Chủ trương đổi mới nền kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là mệnh lệnh, là chỉ thị của Đảng và Nhà nước - đồng thời là phương hướng chung cho quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta, trong đó có đổi mới của hệ thống Ngân hàng. Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng phải đổi mới cả về quy mô, vốn, công nghệ, quản lý và phương thức kinh doanh , nhằm thích ứng với điều kiện kinh tế thị trường, tạo vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước - tăng cuờng cạnh tranh , đáp ứng yêu cầu hội nhập với nền kinh tế toàn cầu nói chung và cộng đồng tài chính quốc tế nói riêng.
89 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược và giải pháp phát triển Ngân hàng ngoại thương Tân thuận giai đoạn 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ VAI TRÒ
CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
1.1. Khái niện Ngân hàng Thương mại ..................................................................4
1.2. Chức năng của Ngân hàng Thương mại ..........................................................5
1.2.1. Trung gian tín dụng ......................................................................................5
1.2.2. Trung gian thanh toán...................................................................................7
1.2.3. Cung ứng dịch vụ ngân hàng........................................................................8
1.3. Các hoạt động của Ngân hàng Thương mại..................................................10
1.3.1. Hoạt động huy động vốn ............................................................................10
1.3.2. Hoạt động tín dụng .....................................................................................15
1.3.3. Hoạt động đầu tư ........................................................................................19
1.3.4. Hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng..................................................20
1.4. Vai trò của Ngân hàng Thương mại đối với sự phát triển kinh tế ................22
1.4.1. NHTM là kênh cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế ......................................22
1.4.2. NHTM là cầu nối giữa các cá nhân, hộ kinh doanh, các doanh nghiệp với
thị trường ..............................................................................................................23
1.4.3. NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế .....................23
1.4.4. Là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia và tài chính quốc tế .....................23
1.5. Sự phát triển của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam ....................24
1.5.1. Giao đoạn 1951 - 1987 ...............................................................................24
1.5.2. Năm 1998 đến nay ..................................................................................... 25
Chiến lược và giải pháp để phát triển Vietcombank Tân Thuận đến năm 2010
2
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH
NGHIỆMCỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG KCX TÂN THUẬNTRONG GIAI
ĐOẠN QUA 2000 - 2004
2.1. Sự hình thành và phát triển của Vietcombank Tân Thuận ...........................28
2.1.1. Về cơ cấu tổ chức .......................................................................................28
2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn .....................................................................28
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh qua 5 năm: 2000 - 2004...........................30
2.2.1. Hoạt động huy động vốn ............................................................................30
2.2.2. Hoạt động tín dụng .....................................................................................35
2.2.3. Kinh doanh dịch vụ.....................................................................................40
2.2.4. Thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh ...................................................44
2.3. Đánh giá kết quả hoạt động ..........................................................................47
2.3.1. Những kết quả đã làm được .......................................................................47
2.3.2. Những tồn tại chính ....................................................................................51
2.4. Nguyên nhân .................................................................................................54
2.4.1. Nguyễn nhân chủ quan...............................................................................54
2.4.2. Nguyên nhân khách quan...........................................................................56
2.5. Những bài học kinh nghiệm ..........................................................................57
CHƯƠNG 3:CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN
HÀNGNGOẠI THƯƠNG KHU CHẾ XUẤT TÂN THUẬN ĐẾN NĂM 2010
3.1. Xây dựng chiến lược phát triển – yêu cầu tất yếu khách quan cho sự tồn tại
và phát triển của Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay........................................60
3.1.1. Những căn cứ để xây dựng ciến lược.........................................................60
3.1.1.1. Tác động của toàn cầu hoá kinh tế và cam kết hội nhập đối với hệ thống
ngân hàng Việt Nam ............................................................................................60
Chiến lược và giải pháp để phát triển Vietcombank Tân Thuận đến năm 2010
3
3.1.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010 trong lĩnh vực
ngân hàng .............................................................................................................61
3.1.2. Đánh giá về môi trường cạnh tranh............................................................63
3.1.3. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của Vietcombank Tân Thuận ...............64
3.2. Mục tiêu phát triển Vietcombank Tân Thuận đến năm 2010.......................66
3.2.1. Mục tiêu con người và mô hình tổ chức .....................................................66
3.2.2. Mục tiêu huy động vốn...............................................................................66
3.2.3. Mục tiêu hoạt động tín dụng ......................................................................67
3.2.4. Mục tiêu quan hệ đối ngoại .......................................................................68
3.2.5. Mục tiêu mở rộng dịch vụ – đa dạng hoá sản phẩm..................................69
3.2.6. Mục tiêu phát triển công nghệ thông tin....................................................69
3.3. Những định hướng chiến lược và giải pháp phát triển cụ thể giai đoạn 2006
– 2010...................................................................................................................69
3.3.1. Hoàn chỉnh mô hình tổ chức và chiến lược con người ...............................69
3.3.1.1. Về mô hình tổ chức .................................................................................69
3.3.1.2. Về con người ...........................................................................................70
3.3.1.3. Đối với công tác quản trị điều hành........................................................72
3.3.2. Chiến lược và giải pháp huy động vốn ......................................................72
3.3.3. Chiến lược và giải pháp sử dụng vốn.........................................................75
3.3.4. Chiến lược về đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ ......................................77
3.3.5. Giải pháp đổi mới công nghệ .....................................................................78
3.4. Một số kiến nghị............................................................................................80
3.4.1. Những kiến nghị có tính chất vĩ mô ...........................................................80
3.4.2. Kiến nghị đối với HĐQT và Ban Điều Hành Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam................................................................................................................................ 85
Kết luận............................................................................................................................87
Tài liệu tham khảo
Chiến lược và giải pháp để phát triển Vietcombank Tân Thuận đến năm 2010
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Chủ trương đổi mới nền kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN là mệnh lệnh, là chỉ thị của Đảng và Nhà
nước - đồng thời là phương hướng chung cho quá trình đổi mới nền kinh tế
nước ta, trong đó có đổi mới của hệ thống Ngân hàng. Trong bối cảnh đó,
ngành Ngân hàng phải đổi mới cả về quy mô, vốn, công nghệ, quản lý và
phương thức kinh doanh , nhằm thích ứng với điều kiện kinh tế thị trường,
tạo vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước - tăng
cuờng cạnh tranh , đáp ứng yêu cầu hội nhập với nền kinh tế toàn cầu nói
chung và cộng đồng tài chính quốc tế nói riêng.
Trước yêu cầu có tính khách quan và cấp bách đó,Ngân hàng Nhà
Nước Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển chung cho toàn hệ thống
Ngân hàng Việt Nam và đề ra nhiệm vụ cho mỗi Ngân hàng thương mại là
phải tự tìm cách tạo dựng và phát triển thế mạnh của mình để tồn tại và
phát triển. Từ chiến lược chung đó, từng hệ thống Ngân hàng thương mại
phải xây dựng chiến lược phát triển theo từng giai đoạn, trên cơ sở bám sát
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đất nước và trên địa bàn cũng như biến
động chung trên trường quốc tế. Tất cả những nhiệm vụ này thể hiện trong
tinh thần công văn số 74/NHNN-CSTT của NHNN Việt Nam ngày
11/5/2005 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 trong
lĩnh vực NH và Quyết định số 663/QĐ-NHNN ngày 26/6/2003 của Thống
đốc NHNN về kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng.
Chiến lược và giải pháp để phát triển Vietcombank Tân Thuận đến năm 2010
5
Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ đó, tôi mạnh dạn lấy đề tài “ chiến
lược và giải pháp phát triển Ngân hàng ngoại thương Tân thuận giai đoạn
2006 - 2010 “làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. Hy vọng
rằng những giải pháp mình đưa ra khi áp dụng trong thực tiễn sẽ mang lại
hiệu quả thiết thực , đáp ứng yêu cầu hội nhập của NHNT nói chung và
NHNT Tân Thuận nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Trong luận văn này, tác giả muốn hệ thống hoá một cách tổng
quan về Ngân hàng thương mại trên tất cả các nghiệp vụ , trên phương
diện lý thuyết đã học và trên thực tế hoạt động kinh doanh tại NH nơi
mình làm việc.
- Phân tích đánh giá kết quả hoạt động của Vietcombank Tân Thuận
giai đoạn 2001-2005, những mặt hoạt động kết quả tốt cũng như những tồn
tại, tìm ra nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm.
- Từ những kết quả trên, tác giả nêu ra những điểm mạnh, điểm yếu
củaVCBTT trong môi trường cạnh tranh và hội nhập Để xây dựng chiến
lược phát triển cho Vietcombank Tân Thuận giai đoạn 2006-2010.
- Đề xuất các giải pháp và các kiến nghị để thực hiện chiến lược.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu các hoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương Tân
Thuận trong năm năm qua để xây dựng một chiến lược phát triển trong
năm năm tới (2006 - 2010)
Chiến lược và giải pháp để phát triển Vietcombank Tân Thuận đến năm 2010
6
- Đặt trong bối cảnh Chi nhánh VCBTT là một chi nhánh trực thuộc
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và nằm trong hệ thống Ngân hàng
Thương Mại trong cả nước và trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Qua luận văn này, tác giả muốn xây dựng cho Vietcombank Tân
Thuận một chiến lược phát triển phù hợp với thực tiễn hoạt động hiện nay
trên cơ sở nghiên cứu khoa học tổng kết đánh giá toàn diện và có hệ
thống.
- Đề tài hoàn toàn có thể áp dụng trong thực tiễn. Trên thực tế, một
số giải pháp đã và đang được triển khai và mang lại hiệu quả rất đáng
khích lệ tại Vietcombank Tân Thuận.
Chiến lược và giải pháp để phát triển Vietcombank Tân Thuận đến năm 2010
7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ VAI
TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
1.1.Khái niệm Ngân hàng Thương mại:
Hoạt động của Ngân hàng Thương mại (NHTM) trong lĩnh vực tiền
tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng (NH) được coi là một hoạt động đặc biệt
của nền kinh tế . NHTM ra đời trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá phát
triển tới một trình độ tương đối cao. Trải qua nhiều thế kỷ, hệ thống
NHTM ngày càng được hoàn thiện, NHTM trở thành một trong những định
chế không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường, hoạt động của NHTM
đã và sẽ góp phần to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển vì đây
là NH giao dịch trực tiếp với tất cả các thành phần kinh tế , bằng cách
nhận tiền gửi, cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và
cung ứng dịch vụ NH cho các đối tượng nói trên. NHTM là loại NH có số
lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt của NHTM trong
hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế xã hội đã chứng minh rằng: Ở
đâu có hệ thống NHTM phát triển, thì ở đó nền kinh tế sẽ phát triển
nhanh hơn.
Có thể nói rằng: NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng
vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống này mà các
nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội được tập trung lại, huy động để cấp tín
dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế - xã hội.
Trong thời kỳ đầu khi mới hình thành nghề ngân hàng, nghĩa là từ
thế kỷ 18 trở về trước, chỉ tồn tại trong nền kinh tế một hệ thống NH duy
Chiến lược và giải pháp để phát triển Vietcombank Tân Thuận đến năm 2010
8
nhất được gọi là hệ thống NH trung gian (Intermediary System). Ngày nay,
trong mỗi quốc gia, hệ thống NH đã được định hình thành hai cấp gồm:
Ngân hàng trung ương (Central bank) và NHTM (Commercial bank ).
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, hệ thống NH đã từng
bước phát triển và hoàn thiện dần. Chính hệ thống lưu thông tiền tệ bắt
đầu từ hình thái tiền đúc bằng kim loại qúy đã làm nảy sinh nghề NH cách
đây hàng ngàn năm để từ đó qua nhiều thế kỷ, hệ thống NH đã được hình
thành.
Tóm lại, NHTM là một định chế tài chính trung gian hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Đây là loại định chế tài chính
trung gian quan trọng vào loại bậc nhất của nền kinh tế thị trường, góp
phần tạo lập và cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện và thúc đẩy
cho nền kinh tế xã hội phát triển.
1.2. Chức năng của Ngân hàng Thương mại:
1.2.1. Trung gian tín dụng:
Trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của
NHTM. Nó vừa là bản chất của NHTM vừa là nhiệm vụ chính yếu của
NHTM. NHTM đóng vai trò là người trung gian đứng ra tập trung, huy
động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và dùng nó
để cho vay, đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh , vốn đầu tư cho các
ngành kinh tế và vốn tiêu dùng của xã hội. “Trung gian tín dụng” là chức
năng cơ bản được hiểu theo hai khía cạnh sau đây:
Chiến lược và giải pháp để phát triển Vietcombank Tân Thuận đến năm 2010
9
- NHTM chỉ là người trung gian để chuyển vốn tiền tệ từ nơi thừa
sang nơi thiếu. Các chủ thể tham gia ( những người gửi tiền và những
người vay tiền ) không có mối liên hệ trực tiếp nào. Họ không chịu trách
nhiệm và nghĩa vụ gì cho nhau. Tất cả đều thông qua NHTM, nghĩa là
NHTM có trách nhiệm trả tiền cho người gửi (bất kể người đi vay sử dụng
vốn có hiệu quả hay không). Còn người đi vay thì phải có nghĩa vụ hoàn
trả cho ngân hàng cả gốc và lãi vay.
- NH không phải là trung gian tài chính thuần túy, mà là trung gian
tín dụng, nghĩa là điều kiện thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của chức năng
này phải theo nguyên tắc “hoàn trả” vô điều kiện. Người sử dụng tiền
trong quan hệ tín dụng có nghĩa vụ hoàn trả trực tiếp và có thời hạn. Đây
là đăïc trưng cơ bản để phân biệt sự khác nhau giữa tín dụng và tài chính.
Để thực hiện chức năng này, các NHTM thực hiện những nhiệm vụ
cụ thể như sau:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các đơn vị kinh tế, các
tổ chức và các nhân hoặc các hình thức huy động vốn khác như : phát hành
kỳ phiếu trái phiếu…. Để huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, và các loại hình tín dụng khác
đối với các đơn vị và cá nhân.
Chức năng trung gian tín dụng của NHTM có vai trò và tác dụng rất
to lớn đối với nền kinh tế xã hội: Nhờ nó mà hệ thống NHTM huy động và
tập trung hầu hết các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến
tiền nhàn rỗi từ chỗ là phương tiện tích lũy trở thành phương tiện sinh lời
Chiến lược và giải pháp để phát triển Vietcombank Tân Thuận đến năm 2010
10
phục vụ phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng mà hệ thống NHTM cung
ứng cho nến kinh tế là nguồn vốn rất quan trọng vì nó không những lớn về
số tuyệt đối mà vì tính chất “luân chuyển” không ngừng của nó.
1.2.2. Trung gian thanh toán:
Đây là chức năng thể hiện bản chất và tính chất đặc biệt của
NHTM.
Khi trong nền kinh tế chưa có hoạt động ngân hàng, hoặc mới có
những hoạt động sơ khai (nhận bảo quản tiền đúc) thì các giao dịch thanh
toán được thực hiện một cách trực tiếp, người trả tiền và người thụ hưởng
tự kiểm soát các giao dịch thanh toán. Nhưng khi NHTM ra đời , các khoản
giao dịch thanh toán giữa các đơn vị kinh tế và cá nhân đều được thực hiện
qua hệ thống ngân hàng. NHTM đứng ra làm trung gian để thực hiện các
khoản giao dịch thanh toán giữa các ngân hàng, giữa người mua, người
bán.. để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau. Để
thực hiện chức năng này, NHTM phải làm những việc sau :
+ Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho các tổ chức và cá nhân: Chức
năng trung gian thanh toán của NHTM chỉ có thể được khi các đối tượng
tham gia thanh toán đều có tài khoản giao dịch tại ngân hàng
+ Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng:
+ Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng:
Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, NHTM trở thành người
thủ qũy và là trung tâm thanh toán của xã hội. Nhờ đó, nền kinh tế giảm
bớt khối lượng tiền mặt lưu hành, giảm nhiều chi phí như in tiền, vận
Chiến lược và giải pháp để phát triển Vietcombank Tân Thuận đến năm 2010
11
chuyển, bảo quản tiền tệ, tiết kiệm nhiều chi phí về giao dịch thanh toán..;
Cũng chính nhờ thực hiện chức năng này mà hệ thống NHTM góp phần
đẩy nhanh tốc độ luân chuyển tiền – hàng. Phần lớn các giao dịch qua
ngân hàng là giao dịch có giá trị lớn, phạm vi thanh toán không chỉ bó hẹp
trong từng khu vực, địa phương mà còn lan rộng trong phạm vi cả nước và
pha