Đề tài Chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại TTT

Chưa bao giờ vấn đề thương hiệu lại được quan tâm đặc biệt như hiện nay. Với ý thức rằng để có được chỗ đứng trên thị trường thì các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một dấu hiệu nhận biết riêng, khác biệt và được mọi người yêu mến. Để đạt được điều đó thì không còn cách nào khác là phải xây dựng cho mình một thương hiệu riêng. Bởi vì:

pdf87 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2273 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại TTT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM ----------------------------------------------------------------------------------------------- KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------0o0------ KHÓA LUẬN TOÁT NGHIEÄP ÑEÀ T AØI: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TTT GVHD : Th.S TRẦN VĂN PHƯỚC NGUYÊN SVTH : NGUYEÃN ÑÌNH THAÛO LỚP : 08HQT1 MSSV : 08B4010072 TP.HCM năm 2010 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Trần Văn Phước Nguyên SVTT : Nguyễn Đình Thảo LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận được thực hiện tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại TTT không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2010… Người thực hiện Nguyễn Đình Thảo Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Trần Văn Phước Nguyên SVTT : Nguyễn Đình Thảo LỜI CẢM ƠN Chỉ hơn hai tháng thực tập tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại TTT đã giúp em phần nào cũng cố lại được kiến thức đã học và biết được thêm nhiều thứ trong đời sống. Qua lần thực tập này đã giúp cho em biết cách sắp xếp tổ chức công việc, làm việc theo nhóm, nó giúp cho em có thêm được nhiều kinh nghiệm sống để hoàn thiện bản thân mình và tiếp tục cho công việc của bản thân sau này. Để có được những điều đó thì em cũng xin cảm ơn các Quý Thầy, Cô tại trường ĐH kỹ thuật công nghệ đã tạo điều kiện cho chúng em có thời gian làm đề án tốt nghiệp này. Và cũng xin cảm ơn Thầy Trần Văn Phước Nguyên đã tận tình giúp đỡ em để hoàn thiện đề án tốt nghiệp. Bên cạnh đó thì em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và toàn thể nhân viên của công ty cổ phần xây dựng và thương mại TTT đã chỉ bảo và tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua. Xin lưu lại đây sự biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến mọi người đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Xin chúc mọi người nhiều sức khỏe. Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Trần Văn Phước Nguyên SVTT : Nguyễn Đình Thảo TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ HỘI ĐỒNG CHẤM THI TỐT NGHIỆP KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TP.HCM, Ngày……tháng…...năm 2010 PHIẾU CHẤM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên : ................................................................................................. MSSV : .................................................................................................. Lớp : ................................................................................................. Tên đề tài : ................................................................................................. .................................................................................................. ................................................................................................... ................................................................................................... ................................................................................................... .................................................................................................... Phần nhận xét của GVHD ĐIỂM ĐÁNH GIÁ : Bằng số : ……………. Bằng chữ : ........................... GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Trần Văn Phước Nguyên SVTT : Nguyễn Đình Thảo MỤC LỤC A. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu đề tài 3. Phạm vi nghiên cứu 4. Đối tượng nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Nội dung nghiên cứu B. Phần nội dung CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU 1.1. Bản chất thương hiệu 1.1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.2. Thương hiệu- tài sản lớn nhất của doanh nghiệp 1.2. Khái quát về quản trị thương hiệu 1.2.1. Khái niệm 1.2.2. Quá trình quản trị thương hiệu 1.2.3. Phân tích tình hình 1.2.4. Kế hoạch chiến lược thương hiệu: 1.3. Khái quát chung về chiến lược thương hiệu: 1.3.1. Khái niêm: 1.3.2. Mô hình thương hiệu 5 yếu tố: 1.3.3. Quá trình xây dựng thương hiệu: 1.3.4. Phân tích đối thủ cạnh tranh 1.4. Nhận thức về thương hiệu của khách hàng 1.4.1. Các yếu tố khách hàng quan tâm khi lựa chọn sản phẩm 1.4.2. Sự trung thành của thương hiệu 1.5. Hoạt động quảng bá cho thương hiệu 1.5.1. Xác định nhóm khách hàng mục tiêu. 1.5.2. Chiến lược thương hiệu là ưu thế để tấn công. 1.5.3. Các điều cần có để phát huy hiệu quả của thương hiệu. Đăng ký bảo hộ thương hiệu CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TTT 2.1. Tổng quan thị trường dịch vụ tư vấn thiết kế thi công trang trí nội thất Hiện trạng của ngành 2.2. Giới thiệu công ty cổ phần xây dựng và thương mại 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 2.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty 2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận 2.2.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.2.5. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Trần Văn Phước Nguyên SVTT : Nguyễn Đình Thảo 2.2.6. Chân dung khách hàng của TTT 2.2.7. Một số thành quả công ty đật được trong những năm qua: 2.2.8. Một số đánh giá nhận xét về TTT 2.3. Chiến lược phát triển thương hiệu của công ty cổ phần xây dựng và thương mại TTT 2.3.1. Các yếu tố cốt lõi của thương hiệu TTT: 2.3.2. Triển khai ứng dụng hệ thống nhận diện thương hiệu TTT: 2.3.3. Nhận xét đánh giá về hệ thống nhận dạng thương hiệu: 2.3.4. TTT đầu tư cho thương hiệu: 2.3.5. Marketing cho thương hiệu: 2.3.6. Nhận xét về các hoạt động quảng bá cho thương hiệu TTT: 2.4. Phân tích kết quả khảo sát: 2.4.1. Nhận biết chung về các thương hiệu của dịch vụ tư vấn thiết kế trang trí nội thất: 2.4.2. Mức độ nhận biết thương hiệu: 2.4.3. Mức độ hài lòng về chất lượng dịch vì tư vấn thiết kế thi công trang trí nội thất đã từng sử dụng: 2.4.4. Mức độ trung thành của khách hàng về dịch vụ tư vấn thiết kế thi công trang trí nội thất: 2.4.5. Mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu TTT: CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HƠN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TTT 3.1. Đánh giá về chiến lược phát triển thương hiệu của TTT 3.1.1. Đánh giá sự nhận biết của người tiêu dùng về thương hiệu TTT 3.1.2. Hành vi khi chọn sử dụng dịch vụ tư vấn thiết kế trang trí nội thất: 3.2. Phân tích SWOT: 3.2.1. Các chiến lược SO 3.2.2. Các chiến lược ST 3.2.3. Các chiến lược WO 3.2.4. Các chiến lược WT 3.3. Một số biện pháp góp phần hoàn thiện hơn chiến lược phát triển thương hiệu cho công ty cổ phần xây dựng và thương mại TTT 3.3.1. Về tên gọi : 3.3.2. Xây dựng câu chuyện thương hiệu: 3.3.3. Mở rộng công ty: 3.3.4. Một số giải pháp khác: C. Phần kết luận: Tài liệu tham khảo Phụ lục Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Trần Văn Phước Nguyên SVTT : Nguyễn Đình Thảo DANH SÁCH CÁC HÌNH SỬ DỤNG Hình 1.1. Mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng Hình 1.2. Giá trị thương hiệu Hình 1.3. Quá trình quản trị thương hiệu Hình 1.4. Nội dng chiến lược thương hiệu Hình 1.5. Mô hình thương hiệu 5 yếu tố Hình 1.6. Quá trình xây dựng thương hiệu Hình 1.7. Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty coor phần Xây dựng và Thương mại TTT Hình 2.2. Logo riêng không có địa chỉ Hình 2.3. Logo riêng có địa chỉ Hình 2.4. Logo dài cùng cho danh thiếp Hình 2.5. Áo công nhân Hình 2.6. Áo tổ trưởng công nhân Hình 2.7. Quy trình tuyển dụng Hình 2.8. Quy trình thực hiện hợp đồng Hình 2.9. Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm tư vấn thi công thiết kế nội thất Hình 2.10. Bieur đồ thể thiện phương tiện tìm kiếm thông tin Hình 2.11. Biểu đồ thể hiện lý do sử dụng dịch vụ Hình 2.12. Biểu đồ thể hiện các thương hiệu được ghi nhớ Hình 2.13. Biểu đồ thể hiện các thương hiệu được nhận biết Hình 2.14. Biểu đồ thể hiện các thương hiệu từng được sử dụng Hình 2.15. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về dịch vụ đã từng sử dụng Hình 2.16. Biểu đồ thể hiện mức độ trung thành với các dịch vụ đã từng sử dụng Hình 2.17. Biểu đồ thể hiện sự nhận biết đến thương hiệu TTT Hình 2.18. Biểu đồ thể hiện sự liên tưởng đến thương hiệu TTT Hình 2.19. Biểu đồ chỉ cách khách hàng đọc tên TTT HÌnh 2.20. Biểu đồ chỉ lý do chọn sử dụng dịch vụ của TTT Hình 2.21. Biểu đồ chỉ mức độ trung thành với thương hiêu TTT. Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Trần Văn Phước Nguyên SVTT : Nguyễn Đình Thảo Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Trần Văn Phước Nguyên SVTT : Nguyễn Đình Thảo Trang 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỂ TÀI Chưa bao giờ vấn đề thương hiệu lại được quan tâm đặc biệt như hiện nay. Với ý thức rằng để có được chỗ đứng trên thị trường thì các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một dấu hiệu nhận biết riêng, khác biệt và được mọi người yêu mến. Để đạt được điều đó thì không còn cách nào khác là phải xây dựng cho mình một thương hiệu riêng. Bởi vì: · Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu và ước muốn của con người cũng ngày càng đa dạng, phong phú hơn và đòi hỏi các sản phẩm phải có chất lượng ngày càng cao. Chính vì điều này để được khách hàng chọn mua sản phẩm của mình thì người sản xuất phải luôn luôn nổ lực trong việc cải tiến sản phẩm để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu khách hàng. Trong quá trình phát triển kinh doanh trên thị trường, các sản phẩm ngày càng trở nên giống nhau về tính năng, công dụng. Khi đó thương hiệu sẽ là một trong những lý do khiến người tiêu dùng chọn mua sản phẩm mà họ mong muốn. · Việt Nam đã trở thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), điều này đồng nghĩa với sự gia tăng cạnh tranh, mức độ cạnh tranh của thị trường càng khốc liệt hơn. Thị trường - chiến trường của thời bình, một chiến trường đòi hỏi sự thông minh, hiểu biết nhiều hơn là ý chí quật cường. Vấn đề lớn nhất được đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là không chỉ dừng lại ở sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu mà còn là hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để làm sao không bị thua trên chính sân nhà mà còn ngày càng tiến xa hơn vào thị trường thế giới. Vậy để có được một vị trí nhất định trên thị trường trong tâm trí người tiêu dùng, ngoài những nỗ lực sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng thì việc gắn cho nó một thương hiệu riêng cũng quan trọng không kém. Chính vì những vấn đề trên mà các doanh nghiệp phải luôn luôn cố gắng làm thế nào để xây dựng cho mình thương hiệu riêng và luôn cố gắng phát triển và ra sức bảo vệ nó. Không nằm ngoài mục đích trên, Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại TTT ngay từ khi mới thành lập đã lưu ý đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu TTT ngày càng vững mạnh hơn. Nhưng công việc này quả thực không dễ dàng chút nào. Và đề tài này xin đề cập đến chiến lược phát triển thương hiệu TTT trong thời gian qua. Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Trần Văn Phước Nguyên SVTT : Nguyễn Đình Thảo Trang 2 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI: · Hệ thống lại lý thuyết về thương hiệu · Tổng quan thị trường thiết kế thi công trang trí nội thất · Tình hình hoạt động của công ty cổ phần xây dựng và thương mại TTT · Phân tích chiến lược phát triển thương hiệu của Công ty Cổ Phần Xây Dựng và Thương Mại TTT · Phân tích sự đánh giá của khách hàng về chiến lược phát triển thương hiệu của TTT. · Đánh giá việc vận dụng chiến lược phát triển thương hiệu mà TTT đã thực hiện · Đánh giá kết quả nghiên cứu · Phân tích SWOT · Một số biện pháp góp phần hoàn thiện hơn chiến lược phát triển thương hiệu TTT. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. · Nghiên cứu tại Văn phòng trụ sở chính của công ty Cổ Phần Xây dựng và Thương mại TTT. 36 Lý Tự Trọng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. · Website: tttcompany.com, intranet.tttcompany.com · Thời gian thực hiện: 26/07/2010 đến 10/10/2010. · Thời gian nghiên cứu: từ năm 2007 đến 2009. · Lĩnh vực nghiên cứu: Thiết kế thi công trang trí nội thất. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. · Chiến lược phát triển thương hiệu của công ty cổ phần xây dựng và thương mại TTT. · Mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng về thương hiệu TTT. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 5.1 Phương pháp thu thập thông tin. · Thông tin thứ cấp: - Nguồn: (Thông tin do công ty cung cấp, các website: tttcompany.com, intranet.tttcompany.com… báo và tạp chí: tạp chí Marketing, tạp chí không gian sống, tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, báo Sài Gòn Tiếp thị, báo Kinh tế Sài gòn…) - Phương pháp nghiên cứu tại bàn. · Thông tin sơ cấp: - Nguồn: Kết quả phỏng vấn bằng bảng câu hỏi đối với nhân viên. - Phương pháp nghiên cứu khảo sát thông qua bảng câu hỏi: Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Trần Văn Phước Nguyên SVTT : Nguyễn Đình Thảo Trang 3 5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu: · Xử lý bằng phần mềm SPSS 5.3 Phương pháp chọn mẫu: · Chọn mẫu phi xác suất – phán đoán. · Khích thước mẫu n = 80 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. · Lý thuyết về thương hiệu: - Bản chất của thương hiệu - Hệ thống nhận diện thương hiệu - Quản lý thương hiệu trong quá trình kinh doanh - Các chính sách Marketing-Mix hỗ trợ cho chiến lược thương hiệu - Chiến lược thương hiệu cho thị trường thế giới. · Tổng quan về thị trường thiết kế thi công trang trí nội thất. - Tổng quan thị trường thiết kế thi công trang trí nội thất tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Một số đối thủ cạnh tranh chính của TTT · Tính hình hoạt động của Công ty Cổ Phần Xây Dựng và Thương Mại TTT. - Lịch sử hình thành và phát triển của công ty - Chức năng nhiệm vụ - Mục tiêu và phương hướng phát triển - Báo cáo tài chính trong từ năm 2006-2008 · Phân tích chiến lược phát triển thương hiệu của Công ty Cổ Phần Xây Dựng và Thương Mại TTT - Các hoạt động phát triển thương hiệu mà Công ty đã áp dụng trong 3 năm qua. · Phân tích hiệu quả việc vận dụng chiến lược phát triển thương hiệu thông qua kết quả nghiên cứu. · Đánh giá hiệu quả việc vận dụng chiến lược phát triển thương hiệu thông qua kết quả nghiên cứu. Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Trần Văn Phước Nguyên SVTT : Nguyễn Đình Thảo Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Trần Văn Phước Nguyên SVTT : Nguyễn Đình Thảo Trang 4 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU 1.1. BẢN CHẤT THƯƠNG HIỆU 1.1.1. Những khái niệm cơ bản: Hiện nay có 2 quan điểm khác nhau về thương hiệu và nó được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo quan niệm cũ thì thương hiệu được định nghĩa như sau: Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ định nghĩa: “Thương hiệu là “ một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế, hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh” và họ cho rằng thương hiệu thường ràng buộc với sản phẩm. Theo Philip Kotler, chuyên gia marketing nổi tiếng thế giới định nghĩa: “ Thương hiệu có thể được hiểu như là ‘tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhận sản phẩm của người bán và để phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh” Còn theo quan điểm mới thì lại cho rằng thương hiệu không chỉ đơn thuần là các dấu hiệu nhận biết bên ngoài mà “Thương hiệu là danh tiếng của sản phẩm hoặc doanh nghiệp dày công xây dựng, khách hàng có thể nhận biết nhờ vào nhiều yếu tố” và giá trị của thương hiệu được tạo ra trong suy nghĩ và nhận thức của khách hàng. Theo Ambler & Styles đã định nghĩa: “Thương hiệu là một tập hợp các thuộc tính cung cấp cho khách khàng mục tiêu các giá trị lợi ích mà họ tiềm kiếm” Hình 1.1. Mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng Lối sống Khách hàng Nhu cầu chức năng Nhu cầu tâm lý Thương hiệu Thuộc tính hữu hình Thuộc tính vô hình Ngân sách Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Trần Văn Phước Nguyên SVTT : Nguyễn Đình Thảo Trang 5 Như vậy, thương hiệu là một đại diện của một tập hợp các thuộc tính hữu hình và các thuộc tính vô hình của sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trường. Các thuộc tính hữu hình thuộc về vật chất của sản phẩm và là những gì mà khách hàng có thể cảm nhận được bằng thị giác. Bản thân tất cả những gì của sản phẩm mà khách hàng cảm nhận được bằng thị giác đáp ứng cho khách hàng loại nhu cầu về chức năng, cung cấp giá trị lợi ích cơ bản của sản phẩm. Các thuộc tính vô hình của thương hiệu còn đáp ứng cả nhu cầu về tâm lý: cảm giác an toàn, thích thú, tự hào về quyền sở hữu, sử dụng... Mỗi thương hiệu muốn có khách hàng thì phải chiếm lĩnh được một vị trí nhất định trong nhận thức của họ. Nơi mà các thương hiệu cạnh tranh với nhau không phải trên thị trường mà là trong nhận thức của người tiêu dùng. 1.1.2. Thương hiệu – tài sản lớn nhất của doanh nghiệp: Tài sản thương hiệu của một doanh nghiệp có thể được xem là phần chênh lệch giữa giá trị thị trường của doanh nghiệp và giá trị sổ sách trên bảng tổng kết tài sản của nó. Một quan điểm khác cho rằng tài sản thương hiệu đối với một doanh nghiệp là một hàm số của khoản chênh lệch giữa giá trả cho sản phẩm có thương hiệu đó với sản phẩm y hệt mà không có thương hiệu. Tài sản thương hiệu là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp. Nó chiếm phần lớn nhất trong trị giá thị trường của doanh nghiệp hoặc trong giá cổ phiếu. Tuy nhiên, tái sản thương hiệu của một doanh nghiệp có thể là một con số âm, khi thương hiệu của họ có hình ảnh xấu đối với khách hàng tiềm năng. Một thương hiệu mạnh có thể đạt được những giá trị: - Sự khác biệt trong cạnh tranh - Những mức giá hớt váng cao mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng thèm muốn - Sản lượng bán cao - Giảm các chi phí sản xuất và dễ dàng đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô. - Đảm bảo cho cầu ổn định và tăng trưởng. Vì những lý do đó mà việc tạo lập và phát triển những thương hiệu mạnh nổi tiếng sẽ là phương tiện, là con đường mà các doanh nghiệp sử dụng để tiến vào thị trường. Thị Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Trần Văn Phước Nguyên SVTT : Nguyễn Đình Thảo Trang 6 trường đang phai trả những khoản tiền lớn cho giá trị của các thương hiệu.Thương hiệu là một loại sở hữu trí tuệ, khác với sở hữu hàng hóa. Khi xem xét và đánh giá hàng hóa, khách hàng quan tâm đến giá cả, chất lượng và thời hạn giao hàng. Nhưng 3 yếu tố đó không chứa đựng nhận thức. Để thành công, ngoài việc được khách hàng đánh giá có giá cả phù hợp, chất lượng cao và giao hàng đúng hạn, cảm giác phù hợp luôn là yếu tố không thể thiếu được khi khách hàng chọn mua. Hình 1.2. Giá trị thương hiệu Sự trung thành với thương hiệu Nhận biết về thương hiệu Chất lượng cảm nhận được Các liên kết thương hiệu Các tài sản độc quyền sở hữu thương hiệu khác -Giảm chi phí marketing -Tạo đòn bẩy thương mại -Thu hút khách hàng mới -Tăng cường nhận thức -Tăng cường khả năng cạnh tanh -Tăng cường các liên kết với thương hiệu -Tạo sự quen thuộc -Dấu hiệu sự cam kết -Tăng sự quan tâm tới thương hiệu -Lý do mua hàng -Sự khác biệt định vị -Giá cả -Lợi ích của kênh phân phối -Sự mở rộng thương hiệu -Hỗ trợ xử lý và truy cập thông tin -Lý do mua hàng -Tạo thái độ, cảm giác thích hợp -Các hoạt động mở Lợi thế cạnh tranh Cung cấp giá trị cho khách hàng qua việc nâng cao: -Hiểu biết và khả năng xử lý thông tin -Tạo được lòng tin của khách hàng Cung cấp giá trị cho doanh nghiệp thông qua: -Nâng cao năng lực và hiệu quả các chương trình marketing -Sự trung thành với nhãn hiệu -Giá cả và lợi nhuận cận biên -Mở rộng thương hiệu Đòn bẩy thương mại -Lợi thế cạnh tranh Giá trị thương hiệu Khóa luận tốt nghiệp GVHD : Ths. Trần Văn Phước Nguyên SVTT : Nguyễn Đình Thảo Trang 7 1.2. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU: 1.2.1. Khái niệm: Quản trị thương hiệu là thực tiễn sáng tạo, phát triển và nuôi dưỡng một tài sản quan trọng nhất của công ty – đó là thương hiệu. Giá trị vô hình của thương hiệu
Tài liệu liên quan