Đề tài Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC

Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Các cơ hội đang mở rộng tay chờ đón những doanh nghiệp biết đầu tư, biết tìm kiếm và biết tận dụng. Thế nhưng, vẫn luôn tồn tại song hành bên cạnh các cơ hội là những mối đe dọa, những nguy cơ, những rủi ro có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và chúng sẽ khiến các doanh nghiệp lao đao nếu không có sự chuẩn bị đầy đủ những biện pháp để đối phó.

docx73 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ñeà taøi: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG CMC GVHD : Trần Thị Trang SVTH : Phạm Thị Nga Lớp : 06 VQT1 MSSV :506401059 Thaønh phoá Hoà Chí Minh Thaùng 12/2010 LỜI CAM ĐOAN Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả có tham khảo qua một số tài liệu, số liệu từ: báo cáo của CMCTI, báo cáo của các đối thủ cạnh tranh, tạp chí chuyên ngành, thông tin từ các trang web, … đồng thời có tham khảo hình thức và nội dung trình bày của các luận văn khoá trước. Tác giả xin cam đoan nội dung luận văn là kết quả thực hiện của bản thân tôi, không sao chép từ những đề tài nghiên cứu khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan và những nội dung của luận văn này. Người viết PHẠM THỊ NGA LỜI CẢM ƠN Xin cho em được gởi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kỹ thuật công nghệ TPHCM đã tận tụy truyền thụ kiến thức cho em suốt những năm dưới mái trường đại học, giúp em có thêm hành trang quý giá trên bước đường tương lai của cuộc đời mình. Em xin kính lời cảm ơn chân thành đến cô Trần Thị Trang đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này với tất cả tinh thần, trách nhiệm và lòng nhiệt thành nhất. Em xin gởi lời cám ơn đến Ban Giám đốc, cùng các anh, các chị tại Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian qua. NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG CMCTI @ TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 12 năm 2010 Ký tên NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN @ TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2010 Ký tên MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CMCTI : Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông FTTx: kiến trúc mạng sử dụng cáp quang để kết nối Viễn thông FTTH: Fiber To The Home O/W : điểm yếu T/S : điểm mạnh T/S : thách thức kết hợp với điểm yếu SCIC : sở kết hợp giữa Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước CMC Telecom : và Công ty Cổ phần dịch vụ viễn thông CMC VAS: value added services VPS: Virtual Private Server) BTS: Công ty dịch vụ Truyền thanh - Truyền hình Hà Nội DIZA: với Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai SHTP: Đầu tư hạ tầng mạng viễn thông trong nội khu công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh BC-VT: Bưu chính viễn thông CNTT: Công nghệ thông tin AS: điểm hấp dẫn TAS: tổng điểm hấp dẫn FDI: hút vốn đầu tư thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 2. 1: Số lượng nhân sự 18 Bảng 2. 2: Thông tin tài chính của dự án 19 Bảng 2. 3: Thống kê số lượng khách hàng 20 Bảng 2. 4: Tình hình phát triển Internet qua các năm 22 Bảng 2. 5: Thống kê các tiêu chí phát triển chủ yếu 24 Bảng 2. 6: Thị phần người dùng của các ISP 30 Bảng 2. 7: Ma trận EFE của CMCTI 36 Bảng 2. 8: Ma trận IFE của CMCTI 41 DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 2. 1: Cổ đông sáng lập 14 Hình 2. 2: Số lượng người dùng Internet 23 Hình 2. 3: Tỉ lệ dân số sử dụng Internet 23 Sơ đồ 2. 1: Cơ cấu tổ chức 17 LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Các cơ hội đang mở rộng tay chờ đón những doanh nghiệp biết đầu tư, biết tìm kiếm và biết tận dụng. Thế nhưng, vẫn luôn tồn tại song hành bên cạnh các cơ hội là những mối đe dọa, những nguy cơ, những rủi ro có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và chúng sẽ khiến các doanh nghiệp lao đao nếu không có sự chuẩn bị đầy đủ những biện pháp để đối phó. Trước sự cạnh tranh đang diễn ra ngày một gay gắt và khốc liệt trên thị trường, mỗi doanh nghiệp nên có sự chuẩn bị sẵn sàng với những chiến lược hiệu quả để có thể tồn tại và phát triển vững chắc. Một doanh nghiệp nếu có được những chiến lược kinh doanh đúng đắn và thích hợp, có thể dựa vào nội lực để tận dụng được các cơ hội đến từ môi trường bên ngoài hay tránh né được những rủi ro, hạn chế những điểm yếu thì chắc chắn sẽ đủ sức cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Với Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC, một doanh nghiệp còn non trẻ thì lại gặp nhiều khó khăn và thách thức hơn, nhất là với ngành nghề có tính cạnh tranh cao và cần nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn như viễn thông, lại đặt trong bối cảnh thị trường viễn thông Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn trong tương lai gần. Vì vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển là rất quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với quá trình hoạt động của doanh nghiệp và đây cũng chính là lý do tôi quyết định chọn đề tài “Chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Ý nghĩa của đề tài Kinh doanh dịch vụ viễn thông là một trong ba lĩnh vực quan trọng mà tập đoàn công nghệ CMC – trong đó CMCTI là một thành viên, và được giao trọng trách phát triển, đang tập trung phát triển. Với mục tiêu kinh doanh, CMCTI cần phải xem xét việc chọn lựa đúng loại dịch vụ theo thứ tự ưu tiên thích hợp cùng các biện pháp triển khai trong giai đoạn chiến lược để có thể kinh doanh có hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh của dịch vụ viễn thông. Do đó, luận văn này ra đời với mong muốn đóng góp một chút sức lực cho đơn vị mà tác giả đã gắn bó trong thời gian qua. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Với mục tiêu là thông qua việc phân tích môi trường xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe doạ đối với Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC và đề xuất một số giải pháp chiến lược để nâng cao vị thế cạnh tranh cho CMCTI. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: lĩnh vực dịch vụ viễn thông và Internet do CMCTI cung cấp. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tổng hợp được áp dụng trong đánh giá môi trường kinh doanh và xác định điểm phân loại của các yếu tố trong các ma trận của khung phân tích hình thành chiến lược. Phương pháp thống kê so sánh được áp dụng trong việc thu thập và xử lý các số liệu, các báo cáo tài chính,… Các kết quả điều tra sau đây được gọi chung là cơ sở dữ liệu trong việc phân tích môi trường kinh doanh, phân tích các đối thủ cạnh tranh và phân tích nội bộ. Phương pháp dự báo được áp dụng trong dự báo giá trị sản lượng và tốc độ tăng trưởng của ngành viễn thông giai đoạn 2011 – 2020. Hạn chế của đề tài Bàn về chiến lược kinh doanh của một công ty có rất nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh cần phải được quan tâm xem xét, đặc biệt là trong việc phân tích đối thủ cạnh tranh – một vấn đề khó khăn, phức tạp trong điều kiện hạn chế về thông tin các doanh nghiệp và thời gian có hạn. Ngoài ra, do trình độ, năng lực của người viết có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót cả về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, khó tránh khỏi những nhận định mang tính chủ quan làm giảm độ tin cậy và chính xác. Kết cấu của đề tài Luận văn gồm … trang bao gồm phần mở đầu, kết luận, ngoài ra còn có các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia làm 3 chương chính như sau: Chương 1 - Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh Chương 2 - Phân tích tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC Chương 3 - Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẾ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Chiến lược kinh doanh Khái niệm Chiến lược kinh doanh là một thuật ngữ chúng ta đã nghe rất nhiều, nhưng để hiểu nó mỗi người có cách định nghĩa riêng. Sau đây chúng ta nghe một số nhà quản trị học định nghĩa: Theo Fred R.David: chiến lược kinh doanh là tiến trình xác định mục tiêu dài hạn, lựa chọn phương tiện đạt tới các mục tiêu đó. Theo Micheal Porter: chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ. Theo William J.Gluek: chiến lược kinh doanh là một kế hoạch thống nhất tính toàn diện và tính phối hợp, thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ thực hiện. General Ailleret lại cho rằng: chiến lược là việc xác định những con đường và những phương tiện vận dụng để đạt tới các mục tiêu đã được xác định thông qua các chính sách. Và còn rất nhiều định nghĩa khác nữa nhưng dù tiếp cận theo cách nào thì có thể hiểu tổng quát “chiến lược kinh doanh là phân tích, tìm hiểu và đưa ra con đường cơ bản, phác họa quỹ đạo tiến triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đó là kế hoạch mang tính toàn diện, tính phối hợp và tính thống nhất được rèn giũa kỹ lưỡng nhằm dẫn dắt đơn vị kinh doanh đảm bảo mục tiêu của đơn vị kinh doanh. Chiến lược kinh doanh là việc ấn định các mục tiêu cơ bản của đơn vị kinh doanh, lựa chọn phương tiện và cách thức hành động, phân bố các nguồn lực thiết yếu để thực hiện mục tiêu kinh doanh”. Phân loại chiến lược kinh doanh Căn cứ vào phạm vi của chiến lược kinh doanh, có: Chiến lược chung (chiến lược tổng quát): Chiến lược chung thường đề cập những vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất và có ý nghĩa lâu dài. Chiến lược chung quyết định những vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Chiến lược bộ phận: Thông thường trong doanh nghiệp, loại chiến lược này gồm: chiến lược sản xuất kinh doanh, chiến lược tài chính, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chiến lược marketing, các hệ thống thông tin, chiến lược nghiên cứu và phát triển. Chiến lược chung và chiến lược bộ phận liên kết với nhau thành một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh. Căn cứ vào hướng tiếp cận chiến lược kinh doanh Chiến lược tập trung vào những nhân tố then chốt: Tư tưởng chỉ đạo hoạch định chiến lược kinh doanh ở đây là không dàn trải các nguồn lực mà cần tập trung cho những hoạt động kinh doanh có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh dựa trên ưu thế tương đối: Tư tưởng chỉ đạo hoạch định chiến lược đây bắt đầu từ sự phân tích, so sánh sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp mình so với các đối thủ cạnh tranh, thông qua đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình làm chỗ dựa cho chiến lược kinh doanh. Ưu thế tương đối có thể biểu hiện bằng nhiều mặt như: chất lượng hoặc giá bán sản phẩm, dịch vụ; hoặc công nghệ sản xuất, mạng lưới tiêu thụ... Chiến lược kinh doanh tạo tấn công: việc xây dựng chiến lược được tiếp cận theo cách cơ bản và luôn nhìn thẳng vào những vấn đề được coi là phổ biến, khó làm khác được để đặt câu hỏi tại sao, nhằm xét lại những điều tuởng như đã được kết luận. Từ việc đặt liên tiếp các câu hỏi, có thể có những khám phá mới làm cơ sở cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình. Chiến lược khai thác các khả năng tiềm tàng: không nhằm vào nhân tố then chốt mà nhằm khai thác khả năng có thể của các nhân tố bao quanh nhân tố then chốt. Căn cứ theo nội dung của chiến lược Chiến lược thương mại. Chiến lược tài chính. Chiến lược công nghệ và kỹ thuật. Chiến lược con người. Căn cứ theo quy trình chiến lược Chiến lược định hướng: đề cập đến những định hướng biện pháp để đạt được các mục tiêu đó. Đây là phương án chiến lược cơ bản của doanh nghiệp. Chiến lược hành động: là các phương án hành độn của doanh nghiệp trong từng tình huống cụ thể và các dự kiến điều chỉnh chiến lược. Tác dụng của chiến lược kinh doanh Giúp các doanh nghiệp thấy rõ hướng đi của đơn vị trong tương lai, nhận thức được những thời cơ, cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra, nhằm giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với môi trường đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Giúp các doanh nghiệp tạo ra những chiến lược kinh doanh tốt hơn thông qua việc sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, tạo cơ sở tăng sự liên kết và tăng sự gắn bó của nhân viên quản trị trong việc thực hiện mục tiêu doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh giúp tăng doanh số bán ra, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả quản trị, tránh được rủi ro về tài chính, tăng khả năng phòng ngừa, ngăn chặn các vấn đề khó khăn của doanh nghiệp. Căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh Khi xây dựng các chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp phải căn cứ vào những định hướng của Đảng; chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước; kết quả điều tra nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường; kết quả phân tích tính toán, dự báo về nguồn lực mà doanh nghiệp có thể khai thác. Chiến lược kinh doanh luôn được hoàn thiện và sửa đổi khi có những biến động lớn về chủ trương và sự thay đổi lớn của tình hình thị trường. Chiến lược kinh doanh được hình thành thông qua bước nghiên cứu hiện trạng; nhận thức về quan điểm phát triển của Nhà nước; nhận định về thị trường và đề ra các chính sách phát triển trong các chiến lược bộ phận. Thiết lập chiến lược kinh doanh Xác định sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp Sứ mệnh phản ánh nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh và thường được thể hiện thông qua những triết lý ngắn gọn của doanh nghiệp. Sứ mệnh là lý do tồn tại của doanh nghiệp cho thấy phương hướng phấn đấu của doanh nghiệp trong suốt thời gian tồn tại. Các doanh nghiệp có thể thay đổi chiến lược để thực hiện sứ mệnh nhưng ít khi thay đổi lý do tồn tại của mình. Mục tiêu là kết quả mong muốn cuối cùng mà doanh nghiệp cần đạt tới. Mục tiêu chỉ ra phương hướng cho tất cả quyết định và hình thành những tiêu chuẩn đo lường cho việc thực hiện trong thực tế. Xác định nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là giai đoạn mở đâu vô cùng quan trọng trong việc thực hiện quản trị kinh doanh theo chiến lược. Các mục tiêu được xác định rõ ràng và cụ thể là điều quan trọng để doanh nghiệp đạt được thành công. Các nguyên tắc xác định mục tiêu Tính cụ thể: các mục tiêu cần được xác định dưới dạng các chỉ tiêu cụ thể, bao gồm cả tính định lượng. Mục tiêu càng cụ thể thì càng dễ hoạch định chiến lược thực hiện mục tiêu đó. Tính khả thi: một mục tiêu đặt ra phải có khả năng thực hiện được, nếu không sẽ là phiêu lưu hoặc phản tác dụng. Tính thống nhất: các mục tiêu đề ra phải phù hợp với nhau để quá trình thực hiện một mục tiêu này không cản trở đến việc thực hiện các mục tiêu khác, và phải phân loại thứ tự ưu tiên. Tuy nhiên, các mục tiêu không phải hoàn toàn nhất quán với nhau, khi đó cần giải pháp dung hòa trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Tính linh hoạt: những mục tiêu đề ra phải có thể điều chỉnh được cho phù hôp với sự thay đổi của môi trường nhằm tránh được những nguy cơ và tận dụng những cơ hội. Đánh giá các yếu tố bên ngoài Mục tiêu của việc đánh giá môi trường bên ngoài là đề ra danh sách tóm gọn những cơ hội mà doanh nghiệp nên nắm bắt, đồng thời là những nguy cơ cũng từ môi trường đem lại, có thể gây ra những thách thức cho doanh nghiệp mà cần phải tránh. Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô (môi trường ngành). Môi trường vĩ mô Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô là những yếu tố mà phạm vi ảnh hưởng của nó bao trùm lên tất cả các ngành kinh doanh, tới tổng nhu cầu thị trường tổng quát của toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô tới từng ngành, với từng loại hàng hoá dịch vụ không cùng mức độ và cùng chiều. Môi trường chính trị - pháp luật Môi trường chính trị và pháp luật bao gồm các luật lệ, các quy tắc và những hoạt động của các cơ quan Nhà nước có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến hoạt động của các doanh nghiệp. Sự ổn định của chính trị: chính trị phản ánh một hệ thống lãnh đạo chính trị và đường lối xây dựng đất nước do hệ thống đó đưa ra và thực hiện. Sự ổn định về chính trị tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, là tiền đề cho sự ổn định và phát triển kinh tế. Các chính sách kinh tế xã hội: chính sách thể hiện tư tưởng khuyến khích ưu tiên hay hạn chế một phương diện nào đó trong đời sống kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia. Vì vậy chính sách sẽ trực tiếp phản ánh cơ hội hay đe doạ đối với các quyết định marketing. Hệ thống pháp luật: Là hệ thống những quy tắc để điều chỉnh các hành vi trong đời sống kinh tế xã hội của một đất nước. Biểu hiện tập trung tư tưởng của luật pháp là khẳng định cái gì được phép và không được phép; nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh. Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế là những đặc điểm của hệ thống kinh tế mà trong đó doanh nghiệp hoạt động. Môi trường kinh tế thường được đề cặp đến những yếu tố sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Kinh tế phát triển phản ánh tốc độ phát triển của thị trường do đó sẽ góp phần làm giảm áp lực cạnh tranh. Sức mua của tổng thể thị trưòng cao tạo điều kiện cho phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Lãi suất: Lãi suất là một trong những yếu tố thuộc chính sách tiền tệ. Lãi suất cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp tới kinh doanh và nhu cầu thị trường. - Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn tới những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Chính sách thuế: Đây là một trong những yếu tố kinh tế mà mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Ngoài việc quan tâm tới thuế suất còn quan tâm tới tính ổn định của thuế suất. Thuế suất không ổn định sẽ gây khó khăn cho các dự kiến chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp. Môi trường văn hoá xã hội Mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều hoạt động trong môi trường văn hoá - xã hội nhất định. Doanh nghiệp và môi trường văn hoá - xã hội đều có mối liên hệ chặt chẽ, có sự tác động qua lại lẫn nhau. Xã hội cung cấp những nguồn lực mà doanh nghiệp cần, tiêu thụ những sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra. Lĩnh vực văn hoá xã hội có thể ảnh hưởng đến các quyết định mang tính chiến lược như: lựa chọn lĩnh vực và mặt hàng, lựa chọn nhãn hiệu, màu sắc, kiểu dáng, thay đổi kênh phân phối. Môi trường tự nhiên Tác động của điều kiện tự nhiên đối với các quyết sách kinh doanh từ lâu đã được các hãng thừa nhận. Mặc dù hiện nay do công nghệ hiện đại, con người sử dụng nguồn nguyên liệu tiết kiệm hơn nhưng nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên khan hiếm. Đặc biệt từ thập kỷ 90 trở lại đây môi trường tự nhiên xấu đi rõ nét đang là thách thức đối với hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau; đó là, nguồn cung cấp nguyên liệu, năng lượng cạn kiệt, mức độ ô nhiễm gia tăng, thời tiết diễn biến phức tạp, lũ lụt hạn hán gây ra những tổn thất lớn trên diện rộng. Những điều đó làm cho chi phí kinh doanh tăng lên do phải tốn thêm chi phí, trang bị thêm các thiết bị xử lý chất thải, đóng thuế nhiều hơn do yêu cầu bảo vệ môi trường. Môi trường công nghệ Bao gồm các yếu tố gây tác động ảnh hưởng tới công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường mới. Các yếu tố thuộc môi trường có thể ảnh hưởng hai mặt tới các quyết định trong chiến lược kinh doanh vừa tạo ra cơ hội nhưng đồng thời cũng hình thành những nguy cơ cho các doanh nghiệp. Một mặt cho phép doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, năng suất lao động tăng tạo nên lợi thế cạnh tranh; mặt khác sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ làm chu kỳ đổi mới công nghệ diễn ra nhanh chóng. Chi phí đầu tư cho nghiên cứu phát triển chiếm một tỷ lệ ngày càng gia tăng. Môi trường vi mô Môi trường vi mô bao gồm tất cả các lực lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của doanh nghiệp trong một ngành; đồng thời các lực lượng này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và biến đổi về quy mô, nhu cầu loại hàng hoá và dịch vụ do các doanh nghiệp thuộc ngành cung cấp. Khách hàng Khách hàng là từ chung dùng để chỉ những người hay tổ chức sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi khách hàng và tiên liệu những biến đổi về nhu cầu của họ để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Trên phương diện cạnh tranh, khách hàng thường gây sức ép đối với người bán khi có điều kiện. Nhà cung cấp Để thực hiện quá trình sản xuất doanh nghiệp thường xuyên phải quan hệ với các nhà cung cấp vật tư thiết bị, cung cấp lao động, tài chính... lực lượng này cũng thường xuyên tác động tích cực hoặc tiêu cực tới chiến lược của doanh nghiệp. Tuy nhiên những lực lượng này chỉ có thể gây sức ép được đối với doanh nghiệp t
Tài liệu liên quan