Có thể nói, sự phát triển như vũ bão của Interrnet trong những năm gần đây đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành truyền thông, cả về lĩnh vực thông tin và quảng cáo. Dù sinh sau, đẻ muộn nhưng Internet có khả năng cạnh tranh với các phương tiện truyền thông truyền thống với những thế mạnh và đặc điểm riêng có của nó trên các mặt chính sau:
Thứ nhất, đây là cửa ngõ mở ra nguồn thông tin khổng lồ ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Bỏ ra một chi phí không lớn mỗi doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân có thể có một địa chỉ trên xa lộ thông tin này, ở đó họ có thể bày biện và tự giới thiệu hàng hóa, dịch vụ với các kỹ thuật thể hiện tiên tiến từ hình ảnh, đến âm thanh và phim ảnh. Ở bất cứ đâu, chỉ cần có một máy tính nối mạng, người ta đều có thể vào “thăm” và tiếp nhận các thông điệp quảng cáo từ các gian hàng này. Do số lượng website đăng ký ngày càng lớn dẫn đến tình trạng cơ may viễng thăm không lớn, nhiều doanh nghiệp đã gởi các thông điệp quảng cáo lên các trang chủ của những nhà cung cấp dịch vụ mạng nổi tiếng, nơi có nhiều khách viếng thăm hơn. Hiệu quả của quảng cáo chạy trên đầu trang web hat nhảy vào trang web vừa được mở ra là điều còn phải nghiên cứu thêm, tuy nhiên điều hiển nhiên là loại quảng cáo này ngày càng được biết đến nhiều với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Thứ hai, Internet là môi trường diễn ra hàng loạt hội thảo, diễn đàn của những người có thể cách xa nửa vòng trái đất, trong đó mỗi người vào mạng có thể tham dự và phát biểu ý kiến của mình. Nếu những nhà quảng cáo biêt tận dụng những diễn đàn này để khéo léo phát đi những thông điệp quảng cáo của mình, hiệu quả sẽ rất lớn. Hiện nay, giới trẻ là thành phần chủ yếu tham gia các diễn đàn(forum) , trò chuyện, tán gẫu trên mạng (chat), viết nhật ký trên mạng (blog). Tác động lẫn nhau trong xu hướng mua sắm, chọn lựa hàng tiêu dùng của họ thông qua cách thức trao đổi này nhiều khi có hiệu ứng dây chuyền và tiềm năng khai thác lớn đối với những nhà quảng cáo.
Thứ ba, hoạt động email, một trong những tiến bộ lớn nhất trong lĩnh vực truyền thông hiện nay, nhờ vào tiện ích rẻ tiền, nhanh chóng, có thể gởi đi thông điệp , nội dung có khối lượng lớn, cùng một lúc cho nhiều người nhận khác nhau. Đây cũng là một công cụ mà các nhà làm quảng cáo quan tâm nhiều. Dù tỉ lệ thu hút khách hàng từ hình thức quảng cáo hàng loạt này chỉ vào khoảng 1/100, hiệu quả quảng cáo cũng rất lớn vì thư quảng cáo có thể gởi hàng loạt, thậm chí là hàng triệu khách hàng cùng một lúc với chi phí cực rẻ.
Hơn nữa, với các sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam trong thời đại phát triển mạnh ở khâu xuất khẩu như hiện nay, các công cụ trên đây sẽ mang lại hiệu quả khá cao cho công việc quảng bá thương hiệu và tìm kiếm khách hàng trên phạm vi toàn cầu.
Qua các website của công ty khách hàng có thể biết được sản phẩm mình mong muốn với mức giá cả đã được thể hiện rõ, họ có thể đăng ký các đơn hàng trực tuyến và đưa ra các kiến nghị mà không thông qua các thủ tục rờm rà khác, tạo tâm lý được thỏa mái đối với khách hàng với các công cụ hổ trợ như chat, email, diễn đàn
Ngoài ra, đối với mặt hàng là thời trang thì hình ảnh và màu sắc rất quan trọng, có tác động lớn vào tâm lý mua hàng của khách hàng. Vì vậy, khi các dòng sản phẩm của công ty được cập nhật thường xuyên trên website bán hàng của công ty đôi khi lại mang lại hiệu quả mua hàng cao hơn.
Với những lý do đó, tôi nhận thấy được sự cần thiết để viết chiến lược E-Marketing cho ngành dệt may và đặc biệt cho dệt may Vinatex tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về lĩnh vực này, tôi nghĩ rằng những giải pháp của mình đưa ra vẫn chưa thực sự hoàn hảo và tìm thấy được nhiều khuyết điểm. Do vây, tôi mong muốn nhận được sự góp ý chân thành từ quý thầy cô, bạn bè và các bậc anh chị trong ngành chỉ dẫn thêm để bài nghiên cứu của tôi đạt được hiệu quả cao nhất nhằm hoàn thiện chương trình Marketing phù hợp cho công ty dệt may Vinatex tại Đà Nẵng.
67 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2149 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược E-Marketing cho ngành dệt may và đặc biệt cho dệt may Vinatex tại Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói, sự phát triển như vũ bão của Interrnet trong những năm gần đây đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành truyền thông, cả về lĩnh vực thông tin và quảng cáo. Dù sinh sau, đẻ muộn nhưng Internet có khả năng cạnh tranh với các phương tiện truyền thông truyền thống với những thế mạnh và đặc điểm riêng có của nó trên các mặt chính sau:
Thứ nhất, đây là cửa ngõ mở ra nguồn thông tin khổng lồ ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Bỏ ra một chi phí không lớn mỗi doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân có thể có một địa chỉ trên xa lộ thông tin này, ở đó họ có thể bày biện và tự giới thiệu hàng hóa, dịch vụ với các kỹ thuật thể hiện tiên tiến từ hình ảnh, đến âm thanh và phim ảnh. Ở bất cứ đâu, chỉ cần có một máy tính nối mạng, người ta đều có thể vào “thăm” và tiếp nhận các thông điệp quảng cáo từ các gian hàng này. Do số lượng website đăng ký ngày càng lớn dẫn đến tình trạng cơ may viễng thăm không lớn, nhiều doanh nghiệp đã gởi các thông điệp quảng cáo lên các trang chủ của những nhà cung cấp dịch vụ mạng nổi tiếng, nơi có nhiều khách viếng thăm hơn. Hiệu quả của quảng cáo chạy trên đầu trang web hat nhảy vào trang web vừa được mở ra là điều còn phải nghiên cứu thêm, tuy nhiên điều hiển nhiên là loại quảng cáo này ngày càng được biết đến nhiều với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Thứ hai, Internet là môi trường diễn ra hàng loạt hội thảo, diễn đàn của những người có thể cách xa nửa vòng trái đất, trong đó mỗi người vào mạng có thể tham dự và phát biểu ý kiến của mình. Nếu những nhà quảng cáo biêt tận dụng những diễn đàn này để khéo léo phát đi những thông điệp quảng cáo của mình, hiệu quả sẽ rất lớn. Hiện nay, giới trẻ là thành phần chủ yếu tham gia các diễn đàn(forum) , trò chuyện, tán gẫu trên mạng (chat), viết nhật ký trên mạng (blog). Tác động lẫn nhau trong xu hướng mua sắm, chọn lựa hàng tiêu dùng của họ thông qua cách thức trao đổi này nhiều khi có hiệu ứng dây chuyền và tiềm năng khai thác lớn đối với những nhà quảng cáo.
Thứ ba, hoạt động email, một trong những tiến bộ lớn nhất trong lĩnh vực truyền thông hiện nay, nhờ vào tiện ích rẻ tiền, nhanh chóng, có thể gởi đi thông điệp , nội dung có khối lượng lớn, cùng một lúc cho nhiều người nhận khác nhau. Đây cũng là một công cụ mà các nhà làm quảng cáo quan tâm nhiều. Dù tỉ lệ thu hút khách hàng từ hình thức quảng cáo hàng loạt này chỉ vào khoảng 1/100, hiệu quả quảng cáo cũng rất lớn vì thư quảng cáo có thể gởi hàng loạt, thậm chí là hàng triệu khách hàng cùng một lúc với chi phí cực rẻ.
Hơn nữa, với các sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam trong thời đại phát triển mạnh ở khâu xuất khẩu như hiện nay, các công cụ trên đây sẽ mang lại hiệu quả khá cao cho công việc quảng bá thương hiệu và tìm kiếm khách hàng trên phạm vi toàn cầu.
Qua các website của công ty khách hàng có thể biết được sản phẩm mình mong muốn với mức giá cả đã được thể hiện rõ, họ có thể đăng ký các đơn hàng trực tuyến và đưa ra các kiến nghị mà không thông qua các thủ tục rờm rà khác, tạo tâm lý được thỏa mái đối với khách hàng với các công cụ hổ trợ như chat, email, diễn đàn…
Ngoài ra, đối với mặt hàng là thời trang thì hình ảnh và màu sắc rất quan trọng, có tác động lớn vào tâm lý mua hàng của khách hàng. Vì vậy, khi các dòng sản phẩm của công ty được cập nhật thường xuyên trên website bán hàng của công ty đôi khi lại mang lại hiệu quả mua hàng cao hơn.
Với những lý do đó, tôi nhận thấy được sự cần thiết để viết chiến lược E-Marketing cho ngành dệt may và đặc biệt cho dệt may Vinatex tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về lĩnh vực này, tôi nghĩ rằng những giải pháp của mình đưa ra vẫn chưa thực sự hoàn hảo và tìm thấy được nhiều khuyết điểm. Do vây, tôi mong muốn nhận được sự góp ý chân thành từ quý thầy cô, bạn bè và các bậc anh chị trong ngành chỉ dẫn thêm để bài nghiên cứu của tôi đạt được hiệu quả cao nhất nhằm hoàn thiện chương trình Marketing phù hợp cho công ty dệt may Vinatex tại Đà Nẵng.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 10 năm 2009
Người viết
Nguyễn Thị Anh Xứng
MỤC LỤC
Đề mục Trang
Chương 1: Cơ sở lý luận 5
1.1. Nghiên cứu về E-marketing 5
1.1.1. E-Marketing là gì? 5
1.1.2. Đặc điểm và bản chất của E-Marketing 6
1.1.3. Đối tượng của E-Marketing 7
1.1.4. Các tổ chức có liên quan đến hoạt động E-Marketing của công ty 7
1.2. Mục tiêu và vai trò của E-Marketing 8
1.3. Tiến trình xây dựng kế hoạch E-Marketing 8
1.3.1. Cơ sở để xây dựng E-Marketing 8
1.3.1.1. Số lượng người dùng Internet tăng lên 9
1.3.1.2. Việc sử dụng Internet đang ngày càng tăng lên 10
1.3.1.3. Sự phát triển của thương mai điện tử 10
1.3.2. Kế hoạch thực hiện chương trình E-Marketing 12
1.4.E-Marketing tại Việt Nam hiện nay 14
Chương 2: Tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng E-Marketing tại công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng 17
2.1. Khái quát về công ty dệt may Vinatex Việt Nam 17
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 18
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Vinatex 18
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và các chức năng chính của các bộ phận quản lý tại công ty 19
2.2. Tình hình sử dụng nguồn lực cuả công ty Vinatex 24
2.2.1. Tình hình sử dụng nhân lực tại công ty 24
2.2.2. Tình hình máy móc thiết bị tai công ty 26
2.2.3. Tình hình tài chính của công ty hiện nay 27
2.3. Tình hình kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2006-2009 32
2.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty hiện nay 36
2.5. Thực trạng E-Marketing tại công ty Vinatex Đà Nẵng 36
Chương 3: Giải pháp E-Marketing tại công ty dệt may Vinatex 38
3.1. Tiền đề để xây dựng E-Marketing cho ct dệt may Vinatex Đà Nẵng 38
3.1.1. Đinh hướng và mục tiêu của chiến lược E-Marketing tại công ty Vinatex Đà Nẵng 38
3.1.2. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chiến lược E-Marketing 39
3.1.3. Dự báo giải pháp E-Marketing trong tương lai 45
3.2. Giải pháp E-Marketing tại công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng 46
3.3. Các công cụ thực hiện chính 48
3.3.1. Email 48
3.3.2. Web 51
3.3.3. Blog 52
3.3.4.Forum 53
3.3.5.Podcast 54
3.3.6. Webcast 54
3.3.7. Search 55
3.4. Những công cụ hổ trợ cho E-Marketing 56
3.4.1. Chat 56
3.4.2. RSS 56
3.4.3. E-Conference 57
3.5. Tổng chi phí của chương trình E-Marketing tại công ty Vinatex 57
3.6. Những ưu, nhược điểm của E-Marketing 57
Kết luận 60
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Nghiên cứu về E-marketing:
1.1.1. E-Marketing là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu về E-Marketing, một trong những phương pháp Marketing đang được chú ý nhiều nhất hiện nay, chúng ta tìm hiểu sơ lược về Marketing là gì?
Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình trao đổi. ( Philip Koler)
Và qua đó E-Marketing được hình thành dưới sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin. Vận dụng sáng tạo giữa sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và các chính sách marketing cho nhiều ngành nghề, E-Marketing được hình thành và trở thành công cụ đắc lực cho các chương trình Marketing của một số ngành nghề chủ chốt trong xã hội hiện nay. Và ngành dệt may là một trong số những ngành nghề có thể áp dụng chương trình E-Marketing này.
Vậy thì E-Marketing ( tiếp thị điện tử) là gì?
Dưới đây là một số định nghĩa được trích dẫn từ nhiều nguồn:
Tiếp thị điện tử (e-marketing) là cách thức tiếp thị vận dụng các tính năng của Internet nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đến thị trường tiêu thụ.
E-marketing là cách thức dùng các phương tiện điện tử để giới thiệu, mời chào, cung cấp thông tin về sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của nhà sản xuất đến người tiêu dùng và thuyết phục họ chọn nó.
Hoặc là tiếp thị điện tử (e-marketing) là cách thức tiếp thị vận dụng các tính năng của Internet nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đến thị trường tiêu thụ.
Cũng có thể hiểu theo một cách khác chữ E là biểu tượng của “Launch Internet Explorer Browser” còn marketing là tiếp thị. Đây chính là cách thức tiếp thị, quảng bá sản phẩm qua mạng Internet.
1.1.2. Đặc điểm và bản chất của E-Marketing:
Xuất phát từ Marketing truyền thống, E-Marketing thực sự cũng mang những đặc điểm và bản chất giống Marketing truyền thống. Ngoài ra còn có những đặc trưng riêng mà tùy theo điều kiện của mỗi ngành nghề sẽ có sự phù hợp riêng để vận dụng vào phát triển thương hiệu hay nhãn hiệu của mình.
- Tính linh hoạt và khả năng phân phối cao: Một quảng cáo trên mạng được truyền tải 24/24 giờ một ngày, cả tuần, cả năm. Hơn nữa, chiến dịch quảng cáo có thể được bắt đầu cập nhật hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào. Nhà quảng cáo có thể theo dõi tiến độ quảng cáo hàng ngày, xem xét hiệu quả quảng cáo ở tuần đầu tiên và có thể thay thế quảng cáo ở tuần thứ hai nếu cần thiết. Điều này khác hẳn kiểu quảng cáo trên báo chí, chỉ có thể thay đổi quảng cáo khi có đợt xuất bản mới, hay quảng cáo tivi với mức chi phí rất cao cho việc thay đổi quảng cáo thường xuyên.
- Phạm vi phát triển trên toàn cầu. Bất cứ nơi nào trên thế giới đều có thể online, tìm kiếm những thông tin mình mong muốn nên đối tượng khách hàng của nó là không có giới hạn.
- Đa dạng hóa: sản phẩm. Tất cả các sản phẩm đều có thể được đăng tải trên hệ thống website hoặc các diễn đàn và blog của công ty.
- Khả năng tương tác thông tin cao: Mục tiêu của nhà quảng cáo là gắn khách hàng triển vọng với nhãn hiệu hoặc sản phẩm của họ. Điều này có thể thực hiện hiệu quả trên mạng, vì khách hàng có thể tương tác với sản phẩm, kiểm tra sản phẩm và nếu thoả mãn thì có thể mua. Ví dụ, một quảng cáo cho phần mềm máy tính có thể đưa khách hàng tới nơi trưng bày sản phẩm để lấy thông tin và kiểm tra trực tiếp. Nếu khách hàng thích phần mềm đó, họ có thể mua trực tiếp. Không có loại hình thông tin đại chúng nào lại có thể dẫn khách hàng từ lúc tìm hiểu thông tin đến khi mua sản phẩm mà không gặp trở ngại nào như mạng Internet.
- Khả năng theo dõi: Các nhà tiếp thị trên mạng có thể theo dõi hành vi của người sử dụng đối với nhãn hiệu của họ và tìm hiểu sở thích cũng như mối quan tâm của những khách hàng triển vọng. Ví dụ, một hãng sản xuất xe hơi có thể theo dõi hành vi của người sử dụng qua site của họ và xác định xem có nhiều người quan tâm đến quảng cáo của họ hay không?
Các nhà quảng cáo cũng có thể xác định được hiệu quả của một quảng cáo (thông qua số lần quảng cáo được nhấn, số người mua sản phẩm, và số lần tiến hành quảng cáo,…) nhưng điều này rất khó thực hiện đối với kiểu quảng cáo truyền thống như trên tivi, báo chí và bảng thông báo.
Tự động hóa các giao dịch cơ bản.
Giảm sự khác biệt về văn hóa, luật pháp, kinh tế.
Đo lường hiệu quả dễ dàng.
ROI (Return on Investment) hiệu quả trên đầu tư cao.
Về bản chất:
Môi trường: Marketing trong môi trường mới, môi trường Internet, môi trường điện tử.
Phương tiện: Internet và các thiết bị điện tử.
Bản chất: Vẫn giữ nguyên bản chất của marketing truyền thống là thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng.
1.1.3. Đối tượng của E - Marketing:
So với Marketing truyền thống tác động lên chủ thể là con người thì E-Marketing ngoài tác động đến con người còn tác động lên đối tượng là robots của các SearchEngine (cổ máy tìm kiếm) như Google, Yahoo, Alta Vista…
1.1.4. Các tổ chức có liên quan đến hoạt động E-Marketing của công ty:
Phòng công nghệ thông tin: Chịu trách nhiệm cập nhật các dòng sản phẩm mới của công ty lên website của công ty, các forum, blog và hệ thống mạng Internet nội bộ.
Phòng kinh doanh: Khai thác nguồn khách hàng tiềm năng từ hệ thống mạng, nhận những phản hồi và các hóa đơn đặt hàng từ khách hàng qua email, website và các công cụ hổ trợ khác.
Kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm chi phối về tài chính cho các hoạt động marketing của chương trình.
Bán hàng và dịch vụ: Kết hợp với phòng kinh doanh để thực hiện việc đặt hóa đơn đặt hàng và quan hệ khách hàng.
1.2. Mục tiêu và vai trò của E-Marketing:
- Quảng bá các dòng sản phẩm của công ty một cách kịp thời, nhanh nhất. Thể hiện những thông điệp của công ty đến từng khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
- Nhiều người biết đến công ty cũng như sản phẩm của công ty.
- Mang đến nhiều đối tượng khách hàng mới và nhận được phản hồi sớm nhất từ phía khách hàng qua email, diễn đàn.
1.3. Tiến trình xây dựng chiến lược E-Marketing:
1.3.1. Cơ sở để xây dựng E-Marketing:
1.3.1.1. Số lượng người dùng Internet tăng lên:
Trong một báo cáo về sự chấp nhận Internet vào năm 1997 có tên “The Internet Report” cho thấy Internet chỉ mất 5 năm để thu hút 50 triệu độc giả Mỹ trong khi truyền thông phải mất 38 năm ,truyền hình cáp là 10 năm. Internet chính là phương tiện truyền thông phát triển nhanh nhất trong lịch sử. Số lượng người sử dụng Internet tăng lên với tốc độ rất nhanh đã tạo ra một cộng đồng đông đảo các khách hàng tiềm năng trên mạng mà không một công ty nào muốn bỏ qua. Ngày nay máy tính cá nhân có mặt tại 60 % số hộ gia đình của Mỹ, tại Tây Âu và Châu Á_ Thái Bình Dương lần lượt là 49% và 38%. Nếu như tính đến giữa năm 1998, số người sử dụng Internet là 137 triệu người thì đến năm 1999 con số này đã tăng lên 280 triệu người và năm 2001 là 375 triệu người. Do tốc độ tăng lên nhanh như vậy nên hiện nay không thể đưa ra con số chính xác số người truy cập vào mạng Internet. Người ta ước tính hiện nay, trên thế giới có xấp xỉ 520 triệu người truy cập trực tuyến trong đó có 1/3 là người Mỹ và Canada. Hơn 80% dân số thế giới ngày nay truy cập vào mạng tại nơi làm việc hoặc nhà riêng. Lịch sử đã cho thấy số lượng người sử dụng tăng 200% mỗi năm.
1.3.1.2. Việc sử dụng Internet đang ngày càng tăng lên:
Ngày càng có nhiều người xem truyền hình chuyển sang sử dụng thời gian rảnh rổi của mình bên chiếc máy vi tính để truy cập vào mạng thay vì ngồi bên chiếc tivi như trước kia. Một nghiên cứu thực hiện vào mùa thu năm 1996 đã chỉ ra rằng ¾ số người sử dụng máy tính cá nhân sẵn sàng bỏ tivi để dành nhiều thời gian cho máy vi tính của mình. Công ty tư vấn Forrester Research đã thăm dò ý kiến của 17000 người ở Anh, Đức, Hà Lan, Thụy Điển và Pháp thì 80% số người rất quan tâm và thích thú trước sự tiến triển của kỹ nghệ truyền thông . Theo kết quả của một cuộc tham dò do Lois Harris tiến hành trên tờ Tuần báo kinh doanh ( Business Week) của Mỹ năm 1998, thì 48% người sử dụng Internet dành ít thời gian hơn cho việc xem tivi, 26% dành ít thời gian hơn cho việc đọc sách báo. Thời gian người ta dành cho Internet cũng tăng lên nhanh chóng. Chẳng hạn như ở Mỹ là nước có tỷ lệ sử dụng Internet nhiều nhất thế giới, năm 1998 trung bình một người sử dụng Internet 5,4 giờ/ tuần, 23% trong số đó sử dụng hơn 11 giờ/tuần và 83% số này truy cập mạng hàng ngày. Ngày nay, số thời gian mà người ta dùng cho Internet tăng lên gấp đôi. Năm 2000 là 9,4 giờ/ tuần và năm 2001 là 9,8 giờ/ tuần.
Việc sử dụng Internet đã thu hút một số lượng người lớn hơn bất cứ hoạt động nào liên quan tới máy vi tính. Trong khi các trò chơi thu hút hầu hết những người trẻ tuổi hơn và những phần mềm hữu ích thu hút phần lớn giới lớn tuổi hơn thì Internet thu hút hầu hết mọi lứa tuổi . Sở dĩ như vậy vì Internet có thể đem lại cho họ rất nhiều tiện ích mà các phương tiện truyền thông khác không làm được. Người ta sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, nghiên cứu tài liệu, mở thư điện tử, mua cổ phiếu , đầu tư, tìm việc làm, lập ra các cửa hàng trên trang web, tham gia đấu thầu, mua tặng phẩm và vé máy bay đi nghỉ mát hay du lịch. Internet hiện là phương tiện rất hữu hiệu trong quan hệ đối tác. Internet cũng chính là nguồn thông tin lớn nhất trên hành tinh hiện nay. Báo chí ra hàng ngày, dự báo thời tiết, bảng báo giá hàng hóa mới nhất cũng như những hồ sơ về các trường đại học đều có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng sau một cái click chuột. Theo một cuộc điều tra mới đây có khoảng 80% số người kết nối Internet là để tìm thông tin. Trong khi thương mại điện tử phát triển thì Internet là một trong số ít địa chỉ mà không cần nhiều tiền mà có thể vào giải trí. Tốc đọ các bộ vi sử lý ngày càng cao cho phép bạn hạn chế sai sót của những trò chơi trên mạng. Thậm chí, trên mạng Internet người ta tìm thông tin về khí tượng hay bất kỳ một thông tin nào khác , cũng có vẻ là thích thú hơn là đọc báo, nghe đài, xem truyền hình vì trong khi truy cập mỗi người đều có cảm giác một sự bình đẳng mênh mông và những vấn đề tìm hiểu mới lại xuất hiện rất mới mẻ và hấp dẫn. Hãng Greenfield Online đã thăm dò ý kiến của 4350 người Mỹ từng truy cập Internet, 70% trong số họ nói rằng họ truy cập vài lần trong tuần, ¼ số người tham gia truy cập tới lúc ngủ, ½ nói rằng họ ít xem vo tuyến hơn, 19% số người đánh giá truy cập Internet tốt hơn xem truyền hình. Internet ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống riêng tư của con người. Người ta sử dụng Internet để liên lạc với người thân, đưa thông tin cá nhân lên mạng để tìm việc hay những người có cùng sở thích cá nhân. Việc truyền thông tin này rẻ hơn rất nhiều so với gọi điện thoại và việc trao đổi thư điện tử cũng dễ dàng như việc đánh máy một bức thư, trong khi ngay có thể nhận được thư trả lời.
Sự tăng lên của việc sử dụng Internet sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho quảng cáo trên mạng có thể tiếp cận với khách hàng và cũng là điều khiến các nhà quảng cáo phải cân nhắc dành một khoản ngân sách của mình cho quảng cáo trên mạng bên cạnh các chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
1.3.1.3 Sự phát triển của thương mại điện tử đặc biệt là các hoạt động kinh doanh trên mạng:
Sở dĩ trước đây các nhà quảng cáo thờ ơ với quảng cáo trên mạng là vì họ chưa quen với hình thức quảng cáo mới và vì nó thiếu những tiêu chuẩn về khả năng ước lượng và tính toán. Sự phát triển các tiêu chuẩn của các mục, kích thước, và việc nghiên cứu quảng cáo trên mạng đã tạo điều kiện xóa tan những e ngai của những nhà làm quảng cáo. Vào năm 1996, một tổ thương mại công nghiệp _ Phòng quảng cáo trên mạng ( IAB_ Internet Advertising Bereau) được các nhà sản xuất trên mạng thành lập nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp quảng cáo trên Internet. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của cơ quan này là đưa ra tiêu chuẩn cho các mục quảng cáo. Ngày nay khi lướt qua các trang web, các “biểu ngữ quảng cáo” thường được thiết kế theo một trong các kích cỡ biểu ngữ tiêu chuẩn do IAB đưa ra. Tiêu chuẩn này nhận được sự ủng hộ rất nhiều của các hãng quảng cáo vì họ sẽ không sáng tạo nhiều khi thiết kế các phiên bản của cùng một “ biểu ngữ quảng cáo” để chạy trên các địa chỉ khác nhau ( thường chỉ có vài pixel khác nhau) . IAB cũng đưa ra các tiêu chuẩn về kích thước và nghiên cứu các quảng cáo trong việc so sánh và đánh giá các chiến dịch quảng cáo hoạt động trên nhiều địa chỉ khác nhau.
Hãng khảo sát thị trường JupiterResearch (Mỹ) vừa công bố một tài liệu trong đó dự báo tiền chi vào tiếp thị online trong 3 năm tới sẽ tăng thêm khoảng 500 triệu USD, lên 15 tỷ USD, so với 13,8 tỷ USD của kênh thông tin truyền thống.
Tốc độ đầu tư vào quảng cáo trực tuyến - tức những thông điệp có trả tiền trên các website, dịch vụ trực tuyến và một số kênh tương tác khác như nhắn tin nhanh hoặc e-mail - dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2009, đạt 16,1 tỷ USD.
Mặc dù tạp chí sẽ bị Internet vượt qua về mặt thu nhập quảng cáo, điều đó không có nghĩa là một phần thu nhập của kênh thông tin giấy sẽ rơi vào tay các website. Theo nhà phân tích Nate Elliott của JupiterResearch, trong 5 năm tới, chi tiêu vào quảng cáo trên các tạp chí sẽ không dao động, chứ chưa nói là giảm. Các doanh nghiệp sẽ bổ sung kênh online vào ngân sách quảng cáo chứ không điều tiết lại nguồn tiền hiện có.
Một số nghiên cứu cho thấy số giờ trung bình mỗi năm mà người tiêu dùng dành để đọc tạp chí và các ấn phẩm in khác đang có xu hướng giảm, song giới phân tích không cho rằng điều này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự gia tăng chậm về quảng cáo trên những phương tiện này. Họ nêu ra ví dụ lĩnh vực truyền hình nhiều năm qua đã mất khá nhiều khán giả nhưng thu nhập về quảng cáo vẫn tăng đều.
Quảng cáo trực tuyến đang ngày một phổ biến bởi Internet đem lại cho các đơn vị tiếp thị những tính năng đặc biệt mà những kênh thông tin khác không có. Đ