Giấy là một trong những ngành kinh tếquan trọng trong nền kinh tếquốc dân.
Có thểnói không một lĩnh vực nào mà hoạt động của nó lại không cần sửdụng đến
giấy. Xã hội công nghiệp càng phát triển thì nhu cầu vềgiấy càng tăng. Sựphát triển
của khoa học và kỹthuật đã làm cho giá trịcủa giấy trởnên hữu ích hơn cho con người
và giá trịsửdụng của giấy theo đó càng trởnên đa dạng và phong phú.
Trước nhu cầu ngày càng tăng vềsản phẩm giấy trong nước, ngành giấy đã tận
dụng tối đa khảnăng hiện có để đáp ứng nhu cầu. Nhưng đáp ứng được bao nhiêu?
Những gì diễn ra trong thực tếhàng chục năm qua là bằng chứng xác thực và sống động
nhất không thểchối cãi là sức cạnh tranh của ngành giấy quảthực là yếu kém nhưng lại
tồn tại trong một cơthểkhá hoành tráng. Hệquảlà “lực bất tòng tâm” mà cái giá phải
trảlà những đồng ngoại tệ được tích lũy trong nước vốn đã khiêm tốn, thay vì chi tiêu
cho hoạt động nhập khẩu máy móc công nghệcao thì chi mua bột giấy nước ngoài.
Công nghệlạc hậu, nguyên liệu chính sản xuất giấy là bột giấy, hóa chất tẩy trắng phần
lớn đều nhập từnước ngoài đã “đè” những doanh nghiệp giấy xuống vềlượng lẫn chất.
Nhưvậy, cái mà chúng ta mong muốn là làm thếnào đểcó thể đứng trên đôi chân của
mình? Lật đổvịthếcạnh tranh của giấy ngoại nhưthếnào?
Muốn ngăn cản dòng chảy giấy ngoại vào Việt Nam, tựchủvềnguồn giấy cung
cấp đủcho thịtrường nội địa, điều quan trọng là phải tựsản xuất lấy nguyên liệu bột
giấy trên cơsởtận dụng lợi thếso sánh. Từnăm 1998 đến nay, đã có một vài đột phá
trong khâu tựcung nguyên liệu từviệc tăng diện tích trồng rừng nguyên liệu giấy
nhưng cơchếquy hoạch và quản lý vùng đan chéo nhập nhằng của cấp có thẩm quyền
(trung ương và địa phương) đã tạo ra một ma trận nhằng nhịt nhưmạng nhện khiến các
doanh nghiệp giấy trong nước không tìm được lối ra. Khó khăn của người là cơhội của
ta! Hệquảlà giấy ngoại tràn vào Việt Nam với tốc độvà sản lượng không ngừng tăng
lên. Thực trạng này nếu càng kéo dài thì tương lai của ngành giấy Việt Nam nhưánh
sao trên bầu trời xa thẳm vốn đã lu mờsẽnhòe dần và tắt lịm là không thểtránh khỏi.
Tương lai phụthuộc vào hành động của chúng ta hôm nay!
Mức độcạnh tranh giữa các sản phẩm giấy trong nước với nước ngoài đã lên đến
đỉnh điểm với kết quảhiện tại đang nghiêng vềsản phẩm nhập khẩu. Vịthế“đầu đàn”
của sản phẩm giấy nhập khẩu sẽcòn tiếp diễn trong tương lai là điều chắc chắn cho đến
khi Việt Nam thay đổi tưduy và hành động nhanh chóng trong tưthếkhông còn đường
lùi. Thật phi lý và đau xót khi rừng Việt Nam được xem nhưmột lợi thếso sánh nhưng
chẳng khai thác được gì. Nạn cháy rừng, khai thác manh mún và cục bộlà thủphạm
“gọt” dần ngọn tháp lợi thếso sánh ấy. Một viễn cảnh thật ảm đạm vềtài nguyên rừng!
Phát triển ngành giấy phải bắt đầu từ đầu tưvà khai thác tài nguyên rừng. Có gốc
mới có ngọn. Những dựbáo dựa trên dãy sốliệu quá khứthu thập được cho kết quảnhu
cầu giấy sẽtiếp tục tăng lên trong những năm tới. Với thực trạng nền công nghiệp giấy
hiện nay thì chúng ta sẽkhó thoát khỏi tình cảnh “ởtrong rừng mà thiếu củi!”. Không
trồng được rừng nguyên liệu thì ngành giấy Việt Nam mãi mãi lệthuộc nước ngoài.
Không tựchủ được nguồn nguyên liệu giấy thì cạnh tranh và phát triển được không?
Đềtài: “Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam”nhằm tới mục
đích nghiên cứu:
-Đánh giá thực trạng ngành công nghiệp giấy Việt Nam. Theo đó, đềtài đềcập
tới nhu cầu vềgiấy và khảnăng cung ứng của doanh nghiệp giấy trong nước. Tình hình
rừng nguyên liệu đểsản xuất giấy ởgóc độcung cầu, tình hình bột giấy ngoại nhập.
Tình hình cạnh tranh giấy nội và giấy ngoại trên thịtrường nội địa.
-Trên cơsởtình hình thực tếcủa ngành giấy Việt Nam, đềtài nghiên cứu và đề
xuất các chính sách, giải pháp chiến lược nhằm nâng cao vịthếcạnh tranh và phát triển
ngành công nghiệp giấy Việt Nam trong tương lai khởi nguồn từ đầu tưphát triển
nguồn nguyên liệu giấy.
Phạm vi nghiên cứu của đềtài tập trung vào phân tích một sốchỉtiêu vềnăng
lực sản xuất giấy, bột giấy và khảnăng tiêu thụcác sản phẩm giấy tại việt Nam trong
những năm gần đây cũng nhưcác nước khác trong khu vực và thếgiới. Truy tìm
nguyên nhân gây nên “cơn cảm cúm” kéo dài triền miên của ngành. Một vài công ty
điển hình trong nước được đềcập tới trong đềtài này không nằm ngoài mục đích phác
họa ởmức độtương đối bức tranh tổng thểngành giấy Việt Nam. Một trong những nội
dung trọng tâm mà đềtài nhấn mạnh là vấn đềrừng nguyên liệu giấy vốn là cơsởcho
chiến lược phát triển vững chắc ngành công nghiệp giấy nước nhà. Từ đó, các giải pháp
phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam được đềxuất với mong ước không xa
ngành giấy Việt Nam sẽphát triển vượt bậc, bền vững.
Đềtài được thực hiện dựa theo các phương pháp sau:
-Phương pháp thống kê và phân tích dữliệu: tập hợp các phương pháp dùng để
thu thập, phân tích, trình bày và diễn giải dữliệu. Phương pháp này giúp người ra quyết
định và quản trịviên ra quyết định tốt hơn;
-Phương pháp dựbáo: dựa vào sốliệu phản ánh tình hình thực tếhiện tại, quá
khứ, căn cứvào xu hướng phát triển của tình hình, dựa vào các mô hình toán học đểdự
đoán tình hình cơbản sẽxảy ra trong tương lai. Trong đềtài này, mô hình hồi quy
tương quan được sửdụng đểphân tích mối tương quan chặt chẽgiữa việc đầu tưtrồng
rừng nguyên liệu giấy với sản luợng. Đối với một sốvấn đềquan trọng và phức tạp,
nhất là khi dựbáo dài hạn người ta thường sửdụng một sốkỹthuật dựbáo rồi căn cứ
vào độlệch chuẩn đểchọn lấy kết quảthích hợp.
-Phương pháp suy luận và kết hợp ý kiến chuyên gia trong ngành giấy Việt Nam.
Đềtài gồm có 66 trang, 27 bảng biểu và 8 sơ đồcó kết cấu nhưsau:
- Lời mở đầu
- Chương 1: Cơsởlý luận vềchiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam.
Khái niệm vềchiến lược, các chiến lược cạnh tranh và phát triển ngành, các
phương pháp dựbáo nhu cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển.
- Chương 2: Thực trạng ngành công nghiệp giấy Việt Nam
+Tình hình sản xuất và tiêu thụgiấy tại Việt Nam.
+Nhu cầu tiêu dùng và khảnăng cung ứng của doanh nghiệp sản xuất giấy và
bột giấy.
+Tình hình quy hoạch và đầu tưvùng nguyên liệu giấy.
+Những yếu kém và khó khăn mà doanh nghiệp giấy trong nước đang đối mặt.
Dựbáo xu hướng nhu cầu, khảnăng tựcung, xuất và nhập khẩu giấy.
+Định hướng phát triển ngành giấy Việt Nam.
+Môi trường ngành công nghiệp giấy Việt Nam.
- Chương 3: Giải pháp và kiến nghịnhằm phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt
Nam.
Các giải pháp và kiến nghịchiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt
Nam.
- Kết luận đềtài.
84 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NGUYÊN LIỆU GIẤY
1.1- Khái Niệm về chiến lược.......................................................................................................4
1.1.1- Chiến lược tại các cấp độ khác nhau trong một doanh nghiệp.....................................4
1.1.2- Phân tích chiến lược .....................................................................................................5
1.1.3- Lựa chọn chiến lược.....................................................................................................5
1.1.4- Thực hiện chiến lược....................................................................................................5
1.2- Chiến lược phát triển ngành ..................................................................................................5
1.2.1- Các chiến lược cạnh tranh tổng quát ............................................................................5
1.2.2- Chiến lược đầu tư và các giai đoạn phát triển ngành ...................................................7
1.2.3- Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu .....................................................................8
1.3- Lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh.....................................................................................9
1.3.1- Lợi thế so sánh .............................................................................................................9
1.3.2- Lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michael Porter .............................................10
1.3.3- Vài dẫn chứng về quan hệ giữa lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh ........................11
1.3.4- Mô hình lợi thế cạnh tranh .........................................................................................11
1.4- Một số phương pháp dự báo nhu cầu ..................................................................................11
1.4.1- Các nhân tố tác động ..................................................................................................11
1.4.2- Tác động của chu kỳ sống của sản phẩm đối với dự báo...........................................12
1.4.3- Một số phương pháp dự báo theo khuynh hướng ......................................................13
1.5- Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển.................................................................15
1.5.1- Các yếu tố môi trường bên trong ...............................................................................15
1.5.2- Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô............................................................................16
Kết luận chương 1. ...................................................................................................................18
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY VIỆT NAM
2.1- Bối cảnh ra đời và phát triển ban đầu của ngành giấy Việt Nam........................................19
2.1.1- Thời kỳ Bắc thuộc ......................................................................................................19
2.1.2- Giai đoạn 1945-1954..................................................................................................20
2.1.3- Giai đoạn 1954-1975..................................................................................................20
2.1.4- Giai đoạn sau 1975 đến nay .......................................................................................21
2.2- Khái quát toàn cảnh ngành giấy ..........................................................................................22
2.2.1- Về phân bố theo vùng địa lý ......................................................................................23
2.2.2- Về quy mô sản xuất....................................................................................................23
2.2.3- Về Trình độ công nghệ và thiết bị sản xuất ...............................................................23
2.2.4- Về tổ chức ..................................................................................................................24
2.2.5- Về sản xuất kinh doanh ..............................................................................................24
2.3- Tình hình sản xuất và tiêu dùng giấy đến 2005 ..................................................................26
2.3.1- Thực trạng sản xuất và tiêu dùng giấy in và giấy viết................................................28
2.3.2- Giấy in báo .................................................................................................................30
2.4- Tình hình cung bột giấy và giấy năm 2005.........................................................................31
2.4.1- Tình hình sản xuất giấy ..............................................................................................31
2.4.2- Tình hình quy hoạch và đầu tư vùng nguyên liệu giấy ..............................................33
2.4- Sức ép khi nguyên – nhiên liệu cùng tăng giá.....................................................................36
2.5- Những điều mà ngành giấy đã làm......................................................................................37
2.6- Bốn điểm yếu cơ bản của ngành giấy .................................................................................38
2.6.1- Lệ thuộc vào bột giấy nhập ngoại ..............................................................................38
2.6.2- Sức cạnh tranh bấp bênh ............................................................................................39
2.6.3- Huy động vốn yếu và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ........39
2.6.4- Liên kết, hợp tác yếu ..................................................................................................40
2.7- Số liệu ngành giấy và dự báo ..............................................................................................41
2.8- Hệ số thời vụ của sản phẩm giấy in và giấy viết.................................................................43
2.9- Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Giấy Tân Mai ..............................................45
2.10- Tương quan giữa tăng diện tích rừng trồng và sản lượng giấy in báo ..............................46
2.11- Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy một số quốc gia - Những kinh nghiệm mà Việt Nam
có thể vận dụng..................................................................................................................48
2.11.1- Hiệp hội bột giấy và giấy Trung Quốc.....................................................................48
2.11.2- Hiệp hội bột giấy và giấy Indonesia.........................................................................50
2.11.3- Cấu trúc ngành công nghiệp bột giấy và giấy CHLB Nga.......................................51
Kết luận chương 2. ...................................................................................................................52
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN
NGUỒN NGUYÊN LIỆU GIẤY VIỆT NAM
3.1- Định hướng, quan điểm và mục tiêu phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam...........53
3.1.1- Về định hướng phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam....................................53
3.1.2- Quan điểm phát triển..................................................................................................53
3.1.3- Mục tiêu phát triển .....................................................................................................54
3.2- Giải pháp về quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu giấy..................................................55
3.2.1- Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu ........................................55
3.2.2- Chính sách hỗ trợ của nhà nước để phát triển vùng nguyên liệu giấy .......................56
3.2.3- Khai thác liên tục diện tích đất trồng rừng nguyên liệu giấy .....................................57
3.3- Nhóm giải pháp đồng bộ và hỗ trợ......................................................................................58
3.3.1- Định hướng quy mô nhà máy sản xuất bột giấy và sản xuất giấy..............................58
3.3.2- Liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước..................59
3.3.3- Nhận thức và tư duy, gắn mình vào phường hội ........................................................60
3.3.4- Hiệp lực để cùng phát triển, liên kết với các tập đoàn mạnh nước ngoài ..................61
3.3.5- Thị trường chứng khoán-nơi định giá giá trị doanh nghiệp và huy động vốn ...........62
3.3.6- Giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.................................................63
Kết luận đề tài. ..........................................................................................................................66
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
Giấy là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Có thể nói không một lĩnh vực nào mà hoạt động của nó lại không cần sử dụng đến
giấy. Xã hội công nghiệp càng phát triển thì nhu cầu về giấy càng tăng. Sự phát triển
của khoa học và kỹ thuật đã làm cho giá trị của giấy trở nên hữu ích hơn cho con người
và giá trị sử dụng của giấy theo đó càng trở nên đa dạng và phong phú.
Trước nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm giấy trong nước, ngành giấy đã tận
dụng tối đa khả năng hiện có để đáp ứng nhu cầu. Nhưng đáp ứng được bao nhiêu?
Những gì diễn ra trong thực tế hàng chục năm qua là bằng chứng xác thực và sống động
nhất không thể chối cãi là sức cạnh tranh của ngành giấy quả thực là yếu kém nhưng lại
tồn tại trong một cơ thể khá hoành tráng. Hệ quả là “lực bất tòng tâm” mà cái giá phải
trả là những đồng ngoại tệ được tích lũy trong nước vốn đã khiêm tốn, thay vì chi tiêu
cho hoạt động nhập khẩu máy móc công nghệ cao thì chi mua bột giấy nước ngoài.
Công nghệ lạc hậu, nguyên liệu chính sản xuất giấy là bột giấy, hóa chất tẩy trắng phần
lớn đều nhập từ nước ngoài đã “đè” những doanh nghiệp giấy xuống về lượng lẫn chất.
Như vậy, cái mà chúng ta mong muốn là làm thế nào để có thể đứng trên đôi chân của
mình? Lật đổ vị thế cạnh tranh của giấy ngoại như thế nào?
Muốn ngăn cản dòng chảy giấy ngoại vào Việt Nam, tự chủ về nguồn giấy cung
cấp đủ cho thị trường nội địa, điều quan trọng là phải tự sản xuất lấy nguyên liệu bột
giấy trên cơ sở tận dụng lợi thế so sánh. Từ năm 1998 đến nay, đã có một vài đột phá
trong khâu tự cung nguyên liệu từ việc tăng diện tích trồng rừng nguyên liệu giấy
nhưng cơ chế quy hoạch và quản lý vùng đan chéo nhập nhằng của cấp có thẩm quyền
(trung ương và địa phương) đã tạo ra một ma trận nhằng nhịt như mạng nhện khiến các
doanh nghiệp giấy trong nước không tìm được lối ra. Khó khăn của người là cơ hội của
ta! Hệ quả là giấy ngoại tràn vào Việt Nam với tốc độ và sản lượng không ngừng tăng
lên. Thực trạng này nếu càng kéo dài thì tương lai của ngành giấy Việt Nam như ánh
sao trên bầu trời xa thẳm vốn đã lu mờ sẽ nhòe dần và tắt lịm là không thể tránh khỏi.
Tương lai phụ thuộc vào hành động của chúng ta hôm nay!
Mức độ cạnh tranh giữa các sản phẩm giấy trong nước với nước ngoài đã lên đến
đỉnh điểm với kết quả hiện tại đang nghiêng về sản phẩm nhập khẩu. Vị thế “đầu đàn”
của sản phẩm giấy nhập khẩu sẽ còn tiếp diễn trong tương lai là điều chắc chắn cho đến
khi Việt Nam thay đổi tư duy và hành động nhanh chóng trong tư thế không còn đường
lùi. Thật phi lý và đau xót khi rừng Việt Nam được xem như một lợi thế so sánh nhưng
chẳng khai thác được gì. Nạn cháy rừng, khai thác manh mún và cục bộ là thủ phạm
“gọt” dần ngọn tháp lợi thế so sánh ấy. Một viễn cảnh thật ảm đạm về tài nguyên rừng!
Phát triển ngành giấy phải bắt đầu từ đầu tư và khai thác tài nguyên rừng. Có gốc
mới có ngọn. Những dự báo dựa trên dãy số liệu quá khứ thu thập được cho kết quả nhu
cầu giấy sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới. Với thực trạng nền công nghiệp giấy
hiện nay thì chúng ta sẽ khó thoát khỏi tình cảnh “ở trong rừng mà thiếu củi!”. Không
trồng được rừng nguyên liệu thì ngành giấy Việt Nam mãi mãi lệ thuộc nước ngoài.
Không tự chủ được nguồn nguyên liệu giấy thì cạnh tranh và phát triển được không?
Đề tài: “Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam” nhằm tới mục
đích nghiên cứu:
-Đánh giá thực trạng ngành công nghiệp giấy Việt Nam. Theo đó, đề tài đề cập
tới nhu cầu về giấy và khả năng cung ứng của doanh nghiệp giấy trong nước. Tình hình
rừng nguyên liệu để sản xuất giấy ở góc độ cung cầu, tình hình bột giấy ngoại nhập.
Tình hình cạnh tranh giấy nội và giấy ngoại trên thị trường nội địa.
-Trên cơ sở tình hình thực tế của ngành giấy Việt Nam, đề tài nghiên cứu và đề
xuất các chính sách, giải pháp chiến lược nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh và phát triển
ngành công nghiệp giấy Việt Nam trong tương lai khởi nguồn từ đầu tư phát triển
nguồn nguyên liệu giấy.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào phân tích một số chỉ tiêu về năng
lực sản xuất giấy, bột giấy và khả năng tiêu thụ các sản phẩm giấy tại việt Nam trong
những năm gần đây cũng như các nước khác trong khu vực và thế giới. Truy tìm
nguyên nhân gây nên “cơn cảm cúm” kéo dài triền miên của ngành. Một vài công ty
điển hình trong nước được đề cập tới trong đề tài này không nằm ngoài mục đích phác
họa ở mức độ tương đối bức tranh tổng thể ngành giấy Việt Nam. Một trong những nội
dung trọng tâm mà đề tài nhấn mạnh là vấn đề rừng nguyên liệu giấy vốn là cơ sở cho
chiến lược phát triển vững chắc ngành công nghiệp giấy nước nhà. Từ đó, các giải pháp
phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam được đề xuất với mong ước không xa
ngành giấy Việt Nam sẽ phát triển vượt bậc, bền vững.
Đề tài được thực hiện dựa theo các phương pháp sau:
-Phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu: tập hợp các phương pháp dùng để
thu thập, phân tích, trình bày và diễn giải dữ liệu. Phương pháp này giúp người ra quyết
định và quản trị viên ra quyết định tốt hơn;
-Phương pháp dự báo: dựa vào số liệu phản ánh tình hình thực tế hiện tại, quá
khứ, căn cứ vào xu hướng phát triển của tình hình, dựa vào các mô hình toán học để dự
đoán tình hình cơ bản sẽ xảy ra trong tương lai. Trong đề tài này, mô hình hồi quy
tương quan được sử dụng để phân tích mối tương quan chặt chẽ giữa việc đầu tư trồng
rừng nguyên liệu giấy với sản luợng. Đối với một số vấn đề quan trọng và phức tạp,
nhất là khi dự báo dài hạn người ta thường sử dụng một số kỹ thuật dự báo rồi căn cứ
vào độ lệch chuẩn để chọn lấy kết quả thích hợp.
-Phương pháp suy luận và kết hợp ý kiến chuyên gia trong ngành giấy Việt Nam.
Đề tài gồm có 66 trang, 27 bảng biểu và 8 sơ đồ có kết cấu như sau:
- Lời mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam.
Khái niệm về chiến lược, các chiến lược cạnh tranh và phát triển ngành, các
phương pháp dự báo nhu cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển.
- Chương 2: Thực trạng ngành công nghiệp giấy Việt Nam
+Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy tại Việt Nam.
+Nhu cầu tiêu dùng và khả năng cung ứng của doanh nghiệp sản xuất giấy và
bột giấy.
+Tình hình quy hoạch và đầu tư vùng nguyên liệu giấy.
+Những yếu kém và khó khăn mà doanh nghiệp giấy trong nước đang đối mặt.
Dự báo xu hướng nhu cầu, khả năng tự cung, xuất và nhập khẩu giấy.
+Định hướng phát triển ngành giấy Việt Nam.
+Môi trường ngành công nghiệp giấy Việt Nam.
- Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt
Nam.
Các giải pháp và kiến nghị chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt
Nam.
- Kết luận đề tài.
1.1- Khái niệm về chiến lược.
Chiến lược là những kế hoạch được thiết lập hoặc những hành động được
thực hiện trong nỗ lực nhằm đạt tới các mục đích của tổ chức. Chiến lược sẽ
mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực. Nội
dung của chiến được thường được hoạch định xoay quanh các vấn đề như:
• Nơi mà doanh nghiệp cố gắng vươn tới trong dài hạn (phương hướng).
• Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nào và những loại hoạt động nào
doanh nghiệp thực hiện trên thị trường đó (thị trường, quy mô)?
• Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh
trên những thị trường đó (lợi thế)?
• Những nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, năng lực kỹ
thuật, trang thiết bị) cần phải có để có thể cạnh tranh được (các nguồn lực)?
• Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp (môi trường)?
• Những giá trị và kỳ vọng nào mà những người có quyền hành trong và ngoài
doanh nghiệp cần là gì (các nhà góp vốn)?
1.1.1- Chiến lược tại các cấp độ khác nhau trong một doanh nghiệp.
Trong bất kỳ tổ chức nào, các chiến lược đều tồn tại ở vài cấp độ khác nhau -
trải dài từ toàn bộ doanh nghiệp cho tới từng cá nhân làm việc trong đó.
Chiến lược doanh nghiệp - liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh
nghiệp để đáp ứng được những kỳ vọng của người góp vốn. Đây là một cấp độ quan
trọng do nó chịu ảnh hưởng lớn từ các nhà đầu tư trong doanh nghiệp và đồng thời nó
cũng hướng dẫn quá trình ra quyết định chiến lược trong toàn bộ doanh nghiệp. Chiến
lược doanh nghiệp thường được trình bày rõ ràng trong “tuyên bố sứ mệnh”.
Chiến lược kinh doanh - liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào một doanh
nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể. Nó liên quan đến các
quyết định chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành
lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội mới v.v..
Chiến lược tác nghiệp liên quan tới việc từng bộ phận trong doanh nghiệp sẽ
được tổ chức như thế nào để thực hiện được phương hướng chiến lược ở cấp độ
công ty và từng bộ phận trong doanh nghiệp. Bởi vậy, chiến lược tác nghiệp tập
trung vào các vấn đề về nguồn lực, quá trình xử lý và con người,…
Quản trị chiến lược là quá trình thực hiện “các quyết định chiến lược”. Đó là
các quyết định trả lời được những câu hỏi phía trên. Trên thực tế, quá trình quản trị
chiến lược hoàn chỉnh bao gồm 3 phần được mô tả như sơ đồ 1.
1.1.2- Phân tích chiến lược.
Phân tích chiến lược là phân tích về điểm
mạnh về vị thế của doanh nghiệp và hiểu được
những nhân tố bên ngoài quan trọng có thể ảnh
hưởng tới vị thế đó. Lập kế hoạch bao gồm
nhiều phương án chọn - kỹ thuật xây dựng
nhiều viễn cảnh khác nhau có thể xảy ra trong
tương lai cho doanh nghiệp.
Phân tích 5 lực lượng bằng các kỹ thuật
xác định các lực lượng có thể ảnh hưởng đến
mức độ cạnh tranh trong một ngành:
¾ Phân đoạn thị trường: kỹ thuật tìm kiếm cách xác định sự giống và khác
nhau giữa các nhóm khách hàng hoặc người sử dụng.
¾ Ma trận chính sách định hướng: kỹ thuật tóm tắt lợi thế cạnh tranh của một
doanh nghiệp trên những thị trường cụ thể.
¾ Phân tích đối thủ cạnh tranh: kỹ thuật và phân tích để tìm ra vị thế cạnh
tranh tổng thể của doanh nghiệp.
¾ Phân tích nhân tố thành công then chốt: kỹ thuật nhằm xác định những khu
vực mà một doanh nghiệp cần phải làm tốt hơn để cạnh tranh thành công.
¾ Phân tích ma trận SWOT: một kỹ thuật ngắn gọn hữu ích để tóm tắt những
vấn đề then chốt nảy sinh từ việc đánh giá môi trường bên trong tác động của môi
trường bên ngoài đối với doanh nghiệp.
1.1.3- Lựa chọn chiến lược.
Quá trình này liên quan tới việc hiểu rõ bản chất các kỳ vọng của những nhà
góp vốn (nguyên tắc cơ bản) để xác định được các tùy chọn chiến lược, sau đó đánh
giá và chọn lựa các tùy chọn chiến lược.
1.1.4- Thực hiện chiến lược.
Khi một chiến lược đã được phân tích và lựa chọn, nhiệm vụ sau đó là chuyển
nó thành hành động trong tổ chức.
1.2- Ch