Từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế nước ta có những biến đổi sâu sắc. Việc thực hiện chính sách mở cửa, chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã làm cho nước ta có một bước tiến khả quan. Tuy nhiên, cũng chính vì sự thay đổi này mà nền kinh tế phải chịu sức Ðp cạnh tranh cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Vì vậy, đối với doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, việc tự hoàn thiện mục tiêu là vấn đề hết sức cần thiết, chỉ có làm tốt công việc này thì doanh nghiệp Việt Nam mới có thể trụ đi lên.
78 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2590 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược kinh doanh xuất khẩu hàng lâm sản vào thị trường ASEAN của công ty sản xuất xuất nhập khẩu và du lịch HACOTA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Thị trường ASEAN là một thị trường hết sức tiềm năng đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Mặt hàng lâm sản mà công ty HACOTA kinh doanh là một mặt hàng cũng rất được thị trường này chấp nhận.
Từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế nước ta có những biến đổi sâu sắc. Việc thực hiện chính sách mở cửa, chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã làm cho nước ta có một bước tiến khả quan. Tuy nhiên, cũng chính vì sự thay đổi này mà nền kinh tế phải chịu sức Ðp cạnh tranh cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Vì vậy, đối với doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, việc tự hoàn thiện mục tiêu là vấn đề hết sức cần thiết, chỉ có làm tốt công việc này thì doanh nghiệp Việt Nam mới có thể trụ đi lên.
HACOTA là một công ty chuyên sản xuất, xuất nhập khẩu được thành lập từ năm 1993. Công ty đã nhanh chóng phát triển và mang lại một số thành tựu nhất định trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu hàng lâm sản. Tuy vậy, hiện nay công ty phải đối mặt với một số khó khăn trong kinh doanh mặt hàng này.
Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty, tiềm năng xuất khẩu hàng lâm sản sang thị trường ASEAN từ công ty là khá lớn, đặc biệt trong những năm gần đây. Điều quan trọng là công ty chưa có một kế hoạch cụ thể, rõ ràng trong quá trình kinh doanh, xuất khẩu hàng lâm sản sang đó.
Trong quá trình thực tập tại công ty, em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “ Chiến lược kinh doanh xuất khẩu hàng lâm sản vào thị trường ASEAN của công ty sản xuất xuất nhập khẩu và du lịch HACOTA”
Nội dung bài chuyên đề thực tập được dàn trải qua 3 chương:
ChươngI: Xây dựng chiến lược kinh doanh hàng lâm sản cho thị trường ASEAN.
ChươngII: Phân tích chiến lược kinh doanh xuất khẩu hàng lâm sản sang thị trường ASEAN của công ty HACOTA thời gian qua
ChươngIII: Hoàn thiện xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu hàng lâm sản trên thị trường ASEAN của công ty HACOTA.
Trong quá trình nghiên cứu và làm bài của em, em chắc chắn sẽ có nhiều sai sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn.
CHƯƠNG I: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HÀNG LÂM SẢN CHO THỊ TRƯỜNG ASEAN
1.1. Đặc điểm của thị trường ASEAN về hàng lâm sản:
Mục tiêu cơ bản của hợp tác kinh tế ASEAN là nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong các vấn đề hợp tác ASEAN có cả hợp tác về lâm nghiệp. Ngày nay, lâm nghiệp vẫn còn đóng góp một vai trò có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế các nước ASEAN, do đó hợp tác nhằm thúc đẩy sản xuất và buôn bán các sản phẩm lâm nghiệp rất được các nước ASEAN quan tâm. Tuy gần gũi về địa lý, nhưng mỗi nước thành viên ASEAN có nguồn tài nguyên rừng khác nhau và có thị hiếu khác nhau về hàng lâm sản.
Brunei: Với diện tích rừng 4.352.000 ha, chiếm 75% diện tích cả nước, Brunei có nguồn lâm sản phong phú, đặc biệt là gỗ xây dựng. Lâm nghiệp đã từng là ngành kinh tế chủ yếu của Brunei nhưng gần đây hoạt động của ngành này đã bị thu hẹp dần do sự bành trướng của ngành khai thác và chế biến dầu khí. Người Brunei ưa thích các sản phẩm từ gỗ có độ tinh sảo cao dùng làm đồ trang trí như: hộp nữ trang, bàn ghế chạm cẩn.
Indonexia: Rừng là nguồn tài nguyên quý giá ở Indonexia. Gỗ tròn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn thứ 3 của Indonexia chỉ sau dầu mỏ và khí tự nhiên. Indonexia có những khu rừng cứng lớn nhất thế giới. Họ có công nghệ chế biến gỗ khá tinh xảo. Người Indonexia ưa thích các loại sản phẩm chế biến từ gỗ có gam màu sáng.
Malaysia: Khai thác và chế biến gỗ là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng của Malaysia. Từ 1/1/1994 Chính phủ Malaysia đã cấm xuất khẩu gỗ cây để cho công nghiệp chế biến gỗ ván sàn, gỗ dán, gỗ Ðp phoóc. Thị trường Malaysia rất yêu thích sản phẩm bàn ghế bằng tre, tranh trang trí…
Philippin: 3/4 diện tích của Philippin là rừng núi và cao nguyên. Philippin có công nghiệp chế biến gỗ rất phát triển. Hiện nay để bảo vệ và nuôi dưỡng tài nguyên rừng, Chính phủ đã cấm xuất khẩu gỗ cây. Thị trường Philippin có nhu cầu rất đa dạng về sản phẩm lâm sản như: pháo mỹ nghệ, tượng, đơn…
Singapore: là một đất nước rất nghèo tài nguyên thiên nhiên. Hằng năm Singapore phải nhập khẩu một khối lượng lớn lâm sản để phục vụ nền kinh tế đất nước. Sản phẩm nhập khẩu chính là gỗ cao su.
Thái Lan: Miền Bắc Thái Lan tập trung rất nhiều loại gỗ quý, đặc biệt là gỗ tếch có giá trị kinh tế cao. Thái Lan là nước xuất khẩu lâm sản lớn hiện nay. Tuy nhiên, người dân Thái Lan có nhu cầu lớn về sản phẩm gỗ do đó họ vẫn phải nhập khẩu một số sản phẩm từ bên ngoài.
Lào: Người dân Lào ưa thích các sản phẩm có kiểu dáng truyền thống và giá tương đối rẻ nh salon giả cổ. Hiện nay Lào là nước nhập khẩu nhiều sản phẩm lâm sản của Việt Nam và Thái Lan.
Campuchia: Thị trường Campuchia rất ưa thích các sản phẩm từ mây tre kết hợp với thuỷ tinh, gốm, gỗ, kim loại. Campuchia có nguồn lâm sản phong phó, tuy nhiên công nghệ còn lạc hậu do đó chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Myanma: Đây là thị trường đòi hỏi các sản phẩm gỗ phải có đặc điểm gọn nhẹ, xinh xắn và phải có nhiều kiểu dáng để lùa chọn. Hiện nay nước này nhập khẩu lâm sản chủ yếu của Nhật bản, Hàn quốc.
1.2. Đặc điểm của hàng lâm sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường ASEAN:
Một sè quy định của Việt Nam về xuất khẩu lâm sản:
Trong những năm qua, tình trạng khai thác, sử dụng, vận chuyển trái phép… những sản phẩm có liên quan đến rừng đã làm cho tài nguyên rừng bị suy giảm một cách nhanh chóng, gây ra những hậu quả không thể lường trước được đối với cộng đồng và cả đối với sự phát triển của quốc gia. Đứng trước tình hình này, để có thể quản lý và sử dụng hợp lý những nguồn tài nguyên rừng, Chính phủ đã ban hành quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005:
Bãi bỏ việc phê duyệt và phân bổ hạn mứcgỗ rừng tự nhiên để sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu. Mọi dạng sản phẩm gỗ đều được phép xuất khẩu, trừ gỗ tròn, gỗ xẻ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước.
Gỗ có nguồn gốc nhập khẩu được phép xuất khẩu dưới mọi dạng sản phẩm, kể cả việc tái sản xuất gỗ tròn, gỗ xẻ.
Gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu và sản phẩm làm từ gỗ nhập khẩu khi xuất khẩu không phải chịu thuế xuất khẩu.
Nhà nước khuyến khích xuất khẩu các loại sản phẩm gỗ có hàm lượng gia công, chế biến cao. Bộ tài chính hoàn thiện chính sách thuế để khuyến khích sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ loại này.
Trên cơ sở chỉ tiêu khai thác gỗ rừng tự nhiên từng khu vực đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (có chỉ tiêu khai thác) chỉ đạo ngành kiểm lâm kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc khai thác gỗ ngay tại địa phương. Việc kiểm tra nguồn gốc gỗ đối với sản phẩm gỗ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (sản phẩm từ gỗ rừng tự nhiên trong nước) phải được thực hiện ngay tại cơ sở sản xuất theo đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; không kiểm tra nguồn gốc gỗ đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu khi làm thủ tục xuất khẩu. Riêng việc xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ có nguồn gốc gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng, phải xuất trình tại Hải quan cửa khẩu hồ sơ hợp lệ về nguồn gốc gỗ theo quy định của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan.
Căn cứ vào nội dung đã quy định ở trên, doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập-tái xuất và tái xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tại cửa khẩu Hải quan.
Căn cứ Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005. Sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Tổng cục Hải quan và một số Bộ, ngành hữu quan, Bộ Thương mại hướng dẫn cụ thể một số điểm để thực hiện Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nh sau:
Trừ các mặt hàng cấm xuất nêu trên, các loại gỗ và sản phẩm gỗ đều được phép xuất khẩu và làm thủ tục tại cửa khẩu Hải quan, không phải xin giấy phép của Bộ Thương mại.
Gỗ có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp đựơc xuất khẩu dưới tất cả các dạng, không phải xin giấy phép của Bộ Thương mại.
Gỗ nguyên liệu và sản phẩm gỗ được tạm nhập tái xuất không phải xin giấy phép của Bộ Thương mại, trừ gỗ nguyên liệu tạm nhập tái xuất từ Campuchia.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra Thông tư hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ:
Đối với gỗ có tên trong danh mục động vật, thực vật hoang dã xuất khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu phải có giấy phép của Văn phòng CITES Việt Nam.
Sản phẩm gỗ quý, hiếm thuộc nhóm IIA quy định tại Nghị định 18/HĐBT ngày 17/1/1992 chỉ được phép xuất khẩu ở dạng hàng mỹ nghệ và đồ gỗ cao cấp, khi xuất khẩu doanh nghiệp phải có giấy phép của Chi cục Kiểm lâm sở tại.
Đối với gỗ tròn, gỗ xẻ có nguồn gốc từ rừng trồng: doanh nghiệp được xuất khẩu không hạn chế về số lượng và giá trị; khi xuất khẩu doanh nghiệp chỉ phải làm thủ tục Hải quan tại cửa khẩu và xuất trình biên bản xác nhận của Hạt Kiểm lâm nơi khai thác.
Đối với gỗ tròn, gỗ xẻ có nguồn gốc nhập khẩu:
Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu để sản xuất kinh doanh nhưng không sử dụng mà tái xuất, khi làm thủ tục xuất khẩu doanh nghiệp chỉ cần xuất trình tờ khai hải quan nhập khẩu được hải quan cửa khẩu cấp theo quy định hiện hành.
Trường hợp doanh nghiệp uỷ thác nhập khẩu gỗ qua doanh nghiệp khác thì khi xuất khẩu phải có hợp đồng uỷ thác và bản sao tê khai hải quan nhập khẩu do doanh nghiệp nhận uỷ thác xác nhận.
Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu mua lại của doanh nghiệp nhập khẩu để tái xuất thì khi làm thủ tục xuất khẩu phải có: Hợp đồng mua bán giữa hai đơn vị; Bản sao hải quan nhập khẩu do Hạt Kiểm lâm nơi doanh nghiệp bán xác nhận, đã trừ lùi khối lượng bán trên bản sao.
Đặc điểm của hàng lâm sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường ASEAN:
Đất nước ta có 3/4 lãnh thổ là miền núi trong đó đất nông nghiệp đang sử dụng hơn 9,9 triệu ha rừng tự nhiên với trữ lượng gỗ hơn 657 triệu m3 và nhiều lâm sản quý hiếm. Trong thời gian qua, nguồn nguyên liệu cho chế biến gỗ xuất khẩu từ chỗ khai thác rừng tự nhiên chuyển sang nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng là chính. Nừu như những năm 1990, Việt Nam khai thác 1,8 triệu m3 gỗ rừng tự nhiên một năm thì từ năm 2000 đến nay giảm xuống khai thác bình quân 300.000 m3 gỗ rừng tự nhiên. Để bù đắp sự thiếu hụt, hàng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 250.000 đến 300.000 m3 gỗ từ các nước lân cận và tăng cường sử dụng gỗ rừng trồng để sản xuất. Tuy có nhiều chủng loại nhưng những loại gỗ có khả năng làm hàng xuât khẩu thì rất Ýt, thường chỉ sử dụng gỗ từ nhóm một đến nhóm bốn, tỷ lệ này chiếm khoảng 10-15% trong nguồn gỗ khai thác hàng năm. Trong số lượng gỗ nhóm cao, chỉ được phép sử dụng một vài loại có giá trị để làm hàng xuất khẩu như: trắc, gô, pơmu… Còn các loại cây đặc sản nh quế, hồi, sa nhân, hoa hoè… không phát triển mạnh được theo vùng tập trung, nặng về nguyên liệu thu hái hoặc do dân trồng phân tán, năng suất trồng thường rất thấp và chất lượng không đồng đều.
ASEAN không chỉ là khu vực kinh tế năng động mà còn là thị trường tiêu thụ khổng lồ nhiều loại hàng hoá Việt Nam. Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này luôn có sự hiện diện của mặt hàng lâm sản. Một vài năm qua, hàng lâm sản nh mét mặt hàng “cứu cánh” để đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường ASEAN đầy tiềm năng, nhu cầu lại muôn màu. Một số làng nghề đồ gỗ xuất sang Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore rất được ưa thích nh làng nghề Đông Kỵ, Phù Khê (Bắc Ninh). Người Thái Lan, Lào thích gam màu sáng, kiểu dáng truyền thống; Singapore và Brunei thiên về màu tươi sáng, phong phú. Nhìn chung đây là thị trường dễ tính. Thị trường đa dạng, nhu cầu lớn song kim ngạch xuất khẩu của ta vào thị trường này quá Ýt. Hiện nay chưa có sản phẩm mòi nhọn được lùa chọn trong ngành. Cả nước đã hình thành một số khu vực chế biến gỗ xuất khẩu tập trung. Tuy nhiên, sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam khi đến tay người tiêu dùng hầu hết mang tên hiệu của nhà nhập khẩu, kể cả thiết kế, mẫu mã, quy cách và chủng loại vật liệu do nhà nhập khẩu chỉ định và cung cấp. Việc sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam mang nặng tính gia công, do đó lợi nhuận từ việc sản xuất và xuất khẩu còn rất thấp.
1.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu lâm sản sang thị trường ASEAN:
1.3.1 Khái quát về chiến lược kinh doanh:
Khái niệm:
Chiến lược kinh doanh quốc tế là sự tập hợp các mục tiêu, các chính sách và kế hoạch hoạt động của một doanh nghiệp nhằm đạt tới một hiệu quả nhất định trong môi trường kinh doanh toàn cầu.
Nhiều công ty thế giới đã thiết lập kế hoạch chiến lược toàn cầu để nhận định các cơ hội và các sự đe doạ, lập và điều khiển các chiến lược, quy định các phương cách tài trợ các chiến lược này. Kế hoạch chiến lược toàn cầu cung cấp một cơ cấu mà các nhà quản lý phải thực hiện việc phân tích môi trường bên ngoài, môi trường nội bộ công ty, đồng thời xác định nhiệm vụ và công việc kinh doanh của công ty, lập các mục tiêu của công ty và lập kế hoạch chiến lược.
Thiết kế tổ chức thường theo sau các kế hoạch chiến lược và vì có sự liên quan chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ, cả hai thường được thực hiện trong tiến trình kế hoạch chiến lược. Các công ty có thể:
Hình thành các chi nhánh quốc tế.
Tổ chức theo sản phẩm, nhiệm vụ hoặc từng vùng.
Có sự kết hợp giữa hai phương cách (hình thức liên kết hỗn hợp).
Chiến lược kinh doanh nói chung là sự tập hợp một cách thống nhất các mục tiêu, các chính sách và sự phối hợp các hoạt động của một đơn vị kinh doanh chiến lược trong tổng thể nhất định. Chiến lược kinh doanh phản ánh các hoạt động của một đơn vị kinh doanh chiến lược bao gồm quá trình đặt ra mục tiêu và các biện pháp, các phương tiện sử dụng để đạt được mục tiêu đó. Chiến lược kinh doanh được hoạch định và thực hiện ở một đơn vị kinh doanh chiến lược (Strategic Business Unit). Đơn vị kinh doanh chiến lược có thể là một công ty hoặc tập đoàn công ty có các đặc điểm cơ bản như: kinh doanh độc lập, có nhiệm vụ rõ ràng, có các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh, điều hành quản lý các nguồn (vật chất, lao động…) nhất định, có bộ máy quản lý đủ quyền lực và có trách nhiệm, có thể đạt đựơc lợi Ých từ các kế hoạch chiến lược, có thể xây dựng kế hoạch một cách độc lập với các đơn vị kinh doanh khác.
Việc hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm giúp các công ty, các tập đoàn công ty đạt được các mục tiêu trước mắt và lâu dài, tổng thể và bộ phận, là một điều hết sức quan trọng và cần thiết.
Mục đích của việc hoạch định chiến lược kinh doanh là “dự kiến tương lai trong hiện tại”. Câu hỏi quan trọng đặt ra là “năm sau phải làm gì khác năm nay để đến gần hơn mục tiêu chiến lược”.
Dùa vào chiến lược được hoạch định chu đáo, các nhà quản lý có thể lập ra các kế hoạch cho các năm kế tiếp nhau. Tất nhiên trong quá trình đó, cần có sự kiểm soát chặt chẽ, hiệu chỉnh trong từng bước đi. Một chiến lược vững mạnh luôn cần đến khả năng quản lý, điều hành linh hoạt, sử dụng các phương tiện thích ứng với từng bước.
Một chiến lược kinh doanh có thể được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, tuy vậy chủ yếu tập trung trả lời ba câu hái :
Hiện nay công ty đang ở đâu?
Công ty muốn đi đến đâu?
Công ty sẽ đến đó bằng cách nào?
Chiến lược được xem xét như một quá trình ra quyết định trong đó các nhà quản lý, những người ra quyết định cần phân tích môi trường kinh doanh, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty, xây dựng các mục tiêu và tìm kiếm các nguồn lực, các biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Một chiến lược kinh doanh với nội dung như vậy sẽ mang nghĩa bao quát và tổng thể hơn so với một kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh thường phản ánh một hệ thống các mục tiêu, các hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện các chiến lược kinh doanh. Nh vậy để vươn đến được mục tiêu chiến lược, công ty cần xây dựng và thực hiện nhiều kế hoạch kinh doanh.
Phân loại:
Chiến lược kinh doanh có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau. Việc xem xét phân chia các chiến lược kinh doanh sẽ giúp hiểu sâu sắc và toàn diện hơn về chiến lược kinh doanh.
* Phân chia chiến lược kinh doanh theo bản chất hoạt động:
Theo bản chất hoạt động kinh doanh, chiến lược kinh doanh của một công ty được chia thành chiến lược kinh doanh dự kiến và chiến lược kinh doanh hiện thực.
Chiến lược kinh doanh dự kiến:
Chiến lược kinh doanh dự kiến là sự kết hợp tổng thể của các mục tiêu chính sách và kế hoạch hành động vươn tới mục tiêu đó của một công ty. Chiến lược được xây dùng cho mét giai đoạn nhất định nhằm đạt được mục tiêu cao nhất trong tương lai. Chiến lược dự kiến được cấu thành bởi ba bộ phận cơ bản, đó là mục tiêu, chính sách và các kế hoạch hành động của một công ty.
Mục tiêu là một trạng thái mong muốn mà công ty xây dựng nên và cố gắng đạt tới. Trong một chiến lược kinh doanh, một công ty có thể xây dùng cho mình một số mục tiêu cụ thể. Mục tiêu tổng quát là những mục tiêu bao trùm, nó phản ánh mét cách tập trung nhất những trạng thái mà công ty mong muốn đạt được bằng những cố gắng của mình. Mục tiêu chi tiết là những mục tiêu cụ thể và thấp hơn mà công ty phải đạt được để tiến tới các mục tiêu tổng quát. Các chính sách có thể được xem như là các chỉ dẫn về phương thức hành động mà công ty cần phải tuân thủ để đạt được các mục tiêu của mình. Thông thường các chính sách có thể được hiểu nh các nguyên tắc, các chỉ dẫn mà công ty tạo dựng nên để tổ chức hoạt động nhằm vươn tới các mục tiêu đã định.
Để đạt được các mục tiêu, bên cạnh những chính sách hoạt động, công ty cần phải xây dựng các kế hoạch hoạt động theo một tổng thể thống nhất. Kế hoạch xây dùng cho từng thời kỳ nhất định và phải chỉ rõ các mục tiêu cụ thể, các hoạt động cần tiến hành, các nguồn cần khai thác. Nằm trong tổng thể của một chiến lược kinh doanh, các kế hoạch hoạt động là tổng thể các quá trình hoạt động nhằm đạt tới các mục tiêu cụ thể và mục tiêu tổng quát sẽ đạt được trên cơ sở các mục tiêu cụ thể.
Chiến lược kinh doanh hiện thực:
Chiến lược kinh doanh hiện thực là chiến lược kinh doanh dự kiến đượcđiều chỉnh cho phù hợp với các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh diễn ra trên thực tế khi tổ chức thực hiện. Nh vậy có thể nói chiến lược kinh doanh hiện thực là chiến lược kinh doanh dự kiến trên thực tế. Mét chiến lược kinh doanh dự kiến có thể trở thành một chiến lược kinh doanh hiện thực, hoặc chiến lược kinh doanh không hiện thực. Một chiến lược kinh doanh dự kiến sẽ trở thành chiến lược kinh doanh hiện thực nếu những điều kiện và hoàn cảnh thực tế trong khi thực hiện chiến lược có khả năng phù hợp với những điều kiện và hoàn cảnh đã được tính đến trong chiến lược kinh doanh dự kiến. Ngược lại, nếu điều kiện của chiến lược kinh doanh dự kiến không thể xảy ra được trên thực tế thì chiến lược kinh doanh dự kiến đó sẽ trở thành chiến lược kinh doanh không hiện thực.
* Phân chia chiến lược kinh doanh căn cứ vào quá trình hình thành chiến lược:
Theo quá trình hình thành chiến lược, chiến lược kinh doanh được phân chia theo 4 nhóm mức độ khác nhau là: chiến lược cấp kinh doanh, chiến lược kinh doanh cấp chức năng, chiến lược cấp công ty và chiến lược quốc tế.
Chiến lược cấp kinh doanh là các chiến lược nhằm khai thác các lợi thế cạnh tranh của công ty để có thể cạnh tranh với các công ty khác trong cùng ngành, cùng loại sản phẩm và được thể hiện ở sự tương đồng về công nghệ, khách hàng… Loại chiến lược này đòi hỏi các nhà kinh doanh phải khai thác được thế mạnh của công ty mình, nắm bắt và khai thác được các cơ hội kinh doanh để duy trì và phát triển vị trí của mình trên thị trường.
Chiến lược kinh doanh cấp chức năng là các chiến lược về các hoạt động chức năng cụ thể của công ty chẳng hạn chiến lược marketing (bao gồm chiến lược sản phẩm, thị trường, quảng cáo, phân phối sản phẩm…), chiến lược tài chính (tạo ra các nguồn tài chính và bảo vệ nâng cao các tài sản tài chính của công ty…). Chiến lược nhân sự (đào tạo và phát triển nguồn nhân lực…). Các chiến lược chức năng có mối quan hệ mật thiết với nhau và là cơ sở cho công