâm với sự có mặt của cồn amylic, lipid sẽ được tách thành một lớp. Đọc thể tích của lớp dụng dịch lipid. Nếu dùng ống ly tâm đặc biệt cho phân tích sữa, thể tích của dung dịch lipid sẽ cho bằng số gram bơ trong mẫu thử nghiệm. Phương pháp Adam – Rose – Gottlieb Nguyên lý : Ở trong môi trường amoniac và cồn, chiết xuất lipid bằng ete và ete dầu hỏa, cân lipid và từ đó tính ra hàm lượng lipid trong 100g thực phẩm Xác định tỷ trọng : Tỷ trọng của một chất là tỷ số giữa khối lượng riêng của chất ấy so với khối lượng riêng của nước cất có cùng một thể tích, ở cùng một nhiệt độ. Đo tỷ trọng bằng cân Mohr – Wesphal Đo tỷ trọng bằng bình đo tỷ trọng Xác định chỉ số khúc xạ Chỉ số khúc xạ hay chỉ số chiết quang của một chất, ký hiệu bằng nD là tỷ số giữa vận tốc ánh sáng trong không khí chia cho vận tốc ánh sáng chia cho chất đó. Nó cũng là tỷ số giữa sin góc tới chia cho sin góc khúc xạ của những tia sáng từ trong không khí truyền qua. Nhiệt độ qui định là nhiệt độ tại đó chất lỏng là hoàn toàn. (Với dầu là 20oC, với mớ là 40Ø, 60Ø hay 80oC tùy loại ). Chỉ số khúc xạ được đo trên dầu mỡ không có nước và đã được lọc bỏ cặn Thực hiện : Dụng cụ, vật liệu, thuốc thử: Natri sunfat (Na2SO4) khan Hệ thống lọc nhanh Ete dầu hỏa Khăn lau mềm Khúc xạ kế Abbe với hệ thống điều chỉnh nhiệt độ Cách tiến hành: Lọc chất thử để có dung dịch trong suốt, nếu chất thử có nước thì lắc với natri sunfat khan, sau đó lọc lấy dịch lọc. Lau sạch 2 lăng kính của khúc xạ kế bằng ete dầu hỏa rồi lau khô bằng khăn mềm. Chỉnh hệ thống điều chỉnh nhiệt độ đến nhiệt độ qui định. Nhỏ trực tiếp hoặc dùng đũa thủy tinh đưa một giọt chất thử vào giữa mặt phẳng của lăng kính, áp hai lăng kính lại với nhau, chờ 2-3 phút để nhiệt độ của giọt chất thử đến nhiệt độ qui định, nhìn vào thị kính và dịch chuyển thị kính để tìm được đường phân chia rõ nhất giữa nửa tối và nửa sáng của trường quan sát. Điều chỉnh đường phân chia sao cho trùng với đường chấm chấm hay tâm vòng tròn quan sát. Đọc kết quả trên thang đo ở phía ghi chỉ số khúc xạ. Làm lại nhiều lần, mỗi lần cần kiểm tra đảm bảo vẫn ở đúng nhiệt độ qui định. Xác định chỉ số xà phòng hóa ( Saponification Value – SV ) Định nghĩa : Chỉ số xà phòng hóa là số mg KOH cần thiết để trung hòa các acid tự do và xà phòng hóa các este chứá trong 1g chất cần khử. Nguyên lý : Cho chất cần khử kết hợp với một lượng KOH thừa để cho các acid béo chuyển thành xà phòng. Phần KOH thừa được địng lượng bằng một dung dịch acid chuẩn với phenolphtalein làm chất chỉ thị màu. Thông thường các dầu mỡ có chỉ số xà phòng hoá vào khoảng 170 – 260. Chỉ số xà phòng hóa đặc trưng cho tổng lượng axit béo có trong chất béo. Chỉ số xà phòng hoá càng cao chứng tỏ trong dầu mỡ có chứa nhiều axit béo phân tử lượng thấp và ngược lại. Thực hiện : Hóa chất cần thiết : dung dịch KOH 0,5N trong cồn 96%. dung dịch HCl 0,5N trong nước. chỉ thị phenolphtalein 1% trong cồn. Dụng cụ và máy móc : 2 bình cầu 200ml với ống làm lạnh. ống đong 50 ml. pipet 10m. buret 25ml. nồi cách thủy. Tiến hành xác định : cân chính xác khoảng 1-2g dầu mỡ trong bình cầu. Thêm 10ml KOH 0,5N và 50ml cồn. Lắp ống làm lạnh không khí(ống thủy tinh dài khoảng 1m, đường kính 3-5mm). Đun sôi cách thủy 1 giờ. Sự xà phòng hóa kết thúc khi dung dịch trong bình trở nên trong suốt. Làm nguội hỗn hợp. Thêm vài giọt phenolphtalein vào bình. Chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,5N. Song song làm thí nghiệm kiểm tra bằng cách thay chất béo bằng nước cất. Tính kết quả : EV= (a-b).28.055/ c a : số ml HCl 0,5N dùng chuẩn độ ở bình kiểm tra b : số ml HCl 0,5N dùng chuẩn độ ở bình thí nghiệm c : khối lượng mẫu thử tính bằng g. 28,055 – số mg KOH trong 1 ml dung dịch KOH 0,5N Trường hợp màu dầu thẫm thì dùng chất chỉ thị như trong khi xác định chỉ số acid. Xác định chỉ số acid ( Acid value – AV ) Định nghĩa : Chỉ số acid là số lượng mg KOH cần thiết để trung hòa các acid tự do trong 1g chất thử. Nguyên lý : Dùng dung dịch KOH 0.1N để trung hòa các acid tự do trong chất cần thử, với phenolphtalein làm chất chỉ thị màu. RCOOH + KOH ® RCOOK + H2O Chỉ số acid của dầu mỡ không cố định, dầu mỡ càng biến chất thì chỉ số acid càng cao. Các dầu mỡ thực phẩm chỉ số acid càng thấp càng tốt. Từ chỉ số acid (acid value -AV) có thể tính ra phần trăm axit béo tự do, thường tính theo phần trăm axit Oâleic: % axit béo tự do = AV . 0,503 Thực hiện : Hoá chất cần thiết : dung dịch KOH 0,1 N trong cồn 96%. chỉ thị phenolphtalein (C20H14O4) 1% trong cồn 96% hỗn hợp dung môi gồm 1 thể tích ête êtylic và 3 thể tích cồn 95%. Dụng cụ & máy móc : buret 10 ml 2 bình cầu 200ml ống đong 50ml nồi cách thủy Cách xác định : cân chính xác 3-5g dầu mỡ (nếu chỉ số axit thấp có thể đến 10 g ) cho vào bình cầu 200ml, thêm 50 ml dung môi hỗn hợp , lắc đều (nếu chưa hoà tan có thể đun nhẹ trên n